Quản lý quá trình đào tạo ngành Kiến trúc<br />
công trình theo phương thức tín chỉ tại Trường<br />
Đại học Kiến trúc Hà Nội<br />
<br />
Nguyễn Thị Nhài<br />
<br />
Trường Đại học Giáo dục<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05<br />
Người hướng dẫn: GS. TS. NGND Nguyễn Đức Chính<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
<br />
Abstract: Nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Khảo sát thực<br />
trạng về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ngành Kiến trúc công trình tại Trường<br />
Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý quá trình đào tạo ngành<br />
Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
<br />
Keywords: Quản lý giáo dục; Phương thức tín chỉ; Quản lý quá trình đào tạo; Giáo<br />
dục đại học<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, đặc biệt là thông<br />
tin và truyền thông. Nhân loại đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế tri thức. Trong xu thế<br />
đó, nguồn nhân lực đang trở thành động lực chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của<br />
đất nước. Nền giáo dục đại học trên thế giới đang có những chuyển biến nhanh theo tốc độ<br />
biến đổi không ngừng của xu thế thời đại với những vận hội mới, thời cơ và thách thức mới.<br />
Giáo dục đại học thế giới đã phát triển mạnh mẽ theo hướng: đại chúng hoá, thị trường hoá, đa<br />
dạng hoá và quốc tế hoá.<br />
Xuất phát từ đòi hỏi qui trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm<br />
được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích<br />
nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, nhiều trường đại học tiên tiến<br />
trên thế giới đã triển khai áp dụng học chế tín chỉ. Hiện nay, học chế tín chỉ được truyền bá<br />
nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có hiệu quả đào tạo cao, có tính mềm dẻo và khả năng<br />
thích ứng cao và có hiệu quả cao về mặt quản lý, giảm giá thành đào tạo.<br />
Đứng trước những thời cơ mới đó, giáo dục đại học nước ta đã từng buớc phát triển<br />
rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được<br />
huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ<br />
cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, Nhà<br />
nước đã chủ trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học nước<br />
ta. Từ năm 2005, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức chỉ đạo các trường đại<br />
học và cao đẳng chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Đây được coi là một<br />
“cuộc cách mạng” thay đổi “công nghệ đào tạo” tiên tiến.<br />
Nhằm thích ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, năm 2008 Trường Đại học Kiến trúc<br />
Hà Nội đã chính thức chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Trong kế hoạch<br />
chiến lược của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đến năm 2020 đã xác định:<br />
- Xây dựng mô hình đào tạo tiên tiến, đảm bảo độc lập, tự chủ, vững vàng hội<br />
nhập, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, ưu tiên phát huy thế mạnh truyền thống<br />
của Trường.<br />
- Tiếp tục thực hiện lộ trình đào tạo theo phương thức tín chỉ, quan tâm điều chỉnh<br />
chương trình đào tạo đảm bảo tính liên thông giữa các ngành, chuyên ngành đào<br />
tạo trong Trường, trong nước và quốc tế.<br />
- Đổi mới công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo<br />
nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng phù hợp với phương thức đào tạo<br />
tín chỉ.<br />
- Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng để từng bước hình thành văn hoá chất<br />
lượng. Kiện toàn đơn vị chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng trong<br />
Trường.<br />
Ngành Kiến trúc công trình là ngành đặc thù của Trường và được Nhà trường ưu tiên<br />
đặc biệt trong việc khẳng định vai trò, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực kiến trúc<br />
trong nước, và hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài<br />
“Quản lý quá trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình theo phương thức tín chỉ tại Trường<br />
Đại học Kiến trúc Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu<br />
Vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương chình<br />
đào tạo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo, cấu thành bởi các Môđun<br />
mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc<br />
khai sinh học chế tín chỉ.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Đến đầu thế kỷ 20, hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại<br />
học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống tín chỉ trong toàn bộ hoặc một<br />
bộ phận của trường đại học của mình như: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan,<br />
Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia,… Tại Trung Quốc từ cuối thập kỷ 80 đến nay hệ<br />
thống tín chỉ cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học.<br />
Vào năm 1999, 29 Bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong liên minh<br />
châu Âu đã ký tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian giáo dục đại học Châu Âu<br />
thống nhất vào năm 2010, một trong các nội dung quan trọng của tuyên ngôn đó là triển khai<br />
áp dụng học chế tín chỉ trong toàn hệ thống giáo dục đại học để tạo thuận lợi cho việc cơ<br />
động hoá, liên thông hoạt động học tập của sinh viên trong khu vực Châu Âu và trên toàn<br />
thế giới.<br />
Ở Việt Nam đã có nhiều trường áp dụng học chế tín chỉ từ trước năm 1975 như: Viện<br />
Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức,… Đến thập niên 90, nhiều trường đại học đã áp<br />
dụng học chế này: Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thuỷ sản Nha Trang, ĐHDL<br />
Thăng Long,… Với ưu điểm nổi bật của nó, hiện nay học chế tín chỉ đã được áp dụng rộng rãi<br />
trong các trường đại học với các sắc thái và mức độ khác nhau.<br />
Đào tạo theo tín chỉ đã và đang được quan tâm ở tất cả các nước trên thế giới.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đào tạo và nghiên cứu lý luận quản lý đào tạo<br />
theo yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ, đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng<br />
đào tạo theo phương thức tín chỉ đối với ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến<br />
trúc Hà Nội.<br />
4. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ<br />
- Khảo sát thực trạng về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ngành Kiến trúc công<br />
trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
- Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý quá trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình tại<br />
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu<br />
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý đào tạo tín chỉ ngành Kiến trúc công trình ở<br />
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ<br />
đối với ngành Kiến trúc công trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
6. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về nội dung: Quá trình đào tạo tín chỉ bao gồm nhiều nội dung phức tạp.<br />
Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý chất lượng đào tạo hệ tín chỉ ngành Kiến<br />
trúc công trình; qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới hội nhập quốc tế.<br />
- Phạm vi địa lý: Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành ở Trường Đại học Kiến trúc<br />
Hà Nội.<br />
- Phạm vi thời gian: từ năm 2008 (năm Nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo theo tín<br />
chỉ) đến nay.<br />
7. Giả thuyết khoa học<br />
Thực hiện được “Quản lý chất lượng đào tạo hệ tín chỉ đối với ngành Kiến trúc công<br />
trình của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào<br />
tạo và quản lý đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
8. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
- Nghiên cứu tài liệu<br />
- Phân tích tổng hợp<br />
- Đánh giá<br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
- Phỏng vấn<br />
- Điều tra xã hội học (qua bảng hỏi)<br />
Phương pháp chuyên gia<br />
9. Cấu trúc luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn<br />
được trình bày trong 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ<br />
Chương 2: Thực trạng đào tạo và công tác quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ<br />
tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ ngành<br />
Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO<br />
THEO PHƢƠNG THỨC TÍN CHỈ<br />
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo trong học chế tín chỉ<br />
Luận văn trình bày khái quát một số công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo theo HCTC<br />
trên thế giới và ở Việt Nam dưới góc độ nghiên cứu tổng thể về đào tạo tín chỉ và nghiên cứu từng<br />
lĩnh vực khác nhau của công tác đào tạo tín chỉ.<br />
1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo<br />
Trong phần này, luận văn trình bày những khái niệm cơ bản về lý luận đào tạo và quản lý<br />
đào tạo, đó là: Đào tạo, quản lý, hệ thống chức năng quản lý, biện pháp quản lý, đánh giá hiệu lực<br />
quản lý.<br />
1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ<br />
Trong phần này, luận văn trình bày những khái niệm cơ bản về đào tạo theo tín chỉ. Đó là:<br />
Khái niệm tín chỉ, đơn vị tín chỉ, giờ tín chỉ, hình thức tổ chức giờ tín chỉ, hệ thống tín chỉ, chương<br />
trình đào tạo theo HCTC, hình thức tổ chức dạy học trong HCTC và các phương pháp KT-ĐG<br />
trong HCTC. Tác giả cũng khái quát các ưu, nhược điểm của học chế tín chỉ và một số điều kiện để<br />
triển khai đào tạo trong các trường ĐH ở Việt Nam.<br />
1.4. Chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ<br />
Để chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo HCTC, luận văn đã nêu lý luận về ba<br />
pha chuyển đổi đó là:<br />
1.4.1. Pha 1: Chuyển đổi Chương trình đào tạo (Môđun hoá); Đổi mới Dạy -Học - Kiểm<br />
tra đánh giá theo tín chỉ; Chuẩn bị học liệu, tin học hoá<br />
CTĐT trong học chế tín chỉ được thiết kế thành các môđun có kích cỡ chuẩn. Chương trình<br />
từng môn học cũng được tổ chức thành các môđun. Gồm: Mô đun bắt buộc; Mô đun tự chọn và Mô<br />
đun tuỳ ý với tối thiểu là 3 (hoặc 4) tín chỉ. Khi cần có các môđun có kích cỡ lớn hơn, phải thiết kế<br />
các môđun có giá trị là bội số của kích cỡ chuẩn. Các môđun dù kích cỡ khác nhau đều phải được<br />
thực hiện trong một học kỳ.<br />
Để tích lũy 1 Môđun sinh viên cần phải: Lên lớp giờ lý thuyết; Dự xemina; Thảo luận<br />
nhóm; Làm thí nghiệm; Các hoạt động thực hành, thực tế; Tự học, tự nghiên cứu và tham gia các<br />
hoạt động khác do giáo viên quy định.<br />
Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động của giảng viên và sinh viên<br />
nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học xác định.<br />
Trong mọi qui trình đào tạo, KT-ĐG là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất, bởi<br />
lẽ thực hiện KT-ĐG một cách khoa học, nghiêm túc không chỉ cho chúng ta biết qui trình đào tạo có<br />
<br />
<br />
5<br />
đạt được mục tiêu hay không và nếu đạt thì ở mức nào, KT-ĐG còn cung cấp các thông tin phản hồi<br />
hữu ích, giúp giảng viên điều chỉnh cách dạy và giúp sinh viên chủ động tổ chức quá trình học của<br />
mình để đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất.<br />
Học liệu là một trong những điều kiện không thể thiếu để đảm bảo chất lượng đào tạo, gồm:<br />
đề cương môn học, bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo...đây là bộ công cụ không thể thiếu đối<br />
với cả người dạy và người học trong quá trình triển khai đào tạo tín chỉ.<br />
Tin học hóa là một yêu cầu không thể thiếu trong đào tạo tín chỉ để đảm bảo: tính mềm dẻo<br />
của học chế tín chỉ; sự đa dạng và cá thể hóa của từng sinh viên, khả năng tự động cập nhật các thay<br />
đổi; Sự tích hợp và chia xẻ thông tin tác nghiệp; Sự phản ánh mô hình và qui trình quản lý và sự<br />
phối hợp giữa các đơn vị chức năng.<br />
1.4.2. Pha 2: Lớp môn học (các môn học tự chọn)<br />
Ngoài các môn bắt buộc, trong CTĐT có nhiều môn học cho sinh viên lựa chọn và khi đã<br />
đưa vào chương trình các môn học này đảm bảo có người dạy. Hệ thống môn tự chọn này cho phép<br />
sinh viên chọn lựa và theo học những môn nào đạt được những tri thức và kỹ năng mà họ quan tâm.<br />
1.4.3. Pha 3: Lớp môn học đầy đủ, tin học hoá toàn bộ quá trình đào tạo<br />
Trong đào tạo tín chỉ phải đảm bảo sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng<br />
lực của mình. Vì thế, toàn bộ hệ thống tổ chức quản lý đào tạo phải vận hành theo yêu cầu riêng của<br />
từng sinh viên. Do vậy việc tin học hóa toàn bộ quá trình đào tạo là hết sức cần thiết để đảm bảo hệ<br />
thống chạy được và không bị chồng chéo.<br />
1.5. Quản lý quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ<br />
Để thực hiện quản lý được quá trình đào tạo theo HCTC, luận văn đã khái quát lý luận quản<br />
lý các khâu của quá trình đào tạo. Đó là:<br />
1.5.1. Quản lý chuyển đổi Chương trình đào tạo sang tín chỉ<br />
Nhận diện chương trình đào tạo, chỉ ra ưu khuyết điểm và xây dựng chương trình đào tạo:<br />
điều chỉnh thời lượng các môn học. Tổ chức hội thảo về chương trình chuyển đổi, có sự tham gia<br />
của các giảng viên, chuyên gia, các cán bộ quản lý liên quan đến chương trình đào tạo. Thủ trưởng<br />
các đơn vị đào tạo tổ chức hoàn chỉnh CTĐT đã chuyển đổi để nghiệm thu và báo cáo. Tổ chức<br />
thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đã chuyển đổi.<br />
1.5.2. Tổ chức xây dựng đề cương môn học<br />
ĐCMH là văn bản có ý nghĩa quyết định tới thành bại việc áp dụng phương thức đào tạo<br />
theo tín chỉ. ĐCMH do từng giảng viên/ nhóm giảng viên của bộ môn biên soạn, được bộ môn,<br />
khoa, trường thẩm định, xác nhận làm cơ sở cho các hoạt động dạy, học, đánh giá kết quả học tập,<br />
nghiên cứu môn học.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
1.5.3. Quản lý hoạt động giảng dạy<br />
Trong HCTC, quản lý hoạt động giảng dạy được tiến hành thông qua ĐCMH. Trong<br />
ĐCMH có các thông tin về nội dung: thông tin về GV; các môn học tiên quyết, kết tiếp; mục tiêu<br />
chung của môn học; các hình thức và tiêu chí KT-ĐG; lịch trình của môn học và chính sách đối với<br />
môn học.<br />
Giảng viên phải biên soạn và nộp bản ĐCMH cho khoa/bộ môn;<br />
Hệ thống quản lý theo dõi, kiểm tra việc giảng viên thực hiện đề cương môn học nói trên;<br />
Trường/ khoa tổ chức cho sinh viên nhận xét về công việc giảng dạy của giảng viên.<br />
1.5.4. Quản lý hoạt động học tập<br />
Giảng viên đánh giá liên tục các hoạt động học tập của sinh viên, báo cáo cho phòng Đào<br />
tạo và cho sinh viên biết; Căn cứ vào số tín chỉ mà sinh viên tích lũy được, nhà trường xếp sinh viên<br />
vào loại năm thứ nhất, thứ hai...) phù hợp.<br />
Mỗi khoa có một đội ngũ cố vấn học tập hướng dẫn sinh viên lựa chọn các môn học để xây<br />
dựng kế hoạch học tập riêng.<br />
1.5.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ<br />
Qui trình KT-ĐG phải có: đề cương; hệ thống các bài tập, câu hỏi; qui chế thi, kiểm tra theo<br />
hệ thống tín chỉ và có cơ chế, chính sách tài chính, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với giảng viên,<br />
sinh viên.<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO<br />
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI<br />
2.1. Khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội<br />
.Về cơ cấu tổ chức<br />
Trường Đại học Kiến trúc được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày 17 tháng 9 năm<br />
1969 của Hội đồng Chính phủ. Nhà trường có trên 900 cán bộ viên chức, người lao động hợp đồng.<br />
Tổng số sinh viên thường xuyên là 11.000, gồm cả hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học. Số sinh<br />
viên cao học gần 700, số nghiên cứu sinh là 65.<br />
.Về cơ sở vật chất, học liệu và thiết bị dạy học<br />
Trường có đủ lớp học có trang thiết bị hiện đại; thư viện phục vụ giáo viên và sinh viên với<br />
hàng nghìn đầu sách; nhà thi đấu dành cho các hoạt động thể dục thể thao của cán bộ và sinh viên;<br />
ký túc xá cho 500 sinh viên và 50 Lào và Cămpuchia. Bên cạnh các cơ sở vật chất phục vụ nghiên<br />
cứu khoa học và lao động sản xuất, Trường còn có: 3 phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia.<br />
Về học liệu, thiết bị dạy học: Hiện tại, Trường có 1 trung tâm thư viện với nguồn vốn tài<br />
liệu phục vụ chung cho cả trường; 1 thư viện Pháp ngữ chuyên cung cấp tài liệu Pháp ngữ về ngành<br />
<br />
<br />
7<br />
kiến trúc và kiến trúc cảnh quan; 1 thư viện cung cấp tài liệu chuyên sâu ngành kiến trúc công trình<br />
bằng tiếng Anh. Nguồn vốn tài liệu của Trường sở hữu vốn tài liệu ở hai dạng là tài liệu truyền<br />
thống và tài liệu điện tử.<br />
Nhà trường trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy học và hệ thống thiết bị phục vụ học đồ<br />
án môn học và các phòng học chuyên dụng dành cho ngành Kiến trúc (xưởng thiết kế kiến trúc) với<br />
trang thiết bị hiện đại.<br />
2.2. Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ<br />
2.2.1. Công tác đào tạo<br />
Hiện nay Trường đang đào tạo theo tín chỉ với 12 chuyên ngành đào tạo và đã ứng dụng<br />
phần mềm tin học vào công tác quản lý đào tạo.<br />
2.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học<br />
Hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà trường quan tâm thường xuyên và không ngừng<br />
nâng cao về chất lượng. Các đề tài, dự án sự nghiệp kinh tế đã bám sát nhiệm vụ phát triển của<br />
Trường về cải tiến nội dung CTĐT các ngành học, mở các ngành mới, cải tiến phương pháp dạy và<br />
học, cải tiến nội dung chương trình các môn học và phục vụ phát triển kinh tế xã hội.<br />
2.2.3. Công tác quan hệ quốc tế<br />
Trường đã có quan hệ với hơn 70 trường đại học và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo,<br />
nghiên cứu khoa học và các mặt hoạt động khác.<br />
2.3. Nét đặc thù trong đào tạo ngành Kiến trúc công trình.<br />
Các môn lý thuyết áp dụng phương pháp giảng dạy như khối kỹ thuật, các môn chuyên<br />
ngành có phương pháp giảng dạy riêng. Đặc biệt là môn đồ án thiết kế kiến trúc, quy hoạch, mỹ<br />
thuật công nghiệp đã áp dụng mô hình đào tạo theo xưởng. Mỗi lớp không được quá 15 sinh viên.<br />
Hàm lượng các học phần đồ án, thực hành trong CTĐT khá lớn, trong đó có sự lựa chọn đa<br />
dạng, phong phú về đề tài. Mỗi đồ án sinh viên có thể chọn 1 trong 5 – 10 đề tài thuộc các mảng<br />
khác nhau trong cùng một lĩnh vực thiết kế để thực hiện đồ án của mình.<br />
Hình thức học tập trung theo xưởng đối với các học phần đồ án dẫn đến việc đăng ký tín chỉ<br />
của sinh viên chỉ mang tính hình thức. Vì thực chất lớp tín chỉ sau khi đã đăng ký vẫn ổn định như<br />
lớp niên chế đã được phân bố theo xưởng đồ án.<br />
2.4. Thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo theo tín chỉ hiện nay của Trường Đại học<br />
Kiến trúc Hà Nội<br />
Để đưa ra được những nhận xét khách quan về thực trạng đào tạo tín chỉ hiện nay của<br />
Trường Đại học Kiến trúc, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thông qua bốn mẫu phiếu hỏi. Đối<br />
tượng tham gia khảo sát bao gồm sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư (các khóa đang áp dụng<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
đào tạo theo tín chỉ) và khảo sát ngẫu nhiên các môn học từ môn học cơ sở đến môn học chuyên<br />
ngành. Qua đó, tác giả rút ra một số nhận định sau:<br />
Phần lớn sinh viên đã được trang bị nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tín chỉ. Tuy nhiên vẫn<br />
còn đến 40% sinh viên chưa nhận thức được ý nghĩa của KT-ĐG trong học chế tín chỉ do ảnh<br />
hưởng bởi phương pháp KT-ĐG cũ.<br />
Chương trình đào tạo đã được chuyển đổi tương đối vừa sức sinh viên. Sinh viên đã đánh<br />
giá cuốn đề cương môn học là cần thiết và quan trọng đối với họ. Tuy nhiên chỉ có 50% sinh viên sử<br />
dụng cuốn ĐCMH cho hoạt động học tập của mình.<br />
SV đánh giá cao việc giảng viên giao các bài tập ở nhà, bài kiểm tra trên lớp; nhưng việc<br />
GV hiểu về phương pháp giảng dạy trong HCTC và áp dụng tốt các phương pháp đó còn hạn chế.<br />
Số lượng bài tập cá nhân/tuần và bài tập nhóm/tháng được giảng viên giao ở mức trung<br />
bình. Hơn 80% giảng viên không báo điểm kịp thời đối với các bài kiểm tra, bài thi cho sinh viên.<br />
Điều này làm cho hiệu quả của việc KT-ĐG thường xuyên rất thấp, không có tác dụng kịp thời<br />
trong quá trình điều chỉnh phương pháp và động lực học tập của sinh viên.<br />
2.4.1. Thực trạng về đào tạo<br />
Chất lượng tuyển sinh các khóa trung bình từ 22 điểm trở lên. Giảng viên đều là giáo<br />
sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực kiến trúc. Trường đã đào tạo được nhiều nhân tài<br />
cho đất nước và là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều cơ quan trọng yếu về lĩnh vực kiến<br />
trúc, xây dựng, quy hoạch.<br />
Chất lượng đào tạo của Nhà trường trong nhiều năm qua ổn định và ngày càng tăng cao.<br />
Sản phẩm đào tạo của Trường luôn được xã hội và các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao. Sinh<br />
viên Trường đã đạt rất nhiều các giải thưởng quốc tế và quốc gia về kiến trúc.<br />
Hiện tại, Trường đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ hỉ. Trong giai đoạn đầu khi chưa<br />
triển khai tất cả đặc điểm của học chế tín chỉ, khâu quản lí đào tạo chủ yếu là quản lí việc thực hiện<br />
đề cương chi tiết môn học đã được phê duyệt và khâu kiểm tra đánh giá của giảng viên đối với môn<br />
học theo yêu cầu của tín chỉ, đồng thời lưu ý thích đáng việc cung cấp điều kiện cho việc dạy học<br />
theo tín chỉ. Kế hoạch dạy học về cơ bản chưa có thay đổi nhiều và các môn tự chọn cũng chưa<br />
được bổ sung để tăng sự lựa chọn cho sinh viên.<br />
2.4.2. Công tác quản lý đào tạo<br />
2.4.2.1. Công tác chuyển đổi Chương trình đào tạo theo tín chỉ<br />
CTĐT theo niên chế ở Trường Đại học Kiến trúc được thiết kế thành 85 học phần với 247<br />
ĐVHT. Khi thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, Trường đã điều chỉnh lại chương trình<br />
toàn khóa là 77 học phần, tương ứng với 161 tín chỉ. Trong số 77 học phần, có 12 học phần đồ án<br />
chuyên ngành sinh viên được phép chọn 1 đề tài trong ít nhất 5 đề tài tự chọn.<br />
<br />
<br />
9<br />
Tuy vậy, thời lượng của chương trình đào tạo còn ở mức cao (161 tín chỉ); Tổng số môn<br />
học quá nhiều, thời lượng của một môn học quá ít; Ngoài các học phần đồ án mang tính chất chuyên<br />
ngành ra thì chương trình chưa có học phần tự chọn.<br />
2.4.2.2. Công tác xây dựng đề cương môn học<br />
Trên cơ sở CTĐT, Trường đã biên soạn lại ĐCMH theo đúng mẫu quy định về đào tạo<br />
theo phương thức tín chỉ, bám sát mục tiêu đào tạo và đã được chủ nhiệm khoa phê duyệt.<br />
Tuy nhiên, Trường chưa sử dụng đề cương môn học như là công cụ chính để tạo cơ chế<br />
“thống nhất trong đa dạng” và giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học và tạo quyền chủ động cho<br />
người học.<br />
2.4.2.3. Hình thức tổ chức dạy học<br />
Đã đa dạng hoá hình thức thực hiện nội dung dạy học. Do đặc thù của ngành đào tạo<br />
là nhiều các học phần đồ án nên việc sinh viên phải chuẩn bị ở nhà trước khi lên lớp đã được<br />
thực hiện triệt để đối với môn học có thực hành, đồ án;<br />
Đối với tự nghiên cứu, tự học có hướng dẫn - đa số giáo viên đã thực hiện được như<br />
quy định nhưng chưa thật triệt để;<br />
Ở một số môn học, nhất là các học phần có hàm lượng lý thuyết cao chưa phát huy tác dụng của<br />
các hình thức lên lớp để chuyển dạy “cái” sang dạy “cách”.<br />
2.4.2.4. Phương pháp dạy học<br />
Sinh viên đã học tập chủ động hơn theo tinh thần của phương thức dạy học theo tín chỉ.<br />
Nhiều giảng viên đã nhanh chóng triển khai cách dạy học phù hợp với yêu cầu dạy học theo tín<br />
chỉ; đã tạo điều kiện, môi trường cho sinh viên chủ động và tích cực học tập phù hợp với bộ máy<br />
học của mình; có những bộ môn đã bước đầu sử dụng KT-ĐG như là công cụ để giám sát/kiểm<br />
định việc tự học, việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên.<br />
Do hạn chế về học liệu cung cấp cho sinh viên; một số giảng viên chưa thực sự nghiêm<br />
khắc trong kiểm tra đánh giá nên chưa phải mọi sinh viên đã tích cực, chủ động trong học tập.<br />
Đôi khi còn có giáo viên thực hiện KT - ĐG quá trình học tập của sinh viên một cách qua loa,<br />
chống đối.<br />
2.4.2.5. Chuẩn bị học liệu; tin học hoá.<br />
Nguồn thông tin xây dựng kho tài nguyên tri thức có số lượng lớn, mang tính đặc thù và<br />
chuyên sâu về nội dung, đa dạng về ngôn ngữ, loại hình thông tin. Trường hiện được lưu trữ ở<br />
hai dạng là tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử.<br />
Phầm mềm quản lý đào tạo đã được đưa vào áp dụng từ tháng 8 năm 2010. Hiện tại đã<br />
triển khai được các phân hệ về quản lý sinh viên, quản lý tài chính, đăng ký học phần của sinh<br />
viên, nhập điểm thi, quản lý điểm thi, thời khóa biểu, quản trị hệ thống, cổng thông tin sinh<br />
<br />
<br />
10<br />
viên,... Nhà trường đã đưa vào áp dụng tới tất cả các bộ môn, khoa, phòng liên quan trong<br />
toàn trường và đi tới hoàn thiện, đảm bảo chất lượng. Sinh viên đã có thể theo dõi lịch học,<br />
lịch thi, điểm thi trên website.<br />
Cần tiếp tục hoàn chỉnh đề cương các môn học theo hệ thống tín chỉ; xây dựng giáo trình<br />
điện tử; bổ sung và cập nhật giáo trình, tài liệu giảng dạy trong và ngoài nước, thành lập các thư<br />
viện chuyên ngành ở các khoa. Phần mềm quản lý đào tạo phải được phát triển và hoàn thiện hơn<br />
nữa. Website của Trường cần được tiếp tục nâng cấp.<br />
2.4.2.6. Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá<br />
Trường đã ban hành hướng dẫn tổ chức thi, chấm thi hết học phần và Quy định về<br />
việc thực hiện đồ án tốt nghiệp của sinh viên.<br />
Đã thành lập ban lấy ý kiến phản hồi từ người học.<br />
Đã chú ý và thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Nhiều giảng viên đã tìm tài<br />
liệu hỗ trợ sinh viên tự học, tự nghiên cứu để tự mình tích luỹ kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu<br />
của môn học.<br />
Tuy nhiên, chưa coi trọng Bài tập cá nhân/tuần và bài tập nhóm/tháng.<br />
Do số lượng bài kiểm tra khá nhiều nên nhiều giảng viên đã không trả bài kịp thời cho<br />
sinh viên hoặc giảm bớt số lượng bài kiểm tra theo yêu cầu của tín chỉ. Vẫn coi trọng KT-ĐG<br />
cuối kỳ.<br />
Tuy đã có đơn vị chuyên trách nhưng đơn vị này mới chỉ thực hiện quản lý công hoạt<br />
động thi cuối kỳ. Việc thực hiện các hình thức KT-ĐG vẫn chủ yếu là do giảng viên và bộ môn<br />
thực hiện. Vì vậy, chưa có sự kiểm soát về số lượng các bài KT-ĐG cần thực hiện chứ chưa nói<br />
đến chất lượng các bài kiểm tra – đánh giá đó.<br />
CHƢƠNG 3<br />
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO THEO<br />
PHƢƠNG THỨC TÍN CHỈ NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI<br />
HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI<br />
3.1. Căn cứ chính để xây dựng biện pháp<br />
Luật Giáo dục 2005; Nghị quyết 14/2005/NQ-CP; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về<br />
đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2020. Chỉ thị<br />
296/CT-TTg Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012; Chương<br />
trình hành động thực hiện chỉ thị 296/CT-TTg của Trường Đại học Kiến trúc.<br />
3.2. Quản lý quá trình đào tạo theo phương thức tín chỉ<br />
3.2.1. Xây dựng văn hoá tín chỉ<br />
* Đối với CBQL cấp cao (lãnh đạo):<br />
<br />
<br />
11<br />
- Tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học, KT-ĐG<br />
tới toàn thể giảng viên. Tổ chức tập huấn về phương pháp quản lý tới CBQL và phổ biến về<br />
phương pháp học tập đáp ứng yêu cầu cho sinh viên.<br />
- Cần nắm bắt khó khăn của các thành viên tham gia chuyển đổi<br />
CBQL hoặc bằng cách nói chuyện hoặc bằng cách khảo sát các thành viên tham gia<br />
đào tạo để tìm hiểu và phát hiện ra những xung đột khi thực hiện chuyển đổi học chế.<br />
- Hành động giải quyết những khó khăn: Cần chú ý tạo cơ chế, chính sách khuyến<br />
khích đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá phù hợp. Tìm chiến lược hành động<br />
dựa trên hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình, tránh bê nguyên hình mẫu ở một nơi nào đó.<br />
- Vận động mọi thành viên tham gia chuyển đổi<br />
Văn hóa tín chỉ đến từ tất cả các thành viên, vì vậy phải được tất cả mọi thành viên<br />
trong đơn vị đào tạo tham gia, tiếp tục xây dựng và phát triển. Đưa ra yêu cầu về phẩm chất<br />
chuyên môn, giao trách nhiệm và chia sẻ lợi ích hợp lý.<br />
- Tạo khối đoàn kết của các thành viên tham gia đào tạo<br />
Tạo ra môi trường cần thiết để các thành viên đóng góp ý tưởng của mình trong việc<br />
quản lý và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.<br />
Thực hiện giám sát và định hướng mọi nỗ lực chuyển đổi theo đúng lộ trình thích hợp<br />
đã được đề ra, thảo luận về những khó khăn để thực hiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ<br />
theo những kế hoạch hợp lý.<br />
- Tổ chức tập huấn cho giảng viên để: nắm được CTĐT hiện hành; phương pháp luận<br />
đúng đắn; tích cực và tự giác thực hiện quy trình. Giúp học viên nắm được đề cương môn học,<br />
thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho học viên; Nắm rõ các phương thức KT-ĐG để đạt<br />
được kết quả giảng dạy của mình và kích thích hiệu quả học tập của sinh viên.<br />
- Tổ chức tập huấn cho sinh viên để: Được chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập,<br />
tinh thần trách nhiệm, chủ động học tập; Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của<br />
từng bài học có trong đề cương để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm<br />
túc thực hiện kế hoạch đó; Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ<br />
lên lớp; Hiểu rõ về cách thức lựa chọn môn học, đăng ký học, và quản lý thời khóa biểu cá<br />
nhân.<br />
* Đối với CBQL cấp trung gian:<br />
- Cần được tập huấn để hiểu rõ bản chất, đặc điểm của hệ thống tín chỉ cũng như sự<br />
cần thiết phải chuyển đổi. Tập huấn về việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào<br />
tạo theo phương thức tín chỉ.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
- Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ thông tin để<br />
đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo mới.<br />
- Các thành viên liên quan cần quan tâm đến các điều kiện, thái độ phục vụ người học của<br />
mình và của các bộ phận chuyên trách, các chính sách hỗ trợ của nhà trường để tạo cho người học<br />
một môi trường học tập tốt nhất.<br />
3.2.2. Tổ chức chuyển đổi chương trình từ đào tạo niên chế sang tín chỉ<br />
Gom nhóm các học phần có số tín chỉ ít và có kiến thức gần nhau, liên quan nhau<br />
thành một học phần chung, có sự liên thông về kiến thức. Môđun hóa kiến thức trong từng<br />
học phần thành 12 – 15 vấn đề lớn, tương đương với 12 – 15 tuần học để giảng dạy. Bổ sung<br />
thêm các học phần tự chọn để tạo điều kiện cho sinh viên chọn học các lĩnh vực theo sở thích<br />
và theo nhu cầu xã hội. Có phương pháp quản trị CTĐT.<br />
3.2.3. Tổ chức xây dựng đề cương môn học<br />
- Thành lập nhóm biên soạn ĐCMH; khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về ngành đào tạo,<br />
chuyên gia về lĩnh vực môn học, giảng viên môn học, sinh viên,... Tổ chức hội thảo lấy ý kiến<br />
góp ý. Tổng hợp ý kiến và gửi hội đồng thẩm định. Hoàn thiện, thẩm định và ban hành đề<br />
cương môn học.<br />
- Căn cứ trên ĐCMH đã được phê duyệt, giảng viên có nhiệm vụ thực thi chương trình<br />
đó. Coi đó là căn cứ pháp lý để tổ chức các hình thức dạy học. CBQL là người giám sát việc<br />
thực thi đó.<br />
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ sung, cập nhật để đáp ứng nhu cầu của người<br />
học và sự phát triển của xã hội.<br />
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học<br />
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, trước mắt, chúng ta có thể cải tiến việc dạy học<br />
bằng những giải pháp:<br />
Từ phía Nhà trường:<br />
- Cải tiến phương thức quản lý đào tạo nhằm phục vụ hiệu quả cho việc tổ chức các<br />
hình thức dạy học, phương pháp dạy học theo HCTC như việc bố trí Thời khóa biểu phải hợp<br />
lý, phát triển đội ngũ CVHT nhằm giúp sinh viên trong việc lập kế hoạch cũng như thực hiện<br />
kế hoạch học tập của mình.<br />
- Tiến hành bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho toàn thể các cán bộ, giảng viên và<br />
sinh viên.<br />
- Chú trọng phát triển và đảm bảo đội ngũ giảng viên. Tăng cường số lượng giảng viên<br />
có trình độ cao. Cần có cơ chế bồi dưỡng, chọn lọc, bổ sung liên tục đội ngũ giảng viên.<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
- Xây dựng hệ thống văn bản quản lý các tài liệu nhằm hoàn thiện phương thức dạy và<br />
học theo HCTC: kế hoạch dạy - học, niên giám học tập.<br />
- Quy định cụ thể về hồ sơ môn học, phương pháp và thời gian cập nhật. Giám sát việc<br />
thực hiện ĐCMH trong giảng dạy.<br />
- Giúp đỡ những vấn đề nghiên cứu đổi mới PPGD cho giảng viên.<br />
- Thay đổi cách đánh giá giảng viên dạy giỏi, có hình thức khen thưởng đặc biệt hơn<br />
đối với giảng viên nỗ lực đổi mới phương pháp để khuyến khích giảng viên áp dụng phương<br />
pháp dạy học hiện đại.<br />
- Chuẩn mực hoá các tài liệu học cho sinh viên. Nâng cao số lượng, chất lượng các tài<br />
liệu học tập. Chuẩn mực hóa trong cách ra đề thi và chấm thi.<br />
- Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.<br />
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy chế dạy học, nhất là kỷ<br />
luật học đường. Thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện của giảng viên bằng cách khảo<br />
sát, lấy ý kiến phản hồi từ người học và có những tổng hợp, phân tích, tác động đúng lúc, có<br />
tính xây dựng.<br />
Từ phía giảng viên<br />
- Nắm vững các yêu cầu và cách thức thực hiện hoạt động dạy và KT-ĐG phù hợp với<br />
quá trình dạy học theo HCTC. Có kỹ năng triển khai đúng các yêu cầu của các hình thức tổ<br />
chức dạy học trong HCTC. Biết cách tổ chức hoạt động học cho sinh viên theo yêu cầu của đề<br />
cương môn học.<br />
- Liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia các đề tài nghiên cứu, trao đổi<br />
khoa học thường xuyên.<br />
- Chủ động để SV đánh giá phương pháp giảng dạy của mình bằng phiếu trắc nghiệm<br />
hoặc các góp ý về môn học.<br />
- Giảng viên cần nắm rõ mục tiêu truyền đạt, nội dung chính, cốt lõi của bài giảng cần<br />
truyền đạt; Hiểu cách học của sinh viên.<br />
3.2.5. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá theo học chế tín chỉ<br />
Để đạt được chất lượng cao hơn nữa trong đào tạo cần thực hiện:<br />
Về phía nhà trường:<br />
- Xây dựng một Qui chế riêng, hoàn chỉnh về kiểm tra, đánh giá học tập của từng bộ<br />
môn để tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động này.<br />
- Nâng cao nhận thức về KT-ĐG cho các đối tượng liên quan. Đào tạo, bồi dưỡng và<br />
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động KT-ĐG.<br />
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị chuyên trách về KT-ĐG.<br />
<br />
<br />
14<br />
- Đầu tư kinh phí hợp lý cho hoạt động KT-ĐG.<br />
Về phía giảng viên, bộ môn:<br />
Cải tiến hình thức, nội dung kiểm tra, thi đối với các môn dạy lý thuyết. Tăng cường<br />
kiểm tra và thi giữa học phần.<br />
Công khai hóa, khách quan hóa quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chú trọng<br />
khuyến khích tư duy sáng tạo và vận dụng linh hoạt, từng bước tạo điều kiện cho sinh viên<br />
phát triển năng lực tự đánh giá.<br />
Hoàn thiện hệ thống ngân hàng câu hỏi, không ngừng đổi mới, chỉnh sửa, cập nhật.<br />
Đầu tư soạn thảo bộ đề thi trắc nghiệm của môn học.<br />
Xây dựng lịch trình kiểm tra đánh giá từng môn học và kiểm tra việc thực hiện lịch<br />
trình.<br />
Sau khi có qui trình kiểm tra, đánh giá cần quản lý, kiểm tra việc thực hiện qui trình<br />
kiểm tra, đánh giá và đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện qui trình kiểm tra, đánh giá.<br />
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi về quản lý quá trình đào tạo xây dựng<br />
Bảng 3.1: Thống kê khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp<br />
Sự cần thiết Tính khả thi<br />
Nội dung đề nghị Rất cần Cần Có thể Không<br />
TT Không cần Rất khả<br />
đánh giá thiết thiết khả thi khả thi<br />
thiết (%) thi (%)<br />
(%) (%) (%) (%)<br />
Biện pháp 1: Xây dựng<br />
1 85.71 14.29 0.00 78.57 14.29 7.14<br />
văn hóa tín chỉ<br />
Biện pháp 2: Tổ<br />
chức chuyển đổi<br />
2 89.29 10.71 0.00 71.43 25.00 3.57<br />
CTĐT từ niên chế<br />
sang tín chỉ<br />
Biện pháp 3: Xây<br />
3 dựng đề cương môn 92.86 7.14 0.00 92.86 7.14 0.00<br />
học<br />
Biện pháp 4: Đa<br />
dạng hóa các hình<br />
4 thức tổ chức dạy 96.43 3.57 0.00 85.71 14.29 0.00<br />
học, phương pháp<br />
dạy học<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Biện pháp 5: Đổi mới<br />
phương thức kiểm tra<br />
5 92.86 7.14 0.00 89.29 10.71 0.00<br />
đánh giá theo học chế<br />
tín chỉ<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, chúng tôi đã giải quyết một số vấn<br />
đề cơ bản như sau:<br />
Tổng kết một số cơ sở lý luận về quản lý đào tạo tín chỉ. Các khái niệm cơ bản liên quan<br />
đến quản lý và quản lý đào tạo theo tín chỉ; các khái niệm về tín chỉ, hệ thống tín chỉ. Đây cũng<br />
là chương làm nổi bật ưu điểm, nhược điểm của học chế tín chỉ, nói rõ bản chất của học chế tín<br />
chỉ từ đó có cơ sở để làm rõ thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại<br />
Trường ĐH Kiến trúc HN.<br />
Khảo sát thực trạng đào tạo theo tín chỉ, hoạt động dạy và học, hoạt động KT-ĐG,<br />
hiểu biết của sinh viên về đào tạo tín chỉ; công tác chuyển đổi chương trình đào tạo và công<br />
tác xây dựng ĐCMH tại Trường Đại học Kiến trúc. Đề xuất một biện pháp quản lý quá trình<br />
đào tạo theo tín chỉ.<br />
2. Khuyến nghị<br />
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:<br />
Thực hiện chuyển đổi rộng rãi và tối ưu nhất chương trình đào tạo theo học chế tín<br />
chỉ. Tránh tình trạng để các trường có sự “chuyển ngang” chương trình đào tạo từ niên chế<br />
sang. Có qui định thống nhất về các khối kiến thức, số tín chỉ đối với tất cả các môn học để<br />
đảm bảo tính liên thông của các trường. Có chính sách thanh tra, kiểm tra đối với công tác<br />
này.<br />
Có qui định về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp<br />
KT-ĐG theo học chế tín chỉ. Qui định về việc định kỳ tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm đối<br />
với các trường. Cấp kinh phí để các trường thực hiện các công tác trên.<br />
Tăng cường sự chỉ đạo và giám sát việc cập nhật chương trình đào tạo; đề cương môn<br />
học ở các trường đại học.<br />
<br />
<br />
2.2. Đối với Trường Đại học Kiến trúc<br />
Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng<br />
viên và sinh viên về các lĩnh vực quản lý, giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ để đạt<br />
được hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
<br />
16<br />
Sớm ban hành các tài liệu hướng dẫn chi tiết về tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ<br />
thống tín chỉ; trong đó có nội dung qui định trách nhiệm của giảng viên và sinh viên trong<br />
việc thực hiện đào tạo.<br />
Đầu tư kinh phí cho công tác tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, bổ<br />
sung và rà soát nguồn học liệu thường xuyên. Hoàn chỉnh hệ thống phần mềm quản lý đào<br />
tạo.<br />
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận chuyên trách về KT-ĐG. Tăng cường công<br />
tác lấy ý kiến phản hồi từ người học ở nhiều lĩnh vực như công tác KT-ĐG, CTMH, chương<br />
trình đào tạo chứ không chỉ dừng ở hoạt động giảng dạy như hiện nay.<br />
<br />
<br />
References<br />
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2005-<br />
2020, Lưu hành nội bộ, 2005.<br />
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống giáo dục một số nước trên thế giới, NXB Giáo<br />
dục, 2005.<br />
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hội<br />
nhập và thách thức, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, 2003.<br />
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ<br />
thống tín chỉ (ban hành kèm theo QĐ 43/2007).<br />
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước về<br />
giáo dục và đào tạo, 2008.<br />
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về hệ thống tín chỉ học tập, Hà Nội, 1994.<br />
7. Chính phủ. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010, Quyết định số 201/2010/QĐ-<br />
TTg ngày 28/12/2001.<br />
8. Chính phủ. Chỉ thị về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Số<br />
296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.<br />
1. Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020, NXB Giáo dục, Hà<br />
Nội.<br />
9. Chính phủ. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục<br />
đại học Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2020, năm 2005.<br />
10. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo. Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư<br />
phạm, Hà Nội, 2006.<br />
11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sƣ phạm. Chương trình tập huấn Tổ chức, thực thi và quản<br />
lý Chương trình đào tạo học chế tín chỉ, Hà Nội, 2006.<br />
<br />
<br />
17<br />
12. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Giáo dục. Qui trình dạy học tiếp cận<br />
chuẩn quốc tế, Hà Nội, 2009.<br />
13. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo hiện hành<br />
phù hợp với phương thức đào tạo theo tchi. Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ, 2006.<br />
14. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn xây dựng để cương môn học phù hợp với phương<br />
thức đào tạo theo tchi. Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ, 2006.<br />
15. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với<br />
phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ, 2006.<br />
16. Đại học Quốc gia Hà Nội – Ban đào tạo. Đào tạo theo học chế tín chỉ. Hà Nội, 2006.<br />
17. Đặng Bá Lãm. Kiểm tra, đánh giá trong dạy – học đại học. Nxb Giáo dục, Hà Nội,<br />
2003.<br />
18. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn<br />
đề và giải pháp. NXB Chính trị quốc gia, 2004<br />
19. Đặng Xuân Hải. Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo chuyển đổi qui<br />
trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tạp chí KHGD, số 13/10-2006.<br />
20. Đặng Xuân Hải. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam: Đặc điểm và điều kiện<br />
triển khai. Tạp chí KHGD, số 22/7/2007.<br />
21. Đặng Xuân Hải. Về tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giảng viên và sinh viên<br />
trong qui trình đào tạo theo tín chỉ. Tạp chí giáo dục, số 175/10-2007; trang 3.<br />
22. Cấn Thị Thanh Hƣơng. Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong<br />
giáo dục đại học ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2011.<br />
23. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại<br />
học quốc gia Hà Nội, 2002.<br />
24. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và kiểm định chất lượng trong giáo dục. Nhà xuất<br />
bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.<br />
25. Nguyễn Đức Chính. Quản lý chất lượng trong giáo dục - Đề cương bài giảng dành<br />
cho cao học.<br />
26. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục - Đề cương bài giảng<br />
dành cho cao học, 2009.<br />
27. Nguyễn Đức Chính. Một vài điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện quy trình dạy<br />
học theo phương thức tín chỉ. Sơ kết đào tạo theo phương thức tín chỉ, Khoa Sư phạm,<br />
ĐHQGHN, 2007.<br />
28. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. ĐHQGHN,<br />
2010.<br />
<br />
<br />
18<br />
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên. Một số vấn đề giáo dục đại học. ĐHQGHN, 2004.<br />
30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí.<br />
Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục. Nxb ĐHQGHN, 2000.<br />
31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Nxb ĐHQGHN, 2009.<br />
32. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Những xu thế ql hiện đại và việc<br />
vận dụng vào quản lý giáo dục. Khoa Sư phạm, ĐHQGHN, 2005.<br />
33. Nguyễn Mai Hƣơng. Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các<br />
trường đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2011.<br />
34. Nguyễn Trung Kiên. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ<br />
đối với hệ cử nhân Sư phạm chính qui tại Khoa Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Luận văn thạc sĩ, 2007.<br />
35. Phùng Thế Nghị. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đối với các môn học thuộc<br />
khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội. Luận văn thạc sĩ, 2009.<br />
36. Phạm Thành Nghị. Quản lý chất lượng giáo dục đại học. ĐHQGHN, 2000.<br />
37. Từ điển bách khoa toàn thƣ.<br />
38. Trần Kiểm. Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà<br />
Nội, 2006.<br />
39. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo<br />
dục, Hà Nội, 2010.<br />
40. Trần Hữu Hoan. Quản lý xây dựng và đánh giá chương trình môn học trình độ đại<br />
học trong học chế tín chỉ. Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2011.<br />
41. Trần Thị Hoài. Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học. Luận<br />
án tiến sĩ, Hà Nội, 2008.<br />
42. Trần Mai Ƣớc. Một số giải pháp cơ bản nhằ m tăng cường hiê ̣u quả của hoạt động<br />
đổ i mới phương pháp giảng dạy Đại học theo hệ thống tín chỉ , Kỷ yếu Hội thảo khoa<br />
học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ”,<br />
Trường Đại học Sài Gòn, tháng 5/2010.<br />
43. Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đề án chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ.<br />
2008.<br />
44. Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2011 –<br />
2020.<br />
45. Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hội nghị tổng kết 2 năm đào tạo theo tín chỉ. Hà<br />
Nội, 2010.<br />
<br />
<br />
19<br />
46. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế<br />
kỷ XXI (Việt Nam và Thế giới), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.<br />
47. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức. Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát<br />
triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.<br />
48. Các Website:<br />
- http://www.chinhphu.vn<br />
- http://www.moet.edu.vn<br />
- http://www.vnu.edu.vn<br />
- http://www.hau.edu.vn<br />
- http://www.hcmut.edu.vn<br />
- http://www.lypham.net<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />