Quản lí thương hiệu
lượt xem 102
download
Quản lý thương hiệu (Brand Management - BM) và Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM) là hai vấn đề lớn của một công ty. Chúng ta thường thấy hai công việc này do các phòng ban và những nhân viên khác nhau thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lí thương hiệu
- UẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU - HAI TRONG MỘT? Quản lý thương hiệu (Brand Management - BM) và Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM) là hai vấn đề lớn của một công ty. Chúng ta thường thấy hai công việc này do các phòng ban và những nhân viên khác nhau thực hiện. Vậy chúng có gì giống nhau và khác nhau? Và liệu chúng ta có thể tích hợp hai bộ phận này làm một? Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều những khái niệm khác nhau về thương hiệu (brand), thậm chí còn nhiều quan niệm lẫn lộn giữa thương hiệu và nhãn hiệu (trade mark). Có quan điểm cho rằng "Thương hiệu là tên hay một biểu tượng dùng để nhận biết và phân biệt với các tên hoặc sản phẩm khác trên thị trường". Cách định nghĩa này gần giống với Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ ("thương hiệu là tên, từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay tổng hợp của tất cả các yếu tố trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm và dịch vụ đó đối với các đối thủ cạnh tranh") và rất dễ gây nhầm lẫn với định nghĩa về nhãn hiệu của Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế ("nhãn hiệu là bất kỳ một chữ, một cái tên, hay một biểu tượng, một câu khẩu hiệu, một thiết kế mẫu mã hoặc sự phối hợp của những yếu tố này khi được dùng để nhận biết và phân biệt một sản phẩm trên thị trường"). Bên cạnh đó, định nghĩa về thương hiệu do Microsoft đưa ra tương đối ngắn gọn: "Thương hiệu là một vị trí riêng biệt mà chúng ta có được trong tâm trí của khách hàng, không chỉ là một cái tên hay một logo và mạnh nhất khi có sự cam kết về tình cảm". Cũng như thương hiệu, các khái niệm về CRM rất khác nhau và có thể tạm chia ra thành ba trường phái chính: Định nghĩa CRM hướng vào công nghệ, định nghĩa CRM hướng vào vòng đời khách hàng và định nghĩa CRM hướng vào chiến lược.
- CRM hướng vào công nghệ cho thấy nhu cầu của các nhà sản xuất phần mềm trong việc định vị một sản phẩm cụ thể của họ, thường là tự động hóa một phần của CRM. Những định nghĩa theo xu hướng này thường bao hàm việc sử dụng công nghệ. Và theo đó, CRM gần như đồng nghĩa với công nghệ (phần mềm CRM). Tuy nhiên, trường phái định nghĩa hướng vào vòng đời khách hàng lại quan niệm CRM là khả năng giao dịch với khách hàng một cách liên tục trong suốt vòng đời của khách hàng. Còn trường phái hướng vào chiến lược định nghĩa CRM là một chiến lược kinh doanh nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài bằng cách mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, từ đó đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Cho dù các cách định nghĩa về Thương hiệu (hay Quản lý quan hệ khách hàng) còn rất khác nhau và còn nhiều tranh cãi nhưng khi xem xét bản chất công việc của BM (hay CRM) thì chúng ta lại tìm thấy sự thống nhất. Chúng ta cùng so sánh BM và CRM để thấy rõ hơn bản chất công việc của hai chiến lược này. Về cơ bản, CRM và BM là không giống nhau: BM CRM Giúp khách hàng thấy được Tập trung vào việc quản lý công ty và/hoặc sản phẩm quan hệ với các khách của công ty đại diện cho hàng nhằm tăng lợi nhuận; Các vấn đề thu hút, xây cái gì; Tất cả các hoạt động của dựng, phát triển và duy trì công ty phải thể hiện sự quan hệ trong vòng đời nhất quán; khách hàng là những chủ Giá trị của thương hiệu đề chính trong các chương được hình thành theo thời trình CRM;
- gian nhưng công ty cần xác CRM hoạt động dựa vào định được giá trị đó ngay từ dữ liệu; trong thiết kế chi tiết ban Dữ liệu về khách hàng đầu; được sử dụng một cách tối Hầu như toàn bộ nỗ lực đa để hiểu được hành vi của công ty là nhằm định rõ của khách hàng đồng thời dấu ấn của thương hiệu, định hướng cho các nghĩa là xác định giá trị của chương trình đối thoại phù công ty hay giá trị của sản hợp với khách hàng; phẩm và sự phù hợp của CRM tác động đến tất cả những giá trị đó với khách các bộ phận, phòng ban của công ty. Bởi vậy các hàng; Các đặc điểm, phong thái quá trình kinh doanh nên cũng như cách thức của tập trung từ trung tâm và sản phẩm, dịch vụ tại tất lan tỏa ra các kênh phân cả các kênh tiếp xúc với phối – nơi tiếp xúc trực khách hàng cần phải được tiếp với khách hàng. xác định thông qua chính thương hiệu chứ không phải bất kỳ một hình thức nào khác. Nhưng chúng không thể tách rời, luôn hỗ trợ lẫn nhau. Ta có thể mô tả mối quan hệ của BM và CRM như sau: Trong khi CRM được coi là yếu tố “cứng”, tương đối cụ thể thì BM lại “mềm” hơn, linh hoạt và có tính trừu tượng hơn. BM giải quyết các vấn đề về giá trị (values), các thái độ (attitudes), hình ảnh của tổ chức (images), các từ ngữ (words) và sự sáng tạo (creatives). Còn CRM thì làm việc với các vấn đề như dữ liệu và phân tích dữ liệu, tổ chức và văn hoá, các quá trình kinh doanh, công nghệ và các chuẩn mực.
- BM gắn với các nhu cầu và tâm lý của khách hàng với các đặc trưng của hàng hoá, dịch vụ của công ty, còn CRM giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. BM giúp hình hành nên các mong muốn, yêu cầu, đề xuất của khách hàng, còn CRM lại tiếp nhận những mong muốn và đề xuất đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, BM và CRM không mâu thuẫn, cũng không phải là những cách tiếp cận Marketing khác nhau mà hai chiến lược này kết hợp rất hài hòa với nhau. Quản lý thương hiệu sẽ xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Việc cung cấp những hàng hóa dịch vụ đó phải được tổ chức sao cho nhất quán với các giá trị được xác định. Qua đó, ta xác định những mong muốn, yêu cầu của KH để đưa ra những lời chào hàng phù hợp. CRM đưa ra cách tiếp cận bài bản để quản lý quan hệ với các khách hàng. CRM tạo ra những cơ chế để đưa thương hiệu đến với những khách hàng đã biết và ưa thích thương hiệu đó.
- Trong thực tế, nếu tổ chức không xây dựng được thương hiệu của chính mình cũng như không xác định được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì vai trò của và hiệu quả của CRM sẽ bị giảm đi rất nhiều. Lê Minh Tâm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nhóm : Quản trị thương hiệu của công ty Công ty CoCa CoLa
32 p | 1146 | 321
-
Quản lý nhân sự_Nhóm 3
16 p | 300 | 120
-
Quản lý thương hiệu ở tầm vĩ mô
5 p | 356 | 113
-
Báo cáo BTL : Quản lí nhân sự
23 p | 232 | 67
-
Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu
7 p | 392 | 59
-
Bảy ứng dụng quan trọng của định giá thương hiệu
2 p | 194 | 55
-
Tương lai thương hiệu dựa trên những xu hướng trong hiện tại
2 p | 192 | 40
-
Triển khai thương hiệu với 10 lời khuyên
7 p | 132 | 31
-
Xây dựng thương hiệu ở tầm vĩ mô
4 p | 143 | 17
-
Bài học từ thương hiệu Coca-Cola.Năm 1985
5 p | 105 | 15
-
NGUYÊN TẮC ĐỂ QUẢN LÍ TỐT THƯƠNG HIỆU
2 p | 101 | 12
-
Nhượng quyền thương mại, lợi cả hai
4 p | 109 | 10
-
Châu Á và xu hướng của chiến lược thương hiệu .
6 p | 72 | 8
-
Quản lí thương hiệu ở tầm vĩ mô. Bạn hiểu sao ?
3 p | 95 | 7
-
Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu vàng bạc đá Quí Doji tại thành phố Cần Thơ
16 p | 66 | 3
-
Bàn về đo lường tài sản thương hiệu định hướng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp
8 p | 22 | 2
-
Cộng đồng thương hiệu
13 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn