intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm Triết học về phật giáo - 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều tức là một. Một là tất cả. Tất cả là một. Tóm lại thế giới quan Phật giáo là thế giới quan nhân duyên. Tất cả sự vật có danh có tướng, có thể nhận thức được, ý niệm được. Cảm giác được hay dùng ngôn ngữ luận bàn, được đều được Phật gọi là pháp. Các pháp đều thuộc một giới gọi là Pháp giới. Bản tính của pháp giới là các pháp duyên khởi ra nhau. Tính ấy là tính của pháp giới nên gọi là pháp giới tính. Do pháp giới tính là bản tính của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm Triết học về phật giáo - 2

  1. Nhiều tức là một. Một là tất cả. Tất cả là một. Tóm lại thế giới quan Phật giáo là thế giới quan nhân duyên. Tất cả sự vật có danh có tướng, có thể nhận thức được, ý niệm đ ược. Cảm giác được hay d ùng ngôn ngữ lu ận bàn, được đều đ ược Phật gọi là pháp. Các pháp đều thuộc một giới gọi là Pháp giới. Bản tính của pháp giới là các pháp duyên khởi ra nhau. Tính ấy là tính của pháp giới nên gọi là pháp giới tính. Do pháp giới tính là bản tính của các pháp nên gọi là chân, vì vậy pháp giới tính còn gọi là chân như tính. Giác ngộ đư ợc chân như tính thì gọi là tự giác, nhưng th ế th ì chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về pháp giới tính vì vậy các nh à tu hành giác ngộ được bản lai tự tính còn phải vận dụng pháp giới tính vào nhiều trường hợp khác để thấy được cái dụng to lớn của pháp giới tính. Như vậy, người tu hành chỉ khi n ào công hạnh giác tha được viên m•n lúc đó mới chứng thực được toàn thể, toàn dụng của pháp giới tính. Nói một cách khác là chứng được toàn thể của sự vật gồm cả ba vẻ: thể, tư ởng, dụng, chứng đ ược pháp thân. Nhận thức luận Phật giáo. II. 1 . Bản chất, đối tượng của nhận thức luận. Bản chất của nhận thức luận Phật giáo là quá trình khai sáng trí tu ệ. Còn đối tượng của nhận thức luận là vạn vật, là mọi hiện tượng, là cả vũ trụ. Vạn vật là vô thu ỷ vô chung, không có sự vật đầu tiên và không có sự vật cuối cùng. Mọi vật đều liên quan m ật thiết đến nhau. Toàn thể dù lớn đến đâu nếu không 9
  2. có quan hệ với hạt bụi thì cũng không th ành lập đ ược. Để diễn đạt ý trên, một thiền sư đ• dùng hai câu thơ: Càn khôn tận thị mao đầu thư ợng. Nhật nguyệt b ao hàm giới trí trung. Có ngh ĩa là: Trời đất rút lại đầu lông nhỏ xíu. Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng. Như vậy đạo Phật không phân biệt vật chất và tinh thần vì đó chỉ là hai trạng thái của tâm, của năng lượng khi ở thể tiềm tàng. Sau khi đ• tìm hiểu về sự vật, hiện tượng chúng ta sẽ tìm hiểu cái tâm trong đạo Ph ật để thấy đ ược quan niệm của đạo Phật về tâm và vật. Thông thường người ta cho rằng đạo Phật là duy tâm vì trong kinh ph ật có câu ”Nh ất thiết duy tâm tạo “ . Nhưng chữ “ duy tâm “ ở đây không phải là duy tâm trong triết học Tây Phương nên ta không th ể nhận định như trên. Chữ tâm trong đạo Ph ật có nghĩa là một năng lượng, nó làm bản thể cho tất cả mọi hiện tượng tâm lý, cho mọi hiện h ành. Bản thể là cái chất, là cội gốc của vạn vật. Khi ta phân tích, chia chẻ một vật đến một phần tử nhỏ nhiệm nhất, đến phần cuối cùng thì phần tử ấy là b ản thể mà ở đ ây cũng có vật có chất n ên đâu đâu cũng thấy có bản thể, vì vậy tâm cũng lại là to lớn vô biên. Những tình cảm, ý thức phát sinh phải nương vào hiện tượng sinh lý, vật lý. Nói nương nhau đ ể phát sinh chứ không phải các hiện tượng sinh lý, vật lý sinh ra các h iện tượng tâm lý. 10
  3. Hiểu như vậy thì thấy rõ không phải tâm sinh vật hay vật sinh tâm. Những hiện tượng sinh lý vật lý và những hiện tượn g tâm lý ấy chỉ tương sinh tương thành. Quy trình, con đường và phương pháp nhận thức. 2. Sự nhận thức phát triển theo hai con đường tư trào: Hường nội và hướng ngoại. Ph ật giáo thường quan tâm đến tư trào hướng nội tức là mỗi người tự chiêm nghiệm suy nghĩ của bản thân. Có hai phương pháp để nhận thức là : Tiệm ngộ : là sự giác ngộ, nhận thức một các dần dần, có tính chất là “ trí hữu sư”. Đốn ngộ : là sự giác ngộ bột phát, b ùng nổ có tính chất là “ trí vô sư “. Với hai phương pháp ấy sự nhận thức Phật giáo được chia làm hai gia đoạn: Giai đoạn một là từ tuỳ giác đến thể nhập. Nhận thức bắt đầu từ cảm giác và phụ thuộc vào cảm giác đưa lại. Kết quả là con ngư ời biết được cái tiếp xúc giữa thế giới khách quan và giác quan của con ngư ời và từ sự tiếp xúc này tạo nên yếu tố” thọ “ trong ngũ uẩn. Theo nhà Phật nói chữ thọ ở đây là sự tiếp xúc của sáu căn với sáu trần tạo n ên yếu tố thọ. Căn cứ ở đây là những khả năng nhận thức của các giác quan. Trần là loại kích thích từ thế giới b ên ngoài. Nếu kích thích tương ứng với các căn thì con ngư ời có cảm giác. Sáu căn là : nhăn, nh ỉ, tù, thiệt, thân, ý. Sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. “ Thọ”, cho chúng ta nhận biết được những hiện tượng riêng lẻ, những cái bề ngo ài, ngẫu nhiên. Trong m ột số trường hợp khác gọi đó là kinh nghiệm. Từ những tri thức cảm tính kinh nghiệm nêu trên, con người sẽ đ i sâu đ ể nhập vào b ản thể của sự vật để biết được cái b ên trong, bản chất đó là tri thức định lý. 11
  4. Giai đoạn hai sự nhận thức đi từ cái tâm tại đến cái tâm siêu th ể. Từ kết quả của giai đoạn trước , con người bắt được cái tâm tính của những sự vật hữu h ình tái th ế và đ ặc biệt là cái tâm ở trong mỗi con người và nâng lên đ ể nắm đ ược cái tâm siêu thoát, cái tâm trung. Để đạt được sự nhận thức đó thì có nhiều phương pháp song hai phương pháp sau: Tam học và Tam huệ là ch ủ yếu. Tam học là giới, định, tuệ. Giới: Gồm có nhứng ph ương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng n gày của con người sống theo đạo, thích hợp với đạo là luôn hướng về thiện. Định: là đình ch ỉ mọi tư tưởng xấu, ý nghĩ xấu và còn là tập trung tư tưởng suy nghĩ để làm mọi việc yên lành. Tu ệ: là trí tụê sáng suốt, đ• thấu đư ợc lý vô thường, vô ng•, do đó chỉ nghĩ đ ến làm việc thiện, mưu lợi cho chúng sinh. Tam huệ: là văn, tu, tư. Văn: là nghe pháp phật, hiểu rõ ý nghĩa, quan niệm được bản tính thanh tịnh, sáng suốt của mình, do đó mà có một lòng tin vững chắc nơi Phật pháp. Tư : là suy nghĩ về các pháp Phật đ• nghe được, học đư ợc đi đến giác ngộ bản lai tư tính của mình. Tu: là nương theo trí tu ệ, bắt đầu trực nhận được bản tính chân như, mà tụ tập gột rửa những thói quen mà lầm từ nhiều kiếp để lại đi đến nhập với một pháp giới tính. Các phương pháp trên đ• phá tan các kiến chấp sai lầm chấp ng•, chấp pháp để đi đ ến trung đạo và nhận rõ trung đ ạo là chẳng có, chẳng không. Với nhận thức như 12
  5. th ế, người tu hành sẽ đư ợc sống trong sự giải thoát, sinh tử luân hồi sẽ không còn nữa. Nhân sinh quan Phật giáo. III. Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ng• bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan. ở đây chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi: Con người là gì ? Từ đâu mà sinh ra? Chết rồi đi đâu ? – Vị trí của con người trong Đạo Phật. Quan niệm của Phật về các vấn đề:bình đ ẳng, tự do, dân chủ.... – Có phải cuộc sống chỉ toàn là đau khổ ? và vấn đề giải thoát trong Đạo Phật – là gì ? Trước khi trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích Tứ diệu đế vì đ ây là giáo lý kinh điển của Phật giáo bao quát toàn bộ các vấn đề trên. 1 . Tứ diệu đế: Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế, là bài thuyết pháp đầu tiên của Ph ật sau khi thành đạo tại vườn Lộc gi• cho năm từ khưu trước kia đi theo Phật. Tứ đế là đ ạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật. Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Khổ đế: a. Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy vì sao mà khổ , phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. 13
  6. Nói như th ế có người hiểu lầm cho rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ to àn là khổ, và đ ạo Phật là đ ạo yếm thế. Thực ra, đạo Phật nhìn cuộc đời một cách khách quan, không ru n gười ta vào một giấc m ơ Niết Bàn hay cực lạc và cũng không làm cho người ta sợ h•i, chán nản bởi những đau khổ trong cuộc sống. Phật chỉ cho chúng ta nhận thức sự vật, cuộc đời theo chân tư ớng của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đ i đến giải thoát. Danh từ Dukkha của tiếng Xantít ta thường dịch là khổ là chưa th ật hết nghĩa nên m ới dẫn đến những hiểu lầm trên. Trong phép tướng duy thức có nói đến ba loại thụ: khổ thụ, lạc thụ, xả thụ. Như vậy không ph ải chỉ có khổ thụ m à còn có lạc thụ. Đối với cảnh nghịch sinh ra khổ thụ nhưng đối với cảnh thuận th ì sinh ra lạc thú. Các cảnh có thể làm cho người ta vui hoặc khổ hoặc không vui, không khổ. Đạo phật không phủ nhận những cảm giác vui (lạc thú ) của cuộc đời mà còn phân tích ra nhiều hình th ức vui. Nhưng những cái vui ấy, cũng như những cái khổ ấy đều bao gồm trong danh từ Dukkha, vì những cái vui, cũng như những cái khổ ấy đều là vô thường hư giả. Dù người tu hành chứng được những trạng thái thiền định cao siêu thì những lạc thú siêu thoát ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy ch ưa thoát khỏi tam giới vô thường, h ư giả. Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt là diệt cái Dukkha ấy chứ không phải là tránh khổ, tìm vui như th ế gian thường hiểu, thường lầm. Theo cách phân tích khác Ph ật chia cái khổ ra làm 8 loại: 1 , Sinh khổ: Đ• có sinh là có khổ vì đ• sinh nh ất định có diệt, bị luật vô thường chi phối nên khổ. 14
  7. 2 , L•o khổ: người ta mong muốn trẻ m•i nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến. Cái già vào m ắt thì m ắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da, xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho ngư ời ta phiền n•o. 3 , Bệnh Khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân th ể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ. 4 , Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết. Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân n ào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nh ất của mình thì khi chết thì phiền n•o vô cùng. 5 , Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích, mong cầu h ết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được th ì phiền n•o, khi cầu được rồi th ì ph ải lo giữ nó, nếu nó mất đi th ì lại luyến tiếc. 6 , ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly. 7 , Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình. 8 , Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Ngũ ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ luân hồi trong vô lượng kiếp. Tập đế: b. Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ. Những n guyên nhân đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta. Nguyên nhân thì có nhiều nh ưng có th ể tóm lại như sau: 1. Tham lam. Giận dữ. 2. 3. Si mê. 15
  8. Kiêu mạn. 4. Nghi ngờ. 5. Thân kiến ( tưởng thân thể là thực có là trường tồn). 6. Biên kiến ( sự hiểu biết một mặt như ch ấp đoạn, chấp thưởng ). 7. Tà kiến ( sự hiểu biết không đúng ). 8. Kiến thử ( chấp trí hiểu biết của riêng mình là đúng). 9. Giới cấm tu ( tu hành không chính đạo ). 10. Ba nguyên nhân chính ( tham, sân, si) Phật còn gọi là tam độc, là nguồn gốc của mọi sự khổ. Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh được thể hiện trong công thức sau: Nghiệp ái dục + Vô minh ––––> Sự khổ. ái dục: là tham ái, yêu thích do cảm thụ đi đến suy đắm trước những cảnh yêu thích, vừa lòng, chán ghét cảnh trái ý. Vì say đắm với những cảnh nên rong ruổi theo cảnh, bám lấy cảnh h ình thành nên tham vọng và ước muốn. Vô minh: là mê lầm, không sáng suốt. Đối với những hiện tượng trụ không nhận rõ chân tướng, thực tướng của nó là sự chuyển biến không ngừng, là vô thường m à lại lầm tư ởng các hiện tượng đó là thực có, là thường còn. Vô minh che lấp ta không nhận thấy được chân tâm m à luôn luôn ch ạy theo vọng tâm, làm ta th ấy có thân, có cảnh, có ta, có người của ta và thấy quý thân ta, không quan tâm đến người sống quanh ta. Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói ý n ên Phật gọi là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2