intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm Triết học về phật giáo - 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

236
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'quan điểm triết học về phật giáo - 1', khoa học xã hội, chính trị - triết học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm Triết học về phật giáo - 1

  1. Triết học phật giáo I. Thế giới quan Phật giáo. Th ế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ b ản: thuyết vô thường, thuyết vô ng•, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi. 1 . Thuyết vô thư ờng. Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, b ất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng. Sự chuyển b iến ấy diễn ra dưới hai hình thức. Một là Sátna( Kshana ) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong a) một thời gian hết sức ngắn, ngắn h ơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chu yển biến vừa khởi lên đã chấm dứt. Phật dùng danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn. Hai là: Nhất kỳ vô thường. Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự vô b) thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường là ta không nh ận ra m à kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai. Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang một trạng thái m ới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Th ành - Trụ - Hoại - Không. Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, th ành, ho ại, không. Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt. 1
  2. Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, một cây có th ể trụ hàng ngàn năm, một sinh vật có th ể trụ được hàng trăm năm, bông hoa phù dung ch ỉ trụ trong một ngày - sớm nở, chiều tàn. Xung quanh ta sự vật chuyển biến không ngừng. Theo luật vô thường, không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt mà từng phút, từng dây, từng Satna, vạn vật sống để mà ch ết và chết để m à sống. Sống, chết tiếp diễn liên tục với nhau bất tận như một vòng tròn. Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng chuyển biến. Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trong tâm ta nổi lên một ý niệm thiện, chỉ trong Satna sau, trong tâm ta đ• có thể khơi lên một ý niệm ác. Tâm ta luôn luôn chuyển biến như thế Phật gọi là tâm phan duyên. Trong kinh Thủ n ăng Nghiệm quyển một Phật gọi cái tâm phan duyên ấy là cái tâm biết cái này, n ghĩ cái khác, cái tâm vọng động do duyên với tiền trần mà có, theo cách trần m à luôn luôn thay đổi, chuyển biến m à không Satna nào ngừng. Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyển biến: Xã hội công xã n gu yên thu ỷ --> Xã hội chiếm hữu nô lệ --> Xã hội phong kiến --> Xã hội tư b ản --> Xã hội XHCN. Đó là quy luật xã hội và cũng không phù hợp với thuyết vô thường của Đạo Phật. Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý phật. Trong th ế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, có những nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đ ổi, không chuyển biến. Nhận 2
  3. thức sai lầm như thế phật giáo gọi là ảo giác hay huyễn giác. Vì nh ận thức thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốn kéo d ài sự sống để hưởng thụ, để thoả m•n mọi dục vọng. Khi luật vô th ường tác động đến bản thân thì sinh ra phiền n•o đau khổ. Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời người n gắn ngủi, phải mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sống gấp, sống vội. Cuộc sống nh ư thế là sống trụy lạc, sa đọa trong vũng bùn của ngũ dục, sống phiền n•o đau khổ trư ớc sự chuyển biến của sự vật, trước sự sinh - trụ, dị diệt, trước sự th ành, trụ hoại không nó diễn ra hàng ngày. 2 . Thuyết vô ngã. Từ thuyết vô thường. Phật nói sang vô ng•. Vô ng• là không có cái ta. Thực ra làm gì cũng có cái ta trư ờng tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ, từng Satna. Một câu hỏi được đặt ra vậy cái ta ở giây phút n ào là cái ta chân thực, cái ta bất biến ? Cái ta mà Phật nói trong thuyết vô ng• gồm có hai phần: Cái ta sinh tức thân. Cái ta tâm lý tức tâm. Theo kinh Trung Quốc Ah àm, cái ta sinh lý ch ỉ là kết hợp của bốn yếu tố của bốn đ ại là: đ ịa , thuỷ, hoả , phong. Địa đại là cái đặc cứng như tóc, răng, móng chân, móng tay, da , thịt, các cơ, xương, tủy, tim gan, thận,... Thủy đại là những chất lỏng như mật ở trong gan, máu, mồ hôi, bạch huyết, nước mắt,... 3
  4. Hoả đại là những rung động của cơ thể như hơi thở, chất h ơi ở trong dạ dầy, ở ruột. Những thứ đó không phải là ta, ta không ph ải là nhưng thứ đó, những thứ đó không thuộc về ta. Cái mà ta gọi là cái ta sinh lý ch ỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp của da thịt, cũng nh ư cái mà ta gọi là túp lều chỉ khoảng không gian giới hạn bởi gỗ, tranh, bùn đ ể trát vách m à thôi. Tứ đại ( địa, thuỷ, hoả, phong) n êu trên thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là của ta. Vậy thực sự nó là của ai ? Vả lại khi bốn yếu tố này rời nhau trở về thể của nó thì không có gì ở lại để có thể gọi là cái ta được nữa. Cho n ên cái mà ra gọi là cái ta sinh lý chỉ là một giả tưởng, một nhất hợp sinh lý m à thôi. Còn cái ta tâm lý gồm : thụ, tưởng, hành, thức. Bốn ấm n ày cùng với sắc ấm che lấp trí tu ệ làm cho ta không nh ận thấy đư ợc cái ta chân thực cái ta Phật tính, cái chân n g• của chúng ta. Cái chân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng, là sự kết h ợp của thất tỉnh: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái , nỗ, dục. Thuyết vô ng• làm cho ngư ời ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời n ày qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng tế linh hồn là hành đ ộng của sự mê tín. Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa vào sức m ạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là thường còn, b ất b iến. Còn đối với những người bị h à hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu 4
  5. d ẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số mệnh, hy vọng làm lại cuộc đời ở kiếp sau. Hai thuyết vô thường, vô ng• là hai thuyết cơ b ản trong giáo lý Phật. Chấp ng• chấp có cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử sinh ra đau khổ cho con người. Căn cứ trên hai thuyết vô th ường và vô ng• Ph ật đ• xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của m ình, hay nói một cách khác một cuộc sống một n gười vì mọi người, mọi người vì một ngư ời. 3 . Thuyết Lý nhân duyên sinh. Với lý nhân duyên sinh Ph ật muốn nói tới một định lý. Theo định lý ấy sự vật vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp m à thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan r•. Nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh. Nh ư cây lúa thì h ạt lúa là nhân, nước, ánh sáng mặt trời, công cày b ừa gieo trồng là duyên. Nhân duyên đó hội họp sinh ra cây lúa. Tất cả mọi hiện tượng đều n ương nhau mà hành động. Nói n ương nhau có nghĩa là sự vật tác động, kết hợp, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau mà thành. Đó là nhân duyên. Nói về thứ nhân duyên trong kinh Phật có câu: Nhược sử hữu, tắc bỉ hữu. Nhược sử sinh, tắc bỉ sinh. Nhược thử vô, tắc bỉ vô. Nhược thử diệt, tắc bỉ diệt. Có ngh ĩa là: Cái này có thì cái kia có. 5
  6. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này không thì cái kia không. Cái này diệt, thì cái kia diệt. Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sự liên h ệ mật thiết với nhau, không một pháp n ào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối. Sự vật chỉ “ có “ một cách giả tạo, một cách vô thường. Nhân duyên hội họp thì sự vật là “ có “. Nhân duyên tan d• thì sự vật là “ Không “. Người thế gian không tu dưỡng tưởng lầm sự vật, vạn pháp là thực có, là vĩnh viễn n ên bám giữ vào các pháp vào sự vật ( sinh mệnh, danh vọng, tiền tài...). Nhưng thực ra các pháp là vô thường, là chuyển biến và khi tan d• thì người thế gian thương tiếc, đau khổ. Th ế giới vũ trụ, vạn pháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng trùng điệp đ iệp. Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hoà h ợp m à có, một cáh giả h ợp m à sinh ra. Bởi thế tìm kiếm đến cùng cũng không thấy vạn pháp có “ thủy “ và xét đ ến muôn đời cũng không thấy vạn pháp có “ chung “. Vạn pháp là vô thủy, cái n guyên nhân đầu tiên của các pháp hay cái chung cùng của sự vật. Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật h ình thành là do nhân duyên hoà h ợp, sự vật là hư giả, là giả hợp không có tính tồn tại. Như vậy con ngư ời làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của m ình. Cuộc sống của con người có tươi đẹp hạnh phúc hay phiền n•o đau khổ là đ ều do nhân duyên mà con người tạo ra. Với nhận thức nh ư vậy, con người tìm được một 6
  7. phương thức sống, một cách sống cho ra sống, sống vì hạnh phúc của mọi ngư ời, sống an lạc, tự tại, giải thoát. 4 . Thuyết nhân duyên qu ả báo hay thuyết nhân quả. Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ b ản của giáo lý Phật. Phật chủ trương không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền n ào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật. Sự vật sinh ra là có nhân nguyên nhân. Cái nguyên nhân m ột m ình cũng không tạo ra được sự vật m à phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được. Người ta nói rằng: Trồng đậu được đậu. Trồng dưa được dưa. Nhưng Phật nhấn mạnh: Quả có thể khác nhân sinh ra nó. Quả có thể hơn nhân nếu gặp đủ duyên tốt, trái lại có thể kém nhân nếu gặp duyên xấu. Nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành qu ả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên lại có thể biến th ành nhân rồi để sinh ra quả khác. Sự vật là m ột chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ đứt qu•ng, không bao giờ ngừng. Trong nhân lại có mầm mống của quả sau này nhưng quả không nhất định phải đúng như nhân vì duyên có thể mang lại sự biến đổi cho quả - Đó là thuyết “Bất đ ịnh pháp” trong luật nhân quả. Sự vật là bất định, người tu hành căn cứ vào thuyết n ày mà tu dưỡng và tiến tới trên con đường giải thoát về nhân. Suy rộng ra theo giáo lý Ph ật th ì mỗi ý nghĩ của tâm ta, mỗi hành động của thân ta, mỗi lời nói của chúng ta cũng là những hạt nhân của chúng ta gieo hàng ngày. Những hạt nhân khi gặp đủ duyên sẽ nảy nở thành quả. 7
  8. Theo danh từ Phật học, những hạt nhân này gọi là nghiệp. Gieo nhân tức là gây n ghiệp: ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp. Kết quả đền đáp những h ành động nói trên ph ật gọi là nghiệp báo. Thời gian giữa gieo nhân và hái qu ả có thể dài ngắn khác nhau. Vì vậy có nhân quả đồng thời: Tức là nhân quả nối liền nhau, vừa tạo nhân, qu ả liền phát sinh không phải đợi một thời gian sau mới thành thục. Lại có nhân qu ả dị thời: Tức là nhân tạo ra đời trước, đời sau mới kết thành quả. Người nào gieo nhân, người ấy hái quả, không một h ành động nào, thiện hay ác, dù nhỏ đến đâu, dù ta khôn khéo bưng bít, giấu giếm đến mức nào cũng không thể thoát khỏi cán cân nhân quả. Người học Phật, tu Phật chân chính thấm nhuần thuyết nhân qu ả phải là người có đạo lý, không thể n ào khác được. Với những luận thuyết cơ bản như trên đ• hình thành nên th ề giới quan phật giáo. Ph ật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không ngừng theo quy luật nhân duyên. Một hiện tượng phát sinh không phải là do một nhân m à do nhiều nhân và duyên. Nhân không ph ải tự mà có mà do nhiều nhân duyên đ• có từ trước. Như vậy một hiện tượng có liên quan đ ến tất cả các hiện tư ợng trong vũ trụ. Kinh Hoa Nghiêm có ghi: Nhất tức đa. Đa tức nhất. Nhất tức nhất thiết. Nhất thiết tức nhất. Có ngh ĩa là: Một tức là nhiều. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2