Trần Văn Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
102(02): 111 - 116<br />
<br />
QUÁ TRÌNH VÔ ĐỊNH HÌNH HÓA VÀ XỬ LÝ NHIỆT KHI CHẾ TẠO HỢP<br />
KIM NITI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỢP KIM HÓA CƠ HỌC<br />
Trần Văn Dũng2, Nguyễn Đặng Thủy2,<br />
Hồ Ký Thanh1,2*, Nguyễn Văn Cường3<br />
2<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
3<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Viettel, Viettel Group<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu hiện tượng vô định hình hóa của hỗn hợp bột Ni<br />
+ Ti (theo tỉ lệ nguyên tử 50% Ni : 50% Ti) bằng phương pháp hợp kim hóa cơ học khi chuẩn bị<br />
mẫu bột cho quá trình phản ứng SHS. Kết quả phân tích XRD cho thấy, quá trình vô định hình hóa<br />
bắt đầu khi thời gian hoạt hóa trên 15h và hoàn toàn vô định hình khi thời gian hoạt hóa trên 25h.<br />
Trên ảnh phân tích XRD không còn xuất hiện các đỉnh của Ni, Ti hoặc NixTi1–x riêng rẽ. Kết quả<br />
phân tích SEM cũng cho thấy, đã có sự giảm rõ rệt kích thước hạt của hỗn hợp bột Ni + Ti, từ 10 ÷<br />
100µm xuống dưới 2µm. Phân tích DSC cho thấy, nhiệt độ tinh thể hóa hỗn hợp bột vô định hình<br />
tương ứng với thời gian hoạt hóa cơ học 20h khoảng 1000°C trong thời gian 4h. Sản phẩm của quá<br />
trình xử lý nhiệt hỗn hợp bột vô định hình chủ yếu là pha NiTi, ngoài ra còn sự xuất hiện của pha<br />
NiTi2, Ni3Ti.<br />
Từ khóa: hợp kim hóa cơ học, Ni-Ti vô định hình, DSC, tinh thể hóa, NiTi.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Việc vô định hình hóa Ni-Ti trong thực tế<br />
thường sử dụng các phương pháp đông đặc<br />
nhanh (rapid solidification) [1,2], phương<br />
pháp nghiền cơ học (phản ứng ở trạng thái<br />
rắn) với sự làm nguội từ bên ngoài khi môi<br />
trường nghiền dưới 0°C [3,4]. Sản phẩm của<br />
quá trình tinh thể hóa vô định hình NixTi1–x<br />
thường chủ yếu là pha NiTi có ý nghĩa quan<br />
trọng trong việc chế tạo các màng mỏng sử<br />
dụng trong công nghệ lọc, phủ bề mặt các<br />
dụng cụ cắt để tăng tuổi thọ cho dụng cụ,…<br />
do hiệu ứng nhớ hình, hiệu ứng siêu đàn hồi<br />
rất tốt, độ chịu mài mòn cơ học và chịu ăn<br />
mòn hóa học cao.<br />
Bài báo này sẽ trình bày một số kết quả<br />
nghiên cứu quá trình vô định hình hóa hỗn<br />
hợp bột Ni và Ti khi chuẩn bị bột cho quá<br />
trình phản ứng SHS. Đồng thời quá trình khảo<br />
sát nhiệt độ tinh thể hóa hỗn hợp vô định hình<br />
cũng đã được thực hiện.<br />
KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM<br />
Vật liệu ban đầu được sử dụng trong quá trình<br />
hợp kim hóa cơ học là hỗn hợp bột theo tỉ lệ<br />
nguyên tử 50%Ni và 50%Ti (bảng 1). Tỷ lệ về<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 794198, Email: hkythanh@tnut.edu.vn<br />
<br />
nguyên tử được xác định thông qua cân điện tử<br />
(SCIENTECH) với độ chính xác đến 10–4gr.<br />
Bảng 1. Một số thông số cơ bản của bột Ni và Ti.<br />
Bột ban đầu Cỡ hạt (µ<br />
µm) Độ sạch (%)<br />
Ni<br />
10<br />
99,9<br />
Ti<br />
75<br />
99,9<br />
<br />
Sau đó hỗn hợp bột được hợp kim hóa cơ học<br />
bằng máy nghiền bi đứng (tốc độ<br />
720vòng/phút) với tỷ lệ bi : bột là 10 : 1 trong<br />
môi trường khí Ar bảo vệ. Tang nghiền được<br />
làm mát bằng nước tuần hoàn. Sau các<br />
khoảng thời gian nghiền xác định, hỗn hợp<br />
bột được kiểm tra thành phần pha bằng<br />
phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD)<br />
và phân tích cấu trúc hạt bằng phương pháp<br />
hiển vi điện tử quét (SEM). Nhiệt độ tinh thể<br />
hóa hỗn hợp bột vô định hình NixTi1–x được<br />
xác định từ kết quả phân tích nhiệt vi sai<br />
(DSC) trong khoảng (600 ÷ 1000)°C. Quá<br />
trình xử lý nhiệt được thực hiện trong lò điện<br />
trở (khi Ar bảo vệ) và sau khi xử lý nhiệt,<br />
chúng được xác định thành phần pha bằng<br />
phương pháp XRD.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Trước khi tiến hành thực nghiệm, các mẫu bột<br />
Ni và Ti được kiểm tra về kích cỡ bằng máy<br />
SEM (hình 1), phân tích nguyên tố bằng<br />
phương pháp EDS (hình 2) và phương pháp<br />
XRD (hình 3; 0h).<br />
111<br />
<br />
Trần Văn Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
102(02): 111 - 116<br />
<br />
Hình 1. Ảnh SEM mẫu bột Ti (a) và bột Ni (b) trước khi hoạt hóa<br />
<br />
Hình 2. Kết quả phân tích nguyên tố EDS mẫu bột Ni (a) và bột Ti (b)<br />
<br />
Hình 3. Kết quả phân tích XRD mẫu hỗn hợp bột Ni + Ti sau khi nghiền ở các thời gian khác nhau.<br />
<br />
Trên hình 3 là kết quả phân tích XRD của mẫu sau các khoảng thời gian nghiền khác nhau. Có<br />
thể nhận thấy rõ, khi tăng thời gian hoạt hóa cơ học, cường độ của các đỉnh Ni và Ti giảm đáng<br />
kể. Khi tăng thời gian hoạt hóa đến 15h, gần như các đỉnh riêng rẽ của Ni và Ti đã không còn<br />
xuất hiện mà đã dịch lại gần nhau. Điều này chứng tỏ quá trình vô định hình hóa đã xuất hiện.<br />
Tiếp tục tăng thời gian hoạt hóa lên đến 25h, hiện tượng này càng được thể hiện rõ nét. Từ kết<br />
quả này có thể kết luận, quá trình vô định hình hóa tạo thành NixTi1–x xảy ra hoàn toàn.<br />
112<br />
<br />
Trần Văn Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sự hình thành trạng thái vô định hình của hỗn<br />
hợp bột Ni-Ti xảy ra ở trạng thái rắn dưới tác<br />
dụng của năng lượng nghiền. Khi các hạt bột<br />
bị va đập với bi nghiền và tang nghiền, năng<br />
lượng tích lũy tăng lên, các hạt bột bị trượt<br />
lên nhau, do đó các nguyên tử trên bề mặt tiếp<br />
xúc của các hạt bột Ni và Ti dễ dang khuếch tán<br />
vào nhau theo các phản ứng theo thứ tự [5]:<br />
3Ni + Ti = Ni3Ti; ∆G = – 112,9kJ.mol–1<br />
Ni + 2Ti = NiTi2; ∆G = – 67kJ.mol–1<br />
Ni + Ti = NiTi; ∆G = – 55kJ.mol–1<br />
Có thể dễ dàng nhận thấy, phản ứng tạo thành<br />
Ni3Ti sẽ xảy ra trước do năng lượng ∆G của<br />
phản ứng là thấp nhất, sau đó là NiTi2 và<br />
NiTi. Cũng có thể nhận thấy, sự tạo thành<br />
NiTi trực tiếp từ các nguyên tử Ni và nguyên<br />
tử Ti là rất khó xảy ra. Cũng theo [5], ngoài<br />
các phản ứng chính như trên, còn có thể xảy<br />
ra các phản ứng thứ cấp sau:<br />
<br />
102(02): 111 - 116<br />
<br />
Tuy nhiên, các phản ứng thứ cấp này cũng rất<br />
khó xảy ra do năng lượng tự do của phản ứng<br />
∆G rất lớn. Do đó, cần cung cấp năng lượng<br />
lớn để phản ứng xảy ra, vì vậy cần phải kéo<br />
dài thời gian hoạt hóa cơ học. Và để nhận<br />
được pha NiTi là chủ yếu, cần thiết phải tăng<br />
thời gian và nhiệt độ xử lý.<br />
Hỗn hợp bột vô định hình Ni-Ti được xử lý<br />
nhiệt để tinh thể hóa nhận được các pha<br />
NixTi1–x. Nhiệt độ tinh thể hóa hỗn hợp vô<br />
định hình được xác định qua kết quả phân tích<br />
nhiệt vi sai (DCS) như trên hình 4. Có bốn<br />
điểm chuyển biến quan trọng trên đồ thị,<br />
tương ứng là các nhiệt độ chuyển biến của các<br />
pha trong hỗn hợp vô định hình.<br />
<br />
Hình 4. Kết quả phân tích DSC mẫu Ni-Ti vô định hình (thời gian hợp kim hóa cơ học là 20h,<br />
tốc độ nâng nhiệt 30°C/10 phút).<br />
<br />
Hình 5. Kết quả phân tích XRD mẫu vô định hình Ni-Ti: a/ T = 600°C, t = 2h; b/ T = 600°C, t = 4h.<br />
<br />
113<br />
<br />
Trần Văn Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
102(02): 111 - 116<br />
<br />
Hình 6. Kết quả phân tích XRD mẫu vô định hình Ni-Ti: T = 1000°C, t = 4h<br />
<br />
Kết quả phân tích XRD trên hình 5 cho thấy, với các mẫu vô định hình Ni-Ti có thời gian hoạt<br />
hóa cơ học trong 20h, nhiệt độ xử lý là T = 600°C và thời gian xử lý thay đổi trong phạm vi t = (2<br />
÷ 4)h đã xuất hiện lại các pha liên kim giữa Ni và Ti nhưng không ở trạng thái cân bằng. Về lý<br />
thuyết có thể khẳng định, đã có sự khuếch tán của Ni vào Ti và ngược lại ở trạng thái rắn, tuy<br />
nhiên chúng chỉ tạo ra các pha Ni3Ti và NiTi2 là những pha dễ phản ứng, khi cùng điều kiện<br />
chúng bao giờ cũng được tạo ra trước. Khi tăng thời gian và nhiệt độ xử lý (T = 1000°C, t = 4h),<br />
kết quả phân tích XRD cho thấy đã có sự hình thành pha NiTi, và pha NiTi lúc này chiếm ưu thế<br />
(hình 6). Kết quả này cho thấy, khi tăng nhiệt độ và thời gian xử lý, năng lượng mà các nguyên tử<br />
Ni và Ti nhận được nhiều hơn, do đó quá trình khuếch tán diễn ra dễ dàng hơn theo cả hai loại<br />
phản ứng đã nói trên. Do đó, quá trình khuếch tán triệt để hơn và không còn sự xuất hiện của các<br />
đỉnh Ni, Ti trên biểu đồ phân tích XRD. Từ các kết quả này cũng có thể nhận thấy, quá trình xử<br />
lý nhiệt ở đây không chỉ là quá trình tinh thể hóa thông thường mà chính là quá trình thiêu kết.<br />
<br />
Hình 7. Ảnh SEM hình dạng và kích thước hỗn hợp bột Ni+Ti trong quá trình hợp kim hóa cơ học<br />
(a) 10h; (b) 15h; (c) 20h; (d) 25h<br />
<br />
114<br />
<br />
Trần Văn Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả chụp ảnh SEM (hình 7) cho thấy, so<br />
với kích thước hạt các bột ban đầu, kích thước<br />
hạt bột sau khi hợp kim hóa cơ học trên 10h<br />
đã có sự thay đổi rất rõ ràng (khoảng 2µm khi<br />
nghiền trên 20h), đặc biệt rõ nét là sự giảm<br />
kích thước hạt của Ti. Đây là hiện tượng điển<br />
hình của sản phẩm bột sau khi nghiền cơ học.<br />
Dưới tác dụng của năng lượng cơ học, các hạt<br />
bột bị biến dạng dẻo, biến cứng và tạo thành<br />
các vết nứt làm cho hạt bị vỡ vụn. Sau đó,<br />
xuất hiện sự hàn nguội giữa các hạt bột đã vỡ<br />
với các hạt bột khác làm cho hạt lớn lên. Khi<br />
nghiền từ 20h trở lên, ta nhận được các hạt<br />
bột dạng hình cầu, bề mặt tương đối trơn<br />
nhẵn. Nguyên nhân của hiện tượng này là<br />
biến dạng dẻo của các hạt bột đạt đến giới hạn<br />
cân bằng giữa quá trình bẻ gẫy và quá trình<br />
hàn nguội.<br />
KẾT LUẬN<br />
Hiện tượng vô định hình hóa hỗn hợp bột NiTi bằng phương pháp hợp kim hóa cơ học khi<br />
chuẩn bị bột cho quá trình SHS đã được khảo<br />
sát. Kết quả cho thấy, thời gian cần thiết để<br />
quá trình vô định hình xảy ra là 15h và hoàn<br />
toàn khi 25h.<br />
Nhiệt độ xử lý hỗn hợp bột vô định hình được<br />
xác định bằng phương pháp DSC trong<br />
khoảng (600 ÷ 1000)°C. Sau khi xử lý nhiệt ở<br />
1000°C trong thời gian 4h (lò điện trở), kết<br />
quả phân tích XRD sản phẩm nhận được<br />
không còn xuất hiện các đỉnh Ni và Ti mà chủ<br />
yếu là pha NiTi, bên cạnh đó là sự xuất hiện<br />
của các pha phụ Ni3Ti, NiTi2. Sự xuất hiện<br />
<br />
102(02): 111 - 116<br />
<br />
của pha NiTi chủ yếu là trong quá trình xử lý<br />
nhiệt với sự khuếch tán của Ni và Ti vào các<br />
pha Ni3Ti và NiTi2 theo các phản ứng thứ cấp.<br />
Quá trình xử lý nhiệt hỗn hợp Ni-Ti vô định<br />
hình không chỉ là quá trình tinh thể hóa mà<br />
cũng chính là quá trình thiêu kết.<br />
Bên cạnh đó, kết quả phân tích SEM cũng cho<br />
thấy, kích thước hạt giảm rất rõ rệt khi thời<br />
gian nghiền đến 20h. Lúc này, các hạt bột<br />
nhận được có dạng hình cầu, nó là sự hàn<br />
nguội của nhiều các hạt bột bị bị vỡ vụn và<br />
hàn nguội với nhau.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. W.L. Johnson; Crystal to glass transformation in metallic materials; Materials Science<br />
and Engineering, vol. 97 (1988), pp. 1–13.<br />
[2]. D.H. Kim, W.T. Kim, D.H. Kim; Formation<br />
and crystallization of Al–Ni–Ti amorphous alloys;<br />
Materials Science and Engineering A 385 (2004),<br />
pp. 44–53.<br />
[3]. B. S. Murty, S. Ranganathan and M. Mohan<br />
Rao; Solid state amorphization in binary Ti-Ni, TiCu and ternary Ti-Ni-Cu system by mechanical<br />
alloying; Materials Science and Engineering, A<br />
149 (1992), pp. 231–240.<br />
[4]. Livio Battezzati, Stefano Enzo, Liliana<br />
Schiffini and Giorgio Cocco; Formation and<br />
Crystallization of Amorphous Ni-Ti Powders<br />
Prepared by Mechanical Alloying; Journal of the<br />
Less-common Metals, 145 (1988), pp. 301–308.<br />
[5]. J.Laeng, Z.Xiu; Phase formation of Ni–Ti via<br />
solid state reaction; Phys. Scr. Vol. 129 (2007),<br />
pp. 250 – 254.<br />
<br />
115<br />
<br />