QUÀ TÌNH NGHĨA
lượt xem 5
download
Không đau gì cụ thể mà bà cụ Thu cảm thấy mình đang ốm. Ốm thực sự. Toàn thân rời ra từng mảnh. Chân tay nặng như chì, cứ như có ai cố tình kéo bà quị xuống đất. Hay mình bị cảm? - bà tự hỏi rồi đưa tay sờ trán. Không nóng lắm. Chỉ thấy khó thở hơn ngày thường chút ít. Vốn xưa nay khỏe mạnh, bà lấy làm lạ rồi lên giường nằm, hy vọng sáng mai ngủ dậy sẽ khỏi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUÀ TÌNH NGHĨA
- QUÀ TÌNH NGHĨA Không đau gì cụ thể mà bà cụ Thu cảm thấy mình đang ốm. Ốm thực sự. Toàn thân rời ra từng mảnh. Chân tay nặng như chì, cứ như có ai cố tình kéo bà quị xuống đất. Hay mình bị cảm? - bà tự hỏi rồi đưa tay sờ trán. Không nóng lắm. Chỉ thấy khó thở hơn ngày thường chút ít. Vốn xưa nay khỏe mạnh, bà lấy làm lạ rồi lên giường nằm, hy vọng sáng mai ngủ dậy sẽ khỏi. Bữa cơm tối vất vả lắm mới chuẩn bị xong vẫn để nguyên trên bàn. Nhưng bà nằm mãi không sao ngủ được, đến quá nửa đêm thì thôi không cố ngủ nữa. Bà cảm thấy yếu và mệt mỏi hơn, sức lực mất dần một cách nhanh chóng. "Thế là đến lượt mình, bà thầm nghĩ, bình thản và không chút lo sợ. Gần tám mươi rồi, còn gì... Ai chả đến lúc phải nhắm mắt xuôi tay?" Sau đó, như làm theo cái ý vừa nghĩ, bà duỗi thẳng hai tay dọc theo người và từ từ nhắm mắt, đợi cái chết mà bà tin chắc đang rình rập đâu đó rất gần... Như từ đám sương mù dày đặc, những mảnh vỡ cuộc đời dài đầy đau buồn của bà hiện dần lên một cách chậm chạp. Toàn những mảng nhòe màu xám lộn xộn, cái nọ dính cái kia. Xung quanh yên tĩnh lạ lùng. Bà nghe rõ tiếng đập yếu ớt của trái tim và hơi thở khó khăn của mình, nhưng tiếng chân thần chết thì cố nghe mà mãi vẫn không thấy. Bà cụ Thu là người nổi tiếng ở huyện trung du rộng lớn này, có thể toàn tỉnh. Đơn giản vì bà là Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng có năm người thân là liệt sĩ: Ông Thu, chồng bà, cộng với bốn con trai. Xưa nay bà luôn sống một mình, không con cháu, cũng chẳng còn ai thân thích, trừ một người bà con xa đằng chồng gọi bà là cô, hiện làm chủ tịch xã nơi bà đang sống. Có thể một phần vì thế mà bà được chính quyền địa phương chăm sóc chu đáo. Thậm chí chu đáo hơn mức cần thiết. Tiền trợ cấp chế độ hàng tháng quá thừa cho nhu cầu sinh hoạt giản dị của bà. Đều đặn mỗi tuần một lần có người của xã ghé qua thăm hỏi đôi ba câu, đôi khi mang theo chút quà. Đó là chỉ thị của đích thân ông chủ tịch huyện. Dẫu sao toàn tỉnh chỉ mình bà là Mẹ anh hùng của năm liệt sĩ. Huyện ông hàng chục năm nay luôn dẫn đầu phong trào "đền ơn đáp nghĩa", và ông nhất quyết không chịu để danh hiệu cao quí này rơi vào tay huyện khác. Cũng theo chỉ thị của huyện, ngôi nhà xưa đằng chồng để lại, còn tốt, gỗ lim, mái ngói cong hẳn hoi, đã bị dỡ bỏ để xây thành mái bằng, y hệt các nhà tình nghĩa khác trong huyện. Bà Thu nài nỉ xin đừng nhưng người ta nhất định không chịu. Để một người như bà không có nhà tình nghĩa thì chẳng khác gì làm nhục cả huyện! Lễ
- gắn biển cho ngôi nhà bất đắc dĩ ấy được tổ chức to lắm, đủ mặt quan khách, có cả mấy phóng viên truyền hình tỉnh về quay phim, viết bài. Tất nhiên nổi bật nhất là cảnh bà Thu tay cầm chìa khóa nói lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. Họ bày cho bà cách tra khóa vào ổ, nói gì, đi đứng thế nào và nếu được thì cố khóc một tí. Là đơn vị điển hình, hàng năm, ít ra đã mười năm nay, cứ đúng ngày thương binh liệt sĩ, huyện lại cho ô tô về tận làng đón bà ra thị trấn tham dự buổi lễ long trọng và nhận quà. Cùng một Mẹ anh hùng khác, bà luôn được mời ngồi ở hàng ghế đầu, bên cạnh ông chủ tịch huyện, cao hơn và đối diện với cả hội trường. Bà nghe mà chẳng chú ý hoặc chẳng hiểu gì mấy những gì người ta đang nói. Chỉ thấy chốc chốc mọi con mắt lại hướng về bà, làm bà vừa ngượng vừa chẳng biết nên xử sự thế nào. Rồi nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy, bà cũng quen, cuối cùng thì chẳng có cảm giác gì khác ngoài việc coi đó là một nghi lễ bắt buộc. Bà chỉ thực sự lúng túng khi đến phần tặng quà. Nhiều người được nhận quà - chiếc phong bì đựng ít tiền mặt, bộ quần áo hay một vật dụng nào đó, tùy ngân sách huyện năm ấy. Bao giờ cũng đích thân ông chủ tịch huyện trao quà cho bà và bà Mẹ anh hùng kia. Phần quà của họ cũng đặc biệt, luôn được đựng trong những chiếc hộp bìa cứng bọc giấy đỏ, buộc dây vàng. Bà được năm hộp, bà kia ba, tương ứng với số người thân đã chết. Tất nhiên người ta có thể cho vào một túi chứ không tách riêng cầu kỳ như vậy, nhưng ban tổ chức nghĩ ra cách này để nhấn mạnh sự hy sinh, tức là sự đóng góp của từng người cho cách mạng. Bà còn nhớ hôm lần đầu nhận quà kiểu này. Bà được mời lên trước, hẳn vậy. Khi ông chủ tịch trịnh trọng lần lượt đặt từng chiếc hộp màu đỏ lên đôi tay đang chìa sẵn của bà, mọi con mắt đều hướng nhìn lên chăm chú. Có người còn lộ vẻ ghen tị. Ông chủ tịch huyện nói câu gì đó khá hùng hồn, rồi cả hội trường vang dậy tiếng vỗ tay hồi lâu. Bà chẳng hiểu chuyện gì đang xẩy ra. Bà lúng túng đứng yên. Bỗng một ý nghĩ sắc nhói như mũi dao chạy xuyên qua tim: Bà đang nâng trên tay không phải năm hộp quà mà là năm chiếc quan tài màu đỏ đựng xác chồng và bốn người con thân yêu của mình. Ý nghĩ ấy làm bà suýt ngã khuỵu. Mắt bà rưng rưng. Bà những muốn khóc, thậm chí khóc thật to. Đôi tay trở nên thật nặng, phải cố lắm bà mới không để rơi những hộp quà. Không đợi mời, bà vội vã quay lại chỗ ngồi, nóng lòng chờ buổi lễ kết thúc. Ngay chiều hôm ấy bà cho gọi anh cháu chủ tịch xã tới. - Anh có thể bảo họ thôi cái trò ấy được không?
- - Trò gì cơ ạ, cháu không hiểu, - anh kia ngơ ngác hỏi lại. - Và họ là ai ạ? - Họ là mấy ông dưới huyện ấy. Còn cái trò là kiểu tặng tôi năm hộp quà như...như...- bà cụ chần chừ một chốc: - như năm chiếc quan tài! Giờ thì anh hiểu rồi chứ? Anh chủ tịch hiểu. Anh đưa tay gãi gãi đầu, cố lựa lời: - Cháu thấy chuyện ấy chẳng có gì không ổn. Chỉ tại cô nghĩ này nọ thêm rắc rối. Họ không gói thành một mà chia làm năm hộp như vậy là có ý đề cao thành tích... tức là gương hy sinh của cô. Để làm nổi bật cô với người khác... - Tôi không thích kiểu đề cao như thế. - Bà cô khó chịu ngắt lời. - Tôi hỏi anh lần nữa: Anh có thể bảo họ thôi được không? - Cháu sợ không. Cháu chỉ là cán bộ cấp xã. Vả lại, đó là nghi lễ, là chủ trương của trên. Đâu người ta cũng làm vậy. - Thôi được. Tôi nhờ anh việc khác vậy. Anh nói hộ với họ khi cho tôi quà, bảo người ta đừng vỗ tay hoan hô ầm lên thế. Hoan hô cái nhẽ gì cơ chứ? Vì tôi có chồng và bốn con trai đã chết? Cứ như tôi vinh dự lắm không bằng. Thế nào, anh giúp tôi điều này, hay cũng không nốt ? Anh cháu bối rối, gãi tai còn lâu hơn. - Cháu nghĩ không thể được, cô ạ. Người ta vỗ tay là để ca ngợi cô, một bà mẹ anh hùng, để... - anh bỗng ngừng lời vì thấy bà cô đang rưng rưng nước mắt. - Anh thừa biết tôi anh hùng nỗi nào, - bà hạ giọng nói. - Anh có thấy xưa nay ai khổ như tôi chưa? Thời gian tôi được ở cạnh ông Thu nhà anh tổng cộng có lẽ chưa đầy vài tháng. Từ ngày lấy nhau năm 46 đến lúc mất năm 54, ông ấy chỉ về thăm tôi bốn lần, để lại bốn người con trai một mình tôi nuôi. Rồi cả bốn đứa con ấy cũng lần lượt bỏ tôi mà đi. Tôi khổ thế sao người ta còn vỗ tay? Anh nói tôi nghe xem nào. Mà thôi, anh không giúp được thì tôi chẳng nhờ nữa. Anh về đi. Buổi tối, bà dọn lại bàn thờ, đặt lên đó năm hộp quà thành một hàng thẳng. Chiếc ở giữa bà thắp ba nén hương, còn lại mỗi chiếc một nén. Các năm tiếp theo, cứ vào ngày 27 tháng Bảy, bàn thờ nhà bà lại có thêm năm hộp quà mới. Kích thước và trọng lượng có thể khác nhau, nhưng luôn được gói bằng giấy đỏ buộc dây vàng y như lần đầu. Và lần nào cũng vậy, đêm ấy bà không sao ngủ được, vì hễ nhắm mắt là hình ảnh năm hộp quà tình nghĩa như năm chiếc quan tài màu đỏ ấy lại hiện lên, đè nặng lên đôi tay và bộ ngực lép kẹp của bà, đến mức bà thấy nghẹt không thở được. Bà lặng lẽ khóc cho cuộc đời đau khổ và trớ trêu của mình. Bà khóc cho chồng và bốn người con trai, cho cả ngôi nhà tổ tiên bị thẳng tay đạp phá. Bà oán giận các
- ông dưới huyện vì cái thói khoa trương thành tích của họ. Bà chẳng cần quà và sự chăm sóc của họ. Chẳng cần gì ngoài được sống cuộc đời một mụ đàn bà nông thôn bình thường, nghèo khổ và chẳng được ai chú ý, chẳng cần ai phong làm anh hùng. Một mụ đàn bà có chồng ở nhà cùng mụ cày cấy ngoài đồng, có uống rượu, có đánh đập mình cũng được, miễn đừng đi biền biệt như thế rồi chết, rồi để lại chừng ấy thằng con trai mà chẳng có đứa cháu nào. Thà như mụ Hựu hàng xóm còn sướng hơn - một đống con cháu, đứa nào cũng nheo nhóc, không nuôi nổi mụ lại thỉnh thoảng còn mò đến ăn bám. Nào mụ có gì đâu mà bám với víu. Tám mươi tuổi vẫn phải hàng ngày ra đồng Chùa mò cua bắt ốc lấy tiền đong gạo. Nghe nói nhiều khi quẫn quá, bà lão tội nghiệp ấy còn bắt trộm gà người ta làm thịt, hoặc làm những việc xấu xa tương tự. Mụ cứ than vãn mãi với mọi ngưòi rằng có độc đứa con trai đi bộ đội thì lại chết bệnh nên không được hưởng chế độ liệt sĩ. - Bà sướng thật đấy, những năm liệt sĩ! – Có lần mụ bảo bà cụ Thu, vẻ thèm thuồng không dấu diếm. Thực ra, lúc đầu bà cụ Thu chỉ được công nhận có bốn thân nhân liệt sĩ. Số là thằng út nhà bà, vốn không thuộc diện nhập ngũ, lại chưa đủ tuổi, vẫn cứ theo bạn nằng nặc đòi đi bộ đội, bà cố giữ không được. Thế mà chưa đầy ba tháng sau đang đêm nó lén lút trốn về nhà. Nó bảo trận địa pháo của nó bị máy bay ném bom chết nhiều quá, nó sợ nên bỏ trốn. Lúc ấy nó còn kém một tháng mới đầy mười bảy tuổi, vẫn là đứa con nít, tối hôm ấy vẫn chui vào nách mẹ ngủ như trước ngày lên đường. Nó xin bà đừng báo công an, để chờ ít hôm đỡ sợ, tự nó sẽ quay lại đơn vị. Bà ôm nó khóc, chẳng trách mắng, cũng chẳng báo ai đến bắt. Được hai hôm, đang đêm có người từ huyện về giải nó đi, lần này thì nó bị đưa tít vào tận Tây Nguyên và từ đó mất tăm luôn. Một năm sau bà nhận được giấy báo tử của nó. Giấy báo tử thứ ba, không kể của ông Thu từ thời chống Pháp. Còn giấy thứ tư, của người con cả, thì mãi sau hòa bình mới nhận được. Có người nói với bà chính mụ Hựu báo công an bắt thằng út. Bà chẳng giận mụ chuyện ấy, chỉ buồn vì sau đó người ta đã làm khổ bà khá lâu vì tội dung túng người con đào ngũ. Thời đó hai tiếng này đáng sợ lắm. Thường thì sau chuyện ấy chẳng ai dám vác mặt đi đâu, nhưng bà cứ thản nhiên như không, càng khiến người ta nghĩ bà cố ý thách thức chính quyền. Thực ra bà không có ý ấy. Bà nghĩ suy cho cùng, con bà chẳng làm gì nên tội. Nó còn con nít, sợ quá thì bỏ trốn về nhà với mẹ ít ngày rồi quay lại. Nó chẳng nói thế đó sao? Cùng lắm mắng một trận chứ đừng qui cho nó, và cả cho bà nữa, những tội tầy đình như vậy. Tuy nhiên, bà chẳng nói gì. Chẳng thanh minh, cũng chẳng oán trách. Sau những mất mát phải chịu, với bà dường như
- không còn gì quan trọng. Sau này, lúc đầu bà còn không được đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ anh hùng. Người ta lập luận rằng với bốn người thân liệt sĩ và một kẻ đào ngũ, bà chỉ đáng gọi là mẹ liệt sĩ. Thậm chí người ta còn định không cho bà hưởng bất kỳ một chế độ nào. Bà vẫn thản nhiên im lặng. Nhưng anh cháu thì không. Anh ta lẳng lặng kêu kiện khắp nơi. Rồi một hôm người ta mời bà xuống huyện dự lễ phong tặng anh hùng, với tờ giấy ghi rõ có chồng và ba con trai liệt sĩ. Một thời gian sau, đích thân ông chủ tịch huyện đem đến tận nhà một tờ giấy khác, bổ sung thêm một liệt sĩ nữa. Lần này thì chính Huyện đứng ra lo liệu để thằng út con bà thành liệt sĩ. Trong hồ sơ quân nhân của nó, chữ đào ngũ được chữa thành “tự ý bỏ về thăm nhà không xin phép”. Bản thân cán bộ huyện rất cần con số năm hiếm hoi kia, và họ đã toại nguyện. Cái nghi lễ tặng quà bất di bất dịch kia cũng được bắt đầu từ đó. Mỗi năm một lần lên huyện, người ta tặng, bà nhận. Năm hộp quà bọc giấy đỏ buộc dây vàng. Năm chiếc quan tài xinh xắn. Bà lặng lẽ ôm trên tay. Lặng lẽ chất cao lên bàn thờ. Rồi đêm đến lặng lẽ khóc. Phải mất mấy ngày sau bà mới bình thường trở lại, thấp thỏm lo sợ ngày tặng quà năm tới. Vâng, năm nào cũng vậy, trừ một lần. Chuyện đó xẩy ra cách đây ba năm. Lúc bà vừa ngồi vào ghế danh dự, anh chủ tịch xã cháu bà (người luôn đi theo trong những dịp long trọng) ghé tai cho bà biết buổi lễ năm nay rất đặc biệt vì có khách nước ngoài, và bà nhất thiết phải phát biểu, phải cảm ơn... - Cảm ơn vì chồng con tôi chết ? - Ấy, cô lại thế rồi. Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và xã hội, tất nhiên. - Anh cháu chán nản đáp. - Anh vừa nói khách nước ngoài là khách nào vậy? - Mấy ông Mỹ cựu chiến binh. Trước đây họ đánh nhau với ta, bây giờ họ hối hận, sang giúp huyện ta xây lại cái công viên văn hóa. Cô hiểu chứ? - Thấy bà cô không nói gì, anh cháu yên tâm xuống chỗ ngồi của mình. Đúng lúc long trọng nhất, khi ông chủ tịch huyện vừa nói xong một thôi về hòa hợp, hữu nghị gì đó và cả hội trường cùng mấy ông tây đang vỗ tay hoan hô thì bà cụ Thu nhỏm dậy. Ông phó chủ tịch ngồi cạnh hỏi: - Dạ, cụ định đi đâu ạ? - Tôi ra ngoài một tý. - Nhưng bây giờ thì không được, thưa cụ. Cụ thấy đấy, đang có khách...
- Bà vẫn một mực đứng dậy. Ông phó chủ tịch cố giữ. Bà phát cáu, nói to: - Ô hay cái anh này. Tôi đi ỉa cũng không được sao? Hay anh muốn tôi tương ra ngay chỗ này ? Duy nhất lần ấy bà ra về tay không, không bằng ô tô của huyện, mà bằng xe ngựa của thằng Nhơn xóm trên. Thằng này ngày nào cũng đánh xe chở rau quả ra thị trấn, buổi chiều đánh xe không về. Tối đến, anh cháu mang năm hộp quà đến cho bà, nét mặt có vẻ khó chịu nhưng biết tính cô nên đành im. Bà cũng lờ như không có gì xẩy ra. Khi anh cháu về, bà vứt cả năm chiếc hộp ra vườn. Mụ Hựu nhanh tay nhặt chúng đưa vào nhà mình. Nghe đồn lần ấy quà giá trị lắm, nhờ tiền huyện bớt từ dự án xây công viên của cựu chiến binh Mỹ. Có thể thế thật, vì mụ Hựu tỏ ra rất hỉ hả, còn mua được cả áo mới. Mấy ngày liền mụ cố tình tránh gặp bà. * Đêm yên tĩnh. Hình như trời sắp sáng, cũng có thể còn lâu. Chưa thấy con gà trống nhà bên gáy như thường lệ. Cũng có thể nó đã gáy mà bà không nghe. Bà không còn cảm biết điều gì, trừ một điều duy nhất là bà sắp chết, sắp được gặp chồng và bốn người con trai thân yêu của mình. Bà vẫn nằm yên bất động như khi mới lên giường để "nhắm mắt xuôi tay" như bà nghĩ. Đôi tay khẳng khiu vẫn xuôi theo người, nhưng mắt bà luôn mở, trân trân nhìn lên trần nhà tối om. Lúc này, hình như chút sức lực cuối cùng giúp bà không nhắm mắt cũng đang chầm chậm rời bỏ bà. Cuối cùng, đôi mi từ từ khép lại. Thay cho màu đen bóng tối, bà thấy khắp nơi đều một màu đỏ rực. Màu đỏ của những hộp quà, những chiếc quan tài giấy đỏ buộc dây vàng... * Mãi chập tối hôm sau người ta mới biết bà chết. Chính mụ Hựu thấy có điều khác thường, đến báo với anh chủ tịch xã cháu bà. Khi thắp hương tiễn bà cô về thế giới bên kia, anh này ngạc nhiên thấy trên bàn thờ có rất nhiều những chiếc hộp màu đỏ bằng giấy hình chữ nhật. Những hộp quà tình nghĩa, anh biết. Anh chỉ ngón tay vào từng chiếc và nhẩm đếm. Tổng cộng 54 hộp. Tất cả đều còn nguyên dây cột và hồ dán. Do dự một lát, anh thận trọng mở chúng ra xem. Phần lớn đó là những hộp bánh kẹo bây giờ đã hỏng. Không ít những tấm vải, có tấm còn mới nguyên, cũng có tấm đã phai màu hoặc bị mối xông. Một it hộp có cả
- tiền. Những tờ giấy bạc mới, phẳng phiu mà một thời rất có giá trị nhưng bây giờ chỉ đủ mua chưa đầy cân gạo, hay thậm chí chén nước trà... "Từ lúc được phong anh hùng và nhận quà của huyện đến nay đã mười hai năm", anh chủ tịch xã thầm nghĩ. "Vậy tổng cộng phải có 60 hộp, sao chỉ 54?" Rồi anh chợt nhớ chuyện xẩy ra với năm hộp quà lần có đoàn Mỹ đến thăm. "Vậy còn một hộp nữa đâu?" Anh cúi nhìn xuống chân bàn thờ nhưng không thấy. "Có thể bà cụ lẩn thẩn để rơi đâu đó. Cũng có thể chuột đánh mùi thấy thức ăn tha đi mất". Những chiếc hộp giấy được dọn khỏi bàn thờ. Trên đó, như trên những bàn thờ bình thường khác, hương đang thong thả cháy, tỏa khói xanh và mùi thơm dìu dịu. Bà cụ Thu nằm bên cạnh, khuôn mặt bất động như được làm bằng sáp..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Năm
8 p | 78 | 7
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Nhất
8 p | 103 | 7
-
Tình nghĩa vợ chồng
12 p | 110 | 6
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Ba
9 p | 75 | 6
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Hồi Thứ Tám Mươi Ba
7 p | 96 | 5
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
5 p | 68 | 5
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
6 p | 108 | 5
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Hồi Thứ Chín Mươi
5 p | 94 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
3 p | 86 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Mười Bốn
5 p | 80 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
6 p | 106 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
7 p | 91 | 3
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
7 p | 140 | 3
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa Hồi Thứ Chín Mươi Chín
7 p | 84 | 3
-
Tình nghĩa người dưng
7 p | 69 | 3
-
Không chỉ là tình yêu với mot nguoi (phan 2)
3 p | 68 | 3
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
7 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn