intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm của ngonngu.net đối với một số vấn đề về chính tả

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

154
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Vị trí đặt dấu thanh điệu ngonngu.net thống nhất đặt dấu thanh điệu trên chữ cái biểu diễn nguyên âm chính. 1. Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng... 2. Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng “o, u”) có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm của ngonngu.net đối với một số vấn đề về chính tả

  1. Quan điểm của ngonngu.net đối với một số vấn đề về chính tả 1. Vị trí đặt dấu thanh điệu ngonngu.net thống nhất đặt dấu thanh điệu trên chữ cái biểu diễn nguyên âm chính. Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: 1. Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng... Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng “o, u”) có 2. âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt... Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi: - Nếu là âm tiết [-khép] 3. (nguyên âm được viết là: “iê, yê, uô, ươ”; âm cuối được viết bằng: “p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i”) thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường... - Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: “ia, ya, ua, ưa”) thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa... Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp “ua” và “ia”: 4. Với “ia” thì thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái o “g” ở đầu “âm tiết”. Có “g” thì đặt vào “a” (già, giá, giả...), không có “g” thì
  2. đặt vào “i” (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: “gịa” (có trong từ “giặt gịa” và đọc là zịa [ ie6]). Với “ua” thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái o “q”. Có “q” thì đặt vào “a” (quán, quà, quạ...), không có “q” thì đặt vào “u” (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi “qu” như là một tổ hợp “phụ âm đầu” tương tự như “gi, nh, ng, ph, th”... Khi đó, sẽ coi “quán, quà, quạ”... như là những “âm tiết” có âm đệm /zero/. 2. Về sử dụng “y/i” Đối với các âm tiết có phụ âm đầu / /, âm đệm /zero/, âm chính /i/ và âm 1. cuối /zero/, thì có hai cách viết: - Dùng “i” trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i: i tờ o ì: ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp o ỉ: lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi o í: í a í ới, í oắng, í ới o ị: ị, béo ị o - Dùng “y” trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán Việt), ví dụ: y: y tế, y nguyên, y phục... o ỷ: ỷ lại, Ỷ Lan... o ý: ý nghĩa, ý kiến... o
  3. Đối với các âm tiết có âm đệm /zero/ và âm chính /ie/ thì dùng “i”. Ví 2. dụ: ỉa, chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu / / và âm cuối không /zero/ thì dùng “y”: yếm, yến, yêng, yêu... Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /ie/ thì dùng “y”. Ví 3. dụ:huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết... Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /zero/) 4. thì dùng “i”. Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh... Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng “y” trong các 5. trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng “i” trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2