intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Putin và bài học lãnh đạo từ Continental Airlines

Chia sẻ: Ko Can | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

177
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau hai nhiệm kỳ thành công trong vai trò Tổng thống nước Nga, việc Vladimir Putin sẽtiếp tục tham gia vào chính trườnglà vấn đề đangđược dư luận thế giới quan tâm. Hãy nghe Tony Mayo - Người dẫn đường về Lãnh đạo Thế kỷ 21 - HBR nhìn nhận trường hợp nàydưới gócđộ của những nhà kinh tế. Gần đây tôi có đọc được thông tin nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin1 đang xem xét việc nắm chức Thủ tướng sau khi nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông kết thúc. Lý do là vì luật pháp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Putin và bài học lãnh đạo từ Continental Airlines

  1. Putin và bài học lãnh đạo từ Continental Airlines Sau hai nhiệm kỳ thành công trong vai trò Tổng thống nước Nga, việc Vladimir Putin sẽtiếp tục tham gia vào chính trườnglà vấn đề đangđược dư luận thế giới quan tâm. Hãy nghe Tony Mayo - Người dẫn đường về Lãnh đạo Thế kỷ 21 - HBR nhìn nhận trường hợp nàydưới gócđộ của những nhà kinh tế. Gần đây tôi có đọc được thông tin nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin1 đang xem xét việc nắm chức Thủ tướng sau khi nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông kết thúc. Lý do là vì luật pháp Nga không cho phép ông Putin nắm giữ cương vị Tổng thống trong ba nhiệm kỳ liên tiếp nhau. Liệu Putin có tiếp tục nắm giữ quyền lực chính trị nước Nga sau hai nhiệm kỳ Tổng thống hay không? Câu trả lời vẫn đang còn bỏ ngỏ... Ảnh: i2.ct24.cz Vì thế ông chỉ có thể ứng cử vào vị trí này sau sáu năm nữa (về cơ bản là sau một nhiệm kỳ). Việc Putin tuyên bố rằng ông đang cân nhắc về việc ứng cử vào vị trí Thủ tướng Nga cho thấy nhà lãnh đạo này còn chưa hề muốn rời khỏi chính trường. Ở Nga, vị trí Thủ tướng chỉ mang tính hình thức nhưng tôi ngờ rằng với quyền lực chính trị của mình, Putin sẽ có thể làm bất cứ điều gì.
  2. Putin và bài học trong lãnh đạo Câu chuyện của Putin lại làm tôi nghĩ đến lãnh đạo của nhiều công ty, họ cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc chia sẻ quyền lực cũng như chọn thời điểm để “ra đi”. Một số nhà lãnh đạo không thể đào tạo được những người kế cận xứng đáng. Một số khác thì lại làm cho những người kế cận hoạt động không hiệu quả, họ chỉ chuyển từ vị trí này sang vị trí khác rồi lặng lẽ đứng đằng sau “giật dây”. Nhờ thiết lập lại cơ cấu tổ chức nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh, Continental Airlines đã thu được thành công rất lớn. Ảnh: radware.com Lãnh đạo trong ngành hàng không Phần lớn trong thế kỷ XX, các công ty hàng không đã không chuẩn bị được những người kế cận đủ tầm cho mình. Điều này đã góp phần giải thích cho một vài rắc rồi mà ngành này gặp phải ngay trước thảm kịch ngày 11/9. Mặc dù các hãng hàng không gặp rất nhiều khó khăn kể từ thời điểm năm 2001, nhưng ngay từ đầu thế kỷ XXI tình hình kinh doanh của ngành này đã bắt đầu đi xuống. Các hãng hàng không lớn ở Mỹ bao gồm: American, Continental, Pan American, Delta và United đều có Tổng Giám đốc hoặc người sáng lập ra các hãng này làm việc khoảng 35 năm có dư, chủ yếu là trong thời kỳ điều chỉnh của ngành hàng không (1938-1978). Lãnh đạo của những hãng hàng không này đã không đào tạo được một đội ngũ quản lý kế cận có năng lực đồng thời cũng không chuẩn bị cho công ty của mình đầy đủ hành trang để bước vào một thị trường cạnh tranh và thay đổi đến chóng mặt.
  3. Bài học của Continental Airlines: Bob Six người điều hành cho hãng Continental Airlines2 từ năm 1936 cho đến đầu những năm 80. Những năm 80 cũng là một khoảng thời gian mà Frank Lorenzo có ý định thôn tính Continental, ngay trong những ngày đầu tiên các qui định trong ngành hàng không được dỡ bỏ. Kết quả kinh doanh của hãng Continental sau đó đã tụt dốc thảm hại và trong suốt một thập kỷ, bởi mỗi một năm hoặc vị trí Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc của Kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và quyền công ty lại bị thay đổi. lực sẽ đem lại kết quả tuyệt vời. Mãi cho đến năm 1994 với rất sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Brenneman - Phó Tổng Giám đốc điều hành, ông Ảnh: risenchrist.info Gordon Bethune3 lên giữ chức Tổng Giám đốc (ông trở thành vị Tổng Giám đốc thứ 10 được thay đổi trong vòng 10 năm), thì hoạt động kinh doanh của hãng mới bắt đầu khởi sắc. Họ đã áp dụng phương pháp “trở lại cơ bản” một cách hợp lý trong hãng. Phương pháp này nhằm tạo điều kiện cho công ty thích nghi với một thị trường cạnh tranh mới của ngành hàng không. Cốt lõi của vấn đề ở đây là họ đã áp dụng một chiến lược mới giúp cho công ty từ vị trí gần như hạng bét vươn lên vị trí cao nhất về chất lượng dịch vụ. Quyền lực là sức mạnh vô hình Sức mạnh đó sẽ được phát huy nếu bạn biết
  4. Có thể nói rằng: cách khai thác. Sau 10 năm giữ vị trí Tổng giám đốc điều hành, Bethune Ảnh: hqsearch.com đã ra đi sau khi ông đào tạo được một người kế nhiệm và củng cố Continental, đưa hãng này trở thành một hãng hàng không mạnh và có thể đứng vững trên thị trường Nhân vật Bethune là một ví dụ mà rất nhiều lãnh đạo cần phải lưu ý: đó là biết lúc nào cần ra đi và ra đi như thế nào. Bởi vì : Khả năng tồn tại của một công ty cũng như một đất nước phụ thuộc vào việc quyền lực có được trao đúng lúc, đúng người hay không? Chìa khóa của sự ổn định lâu dài trong một công ty hay một quốc gia chính là khả năng của người lãnh đạo có thể nhận ra những thay đổi trên thị trường hay trên chính trường và sau đó hành động một cách hợp lý phù hợp với hoàn cảnh đó. Vẫn biết từ bỏ những gì mà bạn đã bỏ công xây dựng thật khó nhưng nếu từ bỏ đúng lúc bạn sẽ bảo vệ được những thành quả của mình. - Tóm tắt ý tưởng chính từ bài viết đăng trên Harvard Business Online của Tony Mayo - Vài nét về tác giả Tony Mayo Tony Mayo là giảng viên giảng dạy ngành Hành vi Tổ chức và là Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Lãnh đạo tại trường Kinh doanh Harvard. Ông tốt nghiệp trường ĐH Boston và lấy bằng MBA tại trường Kinh doanh Harvard. Trước khi trở thành Giảng viên tại trường, ông đã từng tham gia quản lý tại công ty quảng cáo Hill Holiday, là Quyền giám đốc điều hành tại công ty quản lý cơ sở dữ liệu Elipson và là Phó chủ tịch Phát triển chiến lược, đồng thời là Giám đốc Tài chính tại Công ty quảng cáo trực tiếp, DIMAC Marketing Corporation. Hiện nay, ông đang phụ trách viết về Lãnh đạo Thế kỷ 21 cho chuyên mục Người dẫn đường của trang Harvard Business Online cùng với một số chuyên gia kinh tế hàng đầu khác như: GS. John Quelch, GS. Michael Watkin, .... Tony Mayo là đồng tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như: Paths to Power: How Insiders and Outsiders Shaped American Business Leadership (TD: Con đường quyền lực: Nội bộ và
  5. bề nổi trong giới lãnh đạo kinh doanh Mỹ), In Their Time: The Greatest Business Leaders of the Twentieth Century (TD: Những nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại nhất thế kỷ 20). Đó là những cuốn sách về Sáng kiến Lãnh đạo được ông thu thập cơ sở dữ liệu thực tế từ sự thành công của những nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại nhất nước Mỹ. • HBV-TVN “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, 1.Vladimir Vladimirovich Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952. Là Tổng thống hiện thời của Liên bang Nga. Ngày 31 tháng 12 năm 1999 ông đã được nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin chọn làm người kế vị. Ông đã đảm nhiệm vai trò này từ năm 2000 và đến năm 2008 này ông sẽ kết thúc 2 nhiệm kỳ liên tiếp đảm nhiệm vai trò Tổng thống. 2. Hãng Continental Airlines được thành lập năm 1938, có trụ sở tại Houston, Texas, Mỹ và hãng này là một trong 4 hãng hàng không lớn của Mỹ và cũng là một trong số 8 hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới. Tính đến tháng 3/2007 hãng phục vụ mỗi ngày hơn 3.000 lượt, trong đó có 151 chuyến bay nội địa và 120 chuyến bay quốc tế với 42.000 nhân viên. 3. Gordon M. Bethune: Sinh tháng Tám năm 1941, trước khi là Tổng Giám đốc điều hành của Continental Airlines (từ năm1994 đến năm 2004), thì ông là Chủ tịch của Airgroup Aloha - công ty mẹ của Aloha Airlines. Năm 1999 ông đã cho phát hành cuốn sách: From Worst to First: Behind the Scenes of Continental"s Remarkable Comeback.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2