intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Carol123 Carol123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

339
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, V.I. Lênin: “Cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng đƣợc coi là cấp bách”. Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do chủ tịch hội đồng bộ trƣởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG CHUYÊN NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Các phương pháp nghiên cứu 3 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài 3 Chương 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 10 1.2.1. Một số khái niện cơ bản 10 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học s inh 16 1.2.3. Xu hướng GDSKSS VTN của một số nước trên thế giới và 19 chiến lược quốc gia về GDSKSS VTN ở Việt Nam. 1.2.4 GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 22 Chương 2 38 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Vài nét khái quát về đối tượng khảo sát 38 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy 40 về một số nội dung cơ bản của SKSS 2.3. Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên huyện Giao 79 Thủy về GDSKSS VTN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  3. 2.4 Thực trạng GDSKSS VTN ở trường THCS của huyện Giao 81 Thủy Chương 3 88 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN CHO HỌC SINH LỚP 9 HUYỆN GIAO THỦY - NAM ĐỊNH 3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 88 3.2. Một số biện pháp đề xuất 92 3.3. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện 98 pháp đề xuất KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 1. KẾT LUẬN CHUNG 100 2. KIẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  4. Lời cảm ơn Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo - TS. Nông Khánh Bằng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng và trường THCS xã Giao Hà đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên trong luận văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Phương Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Quan hệ tình dục QHTD Sức khỏe sinh sản SKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản GDSKSS Vị thành niên VTN Trung học cơ sở THCS Bệnh lây truyền qua đường tình dục BLTQĐTD Sức khỏe sinh sản vị thành niên SKSSVTN Học sinh HS Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL Thứ bậc TB Giáo dục giới tính GDGT Dân số DS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, V.I. Lênin: “ Cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng đƣợc coi là cấp bách”. Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do chủ tịch hội đồng bộ trƣởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “ Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới t ính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”. Trong xu thế đổi mới con ngƣời Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vấn đề con ngƣời là một trong những vấn đề luôn đƣợc xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi thời đại. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nƣớc ta, việc coi trọng chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời Việt Nam đã và đang trở thành mục tiêu, động lực của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Xã hội phát triển kéo theo các mặt khác của xã hội cún g phát triển, đặc biệt là nền văn hóa, nhất là đang trong quá trình hội nhập. Nền văn hóa tác động nhiều mặt tới sự phát triển của con ngƣời nói chung và học sinh nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những ảnh hƣởng tiêu cực, vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm đó là sự du nhập của văn hóa phƣơng Tây đã có ảnh hƣởng tới học sinh THCS - Lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng nhƣ giới tính. Vì vậy vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (GDSKSS VTN) cho học sinh đang đƣợc nghành giáo dục quan tâm. Ở nƣớc ta trẻ VTN (dƣới 18 tuổi) chiếm khoảng 23,8% triệu ngƣời, tức là khoảng 31% dân số. Tuy nhiên thanh thiếu niên Việt Nam đang phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  7. đối mặt với nhiều thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đƣờng tình dục, nhiễm HIV, ma túy, cờ bạc, rƣợu chè… Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong 3 nƣớc có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN. Chính vì vậy, các em cần đƣợc quan tâm và giáo dục SKSS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng để tạo nền tảng vững chắc về mọi mặt để các em có dủ hành trang bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác này. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục giới tính cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy- Nam Định 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS cho học sinh lớp 9. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy- Nam Định. 4.3. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao chất lƣợng GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định. 5. Giả thuyết khoa học Công tác GDSKSS cho học sinh lớp 9 đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa có hệ thống, chƣa đƣợc tổ chức thực hiện một cách thƣờng xuyên. Nếu đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  8. xuất đƣợc một số biện pháp mang tính khoa học và thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định. 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp lịch sử. 6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm - Phƣơng pháp điều tra (phiếu anket, trò chuyện…) - Phƣơng pháp khảo nghiệm (lấy ý kiến chuyên gia) 6.3. Nhóm phƣơng pháp xử lý số liệu và phân tích sƣ phạm 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài - Đề tài nghiên cứu các biện pháp GDSKSS cho học sin h lớp 9 huyện Giao Thủy- Nam Định. - Khảo sát cán bộ, giáo viên và học sinh lớp 9 trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng, trƣờng THCS Giao Hà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  9. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử vấn đề ng hiên cứu 1.1.1. Vấn đề GD SKSS VTN trên thế giới Vấn đề GDGT nói chung đƣợc nhiều nƣớc ở Châu Âu quan tâm từ rất sớm. Có thể nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, cái nôi nảy sinh nghiên cứu vấn đề này. Năm 1921 đã coi tình dục là quyền tự do của con ngƣời, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội. Họ đã thành lập “ Hiệp hội quốc gia tình dục” ( 1933) với mục tiêu là: - Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục. - Sản xuất và buôn bán thuốc tránh thai, dụng c ụ tránh thai. Bộ Giáo dục Thụy Điển đã quyết định đƣa thí điểm GDGT vào nhà trƣờng (1942) và đến năm 1956 thì chính thức dạy phổ cập trong tất cả các loại trƣờng từ tiểu học đến trung học. Hầu hết các nƣớc Đông Âu (Đức, Tiệp, Ba Lan…), Tây Âu, Bắc Âu cũng có những quan điểm xem xét vấn đề GDGT là vấn đề lành mạnh, họ đã tuyên truyền rộng khắp cho mọi ngƣời hiểu rõ những quy luật hoạt động của tình QHTDục và vấn đề này cũng đƣợc đƣa vào QHTDạy ở các trƣờng học theo những vấn đề tự chọn. Ở Châu Á, GDGT bị xem là lĩnh vực cấm kị, do ảnh hƣởng của những quan niệm phong kiến và tôn giáo. Dân số gia tăng quá nhanh, chất lƣợng cuộc sống không đƣợc đảm bảo đã khiến các nƣớc ở Châu Á đã thức tỉnh và nhìn nhận vấn đề một cách thích đáng. Họ đã thống nhất ý kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết phải GDGT cho thế hệ trẻ, giúp họ làm chủ quá trình sinh sản của mình một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  10. GDDS đã đƣợc thực hiện ở một số nƣớc trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, trƣớc năm 1994 chính sách dân số và nội dung GDDS của các nƣớc đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quy mô dân số, di cƣ, chuyên cƣ, KHHGĐ…). Năm 1994, Hội nghị ICPD (Intenation Conference on Population Development) ở Cairo đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia. Tuyên ngôn của ICPD đã kêu gọi các nƣớc đặt vai trò chất lƣợng dân số là ƣu tiên hang đầu, trong đó các vấn đề SKSS , đặc biệt là vấn đề SKSS VTN. Từ đây mục tiêu GDDS của các nƣớc đã thay đổi. Nếu trƣớc năm1994, GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số phát triển thì từ sau năm 1994, GDDS nhấn mạnh tới các nôi dung SKSSVTN nhƣ là một ƣu tiên. GDSKSS và SKSSVTN là những vấn đền mới chính thức đƣợc thừa nhận tại hội nghị quốc tế về “Dân số và phát triển” ở Cairo - Ai Cập (1994). SKSS đƣợc coi là định hƣớng chỉ đạo của hầu hết các chƣơng trình dân số thế giới. Hội nghị này đã thống nhất một chƣơng trình hành động về dân số và phát triển trong 20 năm tới, nó đã đƣa ra một khái niệm chiến lƣợc mới về SKSS, đề ra 15 nguyên tắc khẳng định con ngƣời mới là trung tâm đối với sự phát triển bền vững. Cũng chính tại hội nghị này, một khái niệm mới về SKSS bao GDSKS gồm tất cả các nội dung liên quan tới tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lƣợng cuộc sống đã đƣợc trình bày cặn kẽ trong chƣơng trình hành động của ICPD. Sau hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng lần lƣợt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSSVTN nhƣ: - Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh ( 1995) - Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague Hà Lan (1999) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  11. - Hội nghị dân số cấp cao của ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng ( ESCAP) và quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Băng Cốc. Đặc biệt thông điệp của Tiến sĩ Nafit Sadik – Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên Hợp quốc đã nêu “ Giới trẻ ngày nay có ý thức về SKSS hơn và họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử sự một cách có trách nhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình và của cả ngƣời mình yêu vì họ biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số họ khát khao tìm hiểu, họ muốn có thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục. Họ muốn biết làm thế nào để bản thân họ và ngƣời yêu họ không có thai ngoài ý muốn, tránh đƣợc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục bao gồm cả HIV/AIDS”. Nhân dịp ngày dân số thế giớ i( 11/7/1998) UNFPA đã gửi thông điệp tới các nƣớc trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay đƣợc tập trung vào các vấn đề về SKSSVTN”. Nhƣ vậy, ở hầu hết các nƣớc trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn đề SKSS, coi đó là một vấn đề có tính chiến lƣợc quốc gia. 1.1.2. Vấn đề SKSSVTN ở Việt Nam Do ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến phƣơng Đông trƣớc đây, SKSS ở Việt Nam chỉ đƣợc quan tâm ở khía cạnh đạo đức theo kiểu “GDGT trong thời đại nàng Kiều”, vấn đề thực sự bức xúc, ảnh hƣởng không dám trực tiếp nghiêm cứu, hầu nhƣ mọi ngƣời đều né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong đời sống nhân dân Việt Nam. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ, GDDS cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đảng và nhà nƣớc ta đã coi GD DS là công tác thuộc chiến lƣợc con ngƣời, đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ngày 18/12/1961 trong quyết định 217/TTg của Chính phủ về việc hƣớng dẫn sinh đẻ có kế họach, văn bản đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam về DS - KHHGĐ đã ghi rõ: “ Vì sức khỏe của ngƣời mẹ, vì hạnh phúc và sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  12. hài hòa của gia đình để cho việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe con cái đƣợc tốt hơn, việc sinh đẻ của nhân dân cần đƣợc hƣớng dẫn một cách thích hợp”. Nghị định đầu tiên 216/CP của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề SKSS do thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (đƣợc lấy làm ngày Dân số Việt Nam) có nội dung “Vì sức khỏe ngƣời mẹ, vì hạnh phúc và sự hòa thuận của gia đình để cho việc nuôi dạy con cái đƣợc tốt . Việc sinh đẻ của nhân dân đƣợc quan tâm, hƣớng dẫn một cách thích hợp”. Thủ tƣớng chính phủ ban hành chỉ thị 99/TTG phát động cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, thành lập ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Ngày 24/12/1968 chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã có chỉ t hị 176A với nội dung chỉ đạo: “ Bộ giáo dục, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chƣơng trình chính khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình, về nuôi dạy con cái”. Sau khi nhà nƣớc thống nhất, năm 1976 ngay trong nghị quyết Đaị hội toàn quốc lần thứ IVcủa Đảng đã ghi rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, ra sức phòng và chữa bệnh phụ khoa và các bệnh nghề nghiệp của phụ nữ”. Sau khi có nghị quyết Trung ƣơng IV về chính sách DS - KHHGĐ và chiến lƣợc DS - KHHGĐ đến năm 2000, do đó có sự cộng hƣởng của nhiều yếu tố lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cƣờng kinh phí và đổi mới cơ chế quản lý, củng cố hệ thống tổ chức, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ truyền thông và KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, đoàn thể vì công tác DS - KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, các đoàn thể vì công tác DS - KHHGĐ đã có chuyển biến rõ rệt, đạt đƣợc những kết quả rất đáng kích lệ. Kết quả đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện sức khỏe trong đó có SKSS cho các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  13. Năm 1985, Trung ƣơng hội liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong trào giáo dục “Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong đó có nội dung GDSKSS ở tuổi dạy thì. Hình thức chủ yếu đƣợc sử dụng là nói chuyện, diễn giảng. Hiệu quả mới chỉ dừng lại ở tính chất phong trào chứ chƣa thể có chất lƣợng sâu sắc đƣợc. Phải chờ tới năm 1998, đƣợc sự tài trợ của quỹ dân số liên hiệp quốc (NFPA), cùng với sự giúp đỡ của kĩ thuật của UNESCO khu vực, do Bộ giáo dục và đào tạo đã giao cho Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của nhiều giáo sƣ, tiến sĩ, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, chƣơng trình thử nghiệm tập trung chủ yếu vào hai chủ điểm về tâm lí giáo dục và sinh học. Lần đầu tiên trong nhà trƣờng phổ thông ở nƣớc ta học sinh đƣợ c học một cách có hệ thống về “những điều bí ẩn” của chính mình và mối quan hệ với ngƣời khác giới. Ở nƣớc ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án GDDS đã bắt đầu đƣợc thử nghiệm. Giai đoạn từ 1994 đến 1998 bƣớc đầu đã thể chế hóa GDDS trong nhà trƣờng. Lần đầu tiên GDDS đƣợc đƣa vào chƣơng trình tích hợp GDDS với 5 chủ đề cơ bản: Nhân khẩu học, môi trƣờng, gia đình, giới, dinh dƣỡng. Các nội dung SKSS đã đƣợc chính thức lồng ghép vào nội dung một số môn học từ bậc tiểu học đến trung học và khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS cho VTN. Tháng 10 năm 1996 hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn mạ nh đầu tƣ giải quyết vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong vấn đề phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nội dung GDDS quá thiên về dân số phát triển, chƣa chú trọng tới SKSS nhƣ một mục tiêu ƣu tiên quốc gia. Với sự ra đời của chƣơng trình mới về giáo dục phổ thông cho giai đoạn sau 2000, các dự án GDDS giai đoạn mới đƣợc xây dựng. Mục tiêu GDDS trong giai đoạn này ở các trƣờng phổ thông gồm: Xây dựng chƣơng trình tích hợp GDDS mới phù hợp với trƣơng trình giao dục phổ thông sau năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  14. 2000 trên tinh thần nhấn mạnh tới SKSSVTN; xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài liệu trực quan; tập huấn giáo viên… song chúng ta vẫn chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình GDDS và SKSS cho THCS mặc dù các mục tiêu cho cấp học này đã đƣợc xác định. Ủy ban phòng chống AIDS đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, hoạt động can thiệp tại cộng đồng, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thức trạng tình hình… nhằm bảo vệ VTN, nâng cao hiểu biết và kỹ năng dự phòng của VTN trƣớc sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. Thông qua các hoạt động đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho VTN. Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em cũng rất quan tâm đến việc GDSKSS cho VTN, trong chiến lƣợc dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, SKSS, KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu vực và từng nhóm đối tƣợng. Chú trọng hình thức tƣ vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và những ngƣời chƣa thành niên”. Năm 2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án “ Mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/ KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10 tỉnh thành phố. Nă m 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố. Mục tiêu chính của đề án nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/ KHHGĐ, bao gồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSSVTN. Ngoài ra trong những năm gần đây, có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề SKSS nhƣ: - Dự án VIE/97/P13 của Bộ giáo dục - đào tạo đã sản xuất tài liệu: Phƣơng pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về “SKSS” ( 2000); và bộ tài liệu tự học dành cho giáo viên “GDSKSSVTN”(2001). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  15. - Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dƣỡng năng lực GDSKSS VTN đối với các bậc cha mẹ” - Nguyễn Ngọc Thái (2006): “Quản lý GDSKSS cho VTN thông qua mô hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam” - Nguyễn Thị Hải Lý (2008): “Ảnh hƣởng của giáo dục nhà trƣờng tới nhận thức của học sinh THPT về SKSS” 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 1.2.1. Một số khái niện cơ bản 1.2.1.1. Vị thành niên Trong cuộc đời của mỗi con ngƣời (cả nam và nữ) tuổi dậy thì đƣợc coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng nhƣ quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách, khả năng hòa nhập cộng đồng.Giai đoạn này đƣợc thừa nhận là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và ngƣời lớn, giữa tuổ i ấu thơ và tuổi trƣởng thành “VTN là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con ngƣời với đặc điểm lơn nhất là sự tăng trƣởng nhanh chóng để đạt tới sự trƣởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội”. Thuật ngữ Adolescent (VTN) đƣợc đƣa vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý học G.Stanlay Hal, dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc tuổi đang trƣởng thành. Theo từ điển Tiếng Việt(NXB KHXH – HN, 1997) thì “VTN là những ngƣời c hƣa đến tuổi trƣởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của mình”. Trong các văn bản hiện hành của Nhà nƣớc ta nhƣ bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động có dùng thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” và có quy định rõ hơn về độ tuổi và mức độ mà ngƣời chƣa thành niên phải chịu trách nhiệm đối với từng hành động của mình. Theo tổ chức Y tế thế giới (WTO), VTN là những ngƣời trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  16. Tuổi VTN đƣợc chia thành 3 nhóm tuổi: - VTN sớm từ 10 đến 14 tuổi - VTN trung bình từ 15 đến 17 tuổi - VTN muộn từ 18 đến 19 tuổi Theo ông Phạm Song - Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam đã khẳng định, không phải là vấn đề phân loại mà là xác định đúng đối tƣợng để tác động thích hợp. Theo ông, quá trình dậy thì của tuổi VTN đƣợc chia làm 3 thời kỳ: - Thời kỳ đầu từ 10 đến 13 tuổi - Thời kỳ giữa từ 14 đến 16 tuổi - Thời kỳ cuối từ 17 đến 21 tuổi Ở mỗi nƣớc khác nhau căn cứ vào những điều kiện của mình mà trong luật hôn nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗi nƣớc. Còn ở Việt Nam hiện nay, tuổi VTN theo quy định của Đoàn thanh niên là từ 15 đến 28 tuổi. Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ thuộc Bộ Y tế thì tuổi VTN đƣợc chia thành 2 nhóm tuổi nhƣ sau: - Nhóm 1 từ 10 – 14 tuổi - Nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi Do mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là học sinh THCS (lớp 9) nên tôi nghiên cứu nhóm tuổi từ 14 – 15 tuổi, thay thế đối tƣợng nghiên cứu bằng thuật ngữ VTN. 1.2.1.2. Sức khỏe sinh sản Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 tại Cai rô (ICPD) đã định nghĩa: “SKSS là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó. Điều này hàm ý, mọi ngƣời, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận đƣợc thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  17. biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ đảm bảo cho phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh”. Cũng trong chƣơng trình hành động của hội nghị đã nêu rõ: “SKSS là trạng thái sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh tật hay khô ng bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh sản. Nhƣ thế, SKSS có nghĩa là mọi ngƣời có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con. Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của ngƣời đàn ông và đàn bà có thông tin, có thể tiếp cận đƣợc các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả, có khả năng chi trả, có thể chấp nhận đƣợc, do họ lựa chọn để điều hóa sinh sản nếu nhƣ không trái pháp luật; quyền đƣợc tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp, giúp họ dễ dàng trải qua thai nghén và sinh sản một cách an toàn, cung cấp cho họ những cơ may để họ co đƣợc những đứa con khỏe mạnh. Phù hợp với định nghĩa nói trên, chăm sóc SKSS và hạnh phúc về sinh sản, bằng cách đề phòng và giải quyết những vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục, mà mục đích của nó là tăng cƣờng cuộc sống và mối quan hệ, tƣ vấn và những chăm sóc liên quan đến SKSS và các BLTQĐTD”. Nội dung SKSS: - Làm mẹ an toàn, tức là đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trƣớc và sau khi sinh. - KHHGĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của các cặp vợ chồng trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai, quyền sinh con theo ý muốn, phù hợp với các nguyên tắc về phát triển kinh tế - xã hội. - Giảm tỉ lệ nạo phá thai ở tất cả các lứa tuổi sinh đẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  18. - Giảm các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản ở phụ nữ. - Phòng chống nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS. - Giáo dục giới tính rộng rãi cho thanh thiếu niên. - Điều trị và phòng chống các bệnh lien quan đến vô sinh. - Điều trị và phát hiện sớm các bệnh ung thƣ vú và đƣờng sinh dục. - Chăm sóc SKSS VTN. - Thông tin giáo dục truyền thông về SKSS nhằm hƣớng dẫn thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng. Theo Chiến lƣợc chăm sóc SKSS Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 thì SKSS bao gồm 7 vấn đề cần đƣợc ƣu tiên đó là: - Quyền sinh sản. - KHHGĐ, giảm phá thai và phá thai an toàn. - Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. - BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và vô sinh. - Phòng và chữa ung thƣ đƣờng sinh sản. - Sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm SKSS. Điều này chứng tỏ rằng, chúng ta không chỉ quan tâm đến KHHGĐ mà còn phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nhằm bảo vệ và chăm sóc SKSS của nhân dân. 1.2.1.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên Trong quan niện xƣa vấn đề SKSS ngƣời ta cho rằng chỉ liên quan đến những ngƣời đã có gia đình, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Nhƣng trên thực tế (đặc biệt là trong sự phát triển xã hội nhƣ hiện nay) ta thấy rằng, thanh thiếu niên chƣa có gia đình chƣa có gia đình cũng đã có quan hệ tình dục. Do đó, vấn đề SKSS VTN đã trở thành một vấn đề đang đƣợc toàn xã hội quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  19. Hiện trạng SKSSVTN đang ở mức báo động, điều đó đƣợc thể hiện bằng những con số sau: - Nạn tảo hôn và kết hôn ở tuổi VTN: Theo điều tra của Tổng cục thống kê, có 17.000 VTN tuổi từ 13 – 14; 126.000 VTN tuổi từ 15 – 17 đã có vợ có chồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do cha mẹ muốn đảm bảo các quan hệ tình dục phải trong khuôn khổ hôn nhân, do quan niệm giá trị chính yếu của con gái là làm mẹ, làm vợ, do các em thiếu cơ hội đƣợc học hành và tìm kiếm việc làm. - Mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi VTN: Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế năm 2002, có 11,2% VTN có quan hệ tình dục, trong đó có 33,9% không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Hàng năm có hơn 300.000 phụ nữ thai nghén dƣới tuổi 20%, trong đó 80% có thai mà không biết, khoảng 30% số ca phá thai là những phụ nữ trẻ chƣa lập gia đình. Nguyên nhân của hiện trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu chỉ dẫn, thiếu các cơ sở dịch vụ thiên thiện cho nên VTN ít có khả năng thực hiện tình dục an toàn, ít sử dụng các biện pháp tránh thai. - Nhiễm các bệnh lây truyền qua dƣờng tình dục và HIV/AIDS: ở nƣớc ta tính đến cuối năm 2003 đã có76.180 ngƣời nhiẽm HIV, trong đó VTN và thanh niên chiếm khoảng 60%. Thiếu thông tin, kiến thức, công tác giáo dục, tƣ vấn về tình dụcan toàn con hạn chế, thiếu các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên. - Bị xâm hại và lạm dụng tình dục: ở nƣớc ta có khoảng 80 ngàn gái mại dâm, trong đó 10% là VTN. Theo báo cáo của tòa án tối cao, một nửa nạn nhân trong tổng số 1407 trƣờng hợp bị lạm dụng tình dục là VTN. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do bạn bè lôi kéo, do lối sống b uông thả, do thiếu hiểu biết kĩ năng sống là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
  20. Trong cuộc sống hiện nay, VTN gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt, trong quan hệ với bố mẹ, bạn bè và trong vấn đề SKSS. Có thể thấy những khó khăn mà VTN đang phải đối mặt, đó là: - Những lo lắng về thay đổi cơ thể và tâm lí. - Bối rối trƣớc những cảm xúc nảy sinh từ tình bạn khác giới. - Băn khoăn trƣớc câu hỏi: “ Có phải tình yêu luôn đi đôi với tình dục không?”. - Nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Lo lắng không biết mình có bị mang thai hay không, và làm thế nào để phòng tránh; Nguy cơ nhiễm BLTQĐTD và HIV/AIDS. - Bị ép lấy vợ, lấy chồng sớm (tảo hôn). - Lo lắng không biết hỏi ai, tâm sự với ai về những điều băn khoăn, lo lắng mình đang gặp phải. Từ những yếu tố trên mà những ngƣời lớn, những bậc cha mẹ cần phải hiều đƣợc những khó khăn mà lứa tuổi VTN gặp phải để từ đó có sự quan tâm kịp thời. Và bản thân VTN cũng phải nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng nhƣ tâm lí của bản thân để đối phó một các h tích cực với những tác động mạnh mẽ của môi trƣờng xung quanh. 1.2.1.4. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên GDSKSSVTN đƣợc coi là một nội dung quan trọng trong GDDS. Mƣời năm trở lại đây vấn đề này mới đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình của nhà trƣờng, dạy lồng ghép vào nội dung của một số môn học. Từ sau Hội nghị quốc tế Cairo (1994), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhất trí vấn đề trọng tâm của công tác giáo dục phải là GDSKSS cho VTN. “GDSKSSVTN là một quá trình cung cấp các thông tin thích hợp bằng moi phƣơng tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của VTN đối với một số vấn đề sức khỏe nhất định nhằm động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2