intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới - Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Quyền con người trong hiến pháp năm 2013 - Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới phần 2 trình bày những nội dung về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bằng các luật cụ thể; quyền riêng tư trong Hiến pháp năm 2013 và các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật; bảo vệ quyền con người trong dự án Bộ luậ dân sự, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới - Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013: Phần 2

  1. BẢO ĐẢM QUYỂN CON NGƯỜI TRONG LĨNH Vực LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI BẰNG CÁC LUẬT c ự THẺ ThS. Hà Đ ìn h B ốn, Vụ trư ở n g Vụ P h á p ch ế, B ộ L a o đ ộ n g - T h ư ơ n g b in h và X ả hội Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013. Kế thừ a các Hiến pháp trước đây, quyển con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đê cao, đưa lên vị trí tra n g trọng hàng đầu trong Hiến pháp (Chương II), đây là thể hiện nhận thức mối đầy đủ, sâu sắc, đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc: Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyên con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tê, văn hóa, xã hội; Quyền con người, quyền công dân chỉ có th ể bị hạn chê theo quy định của L uật trong trường hợp cần th iế t vì lý do quốc phòng, an ninh quôc gia, tr ậ t tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội. sức khỏe cộng đồng. 110
  2. Trên cơ sở các nguyên tắc trên, Hiến pháp năm 2013 đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó bổ sung một sô’ quyền mới chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ưốc quốc tê vê nhân quyển mà Nhà nước ta là thành viên. Tuy nhiều quyền con người và quyển công dân đã được quy định từ trước đây, song, chúng ta cần phải cụ thể hóa, thể chê hóa đầy đủ hơn các quyển con người, quyển công dân để bảo đảm thực thi trong đời sống xã hội, để mọi người và mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người và quyền công dân của mình. Tuy nhiên, vấn đê quan trọng hơn là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế. Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 có thể vẫn sẽ chỉ là quyền hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật cụ thể. Để Hiến pháp năm 2013 sớm đi vào cuộc sông, hay nói cách khác là để Hiến pháp năm 2013 có giá trị thực hiện chứ không phải là một tuyên ngôn thì việc nghiên cứu, để xuất hoàn thiện hệ thông pháp luật, đặc biệt là đổi với các quy định về quyển con người, quyền công dân là hết sức cần thiết, đó là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Nội dung bài viết này đề cập khái quát một số điều hiến định liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã h ộ i; đồng thời, tóm lược một số nội dung cơ bản của các đạo luật hiện hành đã cụ thể hóa các quyền con người, quyển công dân trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 111
  3. I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA HIÊN PHÁP NĂM 2013 LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1. Đ iể u 14: 1. ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyển công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyển con người, quyền công dân chỉ có thế bị hạn chê theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trậ t tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 2. Đ iểu 26: 1. Công dân nam, nữ bình đẳng vể mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điểu kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đôi xử vể giới. 3. Đ iều 34: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. 4. Đ iểu 35: 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chê độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đôi xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. 5. Đ iều 36: 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà 112
  4. nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyển lợi của người mẹ và trẻ em. 6. Đ iểu 37: 1. Trẻ em được Nhà nước, gia đ ì n h và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đê vê trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. 2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điểu kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thế lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thông dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. 3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 7. Đ iểu 57: 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. 2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điểu kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ôn định. 8. Đ iều 59: 1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối V I người có công với nước. Ớ 2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp ngưòi cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác. 3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ỏ, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ỏ. 113
  5. 9. Đ iều 61: 1. Phát triển giáo dục là quôc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 2. Nhà nưốc ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghê nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. 3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, p hát triển nhân tài; tạo điểu kiện để người khuyết tậ t và người nghèo được học văn hoá và học nghề. II. C ự THỂ HÓA QUYỂN CON NGƯÒI TRONG LĨNH Vực LAO ĐỘNG TẠI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1. Bộ lu ật lao động năm 2012 Bộ lu ật lao động đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18-6-2012, có hiệu lực từ 01-5-2013. Bộ lu ật lao động năm 2012 gồm 17 chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 (223 điều). Bộ luật lao động năm 2012 đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động. a) Phạm vi điều chỉnh: Bộ lu ật lao động hiện hành quy định tiêu chuẩn lao động; quyển, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, 114
  6. người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. b) Đ ối với hợp đổng lao động: Chương III (Điều 26, 27, 31) Bộ Luật lao động hiện hành quy định: tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động “ít nh ất phải bằng 85%” so với mức 70% của quy định theo Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007. Một điểm mới được bổ sung trong Chương này, đó là: cho thuê lại lao động (Mục 5 Bộ luật lao động năm 2012), đây là lần đầu tiên quy định này chính thức được công nhận tại Việt Nam. Quy định cho thuê lại lao động sẽ giải quyết được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, giải quyết được một phần vấn đề th ất nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động. c) Thời giờ làm v iệc, thời giờ nghỉ ngơi: Ngoài những quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động như: bảo đảm sô' giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tu ần thì tổng sô' giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một sô' trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm, Chương VII Bộ luật lao động năm 2012 còn quy định 115
  7. người lao động được nghỉ 10 ngày/năm hưởng nguyên lương, trong đó Tết âm lịch được nghỉ 5 ngày. Ngoài ra, trong Chương này bổ sung thêm quy định để người lao động được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo VỚI người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (khoản 2 Điều 116). Riêng đối với lao động là người nước ngoài được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ. d) v ề thời gian n gh ỉ th a i sản d àn h cho lao đ ộn g nữ: Theo Chương X Bộ luật lao động hiện hành: Những quy định riêng đôi với lao động nữ: lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Mục đích của quy định này là: đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đảng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giò làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. đ) Độ tuôi nghỉ hưu đối với nhóm lao động cụ thể: Vê tuổi nghỉ hưu, Bộ lu ật lao động hiện hành vẫn giữ nguyên quy định độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Tại khoản 2, 3 Điều 187 Bộ luật lao động hiện hành quy định giao cho Chính phủ quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đôi vối các nhóm lao động bị suy giảm 116
  8. khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giói, hải đảo; nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ th u ật cao, nhóm lao động làm công tác quản lý và một sô trường hợp đặc biệt khác, làm cơ sỏ để trong tương lai điểu chỉnh tổng thể tuổi nghỉ hưu. 2. Luật dạy ngh ề năm 2006 a) P h ạ m vi đ iể u c h ỉn h : Luật này quy định vê tô chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề (Điểu 1). b) M ục tiê u d ạ y n g h ề : Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ th u ật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Điểu 4). c) C hính sách củ a N hà nước về phát triển dạy ngh ề (Đ iểu 7): - Đầu tư mở rộng mạng lưối cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước' góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp tru n g học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho th an h niên và đáp ứng nhu cầu học nghê của 117
  9. người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Đầu tư có trọng tâm , trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trìn h và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy m ạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một sô' cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và th ế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điểu kiện kinh tê - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá. - Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài th àn h lập cơ sỏ dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thông và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật. - Hỗ trợ các đôi tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tậ t, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị th u hồi đất canh tác và các đôi tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghê để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp. 118
  10. 3. Luật người lao động V iệt Nam đi làm việc ở nước ngoài th eo hỢp đồng năm 2006 P h ạ m vi đ iể u c h ỉn h : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định vê hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đổng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 1). Chính sách của N hà nước về người lao động đi làm v iệc ở nước ngoài (Đ iều 5): a) Tạo điểu kiện th u ận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ỏ nước ngoài. b) Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. c) Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động. d) Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đôi tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài. đ) Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyên khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ
  11. sỏ sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tô chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ỏ nước ngoài. 4. Luật v iệc làm năm 2013 a) P h ạ m vi đ iể u c h ỉn h : Luật này quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm th ất nghiệp và quản lý nhà nưốc về việc làm (Điều 1). b) N g u y ên tắ c về v iệc làm (Đ iểu 4): - Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc. - Bình đẳng vê cơ hội việc làm và thu nhập. - Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. c) Chính sách của Nhà nước về việc làm (Điểu 5): - Có chính sách phát triển kinh tê - xã hội nhàm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bô trí nguồn lực để thực hiện chính sách vê việc làm. - Khuyên khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tôi thiểu trỏ lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động. - Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm th ấ t nghiệp. - Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ nãng nghê quôc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 120
  12. - Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tê - xã hội. - Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyêt tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu sô. III. CỤ THỂ HÓA QUYỂN CON NGƯÒI TRONG LĨNH vực NGƯỜI CÓ CỒNG TẠI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1. Pháp lệnh ưu đái người có công với cách mạng hiện hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sô 26/2005/PL-UBTVQHll ngày 29-6-2005 của ủ y ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi: 1. Pháp lệnh sô 35/2007/PL- ƯBTVQHll ngày 21-6-2007 của ủ y ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01-10-2007; 2. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16-7-2012 của ủ y ban thường vụ Quôc hội sửa đổi, bổ sung một sô" điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01-9- 2012. a) Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách m ạng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 (pháp lệnh hiện hành) quy định về đôi tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn. 121
  13. các chê độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tô chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chê độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ (Điều 1). b) Đôi tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 (pháp lệnh hiện hành) bao gồm: “1. Người có công với cách mạng: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 1) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công giúp đỡ cách mạng. 2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này” (Điều 2). c) Chê độ ưu đãi: Các chê độ ưu đãi người có công vói cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp vối điêu kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. - Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ” (Điểu 3). 122
  14. - Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đôi tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: (1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần; (2) Bảo hiểm y tê; (3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; (4) Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, th ân nhân liệt sĩ có khó khăn vê nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng; (5) Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sỏ giáo dục thuộc hệ thông giáo dục quốc dân đến trìn h độ đại học; (6) Chính phủ quy định cụ thể thòi điểm hưởng, mức hưởng và các chê độ ưu đãi tại Điều này (Điều 4). 2. Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 (Pháp lệnh hiện hành) Để ghi nhớ công lao to lớn của các Bà mẹ Việt Nam đã có nhiều công hiến, hy sinh cho Tổ quổc; Để phát huy và giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều công hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quô'c và làm nghĩa vụ quôc tế (Điều 1). 123
  15. IV. cụ THỂ HÓA QUYỂN CON NGƯỜI TRONG LĨNH Vực XẢ HỘI TẠI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1. Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (Luật hiện hành) • • • • Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp qua các thời kỳ. Để tổ chức thực hiện chính sách này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt với sự ra đời của Luật bảo hiểm xã hội (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29-6-2006) đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chê độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngưòi lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quôc tế. Sau sáu năm thực hiện, L uật bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sông, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Quá trình triển khai thực hiện Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 là cơ sở pháp lý thực hiện công tác bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội đã có tác dụng nhất định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. 124
  16. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chính sách, chê độ bảo hiểm xã hội cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần th iêt phải sửa đổi, bổ sung toàn diện, đáp ứng yêu cầu cơ chê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), cụ thể hóa quy định Hiến pháp năm 2013, bảo đảm phù hợp với hệ thông pháp luật Việt Nam, đồng thời, phải đi trước đón đầu các quy định mới sẽ được các luật khác sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013. 2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Luật hiện hành) Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 gồm Phần mở đầu, năm chương và 60 điều. So với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tăng thêm 34 điều. a) Chương I. N hữ ng quy định chung gồm 10 điều. Nội dung của Chương này quy định về trẻ em; phạm vi điểu chỉnh, đôi tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; không phân biệt đôi xử với trẻ em; trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; thực hiện quyển của trẻ em; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và hợp tác quốc tê về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Như vậy, ngoài những điều quy định có tính bắt buộc của văn bản luật (Điều 1. Trẻ em; Điều 2. Phạm vi điểu chỉnh, 125
  17. đối tượng áp dụng, Điểu 3. Giải thích từ ngữ), trong Chương I của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 dành những điều quy định vê nguyên tắc cơ bản của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em, Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chãm sóc và giáo dục trẻ em, Điểu 6. Thực hiện quyền của trẻ em). Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, đó chỉ là 10 nhóm hành vi mang tính đặc thù đối vói việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mặc dù những hành vi khác làm tổn hại đến quyển và lợi ích hợp pháp của trẻ em không quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật. Nội dung quản lý nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng về quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Nghị định sô" 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ1. Xuất p h át từ phạm vi bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em rấ t rộng, Điều 8 L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước 1. Nghị định này đã hết hiệu lực, hiện nay là N ghị định sô 36/2012/NĐ-CP ngày 18-4-2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 126
  18. của ủ y ban Dân số, Gia đình và Trẻ em' vể bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là giúp Chính phủ thực hiện thống n h ất quản lý nhà nước và chủ trì phôi hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quy định về nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và nội dung, hình thức hợp tác quôc tê vê bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. b) Chương II. Các quyền cơ bản và bôn phận của trẻ em gồm 12 điểu. Nội dung của Chương này quy định 10 nhóm quyển cơ bản của trẻ em (quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền sổng chung với cha mẹ; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, th ân thể, nhân phẩm và danh dự; quyển được chăm sóc sức khỏe; quyền được học tập; quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; quyển có tài sản; quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội). Các bổn phận của trẻ em và những việc trẻ em không được làm được quy định th àn h từng điều riêng. Trẻ em cũng là công dân và trẻ em có các quyển, nghĩa vụ của công dân được Hiên pháp, pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về quyển trẻ em năm 1989 công nhận và tạo điểu kiện đê trẻ em thực hiện. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định 10 1. ủ y ban này đa giải thể, chức năng, nhiệm vụ của ủ y ban này nay thuộc Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. 127
  19. nhóm quyền cơ bản nhất, đặc trưng nhất đối với trẻ em và quy định hết sức ngắn gọn, cụ thể để trẻ em dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện trong thực tiễn. Ngày nay, các quyển cơ bản của trẻ em được đặt lên ở mức cao hơn và khơi dậy tính năng động và chủ động của trẻ em trong việc thực hiện quyền. Quy định vê bổn phận của trẻ em nhằm giáo dục trẻ em có trách nhiệm và rèn luyện tu dưỡng để hình thành nhân cách của con người. Những việc trẻ em không được làm thực chất là những điểu nghiêm cấm, nhưng được thể hiện mềm hơn, mang tính khuyên răn, giáo dục đối với trẻ em. Tất nhiên, trẻ em là công dân, nên trẻ em cũng phải tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. c) Chương III. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm 17 điểu. Nội dung của Chương này quy định trách nhiệm của từng chủ thể là gia đình, Nhà nưốc và xã hội trong việc bảo đảm điều kiện cho trẻ em được hưởng 10 nhóm quyền cơ bản. Đồng thời, quy định vê trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; trách nhiệm của M ặt trận Tổ quôc Việt Nam và các tô chức th àn h viên của M ặt trận; trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền; trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật; trách nhiệm của Nhà nước; bảo trợ các hoạt động vi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quỹ bảo trợ trẻ em. Do trẻ em còn non nớt vê thể chất và tinh thần, chưa thể tự thực hiện các quyền của mình, nên quyền của trẻ 128
  20. em làm phát sinh trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội. Đây là đặc điểm quan trọng nhất, đặc thù nhất của L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Các quy định cụ thể về trách nhiệm của từng chủ thể trong việc bảo đảm cho trẻ em được hưởng 10 nhóm quyền cơ bản là chặt chẽ, lôgích, phù hợp và khả thi đối với vai trò, chức năng của từng chủ thể, nhưng không làm giảm vai trò của trẻ em với tư cách là chủ thể của các quyền. L uật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 dành bôn điều quy định vê trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, tham gia trợ giúp trẻ em, xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn. Đồng thời, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Quỹ bảo trợ trẻ em. d) Chương IV. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm 19 điểu. Nội dung của Chương này quy định về chính sách đôi với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; việc th àn h lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em; các biện pháp trợ giúp đốì với từng đốì tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các quy định này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo cơ sở pháp lý để huy động toàn xã hội và phát huy truyền thông của dân tộc ta trong việc phòng 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2