TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 66 - 72<br />
<br />
QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN<br />
CÁC HÌNH THỨC GIA ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ<br />
THÔNG QUA TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,<br />
CỦA CHẾ ĐỘ TƢ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƢỚC” (1884)<br />
Nguyễn Thanh Thủy<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đề<br />
cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế dộ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trên<br />
những tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theo<br />
quan điểm duy vật lịch sử. Theo đó loài người đã trải qua 4 hình thức gia đình trong lịch sử, đó là: Gia đình<br />
huyết tộc, gia đình pu - na - lu - an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng.<br />
Từ khóa: Gia đình, hình thức gia đình, Ph. Ăngghen.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau<br />
của lịch sử loài người, gia đình cũng có những hình thức biến đổi của nó. Nghiên cứu các<br />
hình thức gia đình trong lịch sử cho chúng ta cái nhìn toàn diện về gia đình, từ đó lí giải<br />
nguồn gốc, lí do những kiểu gia đình còn tại hiện nay.<br />
Trên cơ sở những tư liệu của Bachophen, Maclennan, và đặc biệt là những quan điểm<br />
duy vật của L.H. Moocgan về gia đình, đồng thời bổ sung chúng bằng những tư liệu mới, sử<br />
dụng những nhận xét phê phán và những ý kiến của C. Mác trong bản ghi chép và những tài<br />
liệu của riêng mình về lịch sử nhân loại, Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng duy vật biện<br />
chứng về gia đình khi xem xét lịch sử hình thành và phát triển, cũng như vị trí và vai trò của<br />
gia đình trong đời sống xã hội. Đây cũng chính là tác phẩm được V.I. Lênin đánh giá “là một<br />
trong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện đại, trong đó ta có thể tin vào từng<br />
câu, ta có thể chắc chắn rằng mỗi câu đó không phải đã viết một cách thiếu suy nghĩ, mà nó<br />
căn cứ vào những tài liệu lịch sử và chính trị hết sức dồi dào” [2].<br />
2. Nội dung<br />
Trong tác phẩm, Ph. Ăng - ghen xem xét sự phát triển của các hình thức gia đình trong<br />
tương quan với những biến đổi của phương thức sản xuất ra của cải vật chất để từ đó đưa ra<br />
những quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyền<br />
nguyên thủy đến gia đình hiện đại ngày nay. Qua khảo cứu lịch sử, Ph. Ăngghen nhận thấy,<br />
trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế<br />
độ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời<br />
kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 12/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017<br />
Liên lạc: Nguyễn Thanh Thuỷ, e - mail: nguyenthanhthuy09112009@gmail.com<br />
<br />
66<br />
<br />
Khi nghiên cứu về gia đình, Ph. Ăngghen đã xuất phát từ sự phát triển của sản xuất vật<br />
chất. Ông cho rằng, “… nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản<br />
xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt, là sản xuất<br />
ra tư liệu sinh hoạt: Thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra<br />
những thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những<br />
trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước<br />
nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của<br />
lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [1]. Quan điểm trên của Ph.<br />
Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phát<br />
triển của gia đình, trong đó, quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất, đồng<br />
thời, các quan hệ gia đình lại có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác. Dựa theo quan điểm<br />
của Mooc - gan, Ph. Ăngghen cho rằng từ trạng thái quan hệ tính gia hỗn tạp như thời kì<br />
nguyên thủy đã phát triển sớm thành các hình thức gia đình như sau:<br />
Gia đình huyết tộc<br />
Gia đình huyết tộc là giai đoạn đầu tiên của gia đình, hình thức thấp của chế độ quần<br />
hôn và được hình thành trên cơ sở chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy.<br />
Vào khoảng thời đại đồ đá cũ và đồ đá giữa con người không chỉ biết lấy những đồ vật<br />
sẵn có làm công cụ mà bắt đầu biết chế tác, dù rất thô sơ, những công cụ mới này có nhiều<br />
công dụng hơn, giúp ích hơn trong săn bắt, đánh đá, đào củ, chặt rễ...Sự phát triển của kinh tế<br />
hái lượm gắn liền với vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Do sự phân công lao động, đàn<br />
ông săn bắt, đàn bà hái lượm nên nguồn sinh sống chính của gia đình do người phụ nữ đem lại<br />
bởi kết quả của săn bắn là hết sức bấp bênh.<br />
Chính phương thức sinh sống đã tác động vào các mối quan hệ trong gia đình một cách<br />
sâu sắc. Theo tài liệu nghiên cứu của Moocgan, gia đình huyết tộc có những đặc điểm: các tập<br />
đoàn hôn nhân đã tách ra theo các thế hệ: Tất cả ông bà, trong phạm vi gia đình, đều là vợ<br />
chồng của nhau; con của họ, tức là tất cả bố mẹ, cũng thế; con của đời thứ hai, tức là các<br />
cháu, lập thành nhóm vợ chồng chung thứ ba; rồi con của họ, tức là đời thứ tư, lập thành<br />
nhóm thứ tư. Vì thế, trong kiểu hôn nhân này, chỉ có tổ tiên và con cháu, cha mẹ và con cái, là<br />
không có “quyền hay nghĩa vụ vợ chồng” đối với nhau. Còn anh chị em ruột, anh chị em họ ở<br />
bậc nào đi nữa thì đều là anh chị em, chính vì thế đều là vợ chồng, của nhau [1].<br />
C. Mác cũng nhất trí với quan điểm này và cho rằng: “Trong các thời kì nguyên thủy,<br />
chị em gái là vợ, và lúc đó như thế là hợp với đạo đức” [1].<br />
Ph. Ăngghen nhận thấy rằng, mặc dù chưa có tài liệu nào cung cấp những ví dụ xác<br />
thực vào thời kì đó, nhưng hình thức gia đình đó chắc chắn đã tồn tại: “Nhưng hình thức gia<br />
đình đó nhất định đã tồn tại: hệ thống họ hàng ở Ha - oai, cho đến nay vẫn đang tồn tại khắp<br />
đảo Pô - li - nê - di - a, bắt buộc chúng ta phải công nhận điều đó, vì hệ thống ấy biểu hiện<br />
những mức độ quan hệ huyết tộc chỉ có thể phát sinh dưới hình thức gia đình đó thôi…”[1].<br />
Tuy nhiên, cùng với chọn lọc tự nhiên, các thị tộc, bộ lạc nhận thấy hình thức này<br />
không còn phù hợp. Vì thế, nó cần được thay thế bởi một hình thức gia đình tiến bộ hơn nhằm<br />
duy trì và cải thiện nòi giống.<br />
67<br />
<br />
Gia đình pu - na - lu - an<br />
Gia đình huyết tộc tồn tại đến giai đoạn giữa của thời đại dã man, thời kì này con người<br />
đã biết thuần dưỡng gia súc để cung cấp sữa và thịt, từ đó hình thành những đàn gia súc lớn.<br />
Vai trò của người đàn ông dần tăng lên. Sự phát triển của phương thức kiếm sống làm thay<br />
đổi các quan hệ trong gia đình, đồng thời do chon lọc tự nhiên mà một hình thức gia đình mới<br />
ra đời: Gia đình pu - na - lu - an.<br />
Nếu bước tiến đầu tiên trong tổ chức gia đình là hủy bỏ quan hệ tính giao giữa các thế<br />
hệ ông bà - con - cháu với nhau thì bước tiến thứ hai là hủy bỏ quan hệ tính giao giữa các anh<br />
chị em trai và các chị em gái với nhau. Vì những người này gần bằng tuổi nhau nên bước tiến<br />
thứ hai, cũng khó khăn hơn bước thứ nhất. Vậy nên, nó được thực hiện dần dần, “Ban đầu là<br />
giữa các anh chị em cùng mẹ sinh ra từ những trường hợp cá biệt, sau đó mới trở thành phổ<br />
biến và cuối cùng là cấm những cuộc hôn nhân giữa ngay cả những anh em trai và chị em gái<br />
trong bàng hệ, tức là, theo cách chúng ta thường gọi, các con, các cháu và các chắt của anh<br />
em, chị em ruột” [1]. Theo Moocgan bước tiến đó là “một sự minh họa rất tốt về tác động của<br />
nguyên tắc đào thải tự nhiên” [1].<br />
Ph. Ăngghen cho rằng: “Chậm nhất sau một vài thế hệ, mỗi gia đình nguyên thủy phải<br />
tự phân nhỏ ra. Kinh tế của gia đình cộng sản nguyên thủy đã chi phối, không trừ một ngoại lệ<br />
nào, đến thời kỳ cực thịnh của giai đoạn giữa của thời đại dã man, đòi hỏi cộng đồng gia đình<br />
phải có một quy mô tối đa”.<br />
Như vậy, theo Ph. Ăngghen ở hình thức này, một nhóm các anh chị em thuộc mẹ này<br />
lấy một nhóm các anh chị em thuộc mẹ khác sinh ra. Họ có chung những người chồng và<br />
người vợ trừ anh em và chị em cùng mẹ của mình, họ gọi nhau là “pu - na - lu - an” tức “bạn<br />
thân”, mà không phải anh em trai hay chị em gái nữa. Người phụ nữ gọi tất cả những đứa con<br />
của em mình và chị mình đều là con, người đàn ông gọi tất cả những đứa con của anh mình,<br />
của em mình đều là con.<br />
Có thể thấy, việc cấm kết hôn trong cùng huyết thống ở đây được xác định huyết thống<br />
theo dòng mẹ. Bởi một người phụ nữ có nhiều người chồng và ngược lại, cho nên không thể<br />
xác định bố cho những đứa con mà chỉ có thể xác định mẹ của chúng. Và “Rõ ràng là chừng<br />
nào chế độ quần hôn còn tồn tại thì dòng dõi chỉ có thể xác định được về bên mẹ mà thôi, và<br />
vì vậy, chỉ có nữ hệ là được thừa nhận” [1].<br />
Nhờ bước tiến thứ hai này, một thiết chế được nảy sinh vượt qua mục đích ban đầu của<br />
gia đình, đó là thị tộc - cơ sở trật tự xã hội của đa số, thị tộc được nảy sinh từ những người<br />
cùng huyết tộc về phía nữ và không có quyền lấy nhau. Chính thị tộc đã đưa con người bước<br />
từ thời đại dã man sang thời đại văn minh.<br />
Gia đình cặp đôi<br />
Gia đình đối ngẫu xuất hiện trong giai đoạn cao của thời kì mông muội và tiếp nối sang<br />
thời kì dã man. Đây cũng là hình thức gia đình đặc trưng cho thời kì dã man. Theo sự phân<br />
công lao động trong gia đình thời đó thay vì cần đến sự khéo léo của người phụ nữ như thời kì<br />
trước đó, lúc này cần đến sức mạnh của người đàn ông để chăm sóc gia súc gia cầm, tìm kiếm<br />
68<br />
<br />
thức ăn và sử dụng các công cụ lao động cần cho việc đó, đều là phần của đàn ông. Người đàn<br />
ông trở thành lực lượng đem lại nguồn sinh sống chính cho thị tộc bộ lạc. Vì thế anh ta cũng<br />
sở hữu các công cụ ấy; và khi li hôn thì người chồng mang chúng theo mình, cũng như người<br />
vợ giữ lại các dụng cụ gia đình. Vậy theo phong tục xã hội bấy giờ, đàn ông cũng sở hữu một<br />
nguồn sinh sống mới: Gia súc, và sau đó là một công cụ lao động mới: Nô lệ.<br />
Tuy nhiên, với sự tồn tại của gia đình pu - na - lu - an trước đó, một mặt người đàn ông<br />
có quá nhiều con kể cả con về mặt sinh học và con không phải về mặt sinh học của mình. Họ<br />
làm ra nhiều của cải, nhưng khi chết đi, họ chỉ muốn để lại “tài sản thừa kế” cho đứa con<br />
mang huyết thống của mình mà thôi. Mặt khác, nhờ sự phát triển của các điều kiện kinh tế mà<br />
chế độ cộng sản cổ xưa bị tan rã cộng thêm sự tăng mật độ dân số, nên các quan hệ tính giao<br />
cổ truyền ngày càng mất đi tính tự nhiên nguyên thủy của nó; phụ nữ hẳn là cảm thấy nó<br />
ngày càng nặng nề và nhục nhã; họ ngày càng mong muốn được thủ tiết, tức là chỉ kết hôn nhất thời hay lâu dài - với một người đàn ông thôi, giống như một sự giải phóng. Ph. Ăngghen<br />
khẳng định: ”Bước tiến này không thể nào do đàn ông thực hiện, vì tới tận ngày nay, họ vẫn<br />
không muốn từ bỏ cái thú vị của chế độ quần hôn thực sự. Chỉ khi phụ nữ tạo ra bước chuyển<br />
trên, thì đàn ông mới có thể thực hành chế độ hôn nhân cá thể chặt chẽ - dù thật ra chỉ là chặt<br />
chẽ với phụ nữ thôi.”[1].<br />
Gia đình đối ngẫu hình thức kết hôn theo từng cặp nhất định, trong thời gian ngắn hoặc<br />
dài, đã tồn tại trong chế độ quần hôn hoặc còn sớm hơn nữa; khi đó, trong số rất nhiều vợ của<br />
mình, người đàn ông có một vợ chính (nhưng chưa thể nói đó là vợ yêu nhất); và đối với<br />
người vợ chính đó, thì anh ta là người chồng chính trong số nhiều người chồng. Trong tình<br />
trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp, chế độ quần hôn đã không còn phù hợp nữa và được<br />
thay thế bởi gia đình đối ngẫu.<br />
Ph. Ăngghen chỉ ra rằng: “Ở giai đoạn này, một người đàn ông sống với một người đàn<br />
bà, nhưng việc có nhiều vợ, nhưng việc không chung thủy khi có dịp vẫn là quyền của đàn<br />
ông; nhưng người đàn bà lại phải triệt để chung thủy trong thời gian sống với chồng và tội<br />
ngoại tình của họ sẽ bị trừng trị một cách tàn ác” [1]. Tuy thế, mối liên hệ hôn nhân có thể dễ<br />
dàng bị một trong hai bên cắt đứt; sau khi “li dị”, con cái chỉ thuộc về mẹ, cũng như xưa kia.<br />
Vì thế, từ khi có chế độ hôn nhân đối ngẫu, việc cướp và mua đàn bà cũng xuất hiện.<br />
Với hình thức kết hôn nêu trên, Ph. Ăngghen thấy được những dấu hiệu tàn dư điển hình<br />
trong gia đình các bộ lạc Bắc Mĩ. Ph. Ăngghen viết: ”Ở ít nhất bốn mươi bộ lạc Bắc Mĩ, người<br />
đàn ông - sau khi lấy người chị cả - có quyền lấy tất cả những cô em của người chị đó, khi họ đủ<br />
tuổi; đó là tàn tích của thời kì mà tất cả các chị em gái cùng lấy một chồng. Còn Bancroft thì kể<br />
về người Indian ở bán đảo California (ở giai đoạn cao của thời mông muội) là trong những ngày<br />
hội nhất định, nhiều “bộ lạc” tập hợp lại để tiến hành quan hệ tính giao bừa bãi.” [1].<br />
Sự ra đời của gia đình đối ngẫu đã đánh dấu bước chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ<br />
phụ hệ. Tuy nhiên, theo sự nhận xét của Ph. Ăngghen: “Việc chế độ mẫu quyền bị lật đổ<br />
là thất bại có tính lịch sử toàn thế giới của nữ giới. Khi đó, người đàn ông nắm quyền thống trị<br />
ngay cả ở trong nhà; còn đàn bà bị hạ xuống hàng nô lệ, phục vụ cho dục vọng của đàn ông,<br />
và là công cụ sinh đẻ đơn thuần.” [1].<br />
69<br />
<br />
Sự thiết lập quyền thống trị tuyệt đối của đàn ông đã thể hiện trước hết ở gia đình gia<br />
trưởng - một hình thức trung gian, xuất hiện vào thời đó.<br />
Đặc trưng chủ yếu của hình thức đó không phải là chế độ nhiều vợ mà là “sự tổ<br />
chức một số người, tự do và bị lệ thuộc, thành gia đình, dưới quyền lực gia trưởng của ông<br />
chủ gia đình, để chăm sóc các đàn gia súc, gia cầm...<br />
(Trong gia đình kiểu Semite), người chủ gia đình ít ra cũng sống theo chế độ nhiều vợ...<br />
Còn những nô lệ và người hầu thì đều có một vợ”. Những nét chính của hình thức gia đình đó<br />
là: Thu nhận nô lệ và quyền lực gia trưởng, thế nên điển hình hoàn thiện nhất của nó chính là<br />
gia đình La Mã.<br />
Hình thức gia đình đó (gia đình gia trưởng) đã đánh dấu bước chuyển từ gia đình đối<br />
ngẫu sang gia đình cá thể. Để đảm bảo sự trung thành của người vợ, đặc biệt để đảm bảo con<br />
cái do chính xác người cha sinh ra, người vợ phải tuyệt đối phục tùng người chồng, dù có giết<br />
người vợ thì cũng là quyền của người chồng mà thôi.<br />
Nhờ những tài liệu của Mắc - xim Cô - va - lép - xki về “Sự phát sinh và phát triển của<br />
gia đình và chế độ sở hữu” năm 1890, Ăngghen đã có được những bằng chứng về cộng đồng<br />
gia đình gia trưởng ở người Xéc - bi và Bun - ga - ri thời kì đó [1].<br />
Gia đình một vợ một chồng<br />
Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình đối ngẫu vào lúc giao thời của giai<br />
đoạn giữa và giai đoạn cao thời đại dã man, thắng lợi quyết định của nó là một trong những<br />
dấu hiệu cho biết thời văn minh đã bắt đầu. Theo đó, gia đình một vợ một chồng được thể<br />
hiện ở 3 kiểu tương ứng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của lịch sử.<br />
Gia đình một vợ một chồng chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến<br />
Gia đình này dựa trên sự thống trị của đàn ông, với chủ đích rõ ràng là con cái phải có<br />
cha đẻ xác thực; người ta đòi hỏi điều đó, vì những đứa con ấy sau này sẽ được nhận tài sản<br />
của cha, với tư cách người thừa kế đương nhiên. Nó khác gia đình đối ngẫu ở chỗ quan hệ vợ<br />
chồng đã chặt chẽ hơn rất nhiều, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau nữa. Theo lệ thường, chỉ<br />
chồng mới có thể chấm dứt hôn nhân và bỏ vợ. Vả lại, anh ta vẫn có quyền ngoại tình, dù chỉ<br />
là nhờ tập quán (Code Napoléon rõ ràng đã cho phép đàn ông làm việc đó, miễn là đừng mang<br />
tình nhân về nhà. Còn nếu người vợ ngoại tình thì cô ta sẽ bị trừng phạt tàn khốc hơn bất kì<br />
thời nào trước kia).<br />
Gia đình một vợ một chồng chế độ tư bản chủ nghĩa<br />
Ở các nước theo đạo Thiên Chúa, vẫn như trước, cha mẹ tìm cho cậu con tư sản của<br />
mình một cô vợ xứng đáng; và dĩ nhiên, kết quả là các mâu thuẫn cố hữu của chế độ hôn nhân<br />
cá thể đã phát triển đầy đủ nhất: chồng tạp hôn bừa bãi, vợ ngoại tình lu bù. Mặt khác, ở các<br />
nước theo đạo Tin Lành, thường thì cậu con tư sản được ít nhiều tự do để chọn vợ từ những<br />
người cùng giai cấp; nên có thể có một mức độ yêu đương nào đó trong việc hôn nhân, và<br />
thực ra nó luôn được giả định - một cách phù hợp với tinh thần đạo đức giả của đạo Tin Lành<br />
- để giữ thể diện. Ở đây, việc tạp hôn của chồng thì lặng lẽ hơn, và sự ngoại tình của vợ cũng<br />
ít phổ biến hơn.<br />
70<br />
<br />