![](images/graphics/blank.gif)
Bàn về đo lường tài sản thương hiệu định hướng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết xem xét việc chuyển đổi mô hình đo lường CBBE từ thị trường B2C sang thị trường B2B trong lĩnh vực dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho phép gợi mở những hướng nghiên cứu tương lai về lí thuyết và thực tiễn nhằm phát triển một mô hình đo lường CBBE có giá trị và tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ B2B.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn về đo lường tài sản thương hiệu định hướng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÀN VỀ ĐO LƢỜNG TÀI SẢN THƢƠNG HIỆU ĐỊNH HƢỚNG KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ CUNG ỨNG CHO DOANH NGHIỆP. ABOUT MEASURING CUSTOMER-BASED BRAND EQUITY IN BUSINESS-TO-BUSINESS SERVICE SECTOR TS. Phạm Thị Lan Hương, TS. Nguyễn Thị Bích Thủy Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà nẵng TÓM TẮT Lý thuyết đo lường tài sản thương hiệu định hướng khách hàng được phát triển khá mạnh mẽ ở thị trường khách hàng cá nhân B2C (Business- to- Consumer). Tuy nhiên, ở thị trường khách hàng tổ chứcB2B (Business- to-Business), lí thuyết này chưa được phát triển một cách đầy đủ và hệ thống, vì thế rất khó hình thành phương pháp luận để phát triển mô hình đo lường CBBE trong thị trường B2B, đặc biệt đối với lĩnh vực dịch vụ. Dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước đ y về đo lường CBBE trong thị trường B2C và B2B, bài viết xem xét việc chuyển đổi mô hình đo lường CBBE từ thị trường B2C sang thị trường B2Btrong lĩnh vực dịch vụ.Kết quả nghiên cứu cho phép gợi mở những hướng nghiên cứu tương lai về lí thuyết và thực tiễn nhằm phát triển một mô hình đo lường CBBE có giá trị và tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ B2B. Từ khóa: Tài sản thương hiệu; tài sản thương hiệu định hướng khách hàng; thị trường khách hàng tổ chức; thị trường khách hàng cá nhân; xây dựng thương hiệu dịch vụ ABSTRACT Measuring theory of Customer-Based Brand Equity a requite strong developed in Business-to- Consumer Market. However,the theory has not been fully and systematically built in Business-to-Business Market. In this context,it is difficult to form the methodology in developing CBBE measurement model in Business-to-Business market, especially in the service sector. Based on asynthesis of previous studies on CBBE measurement in B2C and B2B markets, the paper examines the transfer the CBBE measurement model from B2C market to B2B market, in the service sector. The results permits to propose the future research directions in theory also in practice to provide a valid and reliable CBBE measurement model in B2B services. Keywords: Brand equity; Customer-Based Brand Equity; Business-to-Business Market; Business-to- Consumer Market; Service Branding 1. Đặt vấn đề Tài sản thƣơng hiệu (Brand equity) đƣợc xem là một khái niệm cực kì quan trọng trong thực tiễn kinh doanh, cũng nhƣ trong nghiên cứu hàn lâm, các công ty có thể đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua việc sở hữu một thƣơng hiệu mạnh (Aaker, 1998, Keller, 1993). Từ cuối những năm 80, tài sản thƣơng hiệu trở thành chủ đề marketing nổi bật. Một thƣơng hiệu mạnh với tài sản thƣơng hiệu lớn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn, doanh số lớn hơn, cơ hội mở rộng thƣơng hiệu nhiều hơn, tính hữu hiệu của truyền thông cao hơn, sự ƣa thích và ý định mua của khách hàng mạnh mẽ hơn (Keller, 1993). Tài sản thƣơng hiệu đƣợc tiếp cận từ 2 góc độ: tài sản thƣơng hiệu định hƣớng khách hàng (Customer-Based Brand Equity, CBBE) và tài sản thƣơng hiệu định hƣớng công ty (doanh thu, thị phần, lợi nhuận, tăng trƣởng). CBBE đƣợc đo lƣờng dựa trên hành vi khách hàng, là nguồn gốc của tài sản thƣơng hiệu định hƣớng công ty, và vì thế đóng vai trò then chốt trong quản trị thƣơng hiệu. Mặc dù vai trò của thƣơng hiệu trong thị trƣờng B2C đã đƣợc công nhận rộng rãi, tuy nhiên điều này còn gây tranh cãi ở lĩnh vực B2B.Đồng thời các nghiên cứu đo lƣờng CBBE trong thị trƣờng B2B là hiếm hoi hơn nhiều so với trong thị trƣờng B2C, khiến cho lí thuyết về đo lƣờng CBBE trong thị trƣờng B2B vẫn còn manh mún, thiếu hệ thống và chƣa toàn diện. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ 278
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) B2B, vẫn còn một khoảng trống lí thuyết làm nền tảng cho phép phát triển một mô hình đo lƣờng có giá trị và độ tin cậy. Xuất phát từ vấn đề này, bài viết xem xét khả năng chuyển đổi từ mô hình đo lường CBBE trong thị trường B2C sang thị trường B2B, đối với lĩnh vực dịch vụ, dựa trên việc tổng hợp nhiều nghiên cứu thực tiễn có trƣớc về lĩnh vực dịch vụ B2B. Đo lƣờng tài sản thƣơng hiệu định hƣớng khách hàng (CBBE) trong thị trƣờng B2C (Business-to-Consumer) Theo hiệp hội Marketing Hoa Kì (American Marketing Association), thƣơng hiệu là ‗‘một tên gọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tƣợng, hay hình vẽ, hay sự kết hợp giữa chúng, nhằm nhận diện các hàng hóa hay dịch vụ của ngƣời bán hay một nhóm ngƣời bán và phân biệt chúng với hàng hóa hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh‘‘. Tuy nhiên, theo lịch sử phát triển thƣơng hiệu, việc xây dựng thƣơng hiệu trên thị trƣờng không chỉ dừng ở việc tạo ra một cái tên, kí hiệu, hay biểu tƣợng… cho sản phẩm, mà làm sao để cái tên này (hoặc các yếu tố thƣơng hiệu khác) tạo ra những liên tƣởng tích cực trong tâm trí ngƣời tiêu dùng về sản phẩm, từ đó khiến họ ƣa thích và mua sản phẩm, giúp sản phẩm đạt đƣợc các chỉ số mong đợi về doanh thu và lợi nhuận. Khi đó, chúng ta nói rằng tên thƣơng hiệu (hoặc các yếu tố thƣơng hiệu khác nhƣ logo, slogan, biểu tƣợng,…) đã tạo ra giá trị cho sản phẩm. Giá trị này chính là tài sản thƣơng hiệu. Theo Farquhar (1989), tài sản thƣơng hiệu là giá trị gia tăng đem lại cho sản phẩm nhờ tên thƣơng hiệu (so sánh giữa một sản phẩm gắn thƣơng hiệu và một sản phẩm không gắn thƣơng hiệu). Giá trị này đƣợc xem xét trên 2 góc độ: công ty và khách hàng, nên tài sản thƣơng hiệu cũng đƣợc đo lƣờng theo 2 cách tiếp cận này. Từ cách tiếp cận công ty, giá trị tài sản thƣơng hiệu thƣờng đƣợc tính theo các thông số kế toán, tài chính (hiệu năng thị trƣờng, giá trị tài chính) (Keller, 2003). Từ cách tiếp cận khách hàng, tài sản thƣơng hiệu đƣợc đánh giá dựa vào hành vi ngƣời tiêu dùng. CBBE đƣợc xem là giá trị gia tăng đem lại cho sản phẩm đƣợc phản ánh theo cách khách hàng nghĩ, cảm thấy và hành động đối với thƣơng hiệu (Kotler và Keller, 2011). Lý thuyết về đo lƣờng CBBE trong bối cảnh B2C phát triển khá phong phú, do tính phổ biếnvà qui mô của khách hàng cá nhân.Có nhiều cách tiếp cận đo lƣờng khác nhau về CBBE trên góc độ hàn lâm, trong đó 2 quan điểm lớn là của Aaker (1991, 1996) và Keller (2003) thể hiện sự đồng nhất khi đo lƣờng CBBE dựa trên 4 thành phần: Nhận biết thƣơng hiệu (Brand awareness), hình ảnh thƣơng hiệu (Brand image), phản ứng với thƣơng hiệu (Brand response) và quan hệ với thƣơng hiệu (Brand relationship). Đa số các nghiên cứu đo lƣờng CBBE trong lĩnh vực B2C đều dựa trên nền tảng mô hình của Aaker (1996), bao gồm 4 thành phần và đƣợc triển khai thành 8 nhân tố (Bảng 1). Mô hình này có tính khái quát và dễ ứng dụng, đƣợc kiểm chứng và phát triển bởi những nghiên cứu thực tiễn điển hình nhƣ của Yoo và Donthu (2001), Pappu và cộng sự (2005), Buil và cộng sự (2008). Có thể nói, mô hình đo lƣờng CBBE của Aaker (1996) đã đƣợc kiểm chứng và công nhận rộng rãi trong các nghiên cứu cho thị trƣờng B2C. Bảng 1: Mô hình đo lường CBBE Thành phần Nhân tố Lòng trung thành thương hiệu Giá cao hơn Sự hài lòng/lòng trung thành Chất lượng cảm nhận/Sự lãnh đạo thị trường Chất lượng cảm nhận 279
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Sự lãnh đạo/sự phổ biến Liên tưởng/Sự khác biệt Giá trị cảm nhận Tính cách thương hiệu Nh ng liên tưởng về công ty Nhận biết thương hiệu Nhận biết thương hiệu Nguồn: Aaker (1996) Đo lƣờng tài sản thƣơng hiệu định hƣớng khách hàng (CBBE) trong thị trƣờng B2B Xây dựng thƣơng hiệu đóng vai trò quan trọng trong thị trƣờng B2B. Đối với hầu hết những ngƣời làm thị trƣờng B2B, thƣơng hiệu công ty vẫn là trọng tâm của chiến lƣợc thƣơng hiệu (Mudambi, 2002). Hiểu đƣợc khách hàng cảm nhận về thƣơng hiệu công ty nhƣ thế nào là then chốt trong việc ra các quyết định quản trị. Khách hàng trong thị trƣờng B2B là những doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận và các tổ chức bị giới hạn về ngân sách (Webster và Keller, 2004). Xuất phát từ sự khác biệt nhu cầu khách hàng, bản chất sản phẩm, môi trƣờng cạnh tranh giữa thị trƣờng B2C và B2B, sự khác nhau giữa quản trị thƣơng hiệu B2C và B2B đƣợc thể hiện ở ở bảng 2 nhƣ sau: Bảng 2: So sánh sự khác nhau gi a quản trị thương hiệu B2C và B2B Quản trị thương hiệu B2C Quản trị thương hiệu B2B Gắn thương hiệu ở cấp sản phẩm, gia tăng sự nhấn Gắn thương hiệu ở cấp công ty, thực nghiệm ở cấp mạnh vào cấp công ty sản phẩm Khách hàng quan tâm về các lợi ích chức năng, cảm xúc Khách hàng quan tâm đến việc giảm rủi ro khi mua và biểu tượng của thương hiệu sản phẩm (lợi ích chức năng), ít khách hàng chú ý đến lợi ích cảm xúc và biểu tượng Xu hướng giảm số lượng thương hiệu trong một công ty Số lượng thương hiệu trong công ty có xu hướng gia tăng do tăng cường sát nhập và mua lại Nguồn: Mudambi (2002) Để giảm rủi ro khi mua sản phẩm B2B phức tạp, thƣơng hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua của khách hàng tổ chức (Aaker, 1991). Theo một nghiên cứu tổng quan của Keranen và cộng sự (2012), thực hiện trên 73 bài báo tiên phong từ năm 1973 đến tháng 10/2010 đăng trên hệ thống các tờ báo chuyên ngành trên thế giới, kết quả cho thấy: Lĩnh vực đo lƣờng và xây dựng CBBE trong thị trƣờng B2B thiếu lý thuyết mang tính hệ thống, nguyên nhân thứ nhất là do một số lƣợng nhỏ các nghiên cứu thƣơng hiệu trong thị trƣờng B2B dựa trên nền tảng lí thuyết trongthị trƣờng B2B, phổ biến là dựa trên mô hình của Aaker (1991, 1996) hoặc của Keller (2003). Nguyên nhân thứ hai là một số lƣợng lớn các nghiên cứu thƣơng hiệu B2B định hƣớng vào giải quyết vấn đề hơn là xây dựng lý thuyết. Theo nghiên cứu này, tồn tại hai cách tiếp cận xây dựng thƣơng hiệu B2B: + Cách tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh đến sự giống nhau giữa thị trƣờng B2B và B2C, cho rằng có thể truyền tải đƣợc yếu tố tâm lý ngƣời tiêu dùng và các giá trị cảm xúc vào xây dựng thƣơng hiệu trong bối cảnh B2B. + Cách tiếp cận thứ hai cho rằng có sự khác biệt giữa trƣờng hợp B2B và B2C trong xây dựng thƣơng hiệu, và cho rằng có những khác biệt cụ thể trong xây dựng thƣơng hiệu B2B. 280
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Việc chuyển đổi các khái niệm và thang đo từ bối cảnh B2C sang B2B chƣa thể hiện sự thống nhất về mặt luận ở các nghiên cứu trƣớc đây. Các nghiên cứu thƣơng hiệu B2B đều có xuất phát điểm là các nghiên cứu thƣơng hiệu B2C (Mudambi và cộng sự, 1997). Nhiều nghiên cứu làm rõ sự khác nhau giữa xây dựng thƣơng hiệu B2B và B2C, đồng thời cho rằng không có sự chuyển đổi về các khái niệm trong đo lƣờng CBBE từ bối cảnh B2C sang B2B (Mudambi, 2002; Webster và Kotler, 2004). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực tiễn vẫn chuyển đổi các khái niệm đo lƣờng từ bối cảnh B2C sang B2B (Biedenbach và Marell, 2010; Biedenbach, 2011; Ramasheshan và cộng sự, 2013; Baumgarth và Binckebanck, 2012). Nhìn chung, các nghiên cứu đều có sự vận dụng các mô hình đo lƣờng CBBE từthị trƣờng B2C vào thị trƣờng B2B, tuy chƣa thống nhất về mặt lý luận, vì thế cần xây dựng những lý thuyết đo lƣờng thƣơng hiệu đặc trƣng cho thị trƣờng B2B (Webster và Koller, 2004). Một số nghiên cứu khác cho rằng có sự khác nhau giữa hành vi khách hàng B2B và B2C (Kotler và Keller, 2011), về sản phẩm, dịch vụ (Low và Blois, 2002; Mudambi và cộng sự, 1997; Mudambi, 2002), về các kênh truyền thông khác nhau, về mối quan hệ dài hạn với khách hang (Mudambi và cộng sự, 1997; Webster và Keller, 2004), về sự tham gia của nhiều bên hữu quan trong trung tâm mua (Gordon và cộng sự, 1993), dẫn đến sự khác nhau ở kiểu mua hàng và tiến trình ra quyết định mua (Thompson và cộng sự, 1998). Điều này có nghĩa là những gì làm cho một thƣơng hiệu có giá trị trong thị trƣờng B2B sẽ khác với thị trƣờng B2C (Kuhn và cộng sự, 2008). Xuất phát từ sự khác nhau liên quan đến sản phẩm, tiến trình ra quyết định mua, Kuhn và cộng sự (2008) theo hƣớng tiếp cận thứ 2 của xây dựng thƣơng hiệu B2B, đã phát triển một mô hình CBBE trong trƣờng hợp B2B, dựa trên mô hình CBBE - B2C của Keller (2003) (Hình 1). Mô hình này cho phép chuyển đổi có điều chỉnh 4 thành phần đo lƣờng CBBE từ thị trƣờng B2C sang thị trƣờng B2B, cụ thể nhƣ sau: -Nhận biết thƣơng hiệu: Đoán biết và nhớ lại chủ yếu thƣơng hiệu nhà sản xuất hơn là thƣơng hiệu sản phẩm đơn lẻ. Đây là điểm khác biệt so với thị trƣờng B2C. -Hình ảnh thƣơng hiệu: Tập trung vào những liên tƣởng hiệu năng của thƣơng hiệu: khả năng sử dụng, tính đơn giản, giá trị, độ tin cậy…Liên tƣởng hình tƣợng chủ yếu là danh tiếng nhà sản xuất (sự ổn định, uy tín, tính năng động). -Phản ứng với thƣơng hiệu: Đánh giá chủ yếu trên lợi ích chức năng và rủi ro cảm nhận và đội ngũbán hàng của thƣơng hiệu. Yếu tố cảm xúc không quan trọng trong thị trƣờng B2B. -Quan hệ với thƣơng hiệu: đây đƣợc xem nhƣ quan hệ giữa các đối tác, chỉ thể hiện lòng trung thành hành vi do quyết định mua dựa trên những lợi ích chức năng, trong khi sự gắn bó cảm xúc, sự cam kết chủ động và tính cộng đồng thƣơng hiệu không thể hiện ở đây. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ khác khi sản phẩm là dịch vụ vô hình (sẽ đƣợc bàn đến ở nội dung tiếp theo của bài báo). Webster và Keller (2004) cũng thống nhất với Mudambi (2002), Kuhn và cộng sự (2008) khi cho rằng các thƣơng hiệu B2B điển hình là tên nhà sản xuất hay tên công ty. Vì thế cần tập trung vào xây dựng thƣơng hiệu công ty, đặc biệt là xây dựng những liên tƣởng thƣơng hiệu hữu hiệu (hình tƣợng) về tính chuyên môn, sự tin cậy, sự dễ dàng giao dịch và sự ưa thích. 281
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 1: Mô hình CBBE trong thị trường B2B Nguồn: Kuhn và cộng sự (2008) Đo lƣờng tài sản thƣơng hiệu định hƣớng khách hàng đối với dịch vụ B2B Các dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tài chính, hậu cần, y tế, giáo dục, bảo dƣỡng và sửa chữa, tƣ vấn quản trị, marketing, kĩ thuật, xử lý dữ liệu và quản trị thông tin,… (Wesbter và Keller, 2004). Robert và Merrilees (2007) cho rằng xây dựng thƣơng hiệu cho dịch vụ B2B quan trọng hơn cho hàng hóa B2B, vì dịch vụ có đặc tính vô hình (Parasuraman, 1998), và phức tạp do đƣợc cung cấp theo yêu cầu cụ thể của khách hàng doanh nghiệp (Jackson và Cooper, 1988), do vậy, thƣơng hiệu là một công cụ hữu hiệu giúp khách hàng nắm bắt đƣợc chất lƣợng của sản phẩm vô hình, đồng thời tin tƣởng ở sự cam kết của nhà cung ứng dịch vụ (Geigenmuiller và Bettis-Outland, 2012). Một phân tích tổng hợp cho thấy các nghiên cứu thƣơng hiệu trong bối cảnh B2B rất hạn hữu so với B2C, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ (Sheth và Sharma, 2006), chủ yếu tập trung vào dịch vụ tài chính, kế toán và hậu cần (Keranen, 2012). Biedenbach (2012) đã ứng dụng thành công thang đo lƣờng CBBE trong trƣờng hợp B2C của Aaker (1991, 1996) cho dịch vụ kế toán cung cấp cho doanh nghiệp ở Thụy Điển. Nghiên cứu này đo lƣờng 4 thành phần CBBE: nhận biết thƣơng hiệu, liên tƣởng thƣơng hiệu, chất lƣợng dịch vụ cảm nhận, lòng trung thành thƣơng hiệu, và phân tích mối quan hệ giữa các thành phần này. Hơn nữa, Hutton (1997) cho rằng chất lƣợng dịch vụ cảm nhận là nguồn quan trọng nhất của tài sản thƣơng hiệu dịch vụ B2B. Davis và cộng sự (2009) đo lƣờng tài sản thƣơng hiệu cho dịch vụ hậu cần, dựa trên 2 thành phần: nhận biết thƣơng hiệu và hình ảnh thƣơng hiệu, đồng thời xem xét ảnh hƣởng của nhận biết thƣơng hiệu và hình ảnh thƣơng hiệu đến CBBE tổng thể. Ramasheshan và cộng sự (2013), cũng dựa trên các nghiên cứu thƣơng hiệu B2C, xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành thƣơng hiệu dịch vụ B2B, bao gồm: CBBE tổng thể, giá trị cảm nhận, giá trị quan hệ, lòng tin, trong đó CBBE tổng thể đƣợc đo lƣờng khái quát bởi 4 chỉ báo (công ty X là thƣơng hiệu mạnh, công ty X là thƣơng hiệu hấp dẫn, công ty X là thƣơng hiệu độc đáo, công ty X là thƣơng hiệu nổi tiếng). Baumgarth và 282
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Binckebanck (2011) xem xét ảnh hƣởng của đội ngũ bán hàng lên CBBE, so sánh với các yếu tố marketing-mix khác là sản phẩm và truyền thông. Ở đây, tài sản thƣơng hiệu đƣợc đo lƣờng bởi nhận biết thƣơng hiệu (Marks, 1973), sức mạnh thƣơng hiệu (Chaudhuri& Holbrook, 2001) và lòng trung thành thƣơng hiệu (Baumgarth, 2008).Hệ thống đo lƣờng này đều dựa trên nền tảng mô hình đo lƣờng CBBE trong thị trƣờng B2C. De Chernatony và Segal-Horn (2003) cho rằng nên khuyến khích tạo dựng văn hóa tập trung vào khách hàng thông qua tƣơng tác giữa nhân viên bán hàng và khách hàng, đồng thời nhân viên bán hàng cần chuyển tải thông điệp nhất quán về thƣơng hiệu công ty cung ứng dịch vụ thông qua tƣơng tác này, đó chính là nền tảng của một thƣơng hiệu dịch vụ mạnh. Điều này cũng đúng với thị trƣờng B2B, Biedenbach và Marell (2010) nhấn mạnh đến sự tƣơng tác giữa khách hàng với nhân viên bán hàng khi cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp, kết quả cho thấy sự trải nghiệm dịch vụ –sự quan tâm và chia sẻ của nhân viên bán hàngđối với cá nhân ngƣời mua hàng - tác động đến tất cả các thành phần của CBBE: nhận biết thƣơng hiệu, hình ảnh thƣơng hiệu, chất lƣợng dịch vụ và lòng trung thành thƣơng hiệu.Điều này củng cố quan điểm của Berry (2000) khi xem sự trải nghiệm của khách hàng là nguồn tạo ra tài sản thƣơng hiệu dịch vụ, vì nó phát triển ý nghĩa thƣơng hiệu thông qua hữu hình hóa cách thức thực hiện cam kết của thƣơng hiệu đối với khách hàng.Nhƣ vậy,các yếu tố trải nghiệm của khách hàng, vốn dĩ chiếmƣu thế trong lĩnh vực B2C, lại rất có ý nghĩa trong thị trƣờng dịch vụ B2B. Cuối cùng, thƣơng hiệu dịch vụ mạnh không chỉ dựa trên long trung thành hành vi, mà quan trọng hơn cả là dựa trên mối quan hệ dài hạn, có sự gắn bó thái độ xuất phát từ trải nghiệm, giữa công ty cung ứng dịch vụ và khách hàng doanh nghiệp (Mudambi và cộng sự, 1997). Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu về CBBE trong thị trƣờng B2B nói chung và đối với lĩnh vực dịch vụ B2B nói riêng đều sử dụng có điều chỉnh mô hình đo lƣờng đã sử dụng phổ biến trong thị trƣờng B2C, chủ yếu là mô hình của Aaker (1996). Việc điều chỉnh này tập trung vào những điểm khác biệt theo mô hình của Kuhn và cộng sự (2008), và các nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ B2B sau: -Nhận biết tên công ty chứ không phải tên sản phẩm -Hình ảnh bao gồm những liên tƣởng hiệu năng về dịch vụ và liên tƣởng hình tƣợng về công ty, đó là danh tiếng công ty, sự tin cậy, sự ƣa thích công ty. -Đánh giá thƣơng hiệu dựa trên lí trí, chú trọng đến lợi ích chức năng, rủi ro cảm nhận và đội ngũ bán hàng trong quá trình mua hàng. -Quan hệ với thƣơng hiệu bao gồmlòng trung thành hành vi và sự gắn bó thái độ đối với nhân viên bán hàng (là chủ yếu) và với công ty cung ứng dịch vụ. Yếu tố cần nhấn mạnh là tầm quan trọng của mối quan hệ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng doanh nghiệp trong hình thành CBBE của thƣơng hiệu dịch vụ. 2. Kết luận Từ kết quả tổng hợp trên đây, có thể thấy hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ B2B đều đo lƣờng CBBE dựa trên, một cách căn bản, mô hình của Aaker (1996). Đồng thời căn cứ trên quan điểm của Kuhn và cộng sự (2008), Webster và Keller (2004) cho thấy rằng sự khác biệt nổi trội về đo lƣờng CBBE ở thị trƣờng B2B là: đối tƣợng đo lƣờng tập trung chủ yếu vào thƣơng hiệu công ty cung ứng dịch vụ chứ không phải sản phẩm, bên cạnh đó yếu tố lí trí đóng vai trò chủ đạo trong các thành phần đo lƣờng CBBE từ hình ảnh thƣơng hiệu đến đánh giá thƣơng hiệu. Tuy nhiên, yếu tố trải nghiệm- xuất phát từ sự tƣơng tác giữa nhân viên bán hàng và khách hàng doanh nghiệp - vốn dĩ chỉ xuất hiện trong thị trƣờng B2C lại trở nên có ý nghĩa trong thị trƣờng B2B đối với lĩnh vực dịch vụ để 283
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thiết lập mối quan hệ giữa nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng doanh nghiệp, mối quan hệ này không chỉ đơn thuần là những hành vi mua lặp lại mà còn là sự gắn bó dài hạn giữa ngƣời bán và ngƣời mua trong lĩnh vực dịch vụ B2B. Nhƣ vậy,mô hình đo lƣờng CBBE trong thị trƣờng B2C có thể chuyển sang cho thị trƣờng B2B với điều kiện phải điều chỉnh nội dung các khái niệm đo lƣờng 4 thành phần CBBE cho phù hợp với thị trƣờng B2B nhƣ đã trình bày trên đây. Bài viết mới chỉ đƣa ra những kết quả dựa trên việc tổng hợp từ những nghiên cứu có trƣớc trên thế giới, giúp hình thành những định hƣớng cho lý thuyết đo lƣờng CBBE trong lĩnh vực dịch vụ B2B. Xuất phát từ đây, cần có những nghiên cứu thực tiễn trong tƣơng lai nhằm phát triển một mô hình đo lƣờng có giá trị và đáng tin cậy cho lĩnh vực dịch vụ B2B tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aaker DA (1991), Managing brand equity, Free Press New York. [2] Aaker DA.(1996), Measuring brand equity across products and markets, California Management Review, 38:102. [3] Baumgarth C. & Binckebanck L. (2011), Sale force impact on B-to-B brand equity: Conceptual framework and empirical test, Journal of Product and Brand Management, Vol.20, No.6, 487- 498. [4] Baumgarth C.(2008), Integrated model of marketing quality (MARKET-Q) in the b-to-b sector, Journal of Business Market Management, Vol.2, No.1, 41-57. [5] Berry L.L (2000), Cultivating service brand equity, Journal of the Academy of Marketing Science 28(1), 128-137. [6] Biedenbach G. & Marell A. (2010), The impact of customer experience on brand equity in a business-to-business services setting, Brand Management, Vol.17, 6, 446-458. [7] Biedenbach G. (2012), Brand equity in the business-to-business context: Examining the structural composition, Journal of Brand Management, Vol.19, No.8, 688-701. [8] Buil I., De Chernatony L. & Martinez E. (2008), A cross-national validation of the consumer- based brand equity scale, Journal of Product & Brand Management, 17/6, 384-392. [9] Chaudhuri A. & Holbrook M.B. (2001), The chain of effects from brand trust and brand affect to brand performance: the role of brand loyalty, Journal of Marketing, Vol.65, No.2, 81-93. [10] Davis D.F, Golicic S.L & Marquardt (2009), Measuring brand equity for logistics service, The International Journal of Logicstics Management, Vol.20, No.2, 201-212. [11] De Chernatony L. & Segal-Horn S. (2003), The criteria for successful services brands, European Journal of Marketing, 37,7/8, 1095-1118. [12] Farquhar P. (1989), Managing Brand Equity, Marketing Research 1:24. [13] Geigenmuiller A. và Bettis-Outland H. (2012), Brand equity in B2B services and consequences for the trade show industry, Journal of Business and Industrial Marketing , 27/6, 428-435. [14] Gordon G.L, Calantone R.J & di Benedetto A.C. (1993), Brand equity in the business-to-business sector: an exploratory, Journal of Product and Brand Management, Vol.2, No.3, 4-16. [15] Hutton J.G (1997), A study of brand equity in an organizational-buying context, Journal of Product & Brand Management, Vol.6, No.6, 428-439. 284
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) [16] Jackson R.W & Cooper P.D. (1988), Unique aspects of marketing industrial services, Industrial Marketing Management, Vol.17, No.2, 111-8. [17] Keller KL (2003), Strategic Brand Management, 2nd Ed., Pearson Education, Inc., Upper Saddle River, New Jersey. [18] Keranen J., Piirainen K.A & Salminen R.T. (2012), Systematic review on B2B branding: research issues and avenues for future research, Journal of Product and Brand Management, 21/6, 404-417. [19] Kotler P. và Keller K. (2011), Marketing management, 14th Ed., Pearson Education Inc., Upper Saddle River, New Jersey . [20] Kotler P. và Keller K. (2011), Marketing management, 14th Ed., Pearson Education Inc., Upper Saddle River, New Jersey Kotler P. và Keller K. (2011), Marketing management, 14th Ed., Pearson Education Inc., Upper Saddle River, New Jersey [21] Kuhn K-A L., Alpert F. và Pope N.K.Ll (2008), An Application of Keller‘s brand equity model in B2B context, Qualitative Market Research: An International Journal, Vol.11, No.1, 40-58. [22] Low J. & Blois K. (2002), The evolution of generic brands in industrial markets: the challenges to owners of brand equity, Industrial Marketing Management, Vol.31, No.5, 385-92. [23] Marks D.F. (1973), Visual imagery differences in the recall of pictures, British Journal of Psychology, Vol.64, No.1, 17-24. [24] Mudambi S. (2002), Branding importance in business-to-business markets: Three buyer clusters, Industrial Marketing Management, 31, 525-533. [25] Mudambi S., Doyle P. & Wong V.(1997), An exploration of branding in industrial markets, Industrial Marketing Management, Vol.26, No.5, 433-46. [26] Pappu R, Quester PG, Cooksey RW. (2005). Consumer-based brand equity: improving the measurement-empirical evidence. The Journal of Product and Brand Management 14:143-154. [27] Parasuraman A. (1998), Customer service in business-to-business markets: an agenda for research, Journal of Business and Industrial Marketing, Vol.13, N.4/5, 309-21. [28] Ramashesan B., Rabannee Fazlul K., Hui L.T.H (2013), Effects of customer equity drivers on customer loyalty in B2B context, Journal of Business & Industrial Marketing, 28/4, 335-346. [29] Roberts J. & Merrilees B.(2007), Multiple roles of brand in business-to-business services‘‘, Journal of Business & Industrial Marketing, Vol.22, No.6, 410-417. [30] Sheth J. & Sharma A. (2006), The surpluses and shortages in business-to-business marketing theory and research, Journal of Business & Industrial Marketing, Vol.21, No.7, 422-427. [31] Thompson K.E, Knox S.D & Mitchell H.G (1998), Business to business brand attributes in a changing purchasing environment, Irish Marketing Review, Vol.10, No.2, 25-32. [32] Webster F.E.Jr & Keller K.L. (2004), A road map for branding in industrial markets, Journal of Brand Management, Vol.11, No.5, 388-402. [33] Yoo B, Donthu N. (2001). Developing and validating a multi-dimensional consumer-based brand equity scale. Journal of Business Research 52:1-14. 285
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng quản trị chất lượng - Phạm Thị Thanh Bình
122 p |
2026 |
1109
-
Bài giảng Quản trị rủi ro (Risk Management)
113 p |
1919 |
702
-
Các bài tập Quản trị rủi ro - ThS. Trần Quang Trung
21 p |
1806 |
420
-
Đáp án bài tập Quản trị rủi ro - ThS. Trần Quang Trung
27 p |
1736 |
295
-
Kỹ năng dành cho nhân viên bán hàng: Tiêu chí, phẩm chất của nhân viên bán hàng xuất sắc
4 p |
454 |
220
-
Tổng quan môn học nghiệp vụ bán hàng
9 p |
591 |
219
-
Triển Khai Lean Manufacturing
5 p |
399 |
176
-
Năng suất – phần 1B
7 p |
380 |
116
-
Đối tác monozukuri Việt Nam - Nhật Bản trong công nghiệp hỗ trợ
13 p |
244 |
79
-
Bài giảng Quản trị danh mục đầu tư - Chương 10: Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu
41 p |
237 |
44
-
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (Phần 1)
5 p |
152 |
42
-
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (Phần 8)
7 p |
135 |
31
-
Đo lường tài sản thương hiệu
3 p |
134 |
21
-
CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐÔNG BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIÊP
9 p |
112 |
20
-
Đo lường giá trị thương hiệu(Phần 1)
13 p |
129 |
10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 2 - Đỗ Thiên Anh Tuấn, Châu văn Thành
20 p |
92 |
7
-
Chất lượng: Tài sản tiên quyết của thương hiệu
7 p |
77 |
6
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)