intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 3

Chia sẻ: Nguyen CCC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

392
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 3 quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã khu vực đồng bằng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 3

  1. Chuyên đề 3 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG Phần I GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng: 1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì? Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác là dự án đầu tư bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xây dựng có rất nhỏ. 1.2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. Đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống không tính tiền sử dụng đất; công trình nhà ở riêng lẻ thể không bắt buộc lập dự án mà chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình. 2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng: 2.1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 143
  2. của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 2.2. Sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống thất thoát, lãng phí. 2.3. Bảo đảm đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, bảo đảm tiết kiệm, thực hiện bảo hành công trình. Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng: 3.1. Tiêu chí phân loại, phân nhóm dự án: a) Tuỳ theo tính chất và quy mô đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý và được thể hiện tại Phụ lục số 1. b) Dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. 3.2. Mục đích phân loại, phân nhóm dự án: a) Mục đích của việc phân loại, phân nhóm dự án là để phân cấp quản lư; b) UBND xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách của xã và được quyết định đầu tư đối với các dự án do cấp trên hỗ trợ vốn theo phân cấp của địa phương, căn cứ vào năng lực thực tế quản lư của từng xã. II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Đối với các dự án sử dụng mọi nguồn vốn Việc đầu tư xây dựng công trình phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, hoạch xây dựng được duyệt và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước 144
  3. Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. 3. Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước 3.1 Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định. 3.2 Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật. III. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1. Đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước: Việc sử dụng vốn ngân sách của xã hoặc vốn hỗ trợ của trung ương, của UBND tỉnh, UBND huyện hoặc của tổ chức trong và ngoài nước được coi là dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho lợi ích cộng đồng không v́ mục đích kinh doanh 2. Đầu tư bằng vốn góp từ vốn ngân sách + vốn đóng góp của nhân dân + vốn viện trợ: Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn ngân sách, vốn góp của nhân dân, vốn viên trợ, thì phải tuân thủ các quy định sau: 2.1. Công bố công khai các mức huy động đóng góp, mục đích đóng góp; 2.2. Thành lập ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lư và sử dụng các khoản góp của nhân dân theo đúng quy định; 2.3. Sau khi quyết toán công trình, UBXD xã lập báo cáo t́nh h́nh thu, quản lư sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân biết, đồng thời gửi báo cáo cho UBND huyện biết. 145
  4. 3. Liên doanh, liên kết 4. BOT, BTO, BT IV. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 1. Điều kiện năng lực đối với tổ chức tư vấn, cá nhân hoạt động xây dựng 1.1. Điều kiện năng lực hành nghề đối với cá nhân: a) Cá nhân là chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Năng lực được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phải phù hợp với loại dự án, loại và cấp công trình. b) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, và phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Cá nhân hành nghề độc lập được thực hiện các công việc tư vấn về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình trong phạm vi nhất định theo quy định., c) Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, cá nhân là tư vấn giám sát chỉ yêu cầu có trình độ chuyên môn là cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với công việc giám sát nếu đủ thời gian và kinh nghiệm theo quy định thì được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với công trình cấp IV 1.2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức: a) Tổ chức tư vấn thực hiện các công việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Năng lực của tổ chức tư vấn được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phải phù hợp với loại dự án, loại và cấp công trình. b) Đối với nhà riêng lẻ từ 3 tầng trở xuống hoặc có diện tích từ 250 m2 trở xuống, thì hộ gia đình tự tổ chức thiết kế, nhưng vẫn phải do cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện thiết kế (có thể là cao đẳng, trung cấp) mà không yêu cầu cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề. 146
  5. c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện tương đương với các hạng theo quy định thì được thực hiện lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế các công trình cấp IV. Những cá nhân tham gia lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế yêu cầu phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận. 2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức thi công 2.1. Đối với cá nhân: Năng lực Chỉ huy trưởng công trình được phân thành 2 hạng, phạm vi hoạt động của mỗi hạng phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định. 2.2. Đối với tổ chức: a) Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo quy định căn cứ theo năng lực của chỉ huy trưởng công trường, những cá nhân tham gia thực hiện gói thầu; máy móc thiết bị thi công huy động cho gói thầu; khả năng đáp ứng về tài chính và kinh nghiệm đă thực hiện các công trình tương tự hoặc thấp hơn liền kề. b) Phạm vi hoạt động của mỗi hạng phù hợp với loại và cấp công trình. Trường hợp tổ chức chưa đủ điều kiện tương đương với hạng 2 thì được thi công các công trình cấp IV. Đối với nhà ở riêng lẻ, thì hộ gia đình tự tổ chức thi công; tuy nhiên những người tham gia thi công phải có chuyên môn phù hợp với công việc thực đảm nhận; máy móc thiết bị thi công phải đảm bảo an toàn và phải tuân thủ các quy định khác theo quy định của pháp luật. V. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm: 1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phự hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 1.1. Đối với dự án do UBND huyện quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND huyện giao cho UBND xã làm chủ đầu tư 1.2. Đối với dự án do UBND xã quyết định đầu tư, UBND xã giao đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư. 147
  6. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo UBND xã có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp này, đơn vị quản lý, sử dụng có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dừi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng; 1.3. Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm 1.2, thì UBND xã có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc UBND xã trực tiếp làm chủ đầu tư. 2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư. 3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. VI. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp; 2. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. 3. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm. 4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đó có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư. 148
  7. VII. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 1. Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư: 1.1. Quyền: Chủ đầu tư có các quyền sau: a) Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thực hiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo quy định. b) Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho các công việc của chủ đầu tư. c) Tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm: Lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã ký kết với nhà thầu đối với các công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát chất lượng xây dựng. d) Điều chỉnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình khi thấy cần thiết. đ) Được tự thực hiện các công việc của dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định. e) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi các nhà thầu vi phạm hợp đồng. 1.2. Nghĩa vụ: a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để lập, thực hiện và quản lý dự án khi không có đủ điều kiện năng lực theo quy định. b) Xác định nội dung nhiệm vụ của dự án, nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế và những nhiệm vụ khác liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình để làm cơ sở cho việc đưa ra các nội dung khi đàm phán ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các công việc của dự án. c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho các nhà thầu lập, thực hiện và quản lý dự án. d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt những công việc của dự án theo quy định của pháp luật. 149
  8. đ) Thực hiện đúng những nội dung đã ký kết trong hợp đồng với các nhà thầu. e) Quản lý chi phí liên quan đến các công việc của dự án, thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật. g) Bồi thường thiệt hại do thực hiện không đúng những quy định của pháp luật hoặc không thực hiện đúng những nội dung của hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu. 2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng: 2.1. Quyền: Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có các quyền: a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các công việc của dự án theo hợp đồng đã ký kết. b) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật hoặc ngoài phạm vi hợp đồng khi chưa được chấp thuận của hai bên. c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật như quyền tác giả, ... 2.2. Nghĩa vụ: Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có nghĩa vụ: a) Chỉ được thực hiện các công việc phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình. b) Thực hiện đúng các công việc được giao hoặc theo hợp đồng đã ký kết. c) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện. d) Đề xuất điều chỉnh các nội dung công việc với chủ đầu tư khi phát hiện những yếu tố ảnh hưởng có hại hoặc có lợi đối với dự án do mình thực hiện. đ) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến các công việc của dự án do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền. e) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không đúng những nội dung 150
  9. đã ký kết trong hợp đồng hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho bên thuê hoặc bên thứ ba do lỗi của mình gây ra. g) Các nghĩa vụ khác như bảo hiểm nghề nghiệp, bảo vệ môi trường trong khu vực thực hiện công việc đối với nhà thầu khảo sát; giám sát tác giả, không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư thiết bị xây dựng công trình đối với nhà thầu thiết kế, ... 3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng: 3.2. Quyền: Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền: a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật hoặc những công việc ngoài phạm vi hợp đồng mà chưa được chấp thuận. b) Đề xuất điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với thực tế để đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả công trình. c) Các quyền khác như yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng; dừng thi công, yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên thuê không thực hiện đúng hợp đồng hoặc do lỗi của bên thuê gây ra; các quyền khác theo quy định của pháp luật. 3.2. Nghĩa vụ: Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ: a) Chỉ được thi công các công việc, công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình. b) Thực hiện đúng công việc được giao theo hợp đồng đã ký kết. c) Chịu trách nhiệm về chất lượng xây dựng công trình do mình thực hiện. d) Đề xuất điều chỉnh các công việc với chủ đầu tư khi phát hiện những yếu tố có ảnh hưởng có hại hoặc có lợi cho dự án trong quá trình thi công xây dựng công trình. đ) Các nghĩa vụ khác như phải có nhật ký thi công xây dựng tại công trường; kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng; bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường khi thi công xây dựng; mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 151
  10. e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình. g) Bảo hành công trình. h) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hoặc gây thiệt hại cho bên thứ ba do lỗi của mình gây ra. VIII. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng. 1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: 1.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án cụ thể như sau: a) Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án. b) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau: - Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới. - Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý thực hiện dự án. 1.2. Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có 152
  11. người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách. 1.3. Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: a) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao. b) Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án. c) Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm giám đốc (hoặc Trưởng ban), các phó giám đốc (hoặc Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. d) Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực hiện nhiều dự án nhưng phải bảo đảm từng dự án được theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. đ) Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. e) Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện. 1.4. Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án (trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định số 12/CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì được tự thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công 153
  12. trình xây dựng,... Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực hiện dự án. 1.5. Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết định đầu tư của dự án đó. Trong trường hợp này cấp quyết định đầu tư phải có quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể và ban hành cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án để bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Sau khi công tác xây dựng hoàn thành, Ban quản lý dự án bàn giao công trình cho chủ đầu tư khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án loại này có thể được nhận thầu làm tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư khác nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quyết định thành lập ra Ban quản lý dự án cho phép. 2. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án: 2.1. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. 2.2. Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định tại Nghị định số 12/CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 2.3. Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu tư. 2.4. Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan. 154
  13. 2.5. Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận. IX. TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm cả công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được thực hiện qua các giai đoạn sau: 1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng; 2. Thực hiện đầu tư xây dựng; 3. Kết thúc đầu tư đưa dự án vào sử dụng. Phần II GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ I. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư xây dựng: 1.1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc hàng năm; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND xã lập kế hoạch đầu tư cho từng thời kỳ 5 năm và hàng năm, trong đó có kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. 1.2. Trong kế hoạch đầu tư phải có danh mục các công trình đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ và từng năm. 2. Nội dung kế hoạch đầu tư xây dựng: 2.1. Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc điều tra khảo sát, lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao gồm danh mục dự án và vốn cho chuẩn bị đầu tư của từng dự án. 2.3. Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm vốn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, các công việc chuẩn bị thực hiện xây dựng và các chi phí khác có liên quan đến công tác chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư. 155
  14. 2.4. Kế hoạch thực hiện đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng và các chi phí có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án vào khai thác sử dụng. 3. Trình Hội đồng nhân dân xã thông qua 4. Trình Hội đồng nhân dân huyện chấp thuận 5. Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt kế hoạch đầu tư II. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1. Căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình được lập căn cứ vào các cơ sở sau: 1.1. Quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 1.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng; 1.3. Kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp trên. 2. Nội dung dự án đầu tư xây dựng: Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm hai phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. 2.1. Nội dung phần thuyết minh của dự án: a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. c) Các giải pháp thực hiện bao gồm: - Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; - Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; 156
  15. - Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; - Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các vấn đề liên quan tới an ninh, quốc phòng. đ) Tổng mức đầu tư của dự án; nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. 2.2. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án: a) Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, có thể làm căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh và các bản vẽ. b) Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau: - Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. - Giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng. - Thuyết minh xây dựng: + Khái quát về tổng mặt bằng: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác. + Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có; + Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: Giới thiệu tóm tắt quan hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý 157
  16. tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng; + Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế; + Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; + Dự tính khối lượng các công tác xây lắp, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình. c) Các bản vẽ thiết kế cơ sở: - Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu; - Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng; - Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ. d) Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở được lập tối thiểu là 4 bộ. 3. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật: 3.1. Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư: a) Phân tích các kết quả điều tra dẫn tới nhu cầu phải đầu tư xây dựng b) Căn cứ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách ưu tiên của Nhà nước c) Phân tích nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai d) Nếu là dự án sản xuất kinh doanh, phải phân tích được khả năng cạnh tranh và hướng lựa chọn thi trường 3.2. Địa điểm xây dựng 158
  17. a) Phân tích điều kiện tự nhiên, khí hậu; điều kiện xã hội; phong tục tập quán; các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; nhu cầu sử dụng đất b) Phân tích hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng; những ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân cư, an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá,... c) Nêu các biện pháp xử lý cần thiết 3.3. Quy mô, công suất 3.4. Cấp công trình; 3.5. Nguồn kinh phí xây dựng công trình: tự đầu tư, huy động vốn bằng các biện pháp vay, đóng góp của dân, ... 3.6. Thời hạn xây dựng: thời gian khởi công xây dựng, thời hạn hoàn thành 3.7. Hiệu quả công trình; 3.8. Phương án phòng, chống cháy, nổ; 3.9. Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình: a) Chi tiết mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước của các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ b) Biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của các hạng mục công trình, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện có thuyết minh, hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu kỹ thuật an toàn lao động trong thi công c) Chi tiết về lắp đặt thiết bị và hệ thống kỹ thuật công nghệ d) Chi tiết về trang trí nội thất và ngoại thất đ) Các căn cứ và cơ sở để lập dự toán, có diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết e) Bản tiên lượng -dự toán của từng hạng mục công trình và dự toán của tất cả các hạng mục công trình III. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HOẶC BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT 159
  18. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới người quyết định đầu tư để thẩm định, phê duyệt. 1. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình trình thẩm định bao gồm: 1.1. Tờ trình thõ̉m định, phê duyệt dự án theo mẫu tại; 1.2. Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở, văn bản thẩm định của Bộ, ngành liên quan (nếu có). 1.3. Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A. 2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình 2.1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 2.2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phũng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phũng, an ninh, mụi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đó được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt; b) Sự phự hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yờu cầu công nghệ; d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phũng cháy, chữa cháy; 160
  19. đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. g) Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu. 3. Thẩm định báo cáo kinh tế -kỹ thuật: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm thẩm định báo cáo kinh tế -kỹ thuật và quyết định đầu tư. 3.1. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước: a) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình để trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng. Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán được lập theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư này. b) Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) do chủ đầu tư trình thẩm định, bao gồm: - Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo mẫu t - Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán theo mẫu ; c) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước khi phê duyệt. Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật là đơn vị chuyên môn (bụ̣ phận địa chính - nông nghiệp - xây dựng - môi trường) trực thuộc người quyết định đầu tư. d) Thời gian thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc. đ) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: - Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội. 161
  20. - Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. e) Phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: - Đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có trách nhiệm gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tới người quyết định đầu tư để phê duyệt. Hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế- kỹ thuật bao gồm: Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo mẫu Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư không phải phê duyệt lại mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công. 3.2. Đối với công trình sử dụng các nguồn vốn khác: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và chịu trách nhiệm về những nội dung phê duyệt của mình. Các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng sẽ được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép xây dựng. Phần III THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Các nội dung chủ yếu trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: 1. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng 2. Khảo sát xây dựng, 3. Lọ̃p , thẩm định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình 4. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 5. Ký kết hợp đồng xây dựng 162
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2