intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

222
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật (thích nghi kiểu gen) là kết quả một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN. Dưới đây phân tích vài ví dụ: 1. Màu sắc và hình dạng tự vệ của sâu bọ Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục, hoà lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc ngụy trang này mà sâu khó bị chim phát hiện. Phải chăng màu lục của sâu là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI

  1. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi tr ên cơ thể sinh vật (thích nghi kiểu gen) là kết quả một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN. Dưới đây phân tích vài ví dụ: 1. Màu sắc và hình dạng tự vệ của sâu bọ Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục, hoà lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc ngụy trang này mà sâu khó bị chim phát hiện. Phải chăng màu lục của sâu là do ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây? Theo quan niệm của Đacuyn có thể trước kia loài sâu đó chưa phải đã sống bằng lá va` đã có sẵn màu xanh của lá. Về sau do hoàn cảnh nào đó, loài này buộc phải chuyển sang ăn lá. Sống trên lá thì những cá thể nào mang biến dị màu sắc ngả về màu lục là có lợi vì chim ăn sâu khó nhìn thấy để tiêu diệt. Vì vậy những cá thể có màu xanh lục được sống sót, sinh sản nhiều, con cháu ngày một đông. Trái lại những cá thể có màu sắc lộ rõ thì từ xa chim đã phát hiện, do đó
  2. chúng ít được sống sót, ít được sinh sản, con cháu hiếm dần. Kết quả là ngày nay ta thấy những loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục. Ngày nay chúng ta hiểu rằng quần thể giao phối la` đa hình về kiểu gen và kiểu hình. Quá trình đột biến và quá trình giao phối làm cho các cá thể trong quần thể loài sâu này không đồng nhất về màu sắc. Điều này củng cố quan niệm Đacuyn giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là kết quả quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên. Màu sắc tự vệ có thể được chọn lọc theo một hướng khác. Có những loài sâu bọ màu sắc sặc sỡ, nổi bật trên nền môi trường, thường là những mảng màu sáng chói đối lập như trắng va` đỏ, vàng va` đen, vàng va` đỏ (màu sắc báo hiệu). Đặc điểm này hay thấy ở những loài có nọc độc (ong bò vẽ) hoặc tiết ra mùi hăng mà chim không thích (bọ xít, bọ rùa). Trong trường hợp này khó mà giải thích màu sắc của những loài đó là do ảnh hưởng của thức ăn. Những tổ hợp đột biến tạo ra màu sắc lộ rõ đã có lợi cho các loài sâu bọ này vì chim dễ phát hiện để không tấn công nhầm Những trường hợp ngụy trang bằng hình dạng cơ thể như bọ que, bọ lá càng không thể giải thích bằng ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mà phải bằng sự chọn lọc các cá thể đột biến hoặc các biến dị tổ hợp trong quần thể đa hình.
  3. 2. Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn Khi DDT được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh trong việc diệt ruồi muỗi, nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này giảm rất nhanh. Tại một thành phố ở Nga, năm 1950 DDT diệt được 95% số ruồi nhưng đến năm 1953 chỉ diệt được 5 – 10%. Tương tự như vậy, DDT đã diệt được giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia năm 1944 nhưng đến năm 1948 nó không còn khả năng dập tắt dịch sốt do giống rận này truyền trên đất Tây Ban Nha. Đến 1954 ở Triều Tiên loài rận này không những không bị diệt khi phun DDT mà lại sinh sản nhanh. Đến 1957 thì DDT hoàn toàn mất hiệu lực đối với loài rận đó trên toàn cầu. Có phải là khi tiếp xúc với DDT các loài này đã tiếp thu được đặc tính chống DDT va` đặc tính này được tăng cường dần qua các thế hệ hay không? Những dòng ruồi giấm tạo ra trong phòng thí nghiệm chứng tỏ tỉ lệ sống sót khi xử lý DDT lần đầu tiên đã biến thiên từ 0% đến 100% tuỳ từng dòng. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước. Trong môi trường có DDT thì những thể đột biến tỏ ra có ưu thế hơn do đó chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung thì kiểu gen
  4. aaBBCCDD có sức chịu đựng kém thua aabbCCDD, aabbccDD và sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd. Liều lượng DDT càng tăng nhanh thì áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng cao hơn càng nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém thua. Khi ngừng xử lý DDT thì tỉ lệ dạng kháng DDT trong quần thể giảm dần vì trong môi trường không có DDT chúng sinh trưởng, phát triển chậm hơn dạng bình thường. Nếu quần thể mà không có vốn gen đa dạng thì khi hoàn cảnh sống thay đổi, sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt, không có tiềm năng thích ứng. Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối giải thích vì sao khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều cao chúng ta cũng không hi vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ c ùng một lúc và vì sao ta phải biết khôn ngoan sử dụng liều thuốc thích hợp. Tương tự như trên các loại kháng sinh như pênixilin, streptômixin lúc mới sử dụng chỉ cần một liều nhỏ đã có hiệu lực đối với các vi khuẩn gây bệnh nhưng sau một số lần chúng ta dùng kháng sinh, nhiều loài vi khuẩn đã tỏ ra “quen thuốc”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2