intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng: Những nguyên lý cở bản của Chủ nghĩa Mác - Lenin (Ths Nguyễn Thị Minh Hương)

Chia sẻ: Nguyencong Hon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

1.397
lượt xem
423
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ nghĩa Mác-Lênin: Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen, được V.I.Lênin bảo vệ, phát triển. Được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; Là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng: Những nguyên lý cở bản của Chủ nghĩa Mác - Lenin (Ths Nguyễn Thị Minh Hương)

  1. Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-LêNin
  2. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN BIÊN SOẠN : ThS. Nguyễn Thị Minh Hương
  3. Chương mở đầu NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành § Chủ nghĩa Mác-Lênin: ü Là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen, đượcV.I.Lênin bảo vệ, phát triển. Được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; ü Là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; ü Là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
  4. § Nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin bao quát các tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng con người thì có thể thấy Nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  5. 2. Khái luợc quá trình hình thành và phát triển chủ nghia Mác-Lênin a. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác § Điều kiện kinh tế-xã hội. § Tiền đề lý luận. § Tiền đề khoa học tự nhiên b. C.Mác, Ph.Aêngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác § Giai đoạn 1842 – 1843: Chuyển biến tư tưởng từ CNDT và dân chủ cách mạng sang CNDV và CSCN. § Giai đoạn 1844 – 1848: Đề xuất những nguyên lý của CNDV biện chứng và CNDV lịch sử. § Giai đoạn 1849 – 1895: Bổ sung, phát triển CNDV biện chứng và CNDV lịch sử. c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới (1894 -1924)
  6. 3. Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới § Chủ nghĩa Mác-Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917) § Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1. Đối tượng và mục đích học tập, nghiên cứu Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là những quan điểm cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phạm vi ba bộ phận lý luận cấu thành nó.
  7. Mục đích của việc học tập, nghiên cứu môn học là để: § Nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin; § Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng. § Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng. § Vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.
  8. 2. Một số yêu cầu cơ bản về phương pháp học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin § Hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều. § Đặt chúng trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác- Lênin. § Thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại. § Đặt chúng trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
  9. Phần thứ nhất THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN Chương I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
  10. I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Theo Ph.Angghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt § Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? § Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
  11. Việc giải quyết mặt thứ nhất đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn: _ Chủ nghĩa duy vật khẳng định, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. _ Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. _ Chủ nghĩa duy tâm chia thành 2 phái: + Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thực thể tinh thần không những tồn tại trước, tồn tại ở bên ngoài, độc lập với con người và với thế giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất. + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác, ý thức là cái có trước và tồn tại sẵn trong con người, trong chủ thể nhận thức, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác ấy mà thôi.
  12. Trả lời mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: _Tuyệt đại đa số các nhà triết học trong lịch sử đều khẳng định con người có thể nhận thức được thế giới. _ Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết không thể biết . 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật a) Chủ nghĩa duy vật chất phác b) Chủ nghĩa duy vật siêu hình c) Chủ nghĩa duy vật biện chứng
  13. II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Vật chất a) Phạm trù vật chất Khái quát quan niệm của CNDV trước Mác về vật chất: - Các nhà duy vật cổ đại và cận đại quy vật chất về những vật thể cụ thể, cảm tính. + Thuyết Ngũ hành + Talét + Anaximen + Hêrắclít + Đêmôcrít - Các phát minh khoa học cuối thế kỷ XIX, đầu XX dã bác bỏ quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ đại và cận đại. + Rơnghen + Béccơren + Tômxơn
  14. Định nghĩa của Lênin về vật chất : Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. § Thứ nhất, vật chất với tính cách là phạm trù triết học là “sản phẩm của tư duy”, là kết quả của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật hiện tượng; nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Vì vậy không thể quy vật chất nói chung về những dạng cụ thể của nó.
  15. § Thứ hai, đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, tức là thuộc tính tồn tại bên ngoài, độc lập với ý thức con người cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó. Như vậy, vật chất chính là thực tại khách quan, tức là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của loài người. § Thứ ba, “vật chất … được đem lại cho con người trong cảm giác,” có nghĩa là vật chất là cái gây nên cảm giác của con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người. Vật chất có trước, ý thức có sau. § Thứ tư, “vật chất … được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”— cảm giác của chúng ta là bản sao, bức ảnh của thực tại khách quan và do cảm giác là nguồn duy nhất của mọi sự hiểu biết do đó con người có khả năng nhận thức được thực tại khách quan.
  16. Ý nghia khoa học của dịnh nghia § Phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể; § Khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; § Bác bỏ thuyết không thể biết, quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất; § Khắc phục đuợc thiếu sót duy tâm trong quan niệm về lịch sử của chủ nghĩa duy vật truớc Mác. b. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất v Vận động “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.(Ph.Aêngghen)
  17. § Vận động của vật chất là sự tự thân vận động, nguyên nhân và nguồn gốc của vận động nằm trong bản thân sự vật. § Vận động không thể bị mất đi hay sáng tạo ra. § Ph. Ăngghen chia vận động thành 5 hình thức cơ bản: 1. vận động cơ học; 2. vận động vật lý; 3. vận động hoá học; 4. vận động sinh học; 5. vận động xã hội. Quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất không loại trừ mà còn bao hàm hiện tượng đứng im tương đối, tạm thời. Biểu hiện: – Vật thể chỉ đứng im trong một số quan hệ nhất định; – Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc. _ Vật thể chỉ đứng im trong một thời gian nhất định.
  18. v Không gian và thời gian: § Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính – sự cùng tồn tại, kết cấu, quy mô và tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. § Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tính – độ dài diễn biến của các quá trình, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật, hiện tượng, sự kế tiếp nhau vận động, phát triển. § Trên cơ sở các thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, vật chất, không gian và thời gian không tách rời nhau. § Không gian và thời gian có những tính chất sau: Tính khách quan; Tính vĩnh cửu; Tính vô hạn và vô tận; Tính 3 chiều của không gian và 1 chiều của thời gian.
  19. 2. Ý thức a. Nguồn gốc của ý thức ♣ Nguồn gốc tự nhiên. § Những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh đã khẳng định rằng, ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, là chức năng của bộ não . § Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ não mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ não phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức . § Vậy bộ não người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ não là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2