intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình học giao tiếp của bé

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc dùng tiếng khóc, ánh mắt, nụ cười để giao tiếp, bé dần biết cách bập bẹ, dùng ngôn ngữ cơ thể và cuối cùng là học nói để diễn đạt ý nghĩ của mình. Bập bẹ chưa thành câu Đến tuần thứ 8, bạn đã có thể nghe thấy những tiếng bập bẹ chưa thành câu rất đáng yêu của bé. Không chỉ có bạn cảm thấy ngạc nhiên với điều này mà chính bé cũng thế. Vì vậy, có thể bé cần một lúc sau (có thể là vài ngày sau) để làm lại được những âm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình học giao tiếp của bé

  1. Quá trình học giao tiếp của bé Từ việc dùng tiếng khóc, ánh mắt, nụ cười để giao tiếp, bé dần biết cách bập bẹ, dùng ngôn ngữ cơ thể và cuối cùng là học nói để diễn đạt ý nghĩ của mình. Bập bẹ chưa thành câu Đến tuần thứ 8, bạn đã có thể nghe thấy những tiếng bập bẹ chưa thành câu rất đáng yêu của bé. Không chỉ có bạn cảm thấy ngạc nhiên với điều này mà chính bé cũng thế. Vì vậy, có thể bé cần một lúc sau (có thể là vài ngày sau) để làm lại được những âm thanh đáng yêu y chang như thế. Trong giai đoạn này, bé rất thích bắt chước bạn, nếu bạn tiếp tục trò chuyện với bé, bé sẽ mấp máy môi để đáp lời. Trong những tuần tiếp theo, bé yêu của bạn sẽ tiếp tục bi bô tập nói. Những tiếng đầu tiên của bé vừa dễ thương, vừa ngộ nghĩnh và mang lại niềm hạnh phúc vô bờ đối với bạn. Thông thường, các bé sẽ biết nói từ “ma” đầu tiên, và sau đó là một chuỗi ma-ma-ma-ma-ma. Theo thời
  2. gian, bé biết cách sử dụng sự linh hoạt của lưỡi, môi để tập nói những từ phức tạp hơn. Đến tuần thứ 8, bạn đã có thể nghe thấy những tiếng bập bẹ chưa thành câu rất đáng yêu của bé Khi bé đã được 6-8 tháng, bé bắt đầu biết cách đáp lời của bạn bằng những tiếng bập bẹ đáng yêu của mình. Vì thế, hãy tiếp tục trò chuyện với bé mặc dù bé chưa thể nào hiểu hết ý bạn để khuyến khích bé phản hồi và hình thành những cuộc đối thoại đầu tiên.
  3. Nếu bé của bạn chậm nói, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng kỹ năng nghe của bé không bị ảnh hưởng. Ngôn ngữ cơ thể Càng gần đến ngày sinh nhật tròn 1 tuổi, bé yêu của bạn càng năng nổ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã có sự hiểu biết đáng kể về ngôn ngữ của những người xung quanh. Bất kể là bé uốn người, chỉ tay vào món đồ chơi yêu thích hay bắt chước theo cử chỉ của người khác, tất cả đều là dấu hiệu cho thấy điều bé đang nghĩ và là cách bé muốn cho bạn biết bé đang nghĩ gì. Nếu bạn hỏi bé về một vật gì trong nhà, bé sẽ chỉ đúng vào nó. Điều này có nghĩa là bé không chỉ biết cách dùng cơ thể để giao tiếp mà còn cho thấy bé hiểu được những từ mà bạn nói.
  4. Nếu bạn hỏi bé về một vật gì trong nhà, bé sẽ chỉ đúng vào nó Đây cũng là khoảng thời gian mang đến nhiều niềm vui cho bạn bởi bé rất thích bắt chước những điều mà bạn làm. Cho đến ngày bé biết nói những từ tròn nghĩa đầu tiên thì chuyển động cơ thể chính là phương thức giao tiếp chính của bé. Học nói Hầu hết các bé đều bắt đầu biết nói vào khoảng 12 tháng tuổi. Từ 15 đến 18 tháng, các bé thường nói được trên dưới 50 từ. Song song với quá trình này, bé cũng hiểu được nghĩa của các từ phức và biết cách làm theo
  5. những chỉ dẫn đơn giản của bạn. Bạn có thể giúp bé yêu bổ sung vốn từ vựng của mình bằng cách nói chuyện, hát hoặc đọc sách cho bé nghe hàng ngày. Quá trình phát triển về mặt giao tiếp xã hội của bé phụ thuộc khá nhiều vào người mẹ. Vì thế, qua từng giai đoạn phát triển, bạn có thể giúp bé củng cố các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp. Cũng bằng cách này, âm thanh giọng nói, khuôn mặt và cử chỉ của bạn sẽ được ghi nhớ rất sâu vào tâm trí các bé. Linh Nhi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2