intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _2

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như vậy, các tác giả đã đề cập đến khá nhiều phương diện của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm này vừa có sự kế thừa, tiếp nối truyền thống vừa có sự phát triển, nâng cao trên nền tảng tri thức, tư tưởng chịu ảnh hưởng rất rõ những trào lưu văn học phương Tây hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _2

  1. Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập
  2. Như vậy, các tác giả đã đề cập đến khá nhiều phương diện của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm này vừa có sự kế thừa, tiếp nối truyền thống vừa có sự phát triển, nâng cao trên nền tảng tri thức, tư tưởng chịu ảnh hưởng rất rõ những trào lưu văn học phương Tây hiện đại. Cho dù nội dung có chỗ còn trùng lặp, cách diễn đạt nhiều khi đại ngôn, hoa mĩ, việc lạm dụng từ Hán Việt, các dấu gạch ngang v.v... đem lại cảm giác nặng nề và rườm rà trong cách trình bày, người đọc vẫn có thể “đọc” thấy rất rõ lí tưởng, tâm huyết của các tác giả đối với thơ và “nghề thơ”. Điều đáng nói thêm là những vấn đề này đã được các tác giả cố gắng đúc kết như những quan điểm lí thuyết nhằm định hướng và chỉ đạo cho chính hoạt động sáng tác cụ thể của họ. 3. Trong tập Xuân thu nhã tập, ngoài các tiểu luận, còn có ba bài thơ của Phạm Văn Hạnh (Thư thơ, Người có nghe, Giọt sương hoa), ba bài thơ của Nguyễn Xuân Sanh (Buồn xưa, Hồn ngàn mùa, Bình tàn thu), một bài thơ của Đoàn Phú Tứ (Màu thời gian), một bản nhạc của Nguyễn Xuân Khoát và một bức tranh của Nguyễn Đỗ Cung. Đây là những sáng tác vừa đóng vai trò “thử nghiệm” vừa đóng vai trò “minh chứng” cho những tuyên ngôn lí thuyết đã được đúc kết trong các tiểu luận. Số lượng sáng tác như vậy không nhiều, nếu không nói thật ít ỏi. Tuy nhiên, nhìn vào đây cũng có thể thấy được rằng những luận điểm lí thuyết chính (đặc biệt là trong tiểu luận Thơ) đã được các tác giả khai triển và ứng dụng ngay trên các văn bản thơ của họ. Hàm súc, tượng trưng là đặc điểm nổi bật trong các thi phẩm Xuân thu nhã tập. Theo ý kiến của một số nhà phê bình (Lê Huy Vân, Đinh Gia Trinh, Đỗ Lai Thuý, Thuỵ Khuê...), các tác giả Xuân thu nhã tập đã vận dụng khá hiệu quả nhiều thủ pháp nghệ thuật thơ hiện đại, chẳng hạn thủ pháp “lắp ghép” hình ảnh, tạo nên sự gián đoạn tuyến tính, nhằm khêu gợi trí tưởng tượng; chú ý phát huy các yếu tố vô thức, trực giác; sử dụng biểu tượng, âm nhạc nhằm kích thích, dẫn dụ cảm xúc... Những đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Sanh, người được xem là “hiện đại hơn cả” so với nhóm. Hãy đọc lại một số câu trong bài thơ Buồn xưa của ông: Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y Rượu hát bầu vàng cung ướp hương
  3. Ngón hường say tóc nhạc trầm mi Lẵng xuân Bờ giũ trái xuân sa Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa Buồn hưởng vườn người vai suối tươi Ngàn mày tràng giang buồn muôn đời Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu Duyên vàng da lộng trái du người... Quả thực, cách tổ chức ngôn từ trong những câu thơ này không tuân thủ theo trật tự tuyến tính thông thường. Kết nối giữa các hình ảnh, từ ngữ trong câu thơ hết sức lỏng lẻo. Mỗi câu là một tập hợp của những hình ảnh độc lập, thậm chí, xa lạ với nhau: Quỳnh/ hoa/ chiều/ đọng/ nhạc/ trầm/ mi... Có lẽ đó cũng là lí do khiến cho độc giả, trước thơ Nguyễn Xuân Sanh, thường có cái cảm giác bất lực của người đứng trước ngôi nhà nhưng đã đánh mất chìa khoá vào cửa. Tuy nhiên, cũng như khi thưởng thức một bức tranh siêu thực, nếu chỉ chú mục vào từng sự vật, hiện tượng cụ thể, sẽ chỉ nhận được ấn tượng về một sự kì dị, hỗn độn, thậm chí quái đản, nhưng khi lùi xa, đặt chúng trong một cái nhìn tổng thể, sẽ thấy sự phi logic ấy có khi chính là cách diễn tả mới về hiện thực và qua đó, thế giới hiện lên theo một cách hoàn toàn khác. Buồn xưa của Nguyễn Xuân Sanh, trước hết là một thế giới bị phân rã thành muôn hình ảnh đơn lẻ. Trong thế giới ấy, thực tại là quỳnh, hoa, chiều, nhạc, trầm...; quá khứ là cung ướp hương, hoàng tử, tỳ bà, rượu, nhạc, buổi du dương, sương cũ, rừng xa....; con người là mi, mày, tóc, vai, môi, da, ngực, vú, ngón hường, dấu xiêm y... Nhưng sự phân rã triệt để ấy là điều kiện để quá khứ có thể hoá chuyển tức thì thành thực tại trên cùng một trục
  4. cú pháp và ngược lại: Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi... Hoa, tiếng nhạc, hương trầm là ngày hôm nay nhưng cũng là của ngày đã qua. Đúng hơn, quá khứ và hiện tại lung linh đồng hiện. Những “mảnh ghép” vô thức đã khiến Buồn xưa, từ một hoài niệm tĩnh vật trở thành một thế giới đa sắc với những chuyển động thầm kín và bí mật. Những hình ảnh thơ, vượt lên kĩ thuật “ghép chữ” thuần lí, như đột hiện từ cõi tâm linh thăm thẳm, trở nên vừa xác thực, vừa mơ hồ, vừa quen thuộc, vừa dị thường, mọi ranh giới chia cắt, phân ly bỗng nhoè lẫn... Bởi vậy, các hiện tượng đời sống vốn rất xa lạ bỗng dưng có thể hợp nhất trong một mối quan hệ gần gũi và phát lộ những trạng thái phi thực, lạ lùng: chiều đọng, rượu hát, tóc nhạc, lẵng xuân, hồn xanh ngát, mày tràng giang... Các lớp hình ảnh hoà lẫn vào nhau, dệt nên một giấc mơ hư ảo, chập chờn về một quá khứ đẹp và buồn, gợi nhiều nhớ nhung, hoài niệm. Đấy là thế giới được khai mở từ cái nhìn khác,cái nhìn siêu thực. Nhưng xuyên qua lớp thực tại này, Buồn xưa còn là một nghiệm chứng thời gian, thời gian từ một buổi“chiều đọng nhạc trầm mi” cụ thể tới ý niệm thời gian của “nhịp hải hà” vô cùng, vô tận. Thời gian đã biến Cái đẹp trở thành nỗi hoài niệm quá vãng, thành những “mùa xưa”, “tóc xưa”,”sương cũ”, “rừng xa”, “hồn xa”.... Không phải ngẫu nhiên mà xuyên suốt bài thơ là hình ảnh nỗi buồn, một nỗi buồn đã được tượng hình hoá, “mĩ lệ hoá”: buồn nào gội tóc xưa, buồn vây tóc mưa, buồn muôn đời, nguồn buồn lạnh lẽo... Đấy là nỗi buồn trước Cái đẹp phôi pha. Nỗi buồn trước thời gian “tưới hận chìm tường”. Thời gian đã trở thành một ám ảnh đặc biệt với thi sĩ. Vấn đề là ở đây, triết lí thời gian (đã là một thi đề kinh điển, đặc biệt trong thơ cổ phương Đông), không hiện lên như một ẩn dụ đơn nghĩa: nó đã trở thành một biểu tượng trùng phức, có khả năng mở ra nhiều chiều liên tưởng. Như vậy, sự lỏng lẻo trong kết cấu ngôn từ, một mặt, sẽ tạo nên sự gián đoạn, đứt gãy trong hình ảnh, ý nghĩa, do đó, bài thơ sẽ khó “đọc”, khó hiểu. Nhưng mặt khác, cách tổ chức ngôn từ ấy có khả năng tạo độ dồn nén và mơ hồ trong ý nghĩa, gợi mở chiều sâu mĩ cảm. Nhìn chung, tính tượng trưng, ám gợi trong thơ của các tác giả Xuân thu nhã tập được tạo nên bởi nhiều yếu tố: các thủ pháp lựa chọn và sử dụng từ ngữ, cách xây dựng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách tổ chức ngôn từ theo sự dắt dẫn của âm nhạc.... Cách họ sắp đặt những hình ảnh, sự vật xa lạ cạnh nhau, trong nhiều trường hợp, đã tạo nên những kênh liên tưởng “tân kì”, những cảm nhận đột ngột, bất ngờ, những
  5. “cú sốc” trong nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ, chẳng hạn: nhánh nhạc gầy, sóng thắm xoã muôn dây, gió dị ào trong tóc, hoa khép oà lên ... (Phạm Văn Hạnh); lẵng xuân; nhịp hải hà, ngón hường say tóc nhạc trầm mi, tóc xuân bưng đỉnh chiều đầy; trầm ngàn mùa, tóc buông xây, bình tàn thu vai phấn nghiêng rơi... (Nguyễn Xuân Sanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2