Quá trình ra đời và phát triển của làng Kế Võ (Vinh Xuân – Phú Vang – Thừa Thiên Huế)
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày tổng quan về quá trình ra đời và phát triển của làng Kế Võ (Vinh Xuân – Phú Vang – Thừa Thiên Huế) từ vì trí địa lý, lịch sử hình thành, các phong tục tập quán tại làng Kế Võ, các giá trị văn hóa của làng Kế Võ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình ra đời và phát triển của làng Kế Võ (Vinh Xuân – Phú Vang – Thừa Thiên Huế)
- QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG KẾ VÕ (VINH XUÂN – PHÚ VANG – THỪA THIÊN HUẾ) TRẦN VĂN ÁN Khoa Lịch sử Làng Kế Võ thuộc xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm giữa xã Vinh Xuân, phía Đông Nam thành phố Huế trong tọa độ địa lý 107043’ kinh Đông và 16014’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với làng Tân Sa, phía Nam giáp với làng Xuân Thiên Thượng, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với đầm phá Hà Trung. Lúc đầu mới thành lập làng, diện tích còn nhỏ hẹp, ranh giới chưa phân định chặt chẽ. Vốn lấy nghề nông làm chính, phần đất phía Tây của làng là đồng ruộng nên có phần phân định rõ ràng hơn, giáp với Tân Sa bấy giờ gọi là Đồng Quai Mọ, tiếp về hướng Nam là Đồng Hạc Can và Đồng Dáng Phụ, tiếp đó là cánh đồng giáp với đồng làng Xuân Thiên Thượng do một nhóm người Hà Úc quản lý. Phần đất phía Đông là đồi cát ven biển thì ít được quan tâm. Tương truyền, đồng Hà Úc là nơi người Hà Úc làm ăn sinh sống, cánh đồng thì rộng mà dân Hà Úc chủ yếu làm nghề chài lưới. Vì vậy, các vị chức sắc trong làng ngồi lại bàn với nhau để có thêm đất ruộng cho cư dân trong làng làm ăn. Theo ý kiến của một ngài khai khẩn họ Trần thì nên mời người lớn tuổi có địa vị của nhóm người Hà Úc ăn một bữa và nói chuyện. Người trong làng chuẩn bị một trẹt bánh ít và bánh bèo, rồi mời họ đến ăn để nói rằng: Các ông vốn nghề biển, ở đây cũng chẳng thuận lợi cho việc đánh bắt, các ông nên đi theo hướng Nam về một đoạn nữa, vùng dưới ấy có bãi cá tôm nhiều. Sau đó những người này đã đi về làng Hà Úc sinh sống, bây giờ thuộc xã Vinh An, cách Vinh Xuân bởi xã Vinh Thanh. Từ đó, cánh đồng Hà Úc được nhập vào diện tích đất làng thành ra cách đồng thứ tư của làng và có tên là Đồng Hà Úc. Về phía Bắc, địa giới ổn định với làng Tân Sa, nhưng phía Đông Bắc còn chưa phân định rõ ràng. Lúc này, ông tổ đời thứ 7 của họ Trần là Trần Công Khuyến làm Ngự Y dưới triều Nguyễn đã đích thân về quê ổn định ranh giới giữa hai làng. Kết quả là đường bờ biển của làng kéo dài gần 1,5 km, định hình và ổn định về cơ bản diện tích của làng từ đó cho tới nay. Là một làng ven đầm phá của huyện Phú Vang, nằm trải dọc theo đầm Hà Trung, Kế Võ có địa hình tương đối đồng nhất, bằng phẳng, ít bị chia cắt. Cũng như những làng khác trong huyện Phú Vang, làng Kế Võ chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Hằng năm, Kế Võ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh. Tổng bức xạ lớn và cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, nhiệt độ trung bình năm trên 25,10C. Vì vậy, mùa khô ở Kế Võ thường được ví von là “Mùa hạ cháy da, khô vàng ngọn cỏ”, các ao hồ thường khô cạn, đất đai nứt nẻ, thiếu nước. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 158-165
- QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG KẾ VÕ... 159 Do tiếp giáp với Biển Đông, các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho Kế Võ một lượng mưa lớn. Lượng mưa trung bình năm lên tới 2.800 – 3.300mm. Độ ẩm trong không khí cao, trên 80%. Về mùa mưa, bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 1 năm sau. Vốn là cồn cát ven biển, tài nguyên đất làng Kế Võ không được màu mở lắm vì ở nhóm đất phù sa cát biển. Tài nguyên nguồn nước ngọt dưới lòng đất khá lớn, phân bố đều trên địa bàn của làng. Dọc ven biển, phần đất phía Đông của làng có sa khoáng chứa titan và zircon, phân bố rộng, lộ thiên và có quy mô trữ lượng trung bình so với các mỏ phân bố ở ven biển Việt Nam. Từ vị trí địa lý đặc biệt của mình, Kế Võ có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào và có lượng mưa thuộc vào những vùng có lượng mưa nhiều nhất nước. Do vậy, thảm thực vật ở đây cũng khá phong phú, là nơi có nhiều chủng loại nhất của vùng tính từ Thuận An về đến Vinh Hiền. Thừa Thiên Huế từ thời Hậu kỳ đá mới thuộc văn hóa Bàu Tró cách ngày nay 3.600 – 4.000 năm. “Văn hóa Bàu Tró là một trong những cội nguồn, thành tố quan trọng đóng góp vào sự ra đời của phức hệ văn hóa Sa Huỳnh ở Miền Trung” [11, tr. 87]. Năm 179 TCN, Triệu Đà cùng Trọng Thủy đem quân đánh úp kinh đô Âu Lạc. Đến năm 111 TCN, nhà Hán thay thế họ Triệu, xâm lược và thống trị Âu Lạc. Ngoài hai quận Giao Chi và Cửu Chân, nhà Hán cho lập thêm quận Nhật Nam. Theo sách Tiền Hán thư thì quận Nhật Nam gồm 5 huyện: “Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lô Dung, Tây Quyển và Tượng Lâm” [2, tr. 482]. Vùng đất Thừa Thiên Huế thuộc Lô Dung lúc bấy giờ. Dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân Nhật Nam cùng nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa. Đến thời Hán Hiến Đế (189-220) niên hiệu Sơ Bình (190- 193), nhà Đông Hán trên đà suy sụp, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành lấy quyền tự chủ và lập ra nước Lâm Ấp. Năm 349, Phạm Văn đem quân đánh quận Nhật Nam, bắt giết Thái thú Hạ Hầu Lãm, đuổi hết bọn quan lại Trung Quốc, lấy Hoành Sơn làm cương giới phía Bắc, xây thành Khu Túc để phòng ngự. Vùng đất mới chiếm được này chia làm năm châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Ô, Rí (Lý) [10, tr. 16]. Hai châu Ô và Rí tương ứng với vùng đất từ phía nam huyện Gio Linh của Quảng Trị đến huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay. Đến vương triều Gangajaya, năm 446, Thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi đem quân đánh Lâm Ấp, cướp đoạt nhiều của cải và đốt phá kinh đô Vương quốc Champa. Sau đó, vua Champa là Sambhuvarman (595-629) đã cho xây lại đền thờ Bhadravarman. Tiếp đó, Vikrântavarman II (686- đầu thế kỷ VIII) tiếp tục lập đền, cúng ruộng và dựng bia [3, tr. 385]. Năm 2001, đã phát hiện tháp Chăm ở Phú Diên cách làng Kế Võ 4,3 Km về hướng Bắc có niên đại thế kỷ VIII. Như vậy, có thể thấy rằng từ rất sớm người Chăm đã sinh sống trên vùng đất này.
- 160 TRẦN VĂN ÁN Sau khi đánh tan quân Nam Hán (938), Ngô Quyền xưng vương lập ra triều Ngô xác định một thời kỳ độc lập của nước Việt Nam. Năm 979, quân Champa 1 tiến ra định tấn công vào thành Hoa Lư nhưng khi tới vùng biển Ninh Bình thì bị gặp bão. Năm 980, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta thì Lê Hoàn chủ động sang giao hảo nhưng Vua Champa không đồng ý. Hai năm sau (982), ngay sau khi vừa thắng Tống, Lê Hoàn liền cho quân đánh thẳng vào Champa, giết chết Parames’s Vanravarman I, “bắt nhân dân, thu vàng bạc và của quý đem về” [10, tr. 18]. Vào thời Lý, quân Champa nhiều lần sang quấy nhiễu biên giới phía Nam. Năm 1069, Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) thân chinh, cử Lý Thường Kiệt làm Nguyên soái cùng 5 vạn quân đi đường biển đánh vào kinh thành Vijaya. Để chuộc mạng, Rudravarman III 2 xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh 3 cho nhà Lý. Sau kháng chiến chống Nguyên thắng lợi, Trần Nhân Tông (1278-1293) nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông (1293-1314) lên làm Thái Thượng hoàng. “Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), Thượng hoàng vân du các nơi sang Chiêm Thành. Mùa đông, tháng 11, Thượng hoàng từ Chiêm Thành trở về” [8, tr. 91-92]. Trong chuyến đi này Trần Nhân Tông đã hứa gã cho Jaya Simhavarman III (Chế Mân) một cô công chúa. Năm 1306 công chúa Huyền Trân sang làm vợ Vua Champa, Vua Jaya Simhavarman III dâng đất hai châu Ô, Rí làm sính lễ. Qua năm sau, vua Trần Anh Tông sai Đoàn Nhữ Hài vào hiểu dụ, “tuyên bố đức ý”, đổi tên châu Ô ra châu Thuận, châu Rí ra châu Hóa, chọn người bản thổ đặt quan cai trị, cấp ruộng đất và miễn tô thuế ba năm cho nhân dân. Châu Thuận thời Trần gồm các huyện Lợi Điền, Thạch Lan, Ba Lãng, An Nhân; thời Lê đổi làm hai huyện Vũ Xương, Hải Lăng và hai châu Thuận Bình, Sa Bôi thuộc phủ Triệu Phong, nay là phần Nam tỉnh Quảng Trị, lưu vực sông Thạch Hãn. Châu Hóa thời Trần gồm các huyện Lợi Bồng, Tư Dung, Thế Vinh (thời Minh gộp làm một huyện Sĩ Vinh), Sa Lệnh, Bồ Đài, Bồ Lãng, Trà Kệ; nhà Lê chia làm ba huyện Đan Điền (Sa Lệnh, Bồ Đài cũ), Kim Trà (Bồ Lãng, Trà Kệ cũ) và Tư Vinh (Sĩ Vinh cũ) [10, tr. 21- 25]. Theo nhà Sử học Nguyễn Khắc Thuần thì “Tư Vinh cũng tức là huyện Tư Vang, thời thuộc Minh là huyện Thế Vinh, đến thời Lê thì đổi là huyện Tư Vinh. Đất của huyện này nay chủ yếu thuộc về huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” [1, tr. 45]. Sách Ô châu cận lục cho biết huyện Tư Vang có 67 xã. Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng (1525-1613) đổi là Phú Vang [1, tr. 33] từ năm 1570, khi ông được giao kiêm trấn thủ hai xứ Quảng Nam – Thuận Hóa. Như vậy, từ đầu thế kỷ XIV, Phú Vang đã nằm trong địa giới Đại Việt. 1 Dưới thời Đinh, lúc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất sơn hà buộc lòng Ngô Nhật Khánh phải hàng phục. Nhưng khi cuộc xung đột trong cung đình xãy ra thì ông liền cầu cứu Vua Champa là Parames’ Vanravarman I (972-982) tấn công Đại Cồ Việt thì bị gặp bão ở Ninh Bình, Ngô Nhật Khánh chết, Parames’ Vanravarman I cùng tàn quân trở về nước. 2 Rudravarman III (1061-1074) là vua Champa, ông bỏ thành, đem vợ con chạy trốn, Lý Thường Kiệt đuổi bắt được. Quân Lý rút quân về nước, giải theo Rudravarman III (Chế Củ) cùng 5 vạn tù binh Champa. 3 Bố Chính và Địa Lý tương ứng với tỉnh Quảng Bình, Ma Linh tương ứng với hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị ngày nay.
- QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG KẾ VÕ... 161 Thời Lê Trung hưng, sau khi Nguyễn Uông bị ám hại, Nguyễn Hoàng lo lắng tìm cách thoát khỏi mối đe dọa từ Trịnh Kiểm. Được sự gợi ý của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một dãy Hoành Sơn, dung thân muôn thuở). Năm 1558, Nguyễn Hoàng đem theo nhiều anh em, bà con người Tống Sơn (Thanh Hóa – quê của ông) cùng các quan lại cũ của Nguyễn Kim; các “nghĩa dũng” Thanh, Nghệ vào trấn thủ Thuận Hóa [12, tr. 341]. Năm sau, vùng Thanh Hóa, Nghệ An nước lũ tràn ngập, đê điều, đường xá bị vỡ “hàng trăm ngàn gia đình mất nhà cửa, mùa màng thất bát, nhân dân đói khổ, nhiều người đã kéo nhau vào đất Thuận Hóa để tìm kế sinh nhai” [9, tr. 138]. Ngoài ra, nơi đây còn là vùng chiến sự của chiến tranh Nam – Bắc Triều liên tục xảy ra như các năm Ất Sửu, Canh Ngọ, Kỷ Mão 4. Trong khoảng thời gian trấn thủ Thuận Hóa (1558-1613), để lôi kéo nhiều người đến làm ăn sinh sống thì Nguyễn Hoàng và những cộng sự của ông đã thực hiện một chế độ cai trị khoan hòa, khuyến khích sản xuất. Sách Đại Nam thực lục nhận xét: “Chúa vỗ về thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục, thường gọi là chúa Tiên” 5. Nối tiếp chí nguyện của Nguyễn Hoàng, con cháu ông sau này tiếp tục xây dựng vùng đất Thuận – Quảng và mở rộng lãnh thổ vào Nam, lập nên nhiều làng xã. Tháng 6 năm 1786, Nguyễn Huệ chỉ huy tiến quân giải phóng Phú Xuân rồi tiến ra Thăng Long lật đỗ họ Trịnh. Sau đó trở về Phú Xuân củng cố quyền lực, xây dựng một vương triều mới từ năm 1789, kế tục qua triều Quang Toản, định đô ở Phú Xuân. Năm 1792, vua Quang Trung mất, nội bộ triều đình chia rẽ, lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Ánh tổ chức cuộc phản công. Sau khi đánh đổ được quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn năm 1802 (triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam), lấy hiệu là Gia Long. Vua Gia Long (1802-1819) tách ba huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang ra khỏi phủ Triệu Phong, lập thành dinh Quảng Đức. Từ năm 1822 Vua Minh Mạng (1820- 1840) gọi là phủ Thừa Thiên [10, tr. 25], đến năm 1834, lại chia đặt thành sáu huyện gồm: Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Lộc, Phong Điền tách ra từ ba huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và tồn tại cho đến năm 1945 [5, tr. 11]. Tên làng Kế Võ xuất hiện muộn ở vùng đất Thuận Hóa, đến nay chưa quá 130 năm nhưng thời gian thành lập làng thì có từ thời các Chúa Nguyễn vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa. Với nhiều nguyên nhân để cư dân Thanh – Nghệ vào sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất Kế Võ thì năm Kỷ Dậu, Cảnh Trị 7 (1669), ở Đàng Trong chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) cho đo ruộng để định tô thuế, “Ruộng khai khẩn đã thành tư điền thì cho cày cấy nộp thuế riêng. Dân xã không được chiếm” [4, tr. 299]. Việc lập địa bạ là một khâu rất quan trọng trong việc quản lý ruộng đất đối với xã hội nông nghiệp thời phong kiến. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thì địa bạ “là một quyển sổ ghi chép và miêu tả thật rõ ràng, từ tổng quát đến chi tiết, địa phận của làng. Trước hết 4 Năm Ất Sửu (1565), tháng 11 “Mạc Kính Điển đánh Thanh Hoa rất dữ dội”; tháng 4 năm Canh Ngọ (1570) “Mạc Kính Điển đốc xuất 10 vạn quân và 700 chiến thuyền đánh vào Thanh Hoa”; năm Kỷ Mão (1597) Mạc Kính Điển lại đem quân đánh Thanh Hoa nhưng bị quân Lê đánh thua ở địa phận Hà Trung. 5 Dẫn theo Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2000). Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, tr. 138.
- 162 TRẦN VĂN ÁN phải xưng danh, thuộc hệ thống hành chánh tổng huyện phủ tỉnh nào, vị trí đông tây nam bắc những đâu, tổng số ruộng đất thực canh cũng như hoang nhàn kể cả hồ ao rừng núi. Sau đó phân tích từng loại ruộng đất, mỗi sở điền hay thổ ruộng bao nhiêu, trồng trọt gì, vị trí đông tây nam bắc thế nào, thuộc quyền sở hữu của ai, nếu là của công thì cũng phải ghi rõ công điền hay công thổ…” [7, tr. 49]. Huỳnh Lê cho biết “Lần bao đạc này để lại khá phổ biến những địa bạ ở các làng xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ” riêng ở Phú Vang có các làng như An Lỗ, Nam Phổ, Thanh Hà, Quy Lai… [7, tr. 50-52]. Cùng với một số tư liệu lưu lại trong gia phả và một số bản chép tay của dòng họ khai canh thì “khoảng trước cuộc chiến tranh cuối cùng của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn” (1672) [14], là khoảng thời gian làng Kế Võ được thành lập. Với quy định “tam tôn mới được lập ấp”, do vậy từ vùng tạm cư ở làng Kế Thực 6 về vùng “đất mới” cách đó 8km theo hướng Nam nhưng không thể lập làng vì chỉ có hai họ là Họ Đinh Khắc và Họ Nguyễn Viết. Ngài Họ Đinh đã đến làng bên cạnh (Xuân Thiên Hạ ngày nay) mời con của một người bạn là họ Hoàng tới cho đủ ba họ để thành lập làng. Tên đầu tiên của làng lúc mới thành lập là: “Làng Kế Đăng, thuộc tổng Kế Mỹ, huyện Hương Trà, Phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa” [14]. Sau đó chính Ngài Đinh Khắc Mích, “Hoàng sơ xuất tổ, hoàng sơ tổ, đương thời hiện hữu công đức” 7 người có công lao lớn trong việc thành lập làng đã về lại quê cũ là Thanh Hóa. Đến tháng 11 năm 1883, Nguyễn Hiệp Hòa bị giết, Nguyễn Giản Tông (1883-1884) lên nối ngôi. Vua Nguyễn Giản Tông có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, do đó chữ “Đăng” phạm vào “quốc húy” và tên làng Kế Đăng được đổi thành tên làng Kế Võ tồn tại cho đến ngày nay. Cũng như những làng xã cổ truyền Việt Nam, làng Kế Võ được bao bọc bằng lũy tre, có một ngôi đình, một ngôi chùa, những xóm nhà, những con đường đất, có cánh đồng làng, ít ngôi cổ miếu và vài cái quán nhỏ… Cơ cấu tổ chức ở làng Kế Võ tập hợp theo địa vực cư trú. Làng Kế Võ lúc đầu chia ra 2 xóm, là xóm Trên và xóm Dưới, về sau chia thành 3 xóm. Thứ tự theo hướng Bắc – Nam là: Xóm Trong hay còn gọi là xóm Côi xóm Trên, xóm Giữa một phần của xóm Dưới, và xóm Ngoài một phần của xóm Dưới cũ. Ở làng Kế Võ, xóm nào cũng có am xóm thờ các vị thần bảo hộ chung cho cộng đồng. Ngoài ra xóm Trong và xóm Giữa còn có giếng nước công phục vụ sinh hoạt của người dân trong xóm. Trong xóm có nhiều gia đình sống cùng nhau nhưng khác họ. Hằng năm, những gia đình trong cùng một xóm phải họp để bầu ra người có uy tín làm Trưởng xóm. Việc làm trưởng xóm cũng thay phiên nhau, không nhất thiết phải là dòng họ lớn hay họ lớn hay bé. 6 Làng Kế Thực thuộc tổng Kế Mỹ nay là làng Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7 Dẫn theo Văn tế của làng Kế Võ.
- QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG KẾ VÕ... 163 Con trai từ 18 tuổi trở lên có làm lễ lên đinh gia nhập vào làng. Nghi lễ gồm chai rượu và 1 mâm cau trầu để trình với xóm, như vậy là đã được sự xác nhận của làng. Từ đó, mọi quyền lợi của thanh niên gắn liền với quyền lợi của xóm làng và được chia ruộng đất, chịu nghĩa vụ đối với địa phương, với nhà nước. Những người trên 55 tuổi được gọi là lão, sau này 60 tuổi trở lên mới và được hạng lão, đây là vinh dự tối cao của các thành viên hàng giáp. Lên lão là lên ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng. Cách tổ chức nông thôn này xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già, là truyền thống rất lâu đời “kính lão đắc thọ; kính già già để tuổi cho” của dân tộc ta vốn là cư dân nông nghiệp, những người giàu kinh nghiệm vốn chỉ có được ở tuổi già [13, tr. 93]. Làng xã là đơn vị cuối cùng của nhà nước phong kiến. Do vậy, để kiểm soát và trói buộc người nông dân trong quan hệ giữa nhân dân như sưu dịch, thuế khóa thì các triều đại phong kiến đều có tổ chức làng xã nhằm quản lý mọi công việc của làng. Như các làng xã cổ truyền Việt Nam, Hội đồng hương chính ở Kế Võ do Lý trưởng đứng đầu. Lý trưởng là người biết chữ Hán và chữ Quốc ngữ, do dân đinh làng bầu cử rồi được chính thức hóa bằng việc xem xét của quan phủ huyện và được cấp văn bằng, mộc triện với nhiệm kỳ 2 hoặc 3 năm. Là người nhận chỉ thị và trực tiếp báo cáo công việc ở làng với huyện. Giúp việc cho Lý trưởng là Phó lý chuyên trách về tế lễ và hương ẩm. Dưới là Ngũ hương gồm: Hương bộ 8, Hương bản, Hương kiểm, Hương dịch và Hương mục. Ngoài ra còn có các dịch mục bên dưới như: Kiểm nã, Ông đầu xâu, cầm đầu các đội dân phòng để bảo vệ xóm làng hay đi rao việc làng, truyền lệnh đi phu, đóng thuế… Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức trong làng xã cũng biến đổi theo. Một số tổ chức bị biến mất và thay vào đó là các tổ chức chính đảng, đoàn thể, mặt trận, hội. Dưới thời Pháp thuộc, phú Vang có 6 tổng, 100 làng và 7.928 đinh, trong đó tổng Kế Mỹ có 18 làng với 1.296 đinh [5, tr. 11-12]. Theo sở Địa Chánh tỉnh Thừa Thiên năm 1938, làng Kế Võ thuộc tổng Kế Mỹ huyện Phú Vang. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng xóa bỏ cấp tổng, giữ lại và đặt thêm cấp xã. Huyện Phú Vang thành lập 21 xã. Tổng Kế Mỹ chia thành 3 xã: Phú Hảo, Phú Hòa và Phú Hương. Đến đầu năm 1949, toàn huyện Phú Vang được tổ chức lại thành 10 xã, làng Kế Võ thuộc xã Phú Ngạn (Phú Ngạn gồm Phú Hương và một phần của Phú Hòa cũ). Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn chia nhỏ đơn vị hành chính trên địa bàn Phú Vang, lần thứ nhất chia thành 2 quận hành chính là: Quận Phú Vang có 15 xã và quận Vinh Lộc có 11 xã. Sáu xã: Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Vinh Hà, Vinh Thái, Vinh Phú của Phú Vang trước kia bây giờ thuộc địa hạt quận Vinh Lộc. Lúc này làng Kế Võ thuộc xã Vinh Xuân, quận Vinh Lộc. Lần thứ hai chia thành 3 quận hành chính: Quận Phú Vang có 11 xã; quận Phú Thứ có 7 xã; quận Vinh Lộc có 8 xã, 8 Hương bộ coi việc sinh tử, giá thú, giữ mọi giấy tờ như sổ đinh, sổ điền. Hương bản coi về ngân sách, tài sản, nhiệm vụ thu chi, thủ quỹ. Hương kiểm coi việc trị an, lo an ninh trật tự trong làng, đề phòng thiên tai, hỏa hoạn, giặc cướp. Hương dịch coi các việc tế lễ, hội hè đình đám, mời làng đi họp. Hương mục quản lý đê đập, đường xá, cầu cống, huy động nhân công xây dựng các công trình phúc lợi.
- 164 TRẦN VĂN ÁN với hơn 43.360 dân trong đó 3 xã của Phú Vang là Vinh An, Vinh Thanh và Vinh Xuân có 13.104 dân [5, tr. 12-14]. Năm 1975, miền Nam giải phóng, chính quyền cách mạng thành lập, địa bàn hành chính Phú Vang trở về với địa bàn như trước năm 1955 gồm 21 xã và vẫn để tên xã như trước năm 1975. Ngày 3-5-1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên đã ra nghị quyết số 02 về vấn đề nhập huyện. Hợp nhất huyện Phú Vang và huyện Hương Thủy thành một huyện lấy tên là huyện Hương Phú [6, tr. 68-69]. Kế Võ thuộc huyện Hương Phú, tỉnh Bình Trị Thiên. Đến năm 1990, Tỉnh ủy điều chỉnh địa giới hành chính các huyện và thành phố, xã Vinh Xuân trở lại địa bàn hành chính huyện Phú Vang. Trước đó, vào “Ngày 14-4-1989, Bộ Chính trị có Quyết định số 87 QĐ/TW chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế” [6, tr. 148-149]. Làng Kế Võ lúc này thuộc xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và tên hành chính đó được giữ nguyên cho đến nay. Năm 2003, làng có 106 hộ và 562 nhân khẩu, sau đó một nhóm người chủ yếu làm nghề chài lưới cư trú ở Xuân Đầm, nơi phần đất của làng giáp với làng Tân Sa đã xin gia nhập thành con dân của làng. Theo báo cáo của Chi bộ thôn Kế Võ ngày 11 tháng 3 năm 2013 thì hiện nay làng có 140 hộ và 572 nhân khẩu. Như vậy, trong buổi bình minh lịch sử của thười đại đồ đá mới, người Việt nguyên thủy đã xác định sự có mặt của mình trên dãi đất phía Nam dãy Hoành Sơn. Lúc đầu họ sống trong các hang động, dưới các mái đá cao gần nguồn nước. Dần về sau, họ men theo các triền sông có đất đai màu mỡ và đồng bằng ven biển, khai phá đầm lầy, chinh phục tự nhiên. Từ thế kỷ VIII đã có dấu tích của người Champa sinh sống. Đến thế kỷ XVII, 3 dòng họ lớn là Họ Hoàng, Nguyễn Viết và Đinh Khắc đã cùng nhau thành lập làng Kế Võ. So với một số làng xã trong vùng thì làng Kế Võ thành lập muộn hơn như làng xã Vinh Thanh thành lập từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa. Lúc đầu vùng đất còn hoang sơ, nhưng với bản tính cần cù chịu khó, mong muốn “An cư lạc nghiệp”, nên dân làng đồng tâm hiệp lực, khai phá mảnh đất, tạo lập cuộc sống mới. Tiếp đó, để bổ sung lực lượng khai khẩn, trấn giữ vùng duyên hải, làm phên dậu cho triều đình và là vùng “đất lành chim đậu” thì nhiều họ khác cũng đến định cư làm ăn như: Họ Nguyễn Đình, Họ Trần, Họ Phạm, Họ Nguyễn Duy, Họ Nguyễn Hữu, Họ Nguyễn Đăng, Họ Ngô, Họ Hồ… Trở thành một cộng đồng dân cư có gốc từ vùng Thanh – Nghệ vào đoàn kết làm ăn sinh sống. Trải qua các chặng đường đấu tranh, nhân dân Kế Võ đã vượt qua mọi gian nan, thử thách, quyết tâm phát huy truyền thống yêu nước. Nhiều người con của làng đã ngã xuống, một số khác cũng trở thành thương binh, không tiếc thương xương máu của mình để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Qua thời gian, tên làng cũng thay đổi từ Kế Đăng sang Kế Võ. Mặc dù tên gọi và đơn vị hành chính có thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử, Kế Võ vẫn giữ được một vùng quê làng xã Việt Nam truyền thống và từng bước hiện đại hóa phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.
- QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG KẾ VÕ... 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Văn An (2009). Ô châu cận lục (Nguyễn Khắc Thuần dịch), NXB Giáo dục. [2] Đào Duy Anh (2005). Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [3] Huỳnh Công Bá (2008). Lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế. [4] Đỗ Đức Hùng – Nguyễn Đức Nhuệ - Trần Thị Vinh – Trương Thị Yến (2006). Việt Nam những sự kiện lịch sử (Từ khởi thủy đến 1858), NXB Giáo dục. [5] Ngô Kha (Chủ biên) (1999). Đảng bộ huyện Phú Vang 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930-1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Ngô Kha (Chủ biên) (2000). Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế (1975-2000), Tập III, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Huỳnh Lê (2000). Làng Thanh Phước và địa bạ Cảnh Trị 7 (1669), Tạp chí Huế xưa và nay, Số 1, tr. 48 – 52. [8] Ngô Sĩ Liên và các sử thần Triều Lê (2004). Đại Việt sử ký toàn thư (Hoàng Văn Lâu dịch), Tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [9] Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2000). Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. [10] Nhiều tác giả (1999). Phú Xuân – Huế từ đô thị cổ đến hiện đại, NXB Thuận Hóa, Huế. [11] Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử (2006). Khảo cổ học Tiền sử - Sơ sử Miền Trung – Tây Nguyên, NXB Đại học Huế, Huế. [12] Trương Hữu Quýnh – Đinh Xuân Lâm – Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2009). Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục. [13] Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. [14] Đinh Khắc Thiện, Nguồn gốc và quá trình hình thành Họ Đinh Khắc – Kế Võ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Truy cập ngày 21-7-2013, http://www.hodinhvietnam.com/threads/2454/. TRẦN VĂN ÁN SV lớp Sử 3A, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0975.128.789, Email: tranansps@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
27 p | 2951 | 326
-
Lịch sử ra đời và phát triển của Gia Định Báo
24 p | 497 | 141
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương I NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
10 p | 384 | 108
-
Giáo trình bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam
107 p | 419 | 97
-
Những quá trình diễn ra trong sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
5 p | 256 | 42
-
Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 4: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin
18 p | 178 | 25
-
Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Phần 2
41 p | 211 | 21
-
Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới - Phần 1
38 p | 131 | 20
-
Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam: Phần 1
195 p | 105 | 9
-
Bài giảng Triết học (Chương trình Cao học ngành Công nghệ thông tin) - Chương 4: Khái lược lịch sử triết học Mác - Lênin
47 p | 27 | 8
-
Quá trình ra đời và hoạt động của hội Phật học Kiêm Tế giai đoạn 1937-1941
28 p | 8 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, ở Việt Nam
9 p | 7 | 3
-
Quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20
20 p | 53 | 2
-
Quá trình ra đời, tổ chức và hoạt động của chính quyền cách mạng ở Khánh Hòa (1945-1954)
0 p | 56 | 2
-
Về sự ra đời và phát triển của hệ thống gia đình Phật tử tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1951-1963
31 p | 4 | 2
-
Ebook Huyện Quang Bình 15 năm xây dựng và phát triển (2003-2018): Phần 1
122 p | 6 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn