intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, đề tài xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục tình cảm-xã hội cho trẻ mầm non tại các trường mầm non trong Quận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thúy Hằng XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4-5 TUỔI TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thúy Hằng XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4 - 5 TUỔI TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Hằng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền – Giáo viên hướng dẫn khoa học, đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trỉnh tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Cao đẳng Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7, Ban Giám hiệu và các Giáo viên lớp 4-5 tuổi Trường Mầm non Khu Chế xuất Tân Thuận và Trường Mầm non Bông Hoa Nhỏ Quận 7 đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu thực trạng và áp dụng chương trình thực nghiệm. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp gần xa đã động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018 Nguyễn Thị Thúy Hằng
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT .......................................................... 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 6 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 6 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 8 1.2. Các khái niệm ...................................................................................................... 9 1.2.1. Sự khác biệt .................................................................................................. 9 1.2.2. Tôn trọng sự khác biệt ............................................................................... 11 1.2.3. Biện pháp giáo dục..................................................................................... 12 1.3. Giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt ................................................... 13 1.3.1. Các quan điểm về việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt ...... 13 1.3.2. Giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong chương trình giáo dục mầm non ............................................................................................................. 15 1.4. Ý nghĩa của việc giáo dục tôn trọng sự khác biệt ............................................. 18 1.4.1. Làm giàu vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ........................................ 18 1.4.2. Trẻ đánh giá được giá trị của bản thân và của người khác ....................... 18 1.4.3. Loại bỏ thành kiến, phân biệt chủng tộc và kỳ thị với người có sự khác biệt .................................................................................................... 19 1.4.4. Trẻ học được cách làm việc cùng nhau và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh ................................................................................................ 19 1.4.5. Hình thành cho trẻ sự khoan dung ............................................................ 21
  6. 1.4.6. Trẻ được hình thành các kỹ năng sống và biết tôn vinh những giá trị tốt đẹp của người khác .............................................................................. 21 1.5. Biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt ở trường mầm non .................... 22 1.5.1. Một số nguyên tắc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt ............................. 22 1.5.2. Cách tiếp cận giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non .................................................................................................... 24 1.5.3. Một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non .................................................................................................... 31 Tiểu kết Chương 1. ................................................................................................... 38 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ 4-5 TUỔI TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 40 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng ........................................................ 40 2.2. Mẫu và phương pháp tìm hiểu thực trạng ......................................................... 40 2.2.1. Bảng hỏi .................................................................................................... 40 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn (phụ lục 4, 5, 6) ................................................. 41 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 41 2.2.4. Phân tích kết quả điều tra thực trạng......................................................... 43 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 81 Chương 3. XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 4-5 TUỔI TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 83 3.1. Định hướng xây dựng phương án thử nghiệm .................................................. 83 3.1.1. Cách tiếp cận giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt ...................................... 83 3.1.2. Định hướng xây dựng các biện pháp thử nghiệm ...................................... 84 3.2. Bối cảnh thử nghiệm ......................................................................................... 85 3.3. Các bước tiến hành thử nghiệm......................................................................... 86 3.3.1. Làm việc với ban giám hiệu và các giáo viên tham gia thử nghiệm ........ 86 3.3.2. Củng cố kiến thức, kỹ năng quan sát, đánh giá trẻ cho giáo viên tại 02 lớp tiến hành thử nghiệm ................................................................ 87
  7. 3.3.3. Tập huấn cho giáo viên cách thức thực hiện một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt .................................................................... 93 3.4. Kết quả thử nghiệm ........................................................................................... 97 3.5. Kết luận và bài học kinh nghiệm ..................................................................... 102 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................. 104 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 108 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý GVMN : Giáo viên mầm non BGH : Ban giám hiệu PH : Phụ huynh KN : Khả năng
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên về các nội dung và hoạt động giáo dục sự khác biệt trong trường mầm non ............................................................. 43 Bảng 2.2. Quan điểm của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt.................................................................. 45 Bảng 2.3. Nhận định về khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ mầm non ........... 47 Bảng 2.4. Kết quả quan sát, đánh giá khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ tại lớp 4-5 tuổi (trường công lập)............................................................ 50 Bảng 2.5. Kết quả quan sát trẻ 4-5 tuổi tại lớp lớp 4-5 tuổi (trường ngoài công lập) .......................................................................................................... 51 Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về mức độ chú ý đến sự khác biệt của trẻ mầm non tại các trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh .............. 52 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện các thái độ, hành vi của trẻ mầm non khi nhận thấy sự khác biệt ...................................................... 58 Bảng 2.8. Đánh gía của giáo viên về mức độ thường xuyên sử dụng một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt ......................... 64 Bảng 2.9. Tổng hợp những khó khăn trong việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt .................................................................................................. 74 Bảng 2.10. Mức độ quan tâm của Ban giám hiệu đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt ................................................. 79 Bảng 2.11. Mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt ............................................................................................. 80 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá khả năng chú ý của trẻ sau khi thử nghiệm ................ 97
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mẫu và phương pháp điều tra thực trạng ................................................ 42 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện quan điểm của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt. ................................. 45 Hình 2.3. Mức độ chú ý đến sự khác biệt của trẻ mầm non ................................... 58 Hình 2.4. Mức độ biểu hiện thái độ, hành vi của trẻ mầm non khi nhận thấy sự khác biệt ............................................................................................. 62 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt.......................................... 70 Hình 2.6. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn khi giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt .................................................................................... 78
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi trẻ đều có hoàn cảnh sống khác nhau, có hình hài, khả năng khác nhau và nhiều thứ khác nhau nữa. Để trẻ có thể hòa nhập tốt trong cuộc sống đa dạng, việc giáo dục trẻ biết tôn trọng sự khác biệt là một nội dung quan trọng trong giáo dục hiện nay. Chúng ta đang sống trong một thế giới rất đa dạng, chính vì vậy chiến lược dạy học nhằm hướng dẫn cho học sinh biết tôn trọng sự khác biệt là hết sức cần thiết. Biết tôn trọng sự khác biệt, trẻ có cơ hội tiếp nhận, phản hồi, chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng vốn hiểu biết về sự đa dạng, có thái độ tích cực đối với đa dạng trong hành vi của mình và người khác, biết đánh giá sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa (Janelle Cox, 2009). Theo tổ chức UNESCO, việc giáo dục chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau là một trong các nội dung quan trọng để đảm bảo một thế giới hòa bình và bất bạo động (MGIEP, 2014). Việc giáo dục trẻ biết tôn trọng sự khác biệt cần thực hiện từ lứa tuổi mẩm non vì theo nghiên cứu của tổ chức UNICEF, trong những năm đầu, kiến trúc não của trẻ phát triển nhanh nhất, thói quen được hình thành, sự khác biệt được công nhận và mối quan hệ tình cảm được xây dựng thông qua các mối quan hệ xã hội và các tương tác hằng ngày trong gia đình và môi trường xung quanh trẻ (UNICEF, 2013). Cũng như các nước khác trên thế giới, giáo dục mầm non tại Việt Nam đã quan tâm đến việc giáo dục việc tôn trọng sự khác biệt ở trẻ. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay cũng đã đề cập đến việc giáo dục trẻ tôn trọng, hợp tác, chấp nhận là nội dung quan trọng để phát triển tình cảm - xã hội cho trẻ mẫu giáo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Tuy nhiên, trên thực tế việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt như là một nội dung của chương trình giáo dục mầm non hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung “tôn trọng, hợp tác, chấp nhận” chỉ được triển khai thực hiện một cách chung chung và thường không đề cập đến việc dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt. Có chăng chỉ là việc giáo dục trẻ có ý thức về bản thân, biết được sự khác nhau giữa mình và người khác. Hình thức và phương pháp giáo dục nói chung vẫn chưa phát huy được tính tích cực của trẻ làm cho nội dung giáo dục
  12. 2 Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần vảo việc nâng cao chất lượng giáo dục tình cảm - xã hội cho trẻ mầm non tại các trường mầm non trong quận. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, đề tài xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục tình cảm-xã hội cho trẻ mầm non tại các trường mầm non trong Quận. 3. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non mang tính đại diện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh bao gồm 3 huyện ngoại thành (Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi) và 3 quận nội thành (Quận 3, Quận 1 và Quận 7). Sự khác biệt trong trường mầm non bao gồm sự khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, dân tộc, văn hóa, khả năng, sở thích, thói quen... Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một trường mầm non công lập và một trường mầm non ngoài công lập tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực có đặc điểm dân cư rất đa dạng; có số lượng lớn dân số nhập cư đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên có nhiều đặc điểm khác nhau về văn hóa, tình trạng kinh tế, ngôn ngữ... Theo đó, trẻ ở độ tuổi mầm non trong khu vực này có nhiều sự khác biệt có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài. Điều tra thực trạng: giới hạn trong phạm vi cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và phụ huynh về tầm quan trọng, cách thức và hiệu quả giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt tại 3 quận nội thành và 3 huyện ngọai thành. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp giáo giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt.
  13. 3 4.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu giáo viên mầm non sử dụng các biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt có hiệu quả thì sẽ giúp trẻ có thái độ tích cực với sự khác biệt trong cuộc sống quanh trẻ; giúp phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách tự nhiên và có hiệu quả cao. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt. - Khảo sát thực trạng giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh (nhận thức, thực tế giáo dục, hiệu quả giáo dục) - Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại hai trường mầm non tại Quận 7 (01 trường công lập và 01 trường ngoài công lập), đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu như lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm, nội dung,và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt; việc thực hiện nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong chương trình giáo dục mầm non tại Việt Nam và một số nước trong khu vực; các nguyên tắc, cách tiếp cận và một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp dùng bảng hỏi Để có kết quả điều tra mang tính đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã phát phiếu hỏi cho ban giám hiệu, và giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 - 5 tuổi tại 3 huyện ngoại thành (Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi) và 3 quận nội thành (Quận 3, Quận 1 và Quận 7). Tại mỗi quận, huyện, chúng tôi thực hiện bảng hỏi tại 01 trường công lập và 01 trường ngoài công lập (bao gồm 01 trường công lập và 01
  14. 4 trường ngoài công lập mà chúng tôi đã thử nghiệm). - Để tìm hiểu nhận định của phụ huynh về việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt tại trường mầm non hiện nay, chúng tôi đã phát bảng hỏi cho phụ huynh tại 02 lớp đã tiến hành thực nghiệm. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn như sau: Số lượng người được phỏng vấn Phương pháp Đối tượng Trường ngoài phỏng vấn được phỏng vấn Trường công lập công lập Phỏng vấn sâu Ban giám hiệu tại trường 02 người 02 người thực nghiệm Giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi tham gia thực 02 người 02 người nghiệm. 7 .2.3. Phương pháp quan sát Quan sát để tìm hiểu thực trạng giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non bao gồm việc xây dựng môi trường, việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại một số lớp. 7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu điều tra thực trạng Sử dụng thống kê bằng phần mềm Microsof Excel để thống kê số liệu điều tra thực trạng. 7.2.5. Phương pháp thử nghiệm Phương pháp thử nghiệm của chúng tôi sử dụng để giải quyết nhiệm vụ thứ ba của đề tài: Sau khi đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt tại trường mầm non, chúng tôi tiến hành xây dựng và thử nghiệm các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại một trường mầm non công lập và một trường mầm non tư thục trong Quận 7 để đánh giá hiệu quả và tính khả
  15. 5 thi của các biện pháp Tổ chức thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm tại hai trường mầm non tại quận 7, 2 lớp 4 - 5 tuổi tại hai trường mầm non kể trên tham gia vào thử nghiệm này. Thời gian thử nghiệm: 4 tuần. 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Về mặt lý luận Đề tài đã làm rõ vấn đề lý luận về nội dung, tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non hiện nay. Thông qua việc phân tích, so sánh nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong chương trình giáo dục mầm non tại Việt Nam và một số nước trong khu vực, đề tài đã khẳng định việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt có thể thực hiện ở lớp 4 - 5 tuổi và phải linh hoạt theo khả năng của trẻ. Dựa trên các quan điểm và các nguyên tắc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt, đề tài đã nêu một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt hiệu quả, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận dạy học theo hướng tích hợp thông qua chủ đề gần gũi với trẻ. 8.2. Về thực tiễn Đề tài đã làm sáng tỏ thực trạng giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại Tp. Hồ Chí Minh còn một số vấn đề cần quan tâm như: trẻ chưa quan tâm tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt, quan tâm đến khả năng của bạn hơn là sự khác biệt, yêu thích và ca ngợi những điều tốt đẹp từ sự khác biệt; một số giáo viên chưa quan sát và đánh giá được khả năng nhận thấy sự khác biệt của trẻ, chưa khai thác hết hiệu quả của một số biện pháp theo cách tiếp cận dạy học hiện đại, còn tập trung nhiều về hoạt động trong giờ học, việc tổ chức các hình thức dạy học chưa có sự thống nhất, đôi khi còn nhầm lẫn trong việc dạy theo môn học hay dạy theo chủ đề, chưa có biện pháp xây dựng môi trường giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Đề tài đã xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt. Các biện pháp thực hiện được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, khắc phục được các hạn chế, khó khăn mà giáo viên gặp phải và tình hình thực tế tại các lớp. Các biện pháp đã được đánh giá cao hiệu quả thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi.
  16. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt là vấn đề đặc biệt quan tâm của tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF). Không loại trừ, phân biệt đối xử hoặc định kiến đối với sự khác biệt là một trong những nội dung được thể hiện thông qua công ước của Liên hiệp quốc về quyền của trẻ em. Để trở thành một công dân được đối xử công bằng, không bị phân biệt, thành kiến đối với sự khác biệt, ngay từ lúc còn bé, trẻ cần phải được giáo dục tôn trọng sự khác biệt của người khác để hình thành nhân cách khi trưởng thành. Song song với việc quy định quyền, tổ chức UNICEF đã có nhiều bài viết đề cập đến việc giáo dục cho trẻ tôn trọng sự khác biệt từ lứa tuổi mầm non tại nhiều quốc gia khác nhau. Bài viết Mainstreaming respect for diversity and multiculturalism in early childhood development (Tôn trọng sự khác biệt và đa văn hóa ở trẻ nhỏ) tại nước Cộng hòa Macedonia (UNICEF, 2014) là một phần nghiên cứu thuộc dự án được hỗ trợ của tổ chức UNICEF và Đại sứ quán Anh nhằm đánh giá sự hiểu biết, thái độ và hành vi của cha mẹ và các nhà giáo dục về sự khác biệt và nhu cầu về đa văn hóa trong giáo dục mầm non. Kết quả khảo sát từ nghiên cứu đã xác định nhu cầu về thông tin, giáo dục là chìa khóa quan trọng trong việc phát triển thái độ tích cực, sự tôn trọng và năng lực của trẻ đối với sự đa văn hóa. Tại Canada, bài viết Creating a rights respecting classroom: engaging activities for grades kindergarten to four tại Canada, Be inclusive: celebrate and value all types of diversity (Xây dựng lớp học tôn trọng quyền: các hoạt động cho trẻ tham gia từ giai đoạn mầm non đến lớp 4 tại Canada, bao gồm: tôn vinh và đánh giá sự khác biệt) (UNICEF, 2014) đã đề cập đến việc tôn trọng quyền của trẻ em và hình thành cho những ý tưởng mang tính toàn cầu về tôn trọng bản thân và người khác. Tại một số nước ở Châu Á, bài viết Assessing Child – Friendly Schools: A Guide for Programme Managers in East Asia and the Pacific (Đánh giá trường học thân thiện
  17. 7 với trẻ em: hướng dẫn cho người quản lý chương trình tại Tây Á và khu vực Thái Bình Dương) nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu về trường học thân thiện được hoạt động từ năm 1997 tại Thái Lan. Bài viết đã chỉ ra rằng một lớp học được cho là thân thiện khi có sự tôn trọng, chào đón, có sự đa dạng và đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả trẻ em bất kể hoàn cảnh, khả năng khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu được tôn trọng và tính đa dạng trong lớp học, bài viết đã có những gợi ý những nhu cầu của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động của lớp bao gồm nhu cầu về sử dụng các nguyên vật liệu, sách vở, nhu cầu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong học tập, được thông tin đánh giá thường xuyên và được bảo đảm không bị phân biệt, bạo lực và lạm dụng (UNICEF, 2006). Nhìn chung, các bài viết đã chỉ ra rằng trẻ đã có khả năng nhận biết sự khác biệt từ thuở nhỏ nên nhiệm vụ của công tác giáo dục mầm non là cần quan tâm xây dựng môi trường giáo dục và có những biện pháp phù hợp để từng bước giáo dục cho trẻ tôn trọng sự khác biệt từ người khác theo đặc điểm tình hình xã hội ở mỗi nơi khác nhau. Tổ chức UNESCO đã chú trọng đến việc hình thành những giá trị tốt đẹp của công dân toàn cầu từ việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Bài viết Understanding and Responding to Children’s Needs in Inclusive Classrooms (Hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ em trong một lớp học hòa nhập) đã khẳng định “Không có hai đứa trẻ nào giống nhau” (UNESCO, 2001), do đó những đứa trẻ khác nhau đều có những đặc điểm, khả năng và những nhu cầu khác nhau. Để đáp ứng được những nhu cầu khác nhau đó, nghiên cứu đã có những hướng dẫn cho giáo viên những biện pháp cụ thể để giáo dục trẻ đặc biệt, trong đó có đề cập đến thay đổi nhận thức, hành vi của cá nhân, tổ chức xã hội nhằm loại trừ những thành kiến, tôn trọng sự khác biệt và các giá trị của nó. Một số tổ chức xã hội, giáo dục và một số trường đại học trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Các nghiên cứu đã đề cập một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt theo một góc nhìn tích cực đó là sự đa dạng. Trường Đại học Kent, đã có công trình nghiên cứu về giảm định kiến ở trẻ nhỏ. Bài viết đã chỉ ra những biện pháp cụ thể trong giáo dục nhằm giảm bớt định kiến trước sự khác biệt đối của người tị nạn và người có khó khăn bằng cách hướng trẻ đến những giá trị tích cực, tăng cường mối quan hệ hợp tác giũa các trẻ với
  18. 8 nhau, không bỏ qua sự khác biệt để nhìn nhận mọi cá nhân theo mặt bằng chung (Lindsey Cameron, 2005). Công trình nghiên cứu của tác giả Leslie Soodak của trường Đại học Pace và tác giả Elizabeth Erwin của trường Đại học Montclair State đã chỉ ra rằng trẻ học cách đánh giá những người khác với bản thân, chúng được chuẩn bị tốt hơn để sống một cách hòa bình trong một thế giới đa dạng (Elizabeth Erwin, Leslie Soodak, 2003). Một phần trong nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt được quan tâm nghiên cứu là nội dung giáo dục đa văn hóa. Tác giả Banks đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đa văn hoá và đưa ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đa văn hóa có liên quan đến giai cấp, tôn giáo, giới tính, chủng tộc và năng lực... Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khác của ông còn trình bày các nguyên tắc, cách tích hợp các nội dung giáo dục đa văn hóa trong giảng dạy. Về nghiên cứu thực tiễn, từ đầu thế kỷ XX, một số tác giả cũng đã nghiên cứu về vấn đề giáo dục đa văn hóa như Gollnick và Chinn với cuốn sách Multiculural Education in a Pluralistic Society miêu tả và cung cấp các tiêu chuẩn, hướng dẫn phát triển năng lực đa văn hóa cho giáo viên. Tuyển tập về phát triển giáo dục đa văn hóa toàn cầu của tác giá Grant và Lei đã nghiên cứu về vấn đề giáo dục đa văn hóa tai một số nước như Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Nam Phi, Úc, Canada... (Huỳnh Thị Diễm, Nguyễn Thị Hoài Thu, 2017). 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu về nội dung giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt. Hầu hết các nghiên cứu có liên quan đến đều tập trung nội dung giáo dục đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu cho học sinh, sinh viên nói chung một cách giáng tiếp. Nhóm sinh viên của Khoa giáo dục Mầm non của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về thực tế giáo dục đa văn hóa tại một số trường mầm non trong Thành phố đã cho thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa cho trẻ mầm non. Thông qua đề tài, nhóm sinh viên cũng chỉ ra rằng thực tế vấn đề giáo dục đa văn hóa còn nhiều khó khăn hạn chế và cần có công trình nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này (Huỳnh Thị Diễm, Nguyễn Thị Hoài Thu, 2017). Việc giáo dục trẻ tôn
  19. 9 trọng sự khác biệt còn được đề cập đến như là một trong các kỹ năng sống cho trẻ. Riêng với trẻ mẫu giáo, từ năm 2010, tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo của tác giả Lê Bích Ngọc được biên soạn trong bộ tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đã thể hiện kỹ năng tôn trọng bao gồm kỹ năng chấp nhận sự khác biệt. Tuy nhiên, tài liệu chỉ thể hiện các nội dung và biện pháp giáo dục kỹ năng sống nói chung, chưa nghiên cứu tập trung vào việc giáo dục kỹ năng tôn trọng đối với sự khác biệt. 1.2. Các khái niệm 1.2.1. Sự khác biệt Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, sự khác biệt là cách thức mà hai hoặc nhiều đối tượng được so sánh là không giống nhau (Cambridge dictionary, 2015). Đó cũng là định nghĩa chung nhất mà một số từ điển khác đã đề cập đến. Ngoài ra, không chỉ là sự khác nhau, sự khác biệt còn được nhấn mạnh đến các yếu tố “khác nhau, làm có thể phân biệt được với nhau” (Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương, 2005). Từ những định nghĩa trên, sự khác biệt được hiểu là sự khác nhau giữa hai đối tượng trở lên mà dựa vào đó có thể phân biệt các đối tượng với nhau. Trong thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự khác biệt vì sự khác biệt chỉ tồn tại trong một khái niệm hoặc trong những giới hạn nhất định. Theo một số định nghĩa theo quan điểm triết học, sự khác biệt nói chung biểu thị cho quá trình hoặc tập hợp các thuộc tính mà theo đó đối tượng này được phân biệt với đối tượng khác trong một lĩnh vực hay trong một hệ thống khái niệm nhất định. Do đó, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu về khái niệm sự khác biệt giữa những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non. Cũng giống như người lớn, giữa những trẻ mầm non cũng có những khác biệt cơ bản về chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, dân tộc, quốc gia, khả năng, tính đặc biệt và vị trí địa lý, những phẩm chất cá nhân... Thông qua những sự khác biệt, đứa trẻ có thể tích lũy những kinh nghiệm, được hình thành những khả năng, tài năng, đặc điểm tính cách và những sở thích làm nổi bật bản thân đứa trẻ trong một nhóm hoặc một lớp học. Sự khác biệt giữa những trẻ mầm non thường
  20. 10 được đặt trong một giá trị tích cực đó là sự đa dạng. Khái niệm đa dạng bao gồm sự chấp nhận và tôn trọng. Nó có nghĩa là sự nhìn nhận mỗi cá nhân là duy nhất và nhận ra sự khác biệt cá nhân giữa mọi người. Các yếu tố này có thể theo chiều dọc về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, tuổi tác, khả năng thể chất, niềm tin tôn giáo, niềm tin chính trị hoặc các ý thức hệ khác. Đó là sự khám phá những khác biệt này trong một môi trường an toàn, tích cực và nuôi dưỡng. Đó là về sự hiểu biết lẫn nhau và vượt quá sự khoan dung đơn giản để bao quát và đề cao giá trị tốt đẹp về sự đa dạng trong mỗi cá nhân. Sự khác biệt trong một lớp học mang lại sức mạnh cho quá trình dạy và học và mỗi người trong chúng ta được làm phong phú thông qua sự đa dạng về văn hoá, ngôn ngữ và dân tộc của người khác. Mong đợi sự khác biệt có nghĩa là chúng ta thừa nhận thực tế rằng tất cả chúng ta đếu có những điểm khác nhau và mỗi người chúng ta có tài năng, kỹ năng và khả năng đóng góp cho xã hội. Những đặc điểm có thể không giống với những người xung quanh, nhưng chúng thực sự có giá trị trong quá trình học tập của mỗi người. Đề cập đến sự khác biệt giữa các trẻ ở độ tuổi mầm non, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ đã có thể nhận biết được những sự khác biệt giữa mình với người khác và giữa mọi người với nhau biệt theo cách riêng của trẻ. Tùy vào từng giai đoạn phát triển, trẻ có những chú ý đến sự khác biệt của người khác thông qua những biểu hiện thông thường trong sinh hoạt hàng ngày. Theo tác giả Phyllis A. Katz, một giáo sư tại Đại học Colorado cho rằng “trẻ sơ sinh lúc 6 tháng tuổi thường nhìn chằm chằm vào những người lớn có màu da khác với cha mẹ. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng trẻ em nhận thấy sự khác biệt về chủng tộc, khả năng, thành phần gia đình và vô số các yếu tố khác” (Francis Wardle, 2003). Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng vào khoảng 2 tuổi, trẻ bắt đầu chú ý đến giới tính và sự khác biệt chủng tộc. Khoảng 2 tuổi rưỡi hoặc hơn, trẻ em nhận biết giới tính (bé trai/ bé gái) và tên của màu sắc mà chúng bắt đầu nhận ra sự khác nhau về màu da. Khoảng 3 tuổi, trẻ em nhận thấy những khuyết tật về thể chất. Khoảng 4-5 tuổi, trẻ bắt đầu thấy hành vi phù hợp với giới tính và sợ hãi sự khác biệt (Penn State 2012). Những kết quả nghiên cứu này đã cho thấy trẻ đã có thể nhận biết sự khác biệt từ độ tuổi nhỏ từ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2