intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý và kế toán

Chia sẻ: Chi Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

70
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình hình thành từ nguồn vốn thuộc NSNN thông qua việc đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm có tổng giá trị rất lớn (chưa kể giá trị tài sản đặc biệt là tài nguyên đất, tài sản vô giá) và hàng năm tăng dần theo mức độ đầu tư. Những tài sản này chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang giá trị tiền tệ nhanh chóng và nhạy cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý và kế toán

  1. Quản lý và kế toán TSCĐ đựơc đầu tư hoàn thành từ góc nhìn kế toán kho bạc Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình hình thành từ nguồn vốn thuộc NSNN thông qua việc đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm có tổng giá trị rất lớn (chưa kể giá trị tài sản đặc biệt là tài nguyên đất, tài sản vô giá) và hàng năm tăng dần theo mức độ đầu tư. Những tài sản này chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang giá trị tiền tệ nhanh chóng và nhạy cảm. Nếu thiếu những biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ là điều kiện nảy sinh tham ô , lãng phí và những tiêu cực khác…Bài viết này sẽ đề cập một số bất cập liên
  2. quan đến việc quản lý, ghi chép kế toán TSCĐ được đầu tư, mua sắm hoàn thành bằng nguồn vốn từ NSNN. Tài sản hữu hình do thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) và mua sắm có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định số 351-TC/QĐ/CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ Tài chính và các quyết định, hướng dẫn về tiêu chuẩn TSCĐ liên quan thuộc các lĩnh vực, ngành mang tính đặc thù. Việc ghi chép, phản ánh giá trị TSCĐ thuộc loại kế toán đặc thù gắn với tính chất của từng loại tài sản; từng công đoạn bổ sung, hình thành; phương pháp kế toán; cơ quan quản lý sử dụng và hạch toán…nhằm mục đích quản lý, xác định hợp lý mọi biến động liên quan (chuyển nhượng, thanh lý, điều chuyển, khấu hao) đến tài sản để có biện pháp quản lý hữu hiệu, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, chống
  3. thất thoát, lãng phí. Trong đó, công tác kế toán TSCĐ hoàn thành là một khâu quan trọng. Quyết định 351-TC/QĐ/CĐKT đã quy định rõ ràng, cụ thể nhiều khía cạnh liên quan đến công tác quản lý TSCĐ. Tất cả các cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu để áp dụng tại đơn vị mình bởi tại Điều 2, Quyết định 351 có ghi: “Trong quá trình hoạt động của mình, các đơn vị HCSN thuộc phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ mọi quy định về quản lý, sử dụng và tính hao mòn TSCĐ được quy định tại chế độ này”. Làm tốt những quy định trên vừa là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị HCSN vừa góp phần tích cực vào công tác quản lý TSCĐ, đồng thời, là cơ sở giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, thực trạng TSCĐ ở phạm vi từng cơ quan và cả nước,
  4. nhằm có biện pháp quản lý hữu hiệu. Mục tiêu, quy định là vậy nhưng triển khai trong thực tiễn thì còn nhiều điều cần bàn: Trước hết, việc chậm hạch toán đối với tài sản được đầu tư XDCB hoàn thành là tình trạng khá phổ biến, thậm chí trong quyết toán công trình hoàn thành không quy định việc bàn giao, hạch toán giá trị TSCĐ tăng thêm. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: Chưa xác định cơ quan sử dụng (ở phần lớn hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung nhất là ở cấp xã, thị trấn). Chậm hạch toán do chậm ở khâu quyết toán công trình; Đối với các công trình không quyết toán được, vấn đề quản lý, hạch toán tài sản càng chậm hơn; những tài sản do cấp trên mua sắm chuyển giao cho đơn vị cấp dưới thì với nhiều lý do khác nhau như: thiếu hồ sơ, chưa chuyển giao hướng dẫn vận hành, không
  5. đồng bộ, không có nhu cầu. Hai là, ngoài quy định tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình: (Điểm 1, Điều 4) Quyết định 351, còn có thêm quy định TSCĐ mang tính đặc biệt ở Điểm 2, Điều 4. Không hiểu rằng các Bộ, ngành, các Sở Tài chính địa phương ngoài việc thực hiện Quyết định 351 thì có quy định riêng được Bộ Tài chính thống nhất bằng văn bản hay không? Với quy định này, việc quản lý, hạch toán dựa vào công cụ kế toán tài sản để phản ánh sẽ thiếu chính xác (tương đối). Đây cũng là những quy định làm tùy tiện thêm việc hạch toán, nhất là giá trị TSCĐ thông qua mua sắm. Vì giá trị trên chứng từ chuyển tiền của bên mua so với đơn giá từng tài sản thì có những tài sản chỉ là công cụ lâu bền, thậm chí là vật rẻ, mau hỏng. Từ đây, có thể dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa kế
  6. toán đơn vị và kế toán kho bạc về giá trị mua sắm tài sản và liệu khi hoàn thành việc mua sắm, kế toán đơn vị hoàn thành hồ sơ, thủ tục hạch toán vào tài khoản liên quan theo chế độ kế toán TSCĐ ứng với giá trị mua sắm theo chứng từ thanh toán qua Kho bạc. Có thể thấy rằng, đối với TSCĐ được hình thành thông qua mua sắm từ nguồn NSNN hàng năm từ tài khỏan chi ngân sách tại kho bạc, việc căn cứ vào giá trị ghi chép ở mục 145 – mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn để đánh giá giá trị TSCĐ tăng thêm là chưa chuẩn xác. Cho nên, nếu có quy định về hạch toán giá trị TSCĐ hữu hình theo tiêu chuẩn thống nhất, cụ thể kết quả tổng hợp sẽ cho phép xác định ngay giá trị TSCĐ được mua sắm tăng thêm hàng năm
  7. thông qua kế toán Kho bạc hay nói cách khác, cần một sự tương thích về công tác hạch toán giữa kế toán Kho bạc và kế toán đơn vị. Điều này có thể không riêng vấn đề kế toán TSCĐ. Đơn cử, tình trạng UBND cấp xã, thị trấn sau khi có số liệu thu chi từ Kho bạc sẽ tiến hành tổng hợp thêm phần thu chi tại đơn vị đó để báo cáo thu chi Ngân sách hàng năm trước HĐND. Một số bất cập trên đây có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân làm cho công tác quản lý, kế toán TSCĐ hiện nay đang có những tồn tại, cần sớm được khắc phục. Liên quan đến Mục lục ngân sách đối với việc hạch toán chi tiết TSCĐ hình thành do việc đầu tư XDCB hàng năm nhằm phản ánh giá trị tài sản hoàn thành do việc đầu tư XDCB mang lại. Có thể quy định mục riêng ngoài mục 145 hiện nay hay chi tiết
  8. (tiểu mục) đối với mục này để phản ánh giá trị là TSCĐ, công cụ lâu bền và vật rẻ mau hỏng để số liệu kế toán chính xác hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2