NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI<br />
QUẢN LÝ PHÁT TRIÊN DỰ ÁN TÀI NGUYÊN SỐ HÓA TÀI LIỆU NỘI SINH TẠI<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
Phạm Ngọc Cường(1), Trần Văn Độ(2)<br />
(1)<br />
<br />
Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, (2)Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội<br />
<br />
1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN TÀI NGUYÊN SỐ HÓA TÀI LIỆU NỘI SINH TẠI TRUNG<br />
TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
Ngày 01/02/2012, Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định số 448/QĐ-KHCN giao cho<br />
Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN làm chủ đầu tư dự án “Xây dựng và phát triển<br />
Hệ thống sách điện tử đại học để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học” với<br />
mục đích dự án được triển khai là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện<br />
thành công kế hoạch chiến lược phát triển ở ĐHQGHN đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.<br />
Triển khai thành công dự án là một giải pháp quan trọng cho việc triển khai thực hiện quy chế<br />
đào tạo đại học, nâng cao năng lực sinh viên, dần dần đạt trình độ quốc tế, góp phần đưa<br />
ĐHQGHN nhanh chóng đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc khai thác sách điện tử trong hệ<br />
thống sách điện tử được đầu tư của dự án sẽ làm tăng hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy và học<br />
tập trong ĐHQGHN, qua đó hình thành một mô hình sản xuất sách điện tử đa phương tiện có<br />
khả năng tương tác cao với người học và hình thành một trung tâm số hóa sách đáp ứng được<br />
các yêu cầu xây dựng và phát triển ĐHQGHN theo hướng đại học số hóa và việc triển khai<br />
thành công dự án sẽ là một mô hình để các trung tâm thông tin, trung tâm tư liệu trong nước<br />
học tập, hoặc kết nối cùng chia sẻ các tài nguyên số nội sinh của ĐHQGHN với các đơn vị<br />
trong và ngoài nước.<br />
Dự án số hóa này được triển khai trong 2 năm 2012 và 2013, bước đầu nguồn tài liệu<br />
nội sinh được quản lý và đưa vào số hóa để phục vụ cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên<br />
là: 3500 tên sách và giáo trình do nhà xuất bản ĐHQGHN xuất bản; 20000 luận án, luận văn;<br />
12 chuyên san của tạp chí khoa học; 2000 đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN; 5000 bài kỷ<br />
yếu khoa học trong nước và quốc tế và nguồn tài liệu đóng góp bởi cán bộ giảng viên trong<br />
ĐHQGHN. Tổng số tài liệu khi dự án kết thúc vào năm 2013 là khoảng 40000 tên tài liệu<br />
tương đương với 2 triệu trang.<br />
2.<br />
<br />
VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TÀI LIỆU<br />
<br />
Tất cả tài liệu trong dự án đều có bản quyền thuộc ĐHQGHN. 3000 sách và giáo trình<br />
là những tài liệu được đặt hàng với cán bộ, giảng viên trong trường; các bài đăng trong 12<br />
chuyên san tạp chí khoa học được trả nhuận bút; tác giả luận án, luận văn là những người<br />
được đào tạo và bảo vệ trong các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN.<br />
3. NHÂN LỰC VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
3.1. Nhân lực<br />
Để triển khai dự án có hiệu quả và đúng tiến độ, trung tâm TT-TV đã thành lập một ban<br />
quản lý dự án và huy động nhân lực triển khai dự án ở tất cả các bộ phận thuộc trung tâm<br />
khoảng 40 người tham gia, nòng cốt là phòng phát triển tài nguyên số và các phòng nghiệp vụ<br />
như tin học, biên mục, bổ sung và thông tin.<br />
3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin<br />
- 01 máy số hóa Kirtas 1600<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 07/2015<br />
<br />
74<br />
<br />
NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI<br />
- 02 máy số hóa Treventus<br />
- 03 máy chủ IBM<br />
- 03 Bộ lưu trữ QNAP 8TB<br />
- 04 Stograge 12TB up to 18TB<br />
- 200 máy trạm cấu hình cao<br />
- Phần mềm quản lý quy trình số hóa<br />
- Phần mềm nhận dạng tiếng Việt<br />
- Phần mềm cắt ghép và chuyển định dạng word sang pdf<br />
- Phần mềm quản lý tài nguyên số (thư viện số) Content Pro IRX của Innovative.<br />
4. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI<br />
Việc xây dựng các quy trình và quy định xử lý tài liệu trước khi tiến hành số hóa, tạo<br />
các bộ sưu tập được đặc biệt quan tâm và đưa lên hàng đầu. Do đó ban dự án đã tiến hành<br />
biên soạn và ban hành các quy định và quy trình xử lý tài liệu như sau:<br />
4.1. Quy định lựa chọn tài liệu số hóa<br />
Tài liệu nội sinh số hóa tại trung tâm được xác định qua 5 tiêu chí và xếp theo thứ tự ưu<br />
tiên. Tài liệu được chọn phải thỏa mãn 3 tiêu chí hoặc ít nhất là 2 tiêu chí đầu.<br />
+ Tiêu chí 1 – Truy cập<br />
Đó là tài liệu được sử dụng nhiều hoặc tài liệu có giá trị như giá trị chính trị, giá trị<br />
nghiên cứu giảng dạy, giá trị tài chính và giá trị văn hóa xã hội hay truyền thống. Những tài<br />
liệu đơn bản hoặc hiếm cũng được xếp trong tiêu chí này.<br />
+ Tiêu chí 2 – Bảo quản<br />
Là những tài liệu dễ hỏng, dễ phân hủy hoặc khó bảo quản<br />
+ Tiêu chí 3 – Cộng đồng<br />
Là những tài liệu phục vụ cho các sự kiện, các chương trình nghiên cứu trọng điểm hay<br />
các triển lãm và xây dựng thương hiệu ĐHQGHN.<br />
+ Tiêu chí 4 – Tài liệu có tiềm năng phát triển<br />
Là những tài liệu có kinh phí từ dự án, tương lai được đầu tư, bổ sung hoặc số hóa theo<br />
yêu cầu của lãnh đạo hay nhà tài trợ.<br />
+ Tiêu chí 5 – Cam kết của thư viện<br />
Thư viện có thể có một cam kết từ trước khi số hóa một bộ sưu tập cụ thể<br />
Các chính sách và tiêu chuẩn trên đây hàng năm sẽ được xem xét và cập nhật theo thưc<br />
tiễn và thay đổi trong công nghệ.<br />
4.2. Quy trình xử lý tài liệu của các máy số hóa<br />
Sơ đồ quy trình thực hiện số hóa tài liệu với máy số hóa kirtas<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 07/2015<br />
<br />
75<br />
<br />
NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI<br />
<br />
Sơ đồ quy trình thực hiện số hóa tài liệu với máy số hóa treventus<br />
<br />
4.3. Quy định chuyển định dạng và xử lý bookmark tài liệu<br />
Để thuận tiện cho việc bảo quản, xử lý tài liệu trong các quy trình cũng như thuận tiện<br />
cho bạn đọc sử dụng sau này, tất cả các tài liệu dạng text đều được chuyển định dạng sang<br />
pdf và tạo bookmark cho các phần, chương, mục. Tài liệu là luận án, luận văn được xử lý<br />
thành 2 file là tóm tắt và nội dung với mục đích sau này phân quyền truy cập tóm tắt và toàn<br />
văn cho từng đối tượng bạn đọc cụ thể.<br />
Ví dụ về quy định xử lý file và tạo bookmark cho luận án, luận văn.<br />
File tóm tắt<br />
1. Đặt tên file: ĐKCB_Tom_tat.pdf<br />
2. Nội dung file gồm có:<br />
a/ Trang bìa<br />
b/ Trang tên tài liệu<br />
c/ Mục lục<br />
d/ Tóm tắt (Bỏ qua nội dung này nếu file gốc không có tóm tắt)<br />
File nội dung<br />
1. Đặt tên file: ĐKCB_Noi_dung.pdf<br />
2. Nội dung file gồm có:<br />
a/ Trang bìa<br />
b/ Trang tên<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 07/2015<br />
<br />
76<br />
<br />
NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI<br />
c/ Mục lục<br />
d/ Danh mục các chữ viết tắt<br />
e/ Danh mục các bảng biểu<br />
f/ Mở đầu<br />
g/ Chương 1:<br />
1.1.<br />
1.1.1. ….<br />
h/ Chương 2:<br />
2.1.<br />
2.1.1. ….<br />
,….<br />
i/ Kết luận<br />
j/ Tài liệu tham khảo<br />
k/ Phụ lục<br />
<br />
(Ghi chú: Tôn trọng trật tự nội dung bản gốc nếu tài liệu không theo trật tự trên)<br />
Các file dữ liệu kèm theo không phải là textfile.<br />
a/ Các file chương trình<br />
- Tạo một thư mục tên là DKCB_CTr rồi copy các file vào trong.<br />
- Nén thư mục này thành file theo định dạng .rar tên file làĐKCB_CTr.rar.<br />
b/ Các loại file khác<br />
- Tạo một thư mục tên là DKCB_Kem_theo rồi copy các file vào trong.<br />
- Nén thư mục thành file theo định dạng .rar tên file là ĐKCB_Kem_theo.rar.<br />
4.4. Quy định tạo cấu trúc các bộ sưu tập<br />
Việc xây dựng cấu trúc các Bộ sưu tập tại trung tâm TT-TV, ĐHQGHN căn cứ vào<br />
nguồn tài liệu và các dạng tài liệu khác nhau, trung tâm sẽ cấu trúc cho phù hợp với các đơn<br />
vị đào tạo và nội dung các đối tượng số. Bộ sưu tập là đơn vị nhỏ nhất chứa các bản ghi và<br />
nội dung đối tượng số cùng một lĩnh vực khoa học. Đối với bộ sưu tập luận án, luận văn thiết<br />
kế cấp cao nhất là các đơn vị đào tạo, tiếp đến là các bộ sưu tập theo chuyên ngành đào tạo.<br />
Điều này giúp cho các nhà quản lý, các đơn vị đào tạo và người sử dụng có một bức tranh<br />
tổng thể về số lượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực đó, qua đó điều chỉnh để mang tới sự cân<br />
bằng cho các ngành trong toàn ĐHQGHN. Đối với tài liệu là sách và giáo trình, do số lượng<br />
lớn nên trung tâm đã cấu trúc theo trật tự bảng phân loại DDC nhằm mang lại tiện ích cho<br />
người dùng tin. Các chuyên san của tạp chí được trình bày theo danh sách, trật tự của bảng<br />
chữ cái. Ngoài ra còn có các dạng tài liệu quý hiếm và đặc biệt là những tài liệu sưu tầm,<br />
đóng góp của cán bộ, giảng viên trong ĐHQGHN mang tới cho thư viện số của trung tâm<br />
nhiều nội dung phong phú, đa dạng và chất lượng.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 07/2015<br />
<br />
77<br />
<br />
NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI<br />
Ví dụ về cấu trúc BST luận án, luận văn<br />
Ví dụ về cấu trúc BST sách<br />
4.5. Hình thức và địa chỉ truy cập thư viện số Trung tâm TT-TV<br />
Thư viện số trung tâm được phục vụ qua giao diện web, người dùng tin khai thác qua<br />
mạng máy tính ĐHQGHN (VNUnet), những máy tính ngoài VNUnet phải khai báo mạng<br />
riêng ảo VPN để có thể truy cập đến toàn văn tài liệu. Sắp tới trung tâm sẽ triển khai giải<br />
pháp truy cập từ xa qua Ezproxy, lúc đó bạn đọc chỉ cần nhập tài khoản và mật khẩu xác thực<br />
qua web để khai thác toàn bộ tài nguyên thông tin mà thư viện sở hữu.<br />
Bạn đọc có thể truy cập thư viện số từ cổng thông tin của trung tâm hoặc truy cập trực<br />
tiếp vào trang thư viện số tại địa chỉ sau:http://lic.vnu.edu.vn/hoặchttp://dlib.vnu.edu.vn/<br />
4.6. Chính sách truy cập<br />
Tất cả bạn đọc trong và ngoài ĐHQGHN đều có thể khai thác thông tin thư mục của<br />
thư viện số. Bạn đọc là học sinh, sinh viên, học viên, NCS, cán bộ, giảng viên của ĐHQGHN<br />
được khai thác tài liệu toàn văn ở mức độ khác nhau.<br />
Trước mắt chính sách truy cập được chia thành bốn nhóm cơ bản sau đây:<br />
4.6.1. Nhóm bạn đọc thông thường<br />
Bao gồm tất cả các bạn đọc trong và ngoài ĐHQGHN<br />
- Tìm kiếm toàn bộ thư mục tài liệu trong thư viện số.<br />
- Tải về các bài kỷ yếu hội thảo, bài tạp chí khoa học ĐHQGHN, tóm tắt luận án, luận<br />
văn, các đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu và một số tài liệu khác.<br />
4.6.2. Nhóm bạn đọc được đọc trực tiếp tài liệu trên màn hình<br />
Là học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh (người học) thuộc ĐHQGHN<br />
- Tìm kiếm toàn bộ thư mục tài liệu trong Thư viện số.<br />
- Tải về các bài kỷ yếu hội thảo, bài tạp chí khoa học ĐHQGHN, tóm tắt luận án, luận<br />
văn, các đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu và một số tài liệu khác.<br />
- Xem trực tiếp toàn văn các tài liệu liên quan đến bản quyền trên màn hình.<br />
4.6.3. Nhóm bạn đọc được tải về tài liệu<br />
Là cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý thuộc ĐHQGHN, có tài khoản<br />
email do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin cấp với định dạng email là<br />
xxx@vnu.edu.vn.<br />
- Tìm kiếm toàn bộ thư mục tài liệu trong thư viện số.<br />
- Tải về các bài kỷ yếu hội thảo, bài tạp chí khoa học ĐHQGHN, tóm tắt luận án, luận<br />
văn, các đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu và một số tài liệu khác.<br />
- Xem trực tiếp toàn văn các tài liệu liên quan đến bản quyền trên màn hình.<br />
- Tải về tất cả tài liệu.<br />
4.6.4. Nhóm bạn đọc được tải về và tải lên tài liệu<br />
Là cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý thuộc ĐHQGHN, có tài khoản<br />
email do trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin cấp với định dạng email là<br />
xxx@vnu.edu.vn, có nhu cầu tải lên (đóng góp) các tài liệu cá nhân, sưu tầm.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 07/2015<br />
<br />
78<br />
<br />