intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ GIỮ CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VÀO ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Chia sẻ: Phạm Đức Linh002 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TÓM TẮT Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”, ngày nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ GIỮ CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VÀO ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ GIỮ CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VÀO ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY VLADIMIR ILYICH LENIN’S POINT OF VIEW IN MAINTAINING THE OVERNMENT AND THE APPLICATION OF CPV IN THE PRESENT CONDITIONS OF REVOLUTION SVTH: Nguyễn Duy Quí Lớp 06 SGC Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái Khoa Lí luận chính trị Trường Đại học kinh tế TÓM TẮT Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”, ngày nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh ấy, hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của Cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ABSTRACT Following the way of the October Revolution , President Ho Chi Minh once said: “ If we want to save our country and liberate our people, there’s no other way than the way of proletarian revolution”. Today, Vietnam is carrying out industrialization and modernization, the socialism - oriented market economy is developing. In this context, more than any other time, we need to be well aware of the meanings and the importance of the October Revoluition for the revolution of Vietnam . Basing on this, we need to continue the implementation of ideology struggle to protect the leadership of CPV, the State, Marxism-Leninism and Ho Chi Minh ideology. 1. MỞ ĐẦU V.I.Lênin là một nhà tư tưởng lỗi lạc, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin đã in đậm dấu ấn trên toàn bộ lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, song những di sản tinh thần của N gười vẫn tỏa sáng ở thế kỷ XXI. Lênin đã để lại cho nhân loại cả một kho tàng lí luận đồ sộ mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa khai thác hết. Trong đó quan điểm về giữ chính quyền cách mạng thể hiện qua các tác phẩm, bài viết trong giai đoạn từ 1917 đến 1924. Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản” [17, tr 314], ngày nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh ấy, hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của Cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở 194
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 đó, tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, kiên quyết bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đi tới xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin; vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta; giáo dục ý thức kiên định lý tưởng, mục tiêu cách mạng của Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. T ất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với nhận định bước đầu như vậy tôi chọn đề tài “Quan điểm của V.I.Lênin về giữ chính quyền và sự vận dụng của Đảng ta vào điều kiện cách mạng Việt Nam hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. NỘI DUNG 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ GIỮ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG 2.1.1. Bối cảnh của việc giữ chính quyền Ngày 7/11/1917, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong đời sống chính trị nhân loại, mở đầu thời đại mới. Sự kiện trọng đại này không chỉ chứng minh trên thực tế nguồn sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trước các giai cấp áp bức bóc lột, mà còn nêu một mẫu mực điển hình về sự lựa chọn con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại các giai cấp đó. Một khó khăn mà Chính quyền Xô viết phải đương đầu sau khi cách mạng thành công đó là sự chống đối của các thế lực phản động trong nước. Vấn đề giữ chính quyền là vấn đề sống còn của Nhà nước Xô viết lúc này. 2.1.2. Những yêu cầu khách quan của việc giữ chính quyền Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước Xô viết đã làm cho các nước đế quốc hết sức lo lắng. Chúng nhanh chóng tập hợp lực lượng, phối hợp hành động và ráo riết tiến hành các hoạt động chống phá, với âm mưu bóp chết nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi, dập tắt phong trào cách mạng và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười. 2.1.3. Những luận điểm cơ bản của Lênin viêc việc giữ chính quyền cách mạng a. Giải pháp về việc thành lập các lực lượng vũ trang cách mạng Vấn đề cơ bản của của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân và nông dân nước Nga là phải đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động. Xây dựng hệ thống chính trị - nhà nước Xô viết.. b. Giải pháp về việc cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới Chính quyền Xô viết đã khẩn trương và triệt để thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến nông nô nhằm giải quyết những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân chủ tư sản. Sau sắc lệnh xóa bỏ chế độ ruộng đất của giai cấp địa chủ, Ban chấp hành Xô viết toàn Nga đã ban hành sắc luật xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc và m ọi tước vị phong kiến, tất cả mọi người chỉ có một danh hiệu chung là những công dân của nước Cộng hòa 195
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Xô viết Nga. Chính quyền Xô viết tuyên bố về sự bình đẳng giữa nam và nữ, quyền tự do tín ngưỡng, quyết định nhà thờ tách khỏi nhà nước và trường học. c. Giải pháp về việc quốc hữu hóa những tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản Nhà nước Xô viết ban hành Sắc lệnh quốc hữu hóa tất cả các ngân hàng tư nhân và thành lập Ngân hàng nhà nước thống nhất, sau đó là giao thông đường sắt. d. Giải pháp về việc quản lý các hoạt động kinh tế Đầu tháng 12-1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao đã được thành lập nhằm thống nhất quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân của đất nước, thực hiện những chức năng tổ chức kinh tế của Nhà nước Xô viết. e. Giải pháp về nâng cao năng suất lao động xã hội Vấn đề tiếp đến mà chính quyền Xô viết non trẻ cần quan tâm đó chính là việc nâng cao năng suất lao động của toàn xã hội. 2.2. ĐẢNG TA VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VỀ GIỮ CHÍNH QUYỀN CỦA VL.LÊNIN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực a. Bối cảnh quốc tế - Đặc điểm thứ nhất: Từ khi Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội bước vào thời kỳ thoái trào, chủ nghĩa tư bản tạm thời thắng thế, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi theo hướng bất lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Đặc điểm thứ hai: cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa kinh tế và đời sống xã hội. - Đặc điểm thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. - Đặc điểm thứ tư: nhân loại đang đứng trước những vấn đề toàn cầu hết sức bức xúc, đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương để giải quyết. - Đặc điểm thứ năm: trong khi hòa bình hợp tác để cùng phát triển trở thành xu thế lớn của thế giới thì các nhân tố gây tình hình căng thẳng, mất ổn định vẫn tồn tại, về nhiều mặt chúng còn được tăng cường. Chủ nghĩa bá quyền đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình an ninh thế giới. b. Về bối cảnh khu vực Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là kh vực “có vị trí địa lý hết sức quan trọng trên bản đồ địa – chính trị thế giới, bao gồm lãnh thổ nhiều nước lớn, những nền kinh tế lớn chiếm một nửa GDP của thế giới. Ngoài ra đây còn là khu vực có nhiều nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, đó là con rồng châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông ,Xingapo, hay Thái Lan, Malaixia. Trong hai thập niên gần đây Trung Quốc và Việt Nam được xếp vào những nước có chỉ số GDP tăng nhanh của thế giới” [1, tr. 331]. 196
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.2.2. Những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế a. Về mặt chính trị Thành tựu mà chúng ta đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế đó là giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng. Và nền chính trị ổn định tạo đà cho sự phát triển của kinh tế trong thời gian qua. b. Về mặt kinh tế Tính đến thời điểm này chúng ta có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và vũng lãnh thổ, có quan hệ đầu tư phát triển với hơn 40 nước trên thế giới, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam ngày càng mở rộng, ngày càng nhiều các đối tác đến nước ta tìm cơ hội làm ăn, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và các nước được khai thông.\ c. Về mặt văn hóa Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu không thể tránh khỏi. 2.2.3. Những hạn chế của nước ta trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta với thế giới sẽ trở nên khốc liệt hơn. Thứ hai, hội nhập kinh tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành chính nước ta. Thứ tư, khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta cần đội ngũ các nhà quản lý đủ năng lực và một đội nguc doanh nhân đủ mạnh. 2.2.4. Các nguy cơ, thách thức đối với nước ta hiện nay - Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. - Tình trạng ô nhiễm môi trường - Vấn nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác - Nguy cơ mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng - Bối cảnh nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch 2.2.5. Một số giải pháp đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng Nhận thức tầm quan trọng trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam từng bước khắc phục, đẩy lùi các nguy cơ nói trên Đảng ta luôn nêu cao tinh thần đấu tranh, kiên quyết mục tiêu chủ nghĩa xã hội. a. Cơ sở hình thành quan điểm của Đảng Đảng ta xác định, độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội vẫn là con đường mà toàn Đảng toàn dân và toàn quân lựa chọn để xây dựng nước Việt Nam ngày càng phát triển. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, nâng cao chấ t lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, 197
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. b. Một số gải pháp mà Đảng ta thực hiện nhằm lãnh đạo đất nước thoát khỏi các nguy cơ - Về nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế kinh tế: Thực hiện phương châm tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Kiên đ ịnh mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, khuyên khích thành lập các tập đoàn các tổng công ty lớn nhằm tăng sức cạnh tranh. Tiến hành mở của thị trường trong nước, có chính sách hợp lí để sản xuất hàng xuất khẩu. Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về kinh tế, luật đầu tư nước ngoài. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trước hết là: xóa bỏ bao cấp, bảo hộ độc quyền bất hợp lý và sự phân biệt đối xử bất lợi cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc với các hoạt động của các doanh nghiệp, minh bạch các hoạt động kinh tế. - Đối với nguy cơ về ô nhiễm môi trường: Đảng ta đã đề ra các giải pháp nhằm cải thiện bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước. Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Hiện nay chúng ta đã nghiên cứu và ban hành các văn bản về: bảo vệ đa dạng sinh học, luật bảo vệ chất lượng không khí, luật bảo vệ môi trường biển, tiến tới xây dựng bộ luật hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường trong đó gắn việc phòng chống ô nhiễm với khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. . Thứ hai, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường. - Đối với vấn nạn tham nhũng: Đảng ta đã thực hiện các biện pháp phòng chống như: thực hiện cải cách hành chính, tăng cường sự giám sát của bộ máy công quyền cũng như của nhân dân đối với các hoạt động của xã hội, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của quần chúng về các biện pháp chống tham nhũng, thực hiện minh bạch ở mức cao nhất trong tất cả các giao dịch từ trung ương đến địa phương, tăng cường sự giám sát của người dân trong các hoạt động của Nhà nước. - Đối với nguy cơ mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng: hiện nay chúng ta đã tiến hành một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, trong đó có: “ Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên. Theo đó, cán bộ đảng viên cần tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; gương mẫu giữ gìn phẩm chất người chiến sỹ cộng sản, đê cao tinh thần đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước; đồng thời chú ý giáo dục thuyết phục gia đình cùng thực hiện” - Đối với âm mưu diễn biến hòa bình, Đảng ta đã đề ra một số giải pháp để phòng chống, tiến tới đẩy lùi nguy cơ nói trên. Một là, tăng cường đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đảng và bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Hai là, “củng cố mặt trận tư tưởng – văn hóa, chủ động tiến công nhằm vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, phản tuyên truyền của các thế lực thù địch” 3. KẾT LUẬN Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân 198
  6. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 dân ta giành thắng lợi trong quá trình đối mới đất nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện nền kinh tế nước ta nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Trong qua trình đó Đảng ta đã vận dụng những bài học quý giá từ sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vào thực tiễn cách mạng nước ta và bước đầu thu được những thành công đáng khích lệ. Đối với những khó khăn mang tính nội tại của đất nước phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta đã và đang nỗ lực từng bước để khắc phục bằng cách sử dụng những sức mạnh nội lực hoặc sự giúp đỡ một phần nào đó của cộng đồng quốc tế. Đối với những khó khăn do các thế lực thù địch gây ra nhằm âm mưu thay đổi chế độ, hướng nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, gây khó khăn cho đất nước ta trên con đường hội nhập, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh phá các âm mưu nói trên. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng và con đường mà toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta đã lựa chọn. Nêu cao tinh thần “ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội”, tất cả vì một nước Việt Nam phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đức Bình (2007), Những đặc điểm của thế giới đương đại, Nxb Chính trị Quốc gia [2] Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2008), Vấn đề triết học trong tác phẩm C.Mác - Ph.Ăngghen – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, [3] Trương Minh Đức (2008), “Cách mạng tháng Mười và sự kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạnh việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà nẵng số 2(25), [4] TS. Trần Khắc Hiến (2010), Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – thực trạng và một số giải pháp, công thông tin Bộ xây dưng www.moc.gov.vn. [5] TS. Vũ Văn Hiền (2006), “Đấu tranh chống “ diến biến hòa bình” trên báo chí”, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam www.vovnew.vn. [6] Nguyễn Quốc Hùng (2009), Cách mạng tháng Mười Nga 1917 lịch sử và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2