Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
lượt xem 2
download
Bài viết đề cập một số khái niệm cơ bản và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THPT tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp nhằm tạo cơ sở cho các trung tâm này nói riêng, ngành giáo dục nói chung nâng cao hiệu quả công tác “Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông” cho học sinh THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 222-225 ISSN: 2354-0753 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRUNG TÂM KĨ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ Hoàng Trang Email: tranghoangq79@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 25/4/2020 Career guidance is an important part of general education. Implementation of Accepted: 05/5/2020 vocational training is an essential requirement of educational reforms to Published: 25/5/2020 implement educational objectives, principles and content; contribute positively and effectively to the assignment and rational use of human Keywords resources. The paper presents some theoretical issues on the management of manage, vocational vocational education activities for high school students in general, and education, students, general technical - career guidanceenters in particular and proposes some methods of engineering center. vocational education management in these centers to perform good vocational training. The research results are the basis for us to conduct further research on comparing the difference in the management of vocational education activities among vocational schools, professional secondary schools, colleges, universities and other units using human resources with general technical centers - career guidance. 1. Mở đầu Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) đã có những hoạt động nổi bật, góp phần nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho lao động Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam chính là đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, điều chỉnh sự mất cân bằng giữa cung và cầu về nguồn nhân lực (Nguyễn Thị Ngân, 2018). Trong Chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động GDHN hiện hành được thay bằng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018). Các trung tâm kĩ thuật tổng hợp (TTKTTH) - hướng nghiệp có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh (HS) THPT, mở các lớp học bổ túc văn hóa, có sự liên kết với các trường cao đẳng, đại học để đào tạo giáo viên dạy kĩ thuật, dạy nghề cho các trường THPT, THCS. Bài viết đề cập một số khái niệm cơ bản và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động GDHN cho HS THPT tại các TTKTTH - hướng nghiệp nhằm tạo cơ sở cho các trung tâm này nói riêng, ngành giáo dục nói chung nâng cao hiệu quả công tác “Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông” cho HS THPT. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Quản lí Quản lí là hoạt động không thể thiếu trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Từ khi xã hội phát triển và có sự phân công lao động, đã hình thành hoạt động đặc biệt - đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều khiển/điều hành, kiểm tra, điều chỉnh dành cho người đứng đầu của một tổ chức hay một nhóm. Hoạt động đặc biệt đó chính là hoạt động quản lí. Theo quan điểm kinh tế học thì: Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và ít chi phí nhất” (Taylor, 2003). Theo Drucker (1986): Quản lí là một hoạt động khách quan, được xác định thông qua các nhiệm vụ, còn gọi là các nguyên tắc, kỉ luật; chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện văn hóa, giá trị, truyền thống, thói quen của một xã hội nhất định. Trong quản lí, có 03 nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện, đó là: - Nhiệm vụ cụ thể của tổ chức, có thể là doanh nghiệp, bệnh viện hay trường đại học,…; - Giúp cho người lao động đạt được hiệu quả cao trong công việc; - Quản lí các tác động xã hội và trách nhiệm xã hội. Từ các quan niệm khác nhau về quản lí, theo chúng tôi: Quản lí là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong tổ chức, nhằm giúp cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra bằng việc thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 222
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 222-225 ISSN: 2354-0753 2.1.2. Quản lí giáo dục “Quản lí giáo dục” theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp giữa các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ. Quản lí giáo dục được tiếp cận dưới 02 góc độ, đó là góc độ vĩ mô và góc độ vi mô. Ở góc độ vĩ mô, chủ thể quản lí giáo dục là hệ thống các cơ quan quản lí trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của quản lí là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở góc độ vi mô, chủ thể quản lí giáo dục là chủ thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục), đối tượng của quản lí là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào quá trình đó (giáo viên, HS, cơ sở vật chất, tài chính,…). Theo chúng tôi, có thể hiểu: quản lí nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí, giúp nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu của nhà trường, đó là hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội. 2.1.3. Hướng nghiệp Theo Choy và Bradburn (2008): Giáo dục nghề nghiệp được định nghĩa là những ngành chuẩn bị cho sinh viên đi làm trong một khu vực nghề nghiệp cụ thể. GDHN là một trong những hoạt động ý nghĩa, cả về phương diện cá nhân và xã hội, liên quan đến mọi cấp độ và khía cạnh của việc học tập, các vấn đề như quản lí, lao động, đời sống xã hội, chính trị và gia đình (Brewer, 1942). Như vậy, có thể hiểu: hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng tham gia vào lao động ở các ngành nghề, phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân. Theo quan niệm mới, hướng nghiệp là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm mà trong suốt cuộc đời của con người. Mục đích không chỉ giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn vượt qua được khó khăn, thích ứng với một xã hội phát triển, phát huy được năng lực của mình để đạt được thành công, có được cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.1.4. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Quá trình giáo dục nghề nghiệp được tiếp tục diễn ra sau quá trình học tập, hoặc sau khi bắt đầu cuộc sống lao động nhằm nâng cao kiến thức, giúp công dân có được các kĩ năng và phát triển năng lực cá nhân. Theo quan niệm đó, hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông là giai đoạn đầu của giáo dục nghề nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị tâm thế, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cho HS. “Hướng nghiệp trong giáo dục với bản chất là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS phổ thông có kiến thức và khả năng lựa chọn nghề nghiệp, trên cơ sở kết hợp giữa nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” (Bộ GD-ĐT, 2013). Như vậy, đối với trường phổ thông, hướng nghiệp bao gồm một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Bản chất của công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông là một hệ thống điều khiển các động cơ chọn nghề của HS. Hướng nghiệp là một quá trình giáo dục liên tục; công tác hướng nghiệp mang tính xã hội rộng rãi. 2.1.5. Vai trò của công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông Sau khi tốt nghiệp tại các TTKTTH - hướng nghiệp, HS sẽ có bằng trung cấp nghề, có thể theo nghề đã được đào tạo hoặc tiếp tục thi đại học. Trong quá trình học ở trường THPT, HS vẫn được GDHN theo chương trình của Bộ GD-ĐT, do vậy các em hiểu rõ đặc trưng của nghề đang được đào tạo và nhận thức được những nghề phù hợp, các yêu cầu cần chuẩn bị để có thể gắn bó với nghề mà mình thích. Vì tính chất hướng nghiệp tại các TTKTTH - hướng nghiệp khác với các trường THPT nên để quản lí hoạt động GDHN, các nhà quản lí không chỉ quản lí hoạt động giáo dục phổ thông thông thường mà còn quản lí hoạt động giáo dục nghề nghiệp và công tác hướng nghiệp, cần có các bước rà soát, đánh giá năng lực người học để tiếp tục định hướng cho các em lựa chọn ngành nghề phù hợp. Nhân lực được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Công cuộc phát triển KT-XH đặt ra yêu cầu nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người lao động mới, có khả năng làm chủ được khoa học - công nghệ hiện đại. Chất lượng giáo dục cần hướng vào “phát triển con người”, “phát triển nguồn nhân lực”, hình thành những năng lực cơ bản mà xã hội yêu cầu (Bộ GD-ĐT, 2013). Vấn đề phân luồng mạnh sau THCS, THPT phải tiếp cận nghề nghiệp, hình thành trong nhận thức của HS, giúp các em nhận biết rõ về xu hướng nghề nghiệp; có thể gắn những đặc điểm riêng của bản thân về thể chất, tâm lí, năng lực của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Quản lí hoạt động GDHN cho HS THPT giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai, phát huy được sở trường của mình. GDHN là bước đi đầu tiên để HS THPT hình dung các 223
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 222-225 ISSN: 2354-0753 cơ hội việc làm sau này, khác với các trường THPT, HS ngay từ khi vào học tại các TTKTTH - hướng nghiệp sẽ được tư vấn và lựa chọn một nghề để học với trình độ trung cấp song song với chương trình phổ thông. 2.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Mục tiêu của hoạt động GDHN cho HS THPT tại các TTKTTH - hướng nghiệp nhằm hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề cho HS dựa trên sự phù hợp giữa năng lực cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội, cụ thể: - Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; biết cách tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp; nắm được những thông tin cơ bản về định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước và khu vực. - Về kĩ năng: Tự đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính của bản thân, điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp; tìm kiếm được thông tin tuyển dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề; lựa chọn và xây dựng kế hoạch phát triển bản thân. - Về thái độ: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường để lĩnh hội kiến thức, tự tin thực hiện kế hoạch của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. 2.3. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hoạt động GDHN cho HS THPT tại các TTKTTH - hướng nghiệp có những ý nghĩa sau: - Ý nghĩa giáo dục: GDHN góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo ở trường phổ thông, trang bị cho HS kiến thức về các ngành nghề trong xã hội, góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Như vậy, quá trình hướng nghiệp ở các trường THPT không những giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp mà còn hướng cho HS lựa chọn nghề ngành trong tương lai. - Ý nghĩa chính trị: Công tác GDHN có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong GDHN, việc tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội luôn được coi là vấn đề trọng tâm để HS được tiếp cận và định hướng nghề nghiệp. Hoạt động GDHN có hiệu quả sẽ tạo ra những thế hệ trẻ có phẩm chất và năng lực xây dựng đất nước, những con người lao động mới. - Ý nghĩa xã hội: Thông qua GDHN, HS được làm quen với những ngành nghề cơ bản trong xã hội, ngành nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, ngành nghề cần thiết ở địa phương. Đồng thời, HS cần nắm được yêu cầu của từng ngành nghề, những điều kiện cần thiết khi chọn nghề. Việc chọn nghề đúng sẽ không lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển đất nước. Hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động trong xã hội, tạo ra sự cân bằng nguồn nhân lực, khắc phục tình trạng một bộ phận nguồn nhân lực không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định gây ra các hiện tượng lãng phí nguồn lực. - Ý nghĩa kinh tế: Để bảo đảm ý nghĩa kinh tế, các trường cần gắn mục tiêu đào tạo với mục tiêu phát triển KT-XH của cả nước và địa phương. Sự phân công lao động hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hướng nghiệp tốt cũng đồng nghĩa với việc cung cấp nguồn nhân lực cân đối và chất lượng, hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho người học được chọn nghề phù hợp, từ đó nỗ lực năng lực, cố gắng vươn lên, sáng tạo trong công việc để đạt hiệu quả tốt nhất. 2.4. Đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp 2.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp Lập kế hoạch tổ chức hoạt động GDHN cho HS THPT bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động, xác định những điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động GDHN. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN giúp các nhà quản lí tập trung vào mục tiêu hoạt động, dự kiến trước những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn nhân lực; đồng thời giúp nhà quản lí dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN và hiệu quả của hoạt động. 2.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Tổ chức cơ cấu: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lí hoạt động GDHN hoặc bộ máy quản lí hoạt động GDHN theo các bộ phận khác nhau và xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận. Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức cần: - Xác định rõ nhiệm vụ và chức năng của hoạt động GDHN là nhằm phân luồng HS; - Nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động GDHN với các hoạt động khác; - Xác định những hoạt động quan trọng, cần thiết để đạt được mục đích và hiệu quả của hoạt động GDHN. 224
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 222-225 ISSN: 2354-0753 - Tổ chức quá trình: Thiết kế quá trình quản lí hoạt động GDHN, làm cho cơ cấu tổ chức quản lí có thể vận hành được trong thực tế thông qua việc xây dựng nội quy, quy chế phối hợp, tạo mối liên hệ giữa các bộ phận tham gia thực hiện hoạt động GDHN cho HS tại đơn vị. - Tổ chức nhân sự: Xác định số lượng giáo viên, các bộ phận tham gia vào hoạt động GDHN. Chức danh cho các bộ phận, tổ chức hoạt động GDHN. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Một trong những khâu quan trọng của việc quản lí hoạt động GDHN là chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN của nhà trường. Việc cụ thể hóa kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời điểm nhất định và thực hiện kế hoạch đến đâu, hiệu quả ra sao đều phụ thuộc vào công tác chỉ đạo, chương trình hoạt động của lãnh đạo nhà trường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN có thể có những tình huống ngoài dự kiến, cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt mục tiêu. 2.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lí hoạt động GDHN của HS. Đánh giá cần thực hiện thường xuyên trong suốt cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của giai đoạn tiếp theo với yêu cầu giáo dục cao hơn, chất lượng mới hơn. Để hoạt động GDHN cho HS đạt hiệu quả cao, các nhà quản lí cần bám sát mục tiêu đã đề ra, xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN. Trong công tác kiểm tra, đánh giá, cần được thực hiện một cách thường xuyên và phối hợp tốt giữa các phương pháp: Đánh giá qua việc theo dõi các bảng biểu báo cáo định kì về nề nếp học tập của HS, hoạt động giảng dạy của giáo viên,… để có ý kiến chỉ đạo kịp thời; Đánh giá một cách thường xuyên và theo định kì hàng tuần, hàng tháng để rút kinh nghiệm về những gì đã và chưa làm được, những sai sót cần khắc phục; Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời khắc phục những thiếu sót, đưa ra biện pháp phù hợp trong quá trình thực hiện hoạt động GDHN. 3. Kết luận Nghiên cứu thông qua phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa đã tập trung vào việc làm rõ các vấn đề lí luận về quản lí hoạt động GDHN cho HS THPT tại các TTKTTH - hướng nghiệp: vai trò của quản lí hoạt động GDHN cho HS THPT; các khái niệm liên quan; mục tiêu, ý nghĩa, nội dung GDHN và cách thức quản lí hoạt động GDHN cho HS THPT tại các TTKTTH - hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho HS THPT. Hướng nghiệp được tiến hành qua 04 giai đoạn: giáo dục, tư vấn, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở 02 giai đoạn đầu là ở trường phổ thông, còn 2 giai đoạn cuối là của trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các đơn vị sử dụng nhân lực. Bài viết là cơ sở để nghiên cứu, so sánh sự khác nhau trong quản lí hoạt động GDHN giữa các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các TTKTTH - hướng nghiệp. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Tài liệu tham khảo Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ GD-ĐT (2013). Tài liệu tập huấn đổi mới Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Brewer, J. M. (1942). History of vocational guidance: Origins and early development. New York, NY, US: Harper & Brothers. Choy, S.P., Bradburn, E.M. (2008). Ten Years After College: Comparing the Employment Experiences of 1992-93 Bachelor’s Degree Recipients With Academic and Career-Oriented Majors (NCES 2008-155). Drucker, P.F. (1986). Management-Tasks, Responsibilities, Practices. Truman Talley Books. European Commission. (n.d.). EU policy in the field of vocational education and training. Nguyễn Thị Ngân (2018). Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Tạp chí Giáo dục, số 434, tr 1-6. Taylor, F. (2003). Scientific Management. Routledge. Wolf, A. (2011). Review of Vocational Education - The Wolf Report. In Bis (Issue March, p. 196). 225
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 213 | 29
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh tại các trường tiểu học công lập Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 139 | 10
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường tiểu học quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 148 | 8
-
Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trường trung học phổ thông
4 p | 82 | 8
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 133 | 8
-
Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
7 p | 68 | 7
-
Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
5 p | 96 | 7
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 96 | 7
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 88 | 6
-
Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
6 p | 61 | 6
-
Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ở trường đại học - nội dung và những yếu tố ảnh hưởng
5 p | 84 | 5
-
Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
7 p | 60 | 4
-
Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
7 p | 105 | 4
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
5 p | 81 | 4
-
Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
6 p | 53 | 3
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
4 p | 115 | 3
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
5 p | 70 | 2
-
Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn