Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _1
lượt xem 7
download
Ở cấp độ phân tích thứ hai, thơ chính là thể loại nghệ thuật thể hiện tính thơ tập trung nhất. Vậy ở đây, đặc tính nổi bật nhất của thơ (so với văn xuôi) là gì?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _1
- Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập
- Ở cấp độ phân tích thứ hai, thơ chính là thể loại nghệ thuật thể hiện tính thơ tập trung nhất. Vậy ở đây, đặc tính nổi bật nhất của thơ (so với văn xuôi) là gì? Theo các tác giả, đặc tính nổi bật của thơ chính là tính chất “hàm súc, tiềm thức, thuần tuý”. Thơ phải cô đọng, ngắn gọn, là kết quả của sự rung động trong trẻo và thuần khiết, những rung động từ “những lớp dày đặc của tiềm thức và vô ý thức, nơi ẩn lẽ thật, cái tinh tuý, cái thơ” (Thơ). Tuy nhiên, sự khêu gợi của thơ không giản đơn, dễ dãi. Các tác giả nhấn mạnh: “Vì thơ không phải như nghĩa tục, chỉ là một sự làm khoái tai, vừa ý, bằng cách khiêu động người ta, thô sơ, dễ dãi. “Thơ” trước hết phải là sự trong trẻo, sự vô tư lợi, sự khêu gợi không cùng, sự rung động tức khắc, sự gặp gỡ đột nhiên, sự hiến dâng không nghĩ đến trở về” (Thơ). Chính vì vậy, thơ đích thực không dễ hiểu. Nhưng theo các tác giả Xuân thu nhã tập, đấy là một yếu tính của thơ ca. Thậm chí, cần xem sự “khó hiểu” này như một giá trị. Theo họ, “Thơ không cần lúc nào cũng rõ nghĩa, vì nó không chủ động trong địa hạt ý nghĩa; không phải lúc nào cũng sáng sủa vì nó không vụ phát biểu cái phần sáng sủa của tâm linh, nó giữ phần sâu kín, nó giữ phần sâu sắc; không phải lúc nào cũng theo lí luận, vì nó chịu sự chi phối của những luật vô hình; không phải lúc nào cũng để chỉ bảo một cái gì; vì nó không vụ lợi ích thực tế. Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu, cái hình ảnh sự khắc khoải bất diệt của muôn vật: cõi Vô Cùng” (Thơ). Ở cấp độ phân tích thứ ba, khái niệm “thơ” được xem xét trong tư cách là một đơn vị chỉnh thể ngôn ngữ - một bài thơ. Theo các tác giả Xuân thu nhã tập, hiểu một cách rộng rãi, “một vật chỉ là “Thơ” khi nào có sự rung động. Và chỉ là “bài thơ” khi nào có sự truyền lan sự rung động ấy” (Thơ). Hiểu theo một nghĩa chặt chẽ hơn, “bài thơ” (kết bằng những câu có vần điệu hay theo những niêm luật rõ rệt hay tiềm tàng) có được trọn vẹn cái lượng và cái phẩm nói trên kia. “Tiêu chuẩn về hình thức thơ là tính - cách - độc - nhất” (Thơ) Điều này đòi hỏi mỗi bài thơ là một sáng tạo mới, độc đáo, có tính “duy nhất”. Hình ảnh, ngôn từ, nhạc tính, kết cấu... tất cả được tổ chức chặt chẽ để biến một bài thơ thành một sinh thể. Điều này dẫn đến kết quả là khi “đọc xong “bài thơ”, ta bị y nguyên những câu, những tiếng của toàn bài chi phối. Hình thể, cùng lúc với hồn, sống
- mãi trong ta (lưỡng tính của thơ). Và ta không thể di dịch một âm thanh, một hình ảnh mà không phản bội và tàn phá” (Thơ). Nếu tách rời quan niệm này ra khỏi hoàn cảnh lịch sử – cụ thể của nó, sẽ rất dễ kết luận rằng đấy là những “tuyên ngôn” cực đoan và phiến diện. Thực tế cho đến thời điểm Xuân thu nhã tập xuất hiện (thậm chí cả sau đó nữa), chiếm vị trí thống soái trên thi đàn Thơ mới vẫn là khuynh hướng sáng tác lãng mạn chủ nghĩa, với sự đề cao cái tôi cảm xúc, chú trọng lối thể hiện trực tiếp, cách nói “giãi bày”, “trút xả”, dẫn đến hậu quả là lộ ý, rậm lời (mà Xuân Diệu là một trường hợp tiêu biểu). Thế nên những tuyên ngôn kể trên trước hết là một “phản ứng” thẩm mĩ cần thiết, nhằm thay đổi những cách nghĩ, cách viết đã kịp trở thành khuôn sáo, thành những công thức mới của thời đại. Do đó, sự cực đoan hay thái quá trong cách nói cũng là điều có thể hiểu - nó nhằm mục đích tạo nên “cú sốc” để nhanh chóng thay đổi nhận thức ở người đọc. Mặt khác, bản thân quan niệm này cũng có những đóng góp tích cực của nó. Thực ra, “cô đọng”, “hàm súc” hay “trực giác”, “tiềm thức” “thuần tuý”... chỉ là những cách nói nhằm nhấn mạnh về “tính thơ”, “tính nghệ thuật”, tức về cái bản chất phổ quát của thơ (từng được đề cập khá phổ biến trong quan niệm thơ cổ điển phương Đông và cũng như trong quan niệm của các nhà tượng trưng chủ nghĩa phương Tây). Việc đề cao tính tượng trưng, sự ám gợi trong thơ, nhấn mạnh vai trò biểu tượng, nhạc tính, coi trọng những tìm tòi về hình thức thơ..., thực chất cũng đồng nghĩa với việc phải gia tăng chất trí tuệ và tư tưởng (theo nghĩa triết học chứ không phải theo nghĩa chính trị) trong thơ buộc người sáng tạo phải đối mặt với nhiều thử thách hơn, hành trình tiếp nhận của người đọc, vì thế cũng sẽ gian nan và vất vả hơn. Nhưng mặt khác, nó cũng sẽ giúp thơ trở thành “một sản phẩm trí tuệ cao cấp” và hành trình sáng tạo cũng như tiếp nhận sẽ được đền bù bằng những khoái cảm tinh thần xứng đáng. Dĩ nhiên, đấy là một cách quan niệm. Nhưng dù ta đồng thuận hay không, đấy vẫn là một quan niệm có khả năng gợi mở nhiều suy nghĩ về thơ và hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung. Bàn về thơ, như một tất yếu, không thể không nói đến vấn đề nghệ sĩ, thiên chức nghệ sĩ và bản chất sự sáng tạo. Các tác giả Xuân thu nhã tập bắt đầu sự lí giải bằng mối quan hệ giữa cái TÔI và cái TA. Cái Tôi được hiểu như là sự khép kín, sự thu hẹp trong giới hạn cá nhân, đối lập với cái Ta - tinh thần vũ trụ, cõi Vô Cùng siêu việt, cao cả.
- Hành trình từ Tôi đến Ta là một cuộc giải phóng, một sự giác ngộ. Sáng tạo chính là con đường đi từ cái Tôi đến cái Ta, hành trình người nghệ sĩ “thoát khỏi cái tôi dày đặc tối tăm, ta đã sáng suốt vươn tới cõi vô cùng bằng Tình Yêu, bằng Thơ, bằng Tin Tưởng” (Thiên chức). Và như vậy, có thể hiểu cái Ta ở đây chính là một cái Tôi, nhưng không phải là cái tôi cô độc, nhất thời, đối lập với thế giới, mà là một cái Tôi siêu việt, hiện thân của tinh thần thế giới, cái tôi kết tinh trong mình sức mạnh của vĩnh viễn. Cái tôi ấy đóng vai trò như “người thấu thị”, kẻ tìm kiếm những mối liên hệ ẩn ngầm giữa thế giới, tìm ra ý nghĩa tồn tại của những sự vật, hiện tượng tồn tại rời rạc, tách biệt và bằng trực giác, linh giác để xoá đi những đường biên định mệnh giữa chúng, hay nói như Ch. Baudelaire, ông tổ trường phái Tượng trưng Pháp, để chúng cất lên những “màu sắc”, “hương thơm” và “thanh âm” tương ứng. Đây chính là sự mở rộng, đào sâu về khái niệm cái tôi trong Thơ mới. Đấy không còn là cái tôi cá nhân, cá thể, cái tôi thuần cảm xúc của chủ nghĩa lãng mạn mà đã chuyển hoá thành quan niệm cái tôi “bề sâu, bề xa”, cái tôi tượng trưng, siêu thực. Các tác giả Xuân thu nhã tập hết sức đề cao yếu tố trực giác, tiềm thức, vô thức trong sáng tạo nghệ thuật. Theo họ, đấy là những “phương thức” hữu hiệu để phát hiện bản chất sự vật và lĩnh hội tinh thần thế giới. Quan niệm này chịu ảnh hưởng đậm nét của những triết thuyết hiện đại phương Tây, như triết học Shopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, thuyết Phân tâm học của S. Freud... Điều đáng chú ý ở đây là người nghệ sĩ còn được nhìn nhận và nhấn mạnh trong vai trò người trí thức, người có trách nhiệm lớn trong việc kiến thiết nên một trạng thái đời sống tinh thần hiện đại, tích cực cho xã hội. Do đó, hình ảnh người nghệ sĩ đích thực là “gốc cây Ta, đầy nhựa Thơ, hút nhận nhạc của Đất Trời để trổ sinh bao Điệu, thắm tươi những bông hoa SÁNG TẠO dâng lên bàn thờ ĐẠO LÍ – lẽ sống trong Đời” (Trí thức). Vấn đề “đọc thơ” và mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc cũng được chú ý phân tích. Đấy là một quan niệm hết sức đề cao vai trò của người đọc và sự tích cực, sáng tạo của chủ thể đọc: “Thi sĩ” làm xong bài thơ có thể nói: bản đẹp chưa thành. Vì nó còn chờ tác giả thứ hai: người đọc. Cảm xúc chuyển từ người thơ sang độc giả, hoà hợp hai lẽ siêu hình, con sông thơ lộng một trời mới. Người đọc phải là “thi nhân”, tái tạo vũ trụ bài thơ tạo ra. Có thể khác nhau những vũ trụ ấy. Mà làm sao không khác nhau được. Mà cũng nên khác nhau. Nên một bài thơ có thể cảm ra nhiều
- cách” (Thơ). Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận, vai trò người đọc rất quan trọng. Tuy nhiên, việc đọc cũng đòi hỏi ở người đọc những tố chất, năng lực thẩm mĩ nhất định, có vậy, họ mới có thể trở thành người đồng sáng tạo cùng nghệ sĩ. Trên thực tế, nhiều bài thơ không thể lí giải một cách rành mạch, tường minh bằng các thao tác thuần lí. Theo các tác giả Xuân thu nhã tập, những vần thơ đích thực “nó mê hoặc ta ngay và đặt ta vào giữa cõi thơ như có thần trợ. Hay nói đúng, một cái gì trên cả âm điệu, không giải được mà chỉ cảm được thôi” (Thơ). Do đó, họ đề nghị: “Hãy nằm trong thơ, dầm trong nhạc; đừng vội muốn “hiểu” trước khi xúc cảm. Rồi ta sẽ hiểu, nhất là sẽ biết, cái biết đầy đủ, trong trẻo, trọn vẹn, nhịp nhàng” (Thơ). Họ đề cao trực cảm, đề cao những rung động hồn nhiên, (tất nhiên đấy là những rung động hồn nhiên trên nền một sự duy lí sâu sắc), đề cao sự “buông thả” tự nhiên, hết mình trong thơ và để cho trực giác lên tiếng: “Đừng luận lí với thơ cũng đừng luận lí với người yêu, với giáo điều. Thấu nghĩa từng chữ, rồi những chữ ấy ở cạnh nhau sẽ nảy ra những âm thanh gì, hình ảnh gì, gợi trong trí não một vũ trụ gì tức khắc, mới mẻ” (Thơ).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án tuần 2 bài Tập đọc: Làm việc thật là vui - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 898 | 32
-
Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập .
6 p | 80 | 9
-
Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập .
5 p | 61 | 7
-
Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập
6 p | 185 | 7
-
Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _2
5 p | 83 | 5
-
Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _3
5 p | 64 | 5
-
Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập _4
5 p | 73 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn