Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 4
lượt xem 18
download
Bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 4 quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường trên địa bàn xã khu vực đồng bằng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 4
- Chuyên đề 4 QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG A. QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tế đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Sự phát triển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của đô thị, điểm dân cư nông thôn. Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu quả khi hạ tầng kỹ thuật đựơc xây dựng đồng bộ và đi trứơc một bước. Do đó việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cùng nhưng xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao chất lượng đô thị, điểm dân cư nông thôn tạo lập được các không gian đáp ứng hài hoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần. Chính vì thế chúng ta cần quan tâm tới việc xây dựng, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. I. TỔNG QUAN CHUNG 1.1.Một số khái niệm: Đô thị: là điểm dân cư tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp, có quy mô dân sô, có mật độ dân số, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp theo các quy định trong Nghị định số 42/ 2009/ NĐ - CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị. Đô thị hoá: là sự mở rộng đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng dân số hay diện tích một vùng, khu vực Nó có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu gọi là mức độ đô thị hoá, tính theo cách hai gọi là tốc độ đô thị hoá. Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau 365
- đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. Kết cấu hạ tầng: là tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư. Kết cấu hạ tầng bao gồm: hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (HTKT ). - Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội mang tính xã hội nặng hơn tính kinh tế, được xây dựng nhắm phục vụ cộng đồng. Hệ thống này bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng và các công trình khác. - Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, xử lý các chất thải, nghĩa địa, nghĩa trang; cây xanh công viên và các công trình khác. Đây là những cơ sở vật chất, những công trình phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân trong đô thị nó là những công trình mang tính dịch vụ công cộng - Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn bao gồm: Hệ thống giao thông, Hệ thống thông tin liờn lạc, Hệ thống cung cấp năng lượng, Hệ thống chiếu sáng công cộng, Hệ thống cấp nước, thoát nước, Hệ thống xử lý các chất thải, Hệ thống nghĩa trang và các công trình khác. - Hành lang kỹ thuật: Là phần đất và không gian để xây dựng các tuyến kỹ thuật (điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc...) và phần đất dành cho giải cách ly an toàn các tuyến kỹ thuật - Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chớnh cấp đô thị bao gồm các trục giao thông, các tuyến truyền tải năng lượng, các tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, các tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật. - Chỉ giới đường đỏ trong quy hoạch xây dựng: Là đường ranh giới phân định giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông. Phần đất dành cho đường giao thông bao gồm: phần đường xe chạy, dải phân cách, dải cây xanh và hè đường. Quy định chỉ giới đường đỏ nhằm xác định 366
- giới hạn phần đất cho phép xây dựng nhà ở và công trình với phần đất chỉ để dành cho xây dựng đường giao thông. Chỉ giới đường đỏ là cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất dọc theo đường. Quy định chỉ giới xây dựng để làm cơ sở cấp phép xây dựng công trình và quản lý xây dựng dọc theo các tuyến đường phố quy hoạch - Cao độ nền xây dựng (cốt nền) do người thiết kế chuyên ngành chuẩn bị kỹ thuật tính toán và xác định. Cao độ này được xác định cho từng khu vực, trục đường phố chính hoặc cho toàn đô thị trong các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị. 2.2. Phân loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, xử lý các chất thải, nghĩa địa, nghĩa trang; cây xanh công viên và các công trình khác. Đây là những cơ sở vật chất, những công trình phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân, nó là những công trình mang tính dịch vụ công cộng 2.2.1. Hệ thống công trình giao thông Các công trình giao thông chủ yếu gồm: - Mạng lưới đường: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không - Các công trình đầu mối kỹ thuật giao thông: cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thuỷ. 2.2.2. Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc bao gồm: công trình đầu mối và mạng lưới phục vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu giao tiếp qua nhiều phương tiện giữa các cá thể trong cộng đồng Hệ thống thông tin liên lạc nhằm phục vụ các loại dịch vụ: Dịch vụ thư tín, bưu kiện, bưu điện chuyển phát; liên quan nhiều đến sự quản lý đó là: Điện thoại, điện tín hữu tuyến; điện thoại không dây; các dịch vụ internet… 367
- Các công trình trong hệ thống thông tin liên lạc: Công trình đầu mối; cột và tháp truyền thu và phát sóng; thiết bị thu phát sóng, mạng lưới đường dây… 2.2.3. Hệ thống công trình cấp điện và chiếu sáng Công trình cấp điện và chiếu sáng chủ yếu gồm: + Nhà máy phát điện: thuỷ điện, nhiệt điện, máy phát điện chạy dầu; +Trạm biến áp, tủ phân phối, tủ điều khiển; + Hệ thống đường dây, cáp dẫn điện; + Cột và đèn chiếu sáng. 2.2.4. Hệ thống cấp nước Các công trình cấp nước chủ yếu gồm: + Các công trình cung cấp nước mặt hoặc nước ngầm + Các công trình đầu mối: Trạm xử lý cấp nước, trạm bơm; công trình giếng khoa, đài nước + Hệ thống truyền tải và phân phối nước 2.2.5. Hệ thống thoát nước Công trình thoát nước chủ yếu gồm: + Sông, ao, hồ điều hoà, đê đập; + Cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; + Trạm bơm cố định hoặc lưu động: + Công trình xử lý nước thải 2.2.6 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải Chất thải gồm: - Chất thải rắn - Chất thải lỏng - Chất thải khí. Yêu cầu thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý: - Đối với chất thải lỏng được xem xét trong hệ thống thoát nước. 368
- - Đối với chất thải khí được xem xét trong việc xử lý các nguồn làm gây ô nhiễm môi trường không khí. - Đối với chất thải rắn được thu gom từ các ngôi nhà, các công trình, vận chuyển đến nơi tập kết và xử lý. Mục đích của xử lý là nhằm không làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. - Công trình thu gom và xử lý chất thải rắn bao gồm: + Nhà vệ sinh + Trạm trung chuyển chất thải rắn + Các cơ sở xử lý chất thải rắn và công trình phụ trợ: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR), bãi chôn lấp chất thải rắn; lò hoặc nhà máy thiêu đốt chất thải rắn; nhà máy xử lý và chế biến phân vi sinh; bãi ủ rác.. các công trình tái sinh, tái chế chất thải rắn 2.2.7. Các hệ thống công trình hạ tầng khác - Hệ thống công trình ngầm Hệ thống công trình ngầm đô thị rất phát triển nó được đánh giá là thành phần kỹ thuật quan trọng trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hệ thống công trình ngầm đựơc phân thành: - Công trình công cộng ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng gồm các công trình như: hầm đỗ xe, tầng hầm của nhà cao tầng, bể chứa nước lớn bố trí ngầm, hầm phục vụ lưu trữ, phục vụ khi có chiến tranh. - Công trình giao thông ngầm là công trình phục vụ giao thông được xây dựng dưới mặt đất: tàu điện ngầm, đường ngầm vượt qua các tuyến giao thông chính … - Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm bao gồm các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc; hào, tuynel kỹ thuật và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm. - Cây xanh, mặt nước 369
- Cây xanh, mặt nước là diện tích không thể thiếu, với mục đích nâng cao sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư, mà còn là yếu tố kỹ thuật, yếu tố môi trường không thể thiếu được đối với các đô thị Việt Nam ở miền nhiệt đới. Cây xanh, mặt nước là hạ tầng xã hội những lại chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. - Nghĩa trang Nghĩa trang là nơi để an táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau như nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang quân đội, nghĩa trang làng, nghĩa trang công giáo, các nghĩa trang nay được quản lý, xây dựng theo quy hoạch. Xây dựng, quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang. - Hệ biển báo, tín hiệu Hệ biển báo, tín hiệu là nơi truyền đạt các hiệu lệnh, là nơi cung cấp thông tin những điều cần phải làm, nên biết đối với những hoạt động. Hệ thống biển báo có mối liên quan tới hầu hết các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như: giao thông, năng lượng, cấp nước, thoát nước.... 2.3. Sơ lược về hệ thông hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã Về đầu tư: Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các ngành và các địa phương cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nên nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, thu gom và xử lý chất thải rắn… của các điểm dân cư nông thôn đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển. Sự phát triển của hệ thống các điểm dân cư nông thôn vừa qua trong đó có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao chất lượng điểm dân cư nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của người dân, góp phần xãa đói giảm nghèo tạo lập một nền tảng phát triển bền vững. 370
- Vốn đầu tư cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật: vốn ngân sách, nguồn vốn ODA, nguồn vốn tài trơ, nguồn vốn vay, nguồn vốn tư nhân...Tuy nhiên do nguồn vốn hiện hạn chế, chậm và lâu trong việc thu hồi vốn nên tính hấp dẫn của đầu tư hạ tầng kỹ thuật không cao đầu tư tư nhân mới chỉ chiếm 15 % tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng kỹ thuật. Về xây dựng và khai thác sử dụng: Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng các công trình hạ tầng kĩ thuật vẫn còn thiếu hoặc xuống cấp nghiêm trọng. - Giao thông: Giao thông nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong khai thác sử dụng của giai đoạn mới. Đường giao thông bên trong và bên ngoài các điểm dân cư nông thôn còn nhiều hạn chế. Hiện tượng trẻ en phải bơi/đu dây qua sông để đến trường tuy không phổ biến nhưng vẫn có. Giao thông nội đồng chưa đáp ứng nhu câu sản xuất, nhiều nơi xe cơ giới cỡ nhỏ còn chưa tiếp cận được các cánh đồng. - Cấp nước: Phần lớn dân cư nông thôn chưa tiếp cận được nguồn nước máy - Thoát nước: Nước thải phần lớn chưa được xử lý, chảy thẳng ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường. Ở nông thôn hầu như chưa có hệ thồng thoát nước . - Thu gom và xử lý chất thải rắn: Công tác quản lý chất thải rắn tại các điểm dân cư nông thôn hiện còn nhiều bất cập. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại khu vực nông thôn chủ yếu do các tổ vệ sinh môi trường của thôn tổ chức thu gom và tự thu phí để hoạt động. Đối với các xã ven đô của các đô thị lớn thì của Công ty môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến các bãi chôn lấp để xử lý. Bên cạnh đó tại một số địa phương có các đơn vị tư nhân cùng tham gia vào công tác thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư và trung tõm cụm xã nông thôn. Tại hầu hết các điểm dân cư nông thôn, đảm nhiệm việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn trong khu vực do tổ vệ sinh môi trường của các xã đảm nhiệm. Rác thải được thu gom bằng các xe cải tiến sau đó đổ tại các bãi đất trống nên đang gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn bình quõn tại các điểm dân cư nông thôn đạt 40-55%. 371
- - Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: + Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm hầu như chưa phát triển, việc xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ, chất lượng, quản lý... + Nghiã trang: Diện tích đất nghĩa trang của chúng ta rất lớn, việc vệ sinh môi trường tại các địa điểm chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn đặt ra. II. QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 1. Trách nhiệm và quyền hạn quản lý hạ tầng kỹ thuật 1.1 Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền xã Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở; ở huyện có các thị xã, thị trấn, xã, ở quận có phường, ở thành phố trực thuộc tỉnh có các phường, xã. (Theo Thông tư số 20 /2008/TTLT/BXD-BNV, ngày 16 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước ngành xây dựng tại địa phương, ) - Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng kỹ thuật - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng kỹ thuật. - Quản lý mốc giới, chỉ giới xây dựng, trật tự xây dựng, hành lang bảo vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. - Thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng trên địa bàn, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn - Tổ chức thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, cải tạo, duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn do mình quản lý. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế, hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý của xã 1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền cấp Huyện Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban 372
- nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nghị định 12/2010/NĐ. CP ngày 16 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2008/NĐ-CP, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật là Phòng Kinh tế và hạ tầng/Phòng quản lý đô thị. Các phòng chức năng này có nhiệm vụ: - Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật. - Giúp và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. - Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lập, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật 373
- trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 2. Nội dung quản lý 2.1 Quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn; Nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm phù hợp với yờu cầu của từng loại quy hoạch và tính chất đặc thù của từng địa phương. - Quy hoạch giao thông phải xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; tổ chức mạng luới giao thông đô thị (bao gồm trên mặt đất, dưới mặt đất và trên cao). Xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông; - Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng phải xác định các khu vực thuận lợi xây dựng; khu vực cấm và hạn chế xây dựng; cao độ xây dựng; mạng lưới thoát nước mưa và các công trình đầu mối; - Quy hoạch cấp nước phải xác định nhu cầu; lựa chọn nguồn; xác định vị trí, quy mô các công trình cấp nước (bao gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm làm sạch); phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ các công trình cấp nước; - Quy hoạch thoát nước thải phải xác định tổng lượng nước thải; vị trí và quy mô các công trình thóat nước (bao gồm mạng lưới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử lý nước thải); khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ các công trình thóat nước thải; - Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng phải xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, chiếu sáng; nguồn cung cấp; yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô các công trình đầu mối; mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối; hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ các công trình; 374
- - Quy hoạch xử lý chất thải rắn phải xác định tổng lượng chất thải; vị trớ, quy mụ các điểm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ sinh của các cơ sở xử lý chất thải rắn; - Quy hoạch địa điểm nghĩa trang là một nội dung của đồ ỏn quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; khi phờ duyệt quy hoạch này, cơ quan của thẩm quyền đồng thời phờ duyệt quy hoạch địa điểm nghĩa trang. Quy hoạch nghĩa trang phải xác định nhu cầu an táng; vị trí, quy mô và ranh giới nghĩa trang; phân khu chức năng, bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật và khoảng cách ly vệ sinh của nghĩa trang; - Quy hoạch thông tin liên lạc phải xác định tuyến truyền dẫn thông tin, vị trí, quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và các công trình phụ trợ kốm theo. Nội dung quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật được thể hiện: - Phân tích hiện trạng - Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật… - Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển.. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã Lập quy hoạch - Phối hợp với cơ quan tư vấn lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch; - Cung cấp tư liệu số liệu, bản đồ về hiện trạng và dự án liên quan. - Lưu trữ hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; - Bổ sung góp ý hoàn chỉnh đánh giá hiện trạng. - Góp ý các giải pháp quy hoạch, tổ chức không gian, tổ chức thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vấn đề môi trêng. Quản lý quy hoạch - Công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn 375
- - Tham gia quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và trật tự xây dựng hệ thống HTKT trên địa bàn theo quy hoạch đã đợc duyệt; - Xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật; 2.2 Quản lý xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật 2.2.1. Giai đoạn lập dự án Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã Với các dự án do cấp trên quản lý - Phối hợp với chủ dự án để tiến hành thực hiện dự án - Cung cấp các thông tin, số liệu bản đồ cho quá trình lập dự án - Kiểm tra việc lập dự án có phù hợp với quy hoạch đã đợc phê duyệt Với các dự án do địa phương quản lý - Chủ tịch ủy ban nhân dân được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp - Xây dựng mới hệ thống HTKT - Cải tạo, nâng cấp hệ thống HTKT 2.2.2. Giai đoạn khảo sát, thiết kế Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã Kiểm tra việc khảo sát, thiết kế có đúng theo dự án và đồ án quy hoạch . 2.2.3. Giai đoạn thi công xây dựng Khía cạnh quản lý Các công trình HTKT được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp - Về sử dụng: thích hợp về không gian, thời gian và ngời sử dụng - Về bền vững: quy trình kỹ thuật - quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lợng - Về kinh tế - xã hội: chi phí, tiến độ đầu tư, hiệu quả khai thác sử dụng và hiệu quả xã hội 376
- - Về thẩm mỹ: hình thức, màu sắc, tác động với công trình xung quanh - Kiểm tra các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng hệ thống HTKT Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã - Tham gia giải phóng mặt bằng, cho phép sử dụng mặt bằng thi công xây dựng các công trình HTKT... - Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý các vi phạm trong xây dựng, vận hành, sử dụng các công trình HTKT và môi trường. - Giám sát thi công đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng đối với các công trình HTKT và môi trêng trên địa bàn. 2.3 Quản lý sử dụng và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật 2.3.1. Quy định quản lý chung - Lập, lưu trữ hồ sơ - Phát hiện các h hỏng, sự cố, có biện pháp phối hợp sửa chữa khắc phục - Giám sát thực hiện duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp - Ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ công cộng về hạ tầng kỹ thuật đô thị với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng - Đảm bảo chế độ khai thác, sử dụng theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật do Nhà nước ban hành; - Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm 2.3.2. Quy định về sử dụng, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật Các tổ chức và cá nhân sử dụng, khai thác công trình HTKT phải: - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép - Tuân thủ các quy định về chế độ sử dụng và sự phối hợp đồng bộ giữa các loại công trình - Không được lấn chiếm đất để xây dựng và vùng bảo vệ đã được khoanh định 377
- - Xử lý và bồi thường về thiệt hại theo quy định của pháp luật. các hành vi vi phạm của người sử dụng. 2.4 Sửa chữa công trình hạ tầng - Phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Không được gây tổn hại tới các công trình trên mặt đất, công trình dưới mặt đất, công trình trên không trực tiếp có liên quan, - Phải có biển báo, các biện pháp bảo vệ và đảm bảo an toàn giao thông đô thị, - Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho các hoạt động công cộng. - Thu dọn, hoàn trả lại mặt bằng ngay sau khi sửa chữa xong. 2.5 Nội dung quản lý cụ thể công trình hạ tầng kỹ thuật và các quy định về phạm vi bảo vệ 2.5.1 Quản lý cao độ xây dựng Quy hoạch chiều cao nền xây dựng hay còn gọi là quy hoạch cốt nền xây dựng là một phần trong nội dung “chuẩn bị kỹ thuật” của ngành quy hoạch xây dựng. Sản phẩm nghiờn cứu của chuyờn ngành này chớnh là hệ thống cốt nền xây dựng mà trong quy hoạch chung gọi là cốt xây dựng khống chế, còn trong quy hoạch chi tiết gọi là cốt xây dựng.Cốt xây dựng khống chế phải lấy mực nước thiết kế trung bình làm căn cứ tính toán, bởi vỡ điều này sẽ đảm bảo cho công trình khụng bị ngập. Còn cốt xây dựng hay là cốt san nền chớnh là cốt xây dựng khống chế của tính đến đặc điểm từng khu vực và hướng thoát nước cụ thể của khu vực đó. Cao độ xây dựng được xác định cho từng khu vực, trục đường chính hoặc cho toàn khu vực trong các đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn Để xác định được cốt xây dựng nhất thiết phải căn cứ vào mức nước ngập đó do mưa lũ gây ra. Người ta chỉ co thể tính toán lưu lượng lũ tương ứng với khả năng tiếp xuất hiện lưu lượng đó. (tần suất % - số lần xuất hiện trên tổng số lần thống kê). để xác định được mực nước tính toán thì quan trọng nhất là lựa chọn tần suất thiết kế cho phù hợp theo mức độ quan trọng của khu đất xây dựng. 378
- Trường hợp địa bàn không chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông, suối (có đê bao bảo vệ) thì việc xác định cao độ xây dựng sẽ căn cứ vào chế độ thuỷ nông và năng lực của các công trình tiêu úng thuộc hệ thống thuỷ lợi. Việc xác định cao độ nền khống chế nhằm: Bảo đảm thoát nước mặt cho nền khu vực thiết kế, góp phần bảo vệ an toàn cho các công trình được xây dựng, quyết định cho việc phòng chống ngập úng, tạo nên sự phối hợp hợp lý giữa nền và hệ thống đường, sự kết nối giữa các công trình đường dây, đường ống và giữa các công trình này với đường giao thông. Ngoài ra còn góp phần quan trọng trong các giải pháp về tổ hợp không gian và tổ chức mặt bằng các công trình kiến trúc với nền đất xây dựng công trình.... Cao độ chuẩn đặc biệt quan trọng vỡ khi xây dựng hệ thống giao thông, thóat nước, bao giờ cùng phải dẫn từ cao độ chuẩn với độ dốc từ 5 - 7% hoặc thấp hơn tuỳ theo địa hình từng đô thị để có thể đảm bảo nguồn nước thoát, nước mặt nước mưa tự chảy. Ở những điểm quá sâu so với mặt đất không cho phép nước thoát tự chảy thì phải của trạm bơm chuyển tiếp. Đặc biệt, phải xác định được các bao nhiêu hướng thoát nước để xây dựng những hồ chứa điều hoà, trong đó có hệ thống trạm bơm tính toán khi cần thiết để bơm thoát nước tránh ngập lụt. Để thực hiện quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật cần: + Lựa chọn và xác định cao độ xây dựng phù hợp với quy hoạch; + Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật: Ta luy, tường chắn, ổn định công trình, phũng chống ngập ỳng cục bộ, + Thiết kế san nền (đường đồng mức thiết kế) và tính toán khối lượng đào đắp. + Thiết kế mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước mưa; + Lập bảng tính khối lượng các hạng mục san nền, thoát nước và các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác. 2.5.2 Quản lý hệ thống công trình giao thông Các công trình giao thông chủ yếu gồm - Mạng lưới đường, cầu, hầm., quảng trường, bến bãi, sông ngòi kênh rạch; 379
- Các công trình đầu mối kỹ thuật giao thông: cảng hàng không, nhà ga, bến xa, cảng thuỷ. Đối với các công trình giao thông và các công trình phụ trợ giao thông trong phải được thiết kế thi công đồng bộ nhằm đảm bảo lưu thông cho người và phương tiện giao thông; đảm bảo tiêu chuẩn về chiếu sáng, vệ sinh môi trường, đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy; có kiểu dáng, màu sắc đảm bảo yêu cầu mỹ quan và đặc thù; phù hợp với các công trình khác có liên quan ưu tiên đường dành riêng cho người khuyết tật và người khiếm thị. Đối với các công trình đảm bảo an toàn giao thông trong như các biển báo, tín hiệu giao thông phải được thiết kế đồng bộ với hệ thống giao thông, đảm bảo nguyên tắc thoát người nhanh khi xẩy ra sự cố cháy, nổ hoặc thiên tai; hệ thống tín hiệu được xây dựng phải dễ quan sát, dễ nhận biết; có kích thước, kiểu dáng, màu sắc đảm bảo mỹ quan và đặc thù. Đối với người tham gia giao thông, điều khiển các phương tiện giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự, an toàn giao thông. Đối với các đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống giao thông và các cơ quan quản lý các loại công trình hạ tầng kỹ thuật cùng như các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau để phát huy tốt nhất hiệu quả của hệ thống giao thông. Sắp xếp các điểm, bãi đỗ xe hợp lý và quản lý tốt chúng sẽ góp phần tích đáng kể cho công tác quản lý và điều hành giao thông Phạm vi bảo vệ: + Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ. + Giới hạn phạm vi hành lang an toàn đường đô thị là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng theo đờng hoặc theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt 380
- + Các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông đợc giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính, khoảng cách ly và vùng bảo vệ xác định theo quy định Quy định thiết kế + Đối với các công trình giao thông và các công trình phụ trợ giao thông trong đô thị: phải được thiết kế đồng bộ dảm bảo lưu thông cho người và phương tiện; bảo đảm các tiêu chuẩn về ánh sáng, vệ sinh môi trường và các công tác phòng chá, chữa cháy: có kiểu dáng, màu sắc bảo đảm yêu cầu mỹ quan và đặc thù của đô thị, phù hợp với các công trình khác có liên quan. Ưu tiên đường dành riêng cho người khuyết tật và khiếm thị . + Đối với các công trình đảm bảo an toàn giao thông trong đô thị phải đựôc thiết kế đồng bộ với hệ thống giao thông, đảm bảo nguyên tắc thoát người nhanh khi xảy ra sự cố chháy nổ hoặc thiên tai: có tín hiệu dễ nhận biết cho người khuyết tật; có kích thước, kiểu dáng, màu sắc bảo đảm yêu cầu mỹ quan ị. Một số hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống giao thông + Thiết kế, xây dựng đường không tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. +Tự ý xây dựng, đào bới đường. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính. + Sử dụng đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu. + Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường. + Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định. + Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan. + Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn đường bộ . 381
- 2.5.3 Quản lý hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng Năng lượng được sử dụng chủ yếu hiện nay là điện và khí đốt. Nguồn điện ta có: Thủy điện, nhiệt điện, máy phát điện chạy dầu. Từ nhà máy điện, điện đi theo các đường điện cao áp (500KV, 220 kv, 110kv... )qua các trạm biến áp, đường dây trung thế, hạ thế xuống đến người sử dụng hiện nay là mạng biến áp 220V. Còn có một số nguồn điện khác. Điện hạt nhân, điện gió- phong điện; Hệ thống chiếu sáng công cộng nhằm đảm bảo ánh sáng vào ban đêm. Chiếu sáng công cộng là dạng đầu tư không thu lợi nhưng nhờ nó mà công tác an ninh xã hội đảm bảo, giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng vẻ đẹp, nâng tầm văn hóa Phạm vi bảo vệ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình của trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương. Quản lý về quy hoạch về đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cỏ nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện Công trình chiếu sáng được thiết kế, xây dựng thành một hệ thống độc lập và có phạm vi bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành. Quy định đối với công trình cung cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng + Trạm biến thế điện đã có, nếu ảnh hưởng đến mỹ quan, giao thông thì chính quyền phải có biện pháp cải tạo hoặc xây dựng mới, thay thế để đảm bảo các yêu cầu an toàn, mỹ quan và phải bố trí đi ngầm tối đa các đường dây. + Dây cấp điện trong đô thị phải được bố trí hợp lý trên nguyên tắc bỏ dây trần chuyển sang dây có bọc cách điện, tiến tới ngầm hoá toàn bộ + Chiếu sáng công cộng trên đường phố hoặc riêng cho công trình, trên quảng trường, trong công viên phải hợp lý về chức năng, vị trí, thời gian chiếu sáng, độ rọi, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Việc chiếu sáng tại các khu vực, vị trí nêu trên phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn chiếu sáng 382
- hiện hành. Cấm lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ con người, an toàn và mỹ quan. Hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng + Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện khi không có nhiệm vụ. + Trộm cắp, ném bắn, gây hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện. + Sử dụng công trình lưới điện vào những mục đích khác khi chưa có sự thoả thuận với đơn vị quản lý. + Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp; thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện cao áp + Lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va quệt vào công trình lưới điện cao áp. + Trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây điện trên không, trạm điện; để cây đổ vào đường dây điện khi phát quang tuyến. + Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện; quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện; tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa và các phụ kiện khác của cột điện; đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp; đắp đất vi phạm khoảng cách an toàn; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc trâu, bò hoặc gia súc khác. + Nổ mìn, mở mỏ, xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hoá học gây ăn mòn các bộ phận của công trình lưới điện; đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình lưới điện. + Các hành vi vi phạm khác hình thành trong quá trình khai thác, sử dụng Hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống chiếu sáng - Thiết kế, xây dựng chiếu sáng không tuân thủ quy hoạch, thiết kế đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 383
- - Không tổ chức hoặc tổ chức chiếu sáng không đúng quy định. - Sử dụng nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng vào mục đích khác. - Trộm cắp, các thiết bị chiếu sỏng. - Lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ con người, an toàn và mỹ quan. - Sản xuất, nhập khẩu nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng không đúng với các quy chuẩn kỹ thuật quy định. - Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sỏng không đúng quy định. - Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.5.4 Quản lý hệ thống công trình cấp nước - Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. - Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ trợ có liên quan. - Công trình phụ trợ là các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường rào, trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hoả... 384
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề Quản lý nhà nước về tài chính và tiền tệ
57 p | 572 | 102
-
Bài giảng Luật tài nguyên nước, một số vấn đề đối với công tác Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
12 p | 182 | 24
-
Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp - Chuyên đề 12: Thách thức trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
2 p | 120 | 20
-
Bài giảng điện tử học phần Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Chương 1 – ĐH Thương mại
25 p | 92 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 1: Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
17 p | 38 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 3: Nguyên tắc của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
14 p | 22 | 10
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 2: Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
12 p | 20 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 6: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững
20 p | 35 | 9
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
13 p | 28 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 7: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam
33 p | 29 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
13 p | 37 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 3: Nguyên tắc của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
14 p | 21 | 7
-
Bài giảng điện tử học phần Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Chương 2 – ĐH Thương mại
11 p | 74 | 7
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 1: Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
18 p | 28 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 2: Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
11 p | 23 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Mở đầu
8 p | 27 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 7: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam (Năm 2022)
33 p | 18 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 6: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững (Năm 2022)
21 p | 22 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn