Quản lý thu ngân sách xã: Nghiên cứu trường hợp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách cấp xã của địa phương. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý thu ngân sách cấp xã đã ngày một hoàn thiện từ cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo nhiệm vụ của địa phương, góp phần điều tiết cơ cấu hoạt động của nền kinh tế theo định hướng chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý thu ngân sách xã: Nghiên cứu trường hợp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Community receipts budget management: a case study in Dong Anh district, Hanoi Lê Thị Dương Cầm Uỷ ban nhân dân xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Lại Phương Thảo Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách cấp xã của địa phương. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý thu ngân sách cấp xã đã ngày một hoàn thiện từ cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo nhiệm vụ của địa phương, góp phần điều tiết cơ cấu hoạt động của nền kinh tế theo định hướng chung. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thu ngân sách xã nhiều khó khăn như thiếu dữ liệu khoa học để lập dự toán thu, thiếu cơ sở pháp lý để xác định số thu ngân sách xã theo cơ sở dồn tích, thanh tra. Thanh, kiểm tra mới chỉ phát hiện những trường hợp đã vi phạm mà chưa có các biện pháp ngăn ngừa sai phạm. Từ khóa: Quản lý thu, ngân sách xã, ngân sách nhà nước. Abstract: This study is conducted in Dong Anh district, Hanoi city to evaluate the implementation of commune receipts budget management. By using qualitative research methods through in-depth interviews and group discussions, the research has shown that the commune receipts budget management has been improved from policy mechanism to implementation organization to ensure the tasks of the locality, contribute to regulating the operation structure of the economy according to the general orientation. However, in the process of managing commune receipts budget, there are still many difficulties such as lack of scientific data to estimate revenue, lack of legal basis to determine commune receipts budget on accrual basis, inspection and control. The inspection only detected cases of frauds without any measures to prevent risks. Keywords: Receipts budget management, commune budget, state budget JEL Classifications: H60, H61, H69 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.06202319 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thu ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Đối với Trung ương, thu NSNN không chỉ giúp duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước mà còn là công cụ quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của tài chính quốc gia. Đối với địa phương, thu NSNN cũng là nguồn lực để duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Đặc biệt, thu NSNN là cơ sở điều tiết kinh tế và xã hội, tăng cường những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, từ đó có thể điều tiết cơ cấu hoạt động của nền kinh tế và có những định hướng chung. Theo công bố tình hình thu NSNN năm 2022 của Bộ tài chính: tổng thu NSNN năm 2022 bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021 (ngân sách Trung ương đạt 125,8% dự toán; ngân sách địa phương đạt 129,9% dự toán) (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2023). Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng Giang (2022) đã chỉ ra vấn đề về sự chính xác của công tác dự báo thu NSNN, cũng như một số địa phương có thể dự báo thu ngân sách ở mức thấp hơn so với thu ngân sách thực tế hàng năm để từ đó có khoản thưởng vượt thu từ ngân sách trung ương.
- Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đến 31/12/2022 có 5.460 doanh nghiệp (Chi cục Thống kê huyện Đông Anh, 2022) , với cơ cấu kinh tế huyện năm 2022: 88,5% là công nghiệp - xây dựng, 10,2% là thương mại, dịch vụ và 1,3% là nông lâm nghiệp, thủy sản (UBND huyện Đông Anh, 2022). Đây là địa phương có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, có vị trí địa lý thuận lợi để hình thành và phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ và vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Kinh tế huyện tiếp tục duy trì phát triển với tốc độ tăng trưởng khá 8,4%, cao hơn bình quân chung của Thủ đô 5,3% (Doãn Thành, 2023). Năm 2022 là năm đầu tiên Đông Anh được Thành phố Hà Nội giao tự chủ nguồn thu, nhiệm vụ chi và đã đạt được kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý NSX của huyện vẫn còn những bất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện như trong hoạt động quản lý thu ngân sách do chưa tổ chức khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, còn buông lỏng trong quản lý các khoản thu được giao vì vậy gây ra tình trạng lãng phí, hụt thu ngân sách, thất thu ngân sách tương đối lớn. Công tác tổ chức bộ máy quản lý, đôn đốc thu ngân sách còn nhiều thiếu sót, trình độ năng lực của cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều hạn chế so với nhiệm vụ được giao, chính vì vậy hiệu quả quản lý thu NSX chưa cao. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý thu ngân sách cấp xã (sau đây gọi là NSX) trong bối cảnh như trên, phân tích kết quả và các tồn tại, hạn chế nhằm đề xuất kiến nghị để cải thiện công tác quản lý thu ngân sách xã tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát Huyện Đông Anh có 23 xã và 1 thị trấn, có 4 xã được lựa chọn để làm điểm nghiên cứu là xã Đông Hội, xã Tiên Dương, xã Liên Hà và xã Kim Nỗ. Trong đó, có 2 xã là Đông Hội và Tiên Dương nhiều năm đều đạt và vượt dự toán thu được huyện giao đầu năm, trong khi Liên Hà và Kim Nỗ là 2 xã có nhiều tiêu chí chưa đạt về số thu ngân sách theo dự toán đề ra. 2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Số liệu được thu thập thông qua công cụ định tính bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Đối tượng phỏng vấn sâu bằng các phiếu câu hỏi có sẵn bao gồm: i) lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện/xã, ii) cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế huyện. Các cuộc phỏng vấn tập trung vào tình hình thực hiện, triển khai quản lý thu ngân sách xã, thuận lợi và vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý thu ngân sách xã. Về phương pháp thảo luận nhóm có sự tham gia của chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh gồm cả nam và nữ ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, số năm hoạt động kinh doanh khác nhau để có thông tin sâu hơn về thực trạng quản lý thu ngân sách xã và tác động của chính sách thu tới hoạt động kinh doanh của họ. Bảng 1. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra Phương pháp thu TT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra thập 1 Lãnh đạo HĐND, UBND huyện 2 2 Cán bộ phòng TC-KH, kho bạc nhà nước, thuế 10 3 Chủ tịch UBND xã, thị trấn 24 Phỏng vấn sâu 4 Kế toán xã 24 5 Doanh nghiệp 10 6 Hộ sản xuất kinh doanh 40 Thảo luận nhóm 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách tại huyện Đông Anh Quản lý thu ngân sách được luật hóa thông qua Luật NSNN được ban hành lần đầu năm 1996, sau đó được thay thế bởi luật NSNN năm 2002, và gần đây nhất là sự ra đời của Luật NSNN 2015 thì công tác tổ chức thu NSNN ngày càng được hoàn thiện về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN trong Hình 1.
- HĐND và UBND Cơ quan thu Huyện Đông Anh ) Phòng tài chính – kế Kho bạc nhà nước cấp Các cơ quan thu được hoạch, Chi Cục Thuế huyện uỷ quyền HĐND và UBND xã, thị trấn Bộ phận tài chính xã, Kho bạc nhà nước các thị trấn huyện xã, phường Hình 1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN tại huyện Đông Anh Quan hệ quản lý Quan hệ phối hợp Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Đông Anh (2022) Theo đó, trên cơ sở dự toán thu NSNN tháng, quý do cơ quan thu (chi cục Thuế) gửi đến, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể như: thời gian phát sinh các khoản thu, số lượng đối tượng nộp, số tiền phải thu, khoảng cách tới trụ sở KBNN. KBNN lập kế hoạch triển khai công tác thu tại trụ sở hoặc tại các điểm thu ngoài trụ sở. Do đó, toàn bộ các khoản thu phải được nộp trực tiếp vào KBNN, hạn chế tối đa việc thu tiền qua cơ quan thu. Để xác định các khoản thu ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp huyện áp dụng nguyên tắc theo hướng dẫn của Thông tư 344/2016/TT-BTC. Theo đó, thu ngân sách xã gồm các khoản thu phân cấp cho ngân sách xã hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách huyện, thu bổ sung từ ngân sách huyện. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu của mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, mà các khoản thu cũng như tỷ lệ phần trăm phân chia giữa NSX với cấp huyện sẽ khác nhau. 3.2 Kết quả thực hiện quản lý thu ngân sách xã tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội 3.2.1 Dự toán thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh Số liệu tổng hợp dự toán thu NSX tại huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2022 cho thấy, dự toán thu NSX của huyện năm 2022 tăng 35,33% so với năm 2021, trong khi số dự toán thu NSX năm 2021 giảm so với năm 2020 là 16,81%. Điều này có thể được giải thích bởi năm 2022 là năm đầu tiên Đông Anh thực hiện lập dự toán ngân sách theo Nghị quyết 11/2021/NQ- NDND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Theo đó, năm 2022 phân cấp nguồn thu NSX được hưởng 100% sẽ gồm 15 khoản, thay vì 13 khoản như quy định tại Nghị quyết 13/2016/NQ-HDND, trong đó bổ sung khoản thu mới cho NSX là “Các khoản nộp chậm” và khoản “Lệ phí trước bạ nhà đất” được chuyển từ “Các khoản thu ngân sách xã, phường, thị trấn được hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia”. Thêm vào đó, để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid -19 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nên các xã đã căn cứ trên tình hình kinh tế, xã hội thực tế để lập dự toán thu NSX năm 2021 ở mức thấp. Bảng 2. Dự toán thu NSX tại huyện Đông Anh giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Triệu đồng So sánh (%) Chỉ tiêu 2020 2021 2022 21/20 22/21
- TỔNG THU NSSN 1.100.095 914.020 1.236.982 83,09 135,33 652,3 108,0 I. Thu thuế 19.500 127.210 137.500 6 9 Thu NSNN trên địa bàn - 55.105 59.500 - 107,98 Thu NSNN hưởng theo phân cấp - 55.105 59.500 - 107,98 Thuế sử dụng đất phi NN 19.500 17.000 18.500 87,18 108,82 104,9 148,9 II. Thu phí và lệ phí 21,565 22,635 33,716 6 6 Lệ phí trước bạ 17.000 17.835 29.616 104,91 166,06 Các loại phí, lệ phí 4.565 4.800 4.100 105,15 85,42 III. Thu tài sản công 16,500 16,040 12,900 Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công 15.000 14.000 11.400 93,33 81,43 sản Thu khác 1.500 2.040 1.500 136,00 73,53 IV.Thu bổ sung từ NS cấp trên 1.042.530 748.135 1.052.866 71,76 140,73 Thu bổ sung cân đối 142.530 128.135 132.866 89,90 103,69 Thu bổ sung có mục tiêu 900.000 620.000 920.000 68,89 148,39 Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Đông Anh (2022) Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy việc lập dự toán thu NSX của huyện Đông Anh đã bám sát dự toán của UBND thành phố Hà Nội giao, đảm bảo đúng quy trình và thời gian theo quy định của Luật NSNN. Dự toán thu NSX cũng đã phân chia chi tiết cho từng địa bàn, từng đối tượng sử dụng ngân sách và theo số, loại, điểm, mục của mục lục NSNN. Từ đó các xã, thị trấn nắm được nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu năm, tạo cơ sở thuận lợi cho việc hoàn thiện, kiểm soát nguồn thu, quyết toán và báo cáo ngân sách hàng năm. Bảng 3. Đánh giá công tác lập dự toán thu NSX của huyện Đông Anh Bình Tốt Chưa tốt thường Nội dung Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) Tính công khai, minh bạch trong 40 66.67 16 26.67 4 6.67 phân bổ dự toán ngân sách cấp xã Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt cho địa phương trong xây dựng dự 35 58.33 20 33.33 5 8.33 toán Định mức phân bổ hàng năm phù 32 53.33 22 36.67 6 10.00 hợp với thực tế Tính hiệu quả, hợp lý và công bằng của các chỉ tiêu phân bổ dự toán 34 56.67 16 26.67 10 16.67 ngân sách xã, thị trấn Tính tự chủ, tự quyết của HĐND xã, thị trấn trong công tác lập dự toán 28 46.67 25 41.67 7 11.67 thu ngân sách Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực, khả năng đóng góp của các đối tượng 16 26.67 5 8.33 39 65.00 nộp ngân sách Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2022
- Bảng 3 cũng cho thấy, trên 50% số cán bộ được hỏi cho rằng tính tự chủ, tự quyết của HĐND xã, thị trấn trong công tác lập dự toán thu ngân sách ở mức trung bình và chưa tốt, vì số liệu dự toán NSX chưa thể theo sát tình hình thực tế của địa phương, còn mang tính áp đặt nhằm đảm bảo mục tiêu của hội đồng nhân dân cấp huyện. Thực tế, huyện, xã, thị trấn chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu tổng thể về đối tượng nộp ngân sách, để có thể theo dõi những biến động, cũng như đánh giá năng lực của các đối tượng này, từ đó dự tính khả năng đóng góp và lập dự toán thu ngân sách. Đây là một hạn chế trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự toán NSX cần được khắc phục. Bởi vì, khi chưa có được hệ thống cơ sở dữ liệu số lớn để quản lý, kiểm soát nguồn thu cũng như đánh giá khả năng đóng góp của các đối tượng nộp NSNN thì các số liệu dự toán thu ngân sách không có tác dụng giám sát hoạt động, điều chỉnh hành vi ứng xử của đối tượng nộp ngân sách đối với nghĩa vụ mà họ phải thực hiện như mục tiêu mà chính sách thu ngân sách hướng tới. 3.2.2 Thực trạng thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh Để quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện luôn tổng hợp, theo dõi các khoản thu của từng xã, thị trận, đồng thời so sánh với số dự toán thu ngân sách đã được duyệt giao cho từng đơn vị. Tổng hợp kết quả thu NSX, thị trấn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2022 cho thấy khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSX (Năm 2020 chiếm 78,80%; năm 2021 chiếm 65,50%; năm 2022 chiếm 75,5% tổng thu ngân sách của huyện). Nguyên nhân là do tăng chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ xã, thị trấn và bổ sung các chương trình xây dựng trường học, đường giao thông, nhà văn hóa xã, phường, khu dân cư và chương trình xây dựng nông thôn mới làm phát sinh các khoản chi, để cân đối NSNN các xã, thị trấn thì cần có sự bổ sung từ nguồn ngân sách cấp trên. Bảng 4. Tình hình thực hiện thu ngân sách xã thuộc huyện Đông Anh ĐVT: Triệu đồng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chỉ tiêu TH/ TH/ TH/ Thực Dự Thực Thực Dự toán DT DT Dự toán DT hiện toán hiện hiện (%) (%) (%) TỔNG 1.100 1.540 139 914 1.172 128 1.236 1.407 113 THU .095 .041 ,99 .020 .680 ,30 .982 .581 ,79 NSSN I. Thu 19 80 411 127 151 119 137 157 114 thuế .500 .201 ,29 .210 .744 ,29 .500 .858 ,81 II. Thu 21 27 128 22 33 146 33 38 114 phí và lệ .565 .682 ,37 .635 .138 ,40 .716 .731 ,87 phí III. Thu 16 30 184 16 16 105 12 15 119 tài sản .500 .373 ,08 .040 .877 ,22 .900 .449 ,76 công IV.Thu kết dư 23 36 20 - - - NS năm - .686 - .438 - .290 trước V.Thu 163 166 112 chuyển - - - - .011 - .348 - .387 nguồn VI.Thu bổ sung 1.042 1.215 116 748 768 102 1.052 1.062 100 từ NS .530 .088 ,55 .135 .135 ,67 .866 .866 ,95 cấp trên Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch huyện Đông Anh (2022)
- Giai đoạn 2020-2022 là giai đoạn dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn thu NSNN nói chung. Nhưng nhìn vào bảng 4 có thể thấy hoạt động thu NSX ở huyện Đông Anh đã hoàn thành và vượt dự toán đề ra. Kết quả phỏng vấn sâu đã chỉ ra rằng hội đồng nhân dân xã, thị trấn bước đầu đã đo lường và dự báo trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm để có những đề xuất điều chỉnh dự toán cho phù hợp với tình hình thực tế. Hơn thế nữa, việc các phòng ban liên quan liên kết, phối hợp và thống nhất tốt với nhau trong thực hiện dự toán cũng đã giúp các xã, thị trấn hoàn thành tốt dự toán thu ngân sách do HĐND huyện giao. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng công tác dự toán thu NSX chưa thực sự sát với thực tế (số thu ngân sách về thuế năm 2021 thực hiện được là hơn 151 tỷ đồng nhưng dự toán thu NSX năm 2022 về thuế chỉ là 137,5 tỷ đồng). Do vậy những số liệu về thu NSX chưa thực sự phản ánh được giá trị của các nguồn thu ở địa phương. Việc dự toán thu thấp hơn thực tế có thể sẽ tạo cơ hội cho những hành vi gian lận nhằm trục lợi thuế nhu nhập cá nhân, thuế nhu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (kết quả kiểm toán ngày 29/11/2022 của Kiểm toán nhà nước khu vực 1 đã phát hiện và ghi nhận tăng doanh thu, tăng số thuế GTGT phải nộp của một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện). Trên thực tế ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế còn thấp, tình trạng trốn thuế, nợ thuế diễn ra khá phổ biến gây thiệt hại về thuế và mất công bằng xã hội. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy 84% doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho rằng địa phương chưa có các hình thức nuôi dưỡng nguồn thu, cũng như chưa có các chính sách khuyến khích người nộp thuế nộp đúng, nộp đủ, trong khi các chế tài xử phạt về thuế còn hạn chế, chưa đủ để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, một số trường hợp sự phối hợp giữa cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan thuế chưa chặt chẽ, không thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Như vậy chính quyền cấp huyện, xã cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả hơn các nguồn thông tin có được từ các đối tượng nộp ngân sách, từ đó tạo ra bộ dữ liệu số lớn để phân tích, đánh giá thực trạng các nguồn thu, từ đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng thời kiểm soát nguồn thu một cách hiệu quả. Hơn nữa, cán bộ các bộ phận cần có các hình thức tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức cho người nộp thuế, có sự phân loại các nhóm đối tượng nộp thuế để có các hình thức biểu dương khen thưởng với những đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và có các chế tài xử phạt nghiêm với những đơn vị để xảy ra sai phạm hoặc kéo dài các khoản nợ thuế. 3.2.3 Thực trạng quyết toán thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh Từ khi các xã, thị trấn của huyện Đông Anh được trang bị phần mềm kế toán Misa bamboo, bộ phận kế toán xã đã có những công cụ phần mền hỗ trợ đắc lực trong hạch toán, quyết toán NSNN. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu lại cho các ý kiến khác nhau về thực trạng quyết toán thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh. Cụ thế, có 48,33% số cán bộ được khảo sát cho rằng công tác quyết toán thu ngân sách xã ngày càng tốt. Sở dĩ như vậy nhờ áp dụng phần mềm kế toán Misa bamboo nên công tác kế toán, quyết toán đã đảm bảo độ chính xác cao, thông tin được cung cấp đầy đủ, kịp thời, giúp cơ quan quản lý cấp trên theo dõi dễ dàng hơn. Tỷ lệ cán bộ cho rằng quyết toán thu ngân sách xã ở mức trung bình và chưa tốt là 51,67%. Những cán bộ này cũng chỉ ra rằng báo cáo quyết toán chưa cập nhật theo hình thức thông tư, một số địa phương lập chưa đúng nội dung tài chính, chất lượng báo cáo quyết toán chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến tổng hợp quyết toán của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện gặp khó khăn trong việc tổng hợp số liệu tình hình thu ngân sách huyện. Bảng 5. Đánh giá công tác quyết toán thu ngân sách cấp xã của huyện Đông Anh Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Các biểu mẫu chưa theo quy định, nội dung quyết toán chưa đầy đủ 29 48,33 Số quyết toán theo mục lục chưa khớp với quyết toán Kho bạc 24 40,00 Thuyết minh quyết toán chưa hợp lý 26 43,33 Thời gian nộp báo cáo chậm 35 58,33 Quyết toán thu NSX theo cơ sở dồn tích có khác cơ sở tiền mặt 5 8.33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2022) Trên thực tế, luật NSNN số 83/2015/QH13 ra đời thay thế luật ngân sách số
- 01/2002/QH11 và luật kế toán số 88/2015/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kế toán số 03/2003/QH11, công tác kế toán, quyết toán thu ngân sách nói chung, NSX nói riêng được kỳ vọng hướng tới cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính nhà nước đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, công tác quyết toán thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội chưa có nhiều sự thay đổi nhằm đắp ứng kỳ vọng đó. Đặc biệt là quyết toán thu ngân sách vẫn được thực hiện trên cơ sở tiền mặt mà chưa thực hiện theo cơ sở dồn tích theo quy định của luật kế toán số 88/2015/QH13, do vậy giá trị quyết toán thu NSX thường đúng bằng giá trị thu bằng tiền mà không ghi nhận các khoản công nợ vào giá trị thu ngân sách. Điều này được giải thích bởi hệ thống cơ sở pháp lý hướng dẫn hạch toán kế toán trong khu vực công hiện còn thiếu, chưa có chuẩn mực kế toán cho khu vực công, chưa có những hướng dẫn cụ thể để kế toán khu vực công chuyển từ hạch toán theo cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích. Chính vì vậy, chỉ có 8,33% (tương ứng với 5 cán bộ) nhận biết được sự khác nhau giữa hạch toán thu, quyết toán thu ngân sách trên cơ sở dồn tích khác với cơ sở tiền mặt, các cán bộ này là cán bộ kho bạc, cán bộ phòng tài chính-kế hoạch huyện và 1 kế toán xã, những người được tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo thạc sĩ kế toán, thạc sĩ quản lý kinh tế. 3.2.4 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý thu ngân sách cấp xã Nghiên cứu cho thấy Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Anh rất quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, rà soát thu NSX, coi đây là nhiệm vụ cần thiết và ưu tiên. Hệ thống kiểm soát, thanh tra, quản lý thu NSX luôn được tổ chức chặt chẽ từ cấp xã đến cấp huyện nhằm thực hiện hiệu quả các giải pháp theo chỉ đạo của UBND huyện trong công tác tổ chức thu NSX, từ đó nắm bắt thông tin kịp thời để trao đổi, hiển hơn về đặc điểm của các đối tượng nộp ngân sách, tạo cơ sở lập dự toán thu ngân sách được sát thực tế, cũng như hạch toán các nguồn thu đầy đủ, kịp thời, chính xác. Qua đó, ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những tồn tại trong thu NSX của huyện Đông Anh. Bảng 5. Thanh tra, kiểm tra về quản lý NSX của huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2022 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Số lần thanh tra, kiểm tra (lần) 15 10 22 Số vụ vi phạm (vụ) 4 2 8 Số tiền bị xử phạt (triệu đồng) 36 19 83 Tỷ lệ vi phạm trong các lần thanh kiểm tra (%) 37,5 20,00 36,36 BQ số tiền phạt/vụ vi phạm (triệu đồng/vụ) 9,00 9,5 10,38 Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch huyện Đông Anh (2022) Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện hàng năm, năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số cuộc thanh tra giảm, đến năm 2022 đã thực hiện 22 cuộc thanh tra thu NSX theo kế hoạch đầu năm tại 24 xã, thị trấn. Theo kết quả rà soát, kiểm tra thì một số xã vẫn còn vi phạm trong quá trình xử lý đối với một số diện tích đất công đã hết hạn hợp đồng nhiều năm, đến nay các đơn vị không thực hiện ký lại hợp đồng và không thực hiện thu tiền hoa lợi công sản, thu từ quỹ đất công ích mặc dù người dân vẫn đang công tác tại phần diện tích đất này với tổng diện tích 207.668 m2 tại xã Uy Nỗ và thị trấn Đông Anh. Một số doanh nghiệp bị phát hiện tăng doanh thu và tăng thuế giá trị gia tăng tương ứng nhưng chưa xác định thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến doanh thu tăng do chưa đủ cơ sở xác định chi phí tương ứng. Ngoài ra, kiểm tra đối chiếu hồ sơ kê khai quyết toán thuế của 09 doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý cho thấy còn 8/9 doanh nghiệp được đối chiếu khai doanh thu không đúng kỳ kê khai, thiếu giá vốn tương ứng hoặc kết chuyển giá vốn và hoạch toán chi phí chưa phù hợp với quy định, từ đó xác định và thực hiện chưa đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN dẫn đến giảm nguồn thu vào NSNN. 3.2.5 Những hạn chế trong quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh
- Quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên quản lý thu NSX còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau: Thứ nhất, dự toán thu NSX dù đã bám sát dự toán của UBND thành phố giao nhưng còn tồn tại sự bất cập, đó là chưa có cơ sở khoa học để đánh giá năng lực đóng góp của các đối tượng nộp NSNN. Điều này gây ra tình trạng dự toán thu NSX chưa sát với thực tế, nếu dự toán thu quá cao có thể gây ra tình trạng tận thu quá mức, làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các nguồn thu, nếu dự toán thu thấp sẽ bỏ sót các khoản thu cho NSNN và ảnh hưởng tới khả năng cân đối thu chi của xã, huyện và thành phố. Thứ hai, thực trạng thu NSX còn thấp, số thuế nợ đọng cao mà các đối tượng nợ chưa có những trách nhiệm cụ thể với khoản nợ (thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho các xã trong giai đoạn 2020-2022 luôn ở mức trên 65%), do số thu hiện nay đang được ghi nhận theo cơ sở tiền mặt mà chưa ghi nhận theo cơ sở dồn tích theo hướng dẫn của luật kế toán số 88/2015/QH13. Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ và các đối tượng chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN. Thứ ba, luật ngân sách mới và chế độ kế toán sửa đổi từ năm 2015 cơ bản đã giúp bộ phận kế toán, tài chính các cấp có cơ sở pháp lý để lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch các nguồn thu, nhưng chưa có chuẩn mực kế toán hướng dẫn cho khu vực công, thu nhập của cán bộ cấp xã còn thấp, chưa tạo động lực để cán bộ tham gia các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn gắn với vị trí công việc đang đảm nhận. Thứ tư, các chính sách hỗ trợ các nguồn thu ngân sách và các hình thức tuyên truyền có sức ảnh hưởng chưa lớn, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho rằng địa phương chưa có các chính sách nuôi dưỡng nguồn thu, cũng như khuyến khích người nộp thuế đúng, đủ (84%). Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra cần dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các năm để đánh giá rủi ro đối với các nguồn thu để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa những sai phạm và thanh, kiểm tra đúng đối tượng, cũng như hạn chế số lượt thanh, kiểm tra nhằm giảm chi phí cho xã hội. 4. KẾT LUẬN Quản lý thu NSX đã giúp đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của các xã, điều tiết cơ cấu hoạt động của nền kinh tế theo định hướng. Cùng với đó là sự hài hòa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thu NSX còn một số hạn chế như công tác lập dự toán chưa dựa trên những phân tích khoa học của dữ liệu số lớn, số thu NSX xã còn thấp, nợ đọng thuế cao, cơ sở pháp lý để xác định số thu NSX còn thiếu (chưa có chuẩn mực kế toán cho khu vực công, chưa có hướng dẫn ghi nhận thu NSNN theo cơ sở dồn tích), các chính sách nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết của đối tượng nộp ngân sách có hiệu quả chưa cao, vẫn còn xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra chỉ phát hiện những trường hợp đã vi phạm mà chưa thực sự chú trọng công tác đánh giá rủi ro để có các hình thức ngăn ngừa sai phạm. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường sử dụng hệ thống dữ liệu số lớn để phân tích thực trạng đối tượng nộp ngân sách, từ đó có cơ sở khoa học lập dự toán thu, phát hiện kịp thời những tính huống bất thường để xử lý, đồng thời cũng hiểu được những khó khắn, vướng mắc của đối tượng nộp thuế để có những chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài và bền vững, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm nộp ngân sách của các cá nhân, tổ chức. Đồng thời bộ tài chính cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công theo quy định của luật kế toán số 88/2015/QH13 để báo cáo tài chính các cấp đảm bảo tính công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. (2023). Thu ngân sách năm 2022 vượt 27,8% dự toán. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thu-ngan-sach-nam-2022-vuot-27-8-du-toan-629186.html Chính phủ. (2020). Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. HĐND thành phố Hà Nội. (2016). Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020. HĐND thành phố Hà Nội. (2021). Nghị quyết số 11/2021/NQ-NDND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách của thành phố Hà Nội. Nguyễn Hoàng Giang. (2022). Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu - chi NSNN. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-hoat- dong-thu-chi-ngan-sach-nha-nuoc-87519.htm Quốc hội. (2015). Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 Quốc hội. (2015). Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015 Doãn Thành. (2023). Huyện Đông Anh đã phủ kín các đồ án quy hoạch. https://kinhtedothi.vn/huyen-dong-anh-da-phu-kin-cac-do-an-quy-hoach.html UBND huyện Đông Anh. (2022). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đảm bảo an sinh xã hội năm 2022 https://donganh.hanoi.gov.vn/kinh-te- chinh-tri/-/asset_publisher/PkxzUJ0wdylW/content/h-nd-huyen-ong-anh-khoa-20-nhiem-ky-2021-2026- to-chuc-ky-hop-thu-tam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngân sách nhà nước
19 p | 357 | 84
-
Tài liệu LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
57 p | 158 | 41
-
Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán xã vùng đồng bằng (Bộ Tài chính)
468 p | 153 | 34
-
Một số Văn bản pháp luật về quản lý tài chính đối với xã, phường, thị trấn: Phần 1
719 p | 163 | 27
-
Ngân sách xã trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Nghiên cứu tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
8 p | 115 | 21
-
Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng miền núi, trung du và dân tộc
423 p | 99 | 19
-
Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng đồng bằng
423 p | 105 | 16
-
Thu ngân sách tại Thành phố Hồ Chí Minh 2001 - 2004
32 p | 92 | 16
-
Các khoản thu khác ở Xã, Phường,Thị trấn năm 2008 - Điều hành ngân sách, quản lý tài chính, kế toán: Phần 2
456 p | 123 | 13
-
Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất - Thực trạng và khuyến nghị
14 p | 51 | 11
-
Các khoản thu khác ở Xã, Phường,Thị trấn năm 2008 - Điều hành ngân sách, quản lý tài chính, kế toán: Phần 1
286 p | 123 | 11
-
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách huyện: Nghiên cứu điểm tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
11 p | 71 | 10
-
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong quản lý thuế và bài học cho Việt Nam
4 p | 52 | 7
-
Thực trạng cơ cấu ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
5 p | 54 | 6
-
Quản lý tài chính ngân sách ở một số nước và hàm ý cho Việt Nam
4 p | 30 | 6
-
Hoàn thiện quy định pháp luật, đẩy mạnh hoạt động thu ngân sách nhà nước
4 p | 39 | 6
-
Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương: Thực trạng và một số đề xuất
5 p | 85 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn