QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN_3
lượt xem 5
download
Chùa Đaibutsu Phật giáo là một trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của kiến trúc. Với sự phát triển mạnh mẽ của phật giáo trong các giai đoạn đầu của lịch sử Nhật Bản
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN_3
- QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN ******&****** Chùa Đaibutsu Phật giáo là một trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của kiến trúc. Với sự phát triển mạnh mẽ của phật giáo trong các giai đoạn đầu của lịch sử Nhật Bản, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đã ra đời (chùa Hoko, chùa Horyu, chùa Yakushi, chùa Todai, chùa Daibutsu…). Tuỳ theo từng thời kì xuất hiện và tuỳ thuộc vào những lí do tôn giáo khác nhau mà các công trình kiến trúc ấy mang những đặc trưng khác nhau. Sự thay đổi về kiến trúc mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đó là sự thay đổi trong kiến trúc của các tự viện. Ví dụ: ở thời Nara, các tự viện là những quần thể nhà xây dựng trên những khu đất bằng phẳng, còn các tự viện thời Heian lại có xu hướng xây dựng trên đỉnh hoặc sườn núi với những cấu trúc và cách trang trí cầu kì hơn… Dưới làn sóng lan toả mạnh mẽ của mình, kiến trúc Phật giáo đã có ảnh hưởng đáng kể đến những kiến trúc khác của Nhật Bản: kiến trúc nhà cửa, đền đài, cung điện…, đặc biệt là trong kiến trúc nhà cửa. 4.2.2 Điêu khắc Cùng với việc xây dựng đền chùa là nghệ thuật điêu khắc tượng Phật.
- Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo xưa nhất được tính từ đầu thế kỷ VII với bộ tam tượng nổi tiếng (mang đậm dấu ấn của Trung Quốc) gồm có Phật Thích Ca Mâu Ni và hai vị Bồ Tát ở chùa Horyu (năm 623). Bước vào thời đại Heian, điêu khắc lại có sự thay đổi và ngày càng mang tính bản xứ hơn. Giờ đây gỗ đã thay thế cho các nguyên liệu đồng, đất sét hoặc sơn mài khô được dùng trước đây. Chủ nghĩa tự nhiên nổi bật của thời đại Nara. Nửa sau thời Heian, nghệ thuật điêu khắc tượng Phật lại mang một dáng vẻ khác. Các tượng Phật lúc này lại đều mang vẻ đẹp hiền hoà, nhân hậu. Bước sang thời Kamakura, những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của thời này đều nổi bật về sự sống động, khoẻ khoắn được thể hiện trên chất liệu gỗ mộc, không mang màu sắc hay trang trí cầu kì mà lại theo “chủ nghĩa tự nhiên”… Đến thời Muromachi, đặc biệt là vào cuối triều đại này, tuy Phật giáo vẫn được xem là có một nền tảng vững chắc nhưng nó lại ở vị trí thứ yếu trong đời sống xã hội. Sự giảm sút về vai trò lịch sử của Phật giáo đã dẫn đến nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cũng dần đi vào sự lụi tàn. 4.2.3 Hội hoạ Ở Nhật, những tác phẩm hội hoạ về đề tài Phật giáo rất phong phú, đa dạng, có giá trị nghệ thuật cao và mang đặc trưng của từng thời đại văn hoá khác nhau. Ở văn hoá Hakuho và văn hoá Tempo (thời Nara), tranh vẽ mặt Phật với những nét tạo hình rất trần thế là một chủ đề chính. Bức tranh “Phật Di Lặc đang thuyết pháp” được vẽ trên tường của chùa
- Horyu vào đầu thế kỷ VII là một ví dụ điển hình. Vào khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỉ IX, với sự ra đời của trường phái Thiên Thai và Chân Ngôn, hội hoạ Phật giáo Nhật Bản đã có thêm một hướng đi mới. Những quang cảnh lạ thường về cõi Tây Phương cực lạc của phái Thiên Thai được miêu tả với màu sắc sống động và chi tiết. Bước sang thời Kamakura, hội hoạ Phật giáo Nhật Bản đã hướng đến sự hồi sinh lại những truyền thống cổ điển kể cả việc quan tâm trở lại những câu chuyện về cuộc đời của Phật Thích Ca như một đề tài chủ yếu. Kể từ thế kỷ XII, tranh cuộn cầm tay đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều. 4.2.4 Sân khấu • Kịch “No” : Kịch No có nguồn gốc từ những vũ điệu trong các dịp lễ hội tôn giáo dân gian như “Sarugaku” và “Dengaku” được phát triển dần lên. Kịch No là một hoạt động nghệ thuật Phật giáo, phù hợp với tính chất thời đại. Nó là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống, cả đạo lẫn đời, được nâng lên thành hình thức sân khấu mang tính giá trị văn hoá dân tộc, mỹ học Nhật Bản và cũng là nơi thể hiện tinh thần sâu thẳm của Thiền tông. • Kịch Kabuki : Kịch Kabuki bắt nguồn từ các vũ điệu múa mang tính chất tôn giáo của đạo Phật phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV phát triển thành trào lưu múa gọi là “Furyu Odori” hay còn gọi là “Bon Odori”. Các điệu múa này được chia làm hai loại: một loại có tính chất quần chúng mà ai cũng có thể tham gia và một loại do các nghệ sĩ có kĩ
- thuật biểu diễn trên sân khấu cho mọi người xem. 4.2.5 Các loại hình nghệ thuật khác • Nghệ thuật vườn cảnh Nghệ thuật làm vườn được sử dụng lâu đời ở vùng Viễn Đông và khi Phật giáo Thiền tông được du nhập vào Nhật Bản, nhất là ở thời Muromachi (1349 – 1576), các vườn cảnh đã được tạo lập ở khắp nước Nhật, đặc biệt là các khu vườn Thiền ở miền Tây Nhật Bản. Các vườn cảnh này đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật tinh xảo và sự biểu lộ triết lí Thiền như : vườn cảnh của đền Jolei-ji gần Yamaguchi, vườn cảnh của Sesshu, khu vườn đá Ryoanji ở Kyoto cũng là một trong những khu vườn cảnh nổi tiếng nhất. • Nghệ thuật trà đạo (Sado) và nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Kado) Trà đạo hình thành và phát triển do ảnh hưởng của Phật giáo (phái Thiền). Nó có nguồn gốc từ những nghi lễ dâng trà cho đức Phật nhằm thể hiện sự thành kính và sự thư thái của tâm hồn. Lúc đầu trà được coi như là một vị thuốc. Và việc uống trà chỉ là những sở thích của tầng lớp quý tộc hoặc là một phần nghi lễ của Phật giáo. Đến cuối thế kỷ XII, khi Eisai và một số nhà sư Nhật Bản từ Trung Quốc trở về, đem theo giáo lí của Phật giáo Thiền tông và kiểu cách uống trà như kiểu Tống với bột trà xanh tán mịn gọi là Matcha thì việc uống trà mới trở thành một nghi thức có tính văn hoá cao, được nâng lên thành Trà đạo. • Nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Kado) : (Ảnh dưới) [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TA/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/0
- 1/clip_image008.jpg[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TA/LOCA LS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image010.jpg[/IMG] Nghệ thuật cắm hoa Ikebana có nguồn gốc từ các nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền. Trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana, đường nét trôi chảy là yếu tố quan trọng hơn cả màu sắc hay hình dáng của những bông hoa. Một cành cây gãy nhặt bên đường nếu có hình thù hay kiểu dáng đẹp, kì lạ thì có thể trở thành yếu tố chủ đạo của một lọ hoa Ikebana. Một đặc điểm thú vị khác nữa là, trong Ikebana, vật liệu được dùng để thể hiện sự trôi chảy của thời gian. Quá khứ thường được thể hiện bằng những bông hoa đã rụng hết, cuống lá hoặc lá khô; hiện tại được thể hiện bằng hoa hàm tiếu hay lá xanh; tương lai được thể hiện bằng chồi, nụ hoa. Tất cả đều phải theo một cấu trúc tổng thể bao gồm ba yếu tố Thiên, Địa, Nhân. Ikenaba thể hiện vẻ đẹp sống động của thiên nhiên với một triết lý nhân văn sâu sắc “biết thưởng thức sự biến đổi, ra hoa và tàn úa của cây lá”. 4.3 Giáo dục Từ thời thái tử Sotoku (Thánh Đức thái tử), chùa Pháp Long đã được coi là chùa học vấn (Chùa Pháp Long học vấn), nghiên cứu Phật pháp, có cơ cấu giáo dục trong chùa. Và đây chính là một trong những khởi nguồn của sự nghiệp giáo dục nhà trường ở Nhật Bản. Từ trước thời Nara, tăng lữ đã nắm giữ việc giáo dục con em mình và trẻ em trong làng xóm. Về sau, đặc biệt là sau thời Kamakura, do sự suy yếu của giáo dục nhà nước, chùa viện đã trở thành trung tâm học vấn, tăng lữ gánh vác trách nhiệm giáo dục dân chúng, việc này được gọi là học vấn nhà chùa.
- Bước sang thời Minh Trị, cùng với việc xác lập chế độ giáo dục mới của chính phủ, các tông phái Phật giáo cũng xây dựng cơ cấu giáo dục phổ thông và chuyên môn và đã không ngừng phát triển cho đến ngày nay. 5.Kết luận Phật giáo đã du nhập và phát triển mạnh mẽ ở Nhật tương đối muộn, từ thế kỉ VI qua con đường không chính thống là Trung Quốc và Triều Tiên. Do đó Phật giáo Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của hai quốc gia này. Phật giáo được Nhật Bản tiếp thu và phát triển thông qua con đường buôn bán với sự ra đời của Con đường tơ lụa trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển, việc cử người đi sang các Trung Quốc và đưa Phật pháp vào trong giáo dục. Trong gần 15 thế kỉ, sự tồn tại và phát triển của phật giáo Nhật Bản có nhièu bước thăng trầm, bản thân Phật giáo khi du nhập đã dần hoà trộn dần dần vào hệ tư tưởng thần đạo truyền thống của Nhật Bản, Phật giáo và Thần đạo không những bổ sung cho nhau, mà còn hoà hợp lại với nhau. Người Nhật tiếp thu tư tưởng Phật giáo từ Trung Quốc, nhưng cũng không ngừng cải tiến hệ thống giáo lý cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình. Người Nhật sẵn sàng du nhập những tông phái Phật Giáo mới được truyền bá vào, song song với việc giữ gìn những nét truyền thống mang tính bản sắc của dân tộc mình. Đây là đặc điểm nổi bật của
- Phật giáo Nhật Bản. Ngày nay, đạo Phật Nhật Bản đã có trên 160 giáo phái;14908 đền chùa; 98,033 triệu tín đồ và đã cùng với các giáo phái khác đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Nhật… Bản thân Phật giáo ở Nhật Bản vẫn gắn chặt với truyền thống của quốc gia này và có tác động sâu rộng đến nhiều yếu tố văn hoá của người Nhật, Không có một khái niệm riêng biệt nào về xu hướng tín ngưỡng chính của người Nhật. Bên cạnh những nghi lễ chính của Thần đạo, vẫn đan xen những nghi lễ của Phật giáo. Nhìn chung, Phật giáo Nhật Bản vẫn đang chuyển mình để hoà nhập vào trào lưu mới , nhằm đem lại bình yên cho tất cả mọi người. ________Hết________
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học lớp 12 cơ bản
76 p | 1696 | 724
-
Giáo án sinh 12 cơ bản phần 5: di truyền học (Bài 1 - bài 23)
68 p | 705 | 121
-
GIÁO ÁN SINH HỌC LỚP 12
117 p | 600 | 114
-
Giáo án sinh học 12 cơ bản - CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
123 p | 364 | 58
-
Giáo án sinh học lớp 12 chương trình nâng cao - PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Tiết: 1 Bài: I. Mục tiêu bài dạy. - Học sinh trình bày
12 p | 426 | 30
-
Giáo án tuần 12 bài Kể chuyện: Sự tích cây vú sữa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 436 | 28
-
Giáo án tuần 4 bài Tập đọc: Mít làm thơ (tiếp theo) - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 362 | 28
-
Bài 3: Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 1056 | 25
-
Giáo án Sinh Học lớp 12 Ban Tự Nhiên: ĐỘT BIẾN GEN
5 p | 146 | 18
-
Bài 2: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 242 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang 6
66 p | 63 | 9
-
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN_2
7 p | 97 | 6
-
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN_1
7 p | 75 | 6
-
Giáo án Mầm non – Phát triển ngôn ngữ: Kể chuyện Ba cô gái
4 p | 47 | 5
-
Giáo án môn Sinh lớp 12 - Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
109 p | 22 | 5
-
Sự phát triển của Hindu giáo ở Campuchia thời kỳ Angkor (802-1432) dưới hình thức Shiva giáo và Vishnu giáo
12 p | 151 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn