QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN LÀ GÌ? LẬP KẾ HOẠCH<br />
DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp nếu tốt sẽ giúp doanh nghiệp có một sức khỏe tài <br />
chính tốt. Việc quản trị dòng tiền không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, thậm chí <br />
ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vậy quản trị dòng tiền doanh nghiệp là gì?<br />
<br />
Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp là các hoạt động điều chỉnh liên tục dòng tiền ra vào <br />
trong doanh nghiệp để tối đa hóa các giá trị của doanh nghiệp. <br />
Có hai loại dòng tiền của doanh nghiệp phát sinh theo hai thời hạn khác nhau đó là ngắn hạn <br />
và dài hạn nên các công việc quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp cũng chia ra tương ứng đó <br />
là quản trị dòng tiền ngắn hạn và quản trị dòng tiền dài hạn.<br />
Với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát <br />
triển ổn định để có thể mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển. Có thể nói việc quản trị <br />
dóng tiền sẽ quyết định đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và sự sống còn của doanh <br />
nghiệp.<br />
Một ví dụ đơn giản như nếu quản trị dòng tiền không tốt sẽ gây thiếu tiền mặt. Những <br />
khoản nợ ngân hàng đến hạn phải trả hay những khoản phải thanh toán cho những nhà cung <br />
cấp thì doanh nghiệp sẽ đứng trước bờ vực phá sản và có thể bị khởi kiện bất cứ lúc nào. <br />
Trong một số trường hợp thì đối lập với sự thiếu hút tiền mặt thì việc doanh nghiệp thừa <br />
nhiều tiền mặt quá cũng tiểm ẩn những nguy cơ không tốt. Sự dư thừa tiền mặt ở mọi thời <br />
điểm chỉ cho thấy tiền mặt trong doanh nghiệp đang không được sử dụng một cách hiệu quả <br />
mà thôi. <br />
Khi doanh nghiệp vẫn đang phải đi vay vốn từ bên ngoài và đang phải trả lãi suất mà lượng <br />
tiền mặt trong doanh nghiệp lại dư thừa nhiều chỉ thể hiện cho chúng ta thấy doanh nghiệp <br />
đang có những hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp yếu kém. <br />
<br />
Lập kế hoạch dòng tiền trong doanh nghiệp như thế nào?<br />
<br />
Việc lập kế hoạch dòng tiền là việc dự đoán trước được dòng tiền ra và dòng tiền vào doanh <br />
nghiệp sẽ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này nhằm xác định được số <br />
tiền thừa và thiếu để đưa ra những hành động hợp lý nhằm tạo ra được sư cân bằng thu và <br />
chi trong doanh nghiệp.<br />
<br />
Các bước lập kế hoạch dòng tiền<br />
<br />
1. Dự đoán dòng tiền vào doanh nghiệp<br />
<br />
Để việc dự đoán dòng tiền vào doanh nghiệp được thuận tiện thì người ta thường chia dòng <br />
tiền vào doanh nghiệp thành ba loại như sau:<br />
+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là dòng tiền nhận được chủ yếu từ những hoạt <br />
động mà doanh thu được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Đó có thể là <br />
tiền thu từ những dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tiền bán hàng hóa, tiền thu hồi nợ từ <br />
khách hàng. <br />
Dự báo dòng tiền từ những hoạt động này khá dễ dàng bởi hoàn toàn có thể căn cứ vào các <br />
cách bán hàng, các hình thức thanh toán, các chính sách bán chịu cũng như chính sách chiết <br />
khấu, thời gian thu hồi nợ thanh toán từ khách hàng.<br />
+ Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư: Đây là những khoản tiền thu được từ những hoạt động <br />
đầu tư vào những đơn vị khác, cũng có thể là tiền do nhượng lại hoặc bán thanh lý các tải <br />
sản, tiền thu hồi cho vay.<br />
Để dự báo dòng tiền của những hoạt động này là xuất phát từ những hoạt động thanh lý tài <br />
sản cũng như chính sách thu hồi vốn đầu tư tài chính.<br />
+ Dòng tiền từ những hoạt động đầu tư tài chính: Đây là những khoản tiền mà các chủ sở <br />
hữu doanh nghiệp sẽ góp thêm vốn bằng tiền mặt, tiền từ vay vốn hay những hoạt động phát <br />
hành cổ phiếu.<br />
Dự đoán dòng tiền này cần xuất phát từ những khả năng vay nợ mới cũng như chiến lược <br />
phát hành chứng khoán để huy động vốn.<br />
2. Dự đoán dòng tiền ra<br />
<br />
Dòng tiền ra là những khoản cần phải chi tiêu từ những hoạt động của doanh nghiệp trong <br />
một thời kỳ nhất định. Dòng tiền ra này chúng ta có thể chia làm ba loại như sau<br />
+ Dòng tiền ra bởi các hoạt động kinh doanh: Đây là các khoản chi tiêu bằng tiền cho các <br />
hoạt động kinh doanh mà tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Đó có thể là tiền trả <br />
cho những nhà cung cấp vật tư, các loại tiền dịch vụ, tiền lương người lao động, các khoản <br />
tiền phải nộp vào ngân sách bắt buộc, những khoản tiền marketing và quảng cáo, tiền trả lãi <br />
vay vốn kinh doanh cũng như tiền chi tiêu cho việc quản lý doanh nghiệp.<br />
Để dự đoán dòng tiền ra này thì cơ sở để dự đoán là dựa trên những quy luật mua hàng và trả <br />
nợ của doanh nghiệp, dự trữ hàng tồn kho, các dự toán về quỹ lương và bảo hiểm, các loại <br />
thuế mà doanh nghiệp phải nộp.<br />
+ Dòng tiền ra bởi các hoạt động đầu tư: Toàn bộ những khoản tiền cần phải chi tiêu cho <br />
những hoạt động xây dựng và mua sắm tài sản cố định như nhà xưởng và máy móc thiết bị. <br />
Tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp cũng như tiền đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác, <br />
tiền cho vay.<br />
Để dự đoán được dòng tiền lĩnh vực này thì phải dựa trên những nhu cầu đầu tư tài sản cố <br />
định vào các hoạt động của doanh nghiệp và các chiến lược đầu tư góp vốn ra bên ngoài.<br />
+ Dòng tiền ra bởi các hoạt động tài chính: Các khoản tiền này là những khoản tiền trả nợ <br />
gốc mà doanh nghiệp đã vay đến kỳ thanh toán, tiền trả nợ thuê các đơn vị cho thuê tài chính, <br />
tiền lãi phải trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp.<br />
Dòng tiền này được dự đoán từ các hoạt động theo nhu cầu trả nợ các hợp đồng tín dụng <br />
hiện hành, từ chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
3. Bước số 3 này cần tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp<br />
<br />
Để tính dòng tiền thuần thì bạn cần tính phần chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền <br />
ra trong cùng một kỳ mà doanh nghiệp sử dụng cũng như thu được.<br />
<br />
4. Tính số dư tiền cuối cùng của kỳ và số tiền thiếu hoặc thừa<br />
<br />
Công thức để tính số tiền dư cuối kỳ đó là <br />
Số tiền dư cuối kỳ = Số tiền đầu kỳ + dòng tiền thuần trong kỳ<br />
Khi tính được số dư cuối kỳ thì từ đó các bạn đối chiếu với số dư cần thiết và xác định số <br />
vốn bằng tiền thừa hay thiếu hụt bằng số tiền chênh lệch giữa các số tiền cuối kỳ với số dư <br />
cần thiết.<br />
<br />
5. Đưa ra những giải pháp phù hợp để xử lý tiền thừa hoặc thiếu<br />
<br />
Nếu thiếu hút vốn thì cần phải sử dụng những biện pháp phù hợp để có thể có được sự cân <br />
bằng về dòng tiền như bạn có thể xem xét khả năng đi vay vốn hoặc tăng khả năng thu hồi <br />
nợ cũng như thắt chặt hơn những khoản chi tiêu không cần thiết trong doanh nghiệp.<br />
Trong trường hợp dư vốn thì cần xem xét những khả năng sử dụng những đồng tiền dư đó <br />
để đầu tư hợp lý nhằm gia tăng thêm tiền cho doanh nghiệp.<br />
Các biện pháp xử lý tiền thừa hoặc thiếu đều cần phải tính toán thật kỹ dòng tiền trong <br />
doanh nghiệp bởi nếu thay đổi số tiền của một tháng nào đó sẽ có thể ảnh hưởng ngay đến <br />
số tiền thừa thiếu ở các kỳ tiếp theo. Cần tính toán và đưa ra những biện pháp điều chỉnh <br />
cho đến khi nào dòng tiền ra và vào cân đối mà vẫn đảm bảo mức dự trữ tiền mặt. <br />
Khi đó thì công việc dự báo sẽ được xem là hoàn tất.<br />
<br />
Một số lưu ý cần biết khi lập kế hoạch dòng tiền<br />
<br />
Các bạn cần lưu khi lập kế hoạch dòng tiền như cần xem xét và dự kiến được toàn bộ các <br />
khoản tiền mà doanh nghiệp có thể thu được trong kỳ. Sẽ cần phân biệt giữa doanh thu của <br />
doanh nghiệp vào và dòng tiền vào, giữa những chi phí cho doanh nghiệp và dòng tiền ra.<br />
Luôn cần phải dự kiến được thời điểm mà nhận được các khoản thu bằng tiền và cùng với <br />
đó là thời điểm có thể phát sinh những khoản chi tiêu bằng tiền. <br />
Khi lập kế hoạch dòng tiền với những bước mà Verco vừa chia sẻ trên đây thì người làm dự <br />
báo dòng tiền sẽ cần phải nắm chắc được những kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp <br />
cũng như chính sách bán chịu, chính sách mua chịu, những chính sách chiết khấu thanh toán, <br />
các chính sách nhà đầu tư và các chính sách vay nợ cũng như tín dụng, các phương thức trả <br />
nợ của doanh nghiệp.<br />