intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị và kinh doanh COMB 2016 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học "Quản trị và kinh doanh COMB 2016" Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Liên kết – nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp miền trung; Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập; nâng cao năng lực lãnh đạo cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm thúc đẩy liên kết kinh doanh; liên kết kinh doanh: tạo dựng mối quan hệ kinh doanh từ phẩm chất cá nhân lãnh đạo;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị và kinh doanh COMB 2016 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 1

  1. ISBN: 978-604-84-1850-2 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2016 Đà Nẵng, tháng 10 năm 2016
  2. BAN TỔ CHỨC TRƯỞNG BAN PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ÔNG PHAN HẢI Chủ tịch, Hội doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng PHÓ TRƯỞNG BAN PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ỦY VIÊN PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng BÀ LÊ THỊ NAM PHƯƠNG Phó Chủ tịch, Hội doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PGS.TS. HOÀNG TÙNG Trưởng Phòng Cơ sở vật chất, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Trưởng Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ThS. PHAN KIM TUẤN Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng BÀ HỒNG THỊ THỦY Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  3. BAN NỘI DUNG TRƯỞNG BAN PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ÔNG PHAN HẢI Chủ tịch, Hội doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng PHÓ TRƯỞNG BAN GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng GS.TS. LÊ THẾ GIỚI Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng BÀ LÊ THỊ NAM PHƯƠNG Phó Chủ tịch, Hội doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng ỦY VIÊN PGS.TS. PHẠM THỊ LAN HƯƠNG Trưởng Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PGS.TS. NGUYỄN THANH LIÊM Giám đốc Thư viện, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. LÊ THỊ MINH HẰNG Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. ĐOÀN THỊ LIÊN HƯƠNG Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. NGUYỄN XUÂN LÃN Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Trưởng Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THU Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  4. TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. TRƯƠNG HỒNG TRÌNH Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  5. MỤC LỤC LIÊN KẾT – NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP MIỀN TRUNG -TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 1 GS.TS. Nguyễn Trường Sơn NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHẰM THÚC ĐẨY LIÊN KẾT KINH DOANH 4 GS.TS. Lê Thế Giới LIÊN KẾT KINH DOANH: TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ KINH DOANH TỪ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN LÃNH ĐẠO 16 TS. Nguyễn Phúc Nguyên, NCS. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐẮK LẮK 26 TS. Lê Thế Phiệt GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG 34 TS. Nguyễn Văn Hùng THỰC HIỆN HỢP TÁC THÀNH CÔNG – NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐÀ NẴNG 46 TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, NCS. ThS. Cao Trí Dũng HỢP TÁC CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN DU LỊCH– NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ Ở ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG 59 TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Võ Lê Xuân Sang HỢP TÁC CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ TIẾP THỊ Ở ĐIỂM ĐẾN ĐÀ NẴNG 75 TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Võ Lê Xuân Sang SỰ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO ĐẾN SỰ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 90 TS. Nguyễn Thành Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Nga LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT NÔNG SẢN TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN – KẾT QUẢ TỪ MỘT CUỘC KHẢO SÁT 99 GS.TS. Nguyễn Trường Sơn
  6. HỢP TÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ- TÌNH HUỐNG CHO CHUỖI RAU AN TOÀN TẠI ĐÀ NẴNG 108 TS. Lê Thị Minh Hằng CHUỖI CUNG ỨNG VÀ SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG CHUỖI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI LÀNG NGHỀ NON NƯỚC ĐÀ NẴNG 122 NCS. ThS. Phùng Văn Thành, TS. Nguyễn Thị Bích Thủy SỰ KẾT NỐI GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 135 ThS. Trần Nguyễn Phương Minh HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 147 TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS. Nguyễn Ngọc Uyên Phương TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC 160 TS. Nguyễn Thị Bích Thu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 170 ThS. Lê Thị Yến, ThS. Nguyễn Vân Thịnh, ThS. Đặng Phi Trường PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BẮC NINH 177 NCS.ThS. Nguyễn Văn Hiền, TS. Bùi Thị Hồng Việt HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG: KINH TẾ TIỀM NĂNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 183 PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, NCS. ThS. Nguyễn Văn Long NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 191 Nguyễn Thị Diệu Thanh QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA WALMART – KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM NHẰM ĐẠT ĐƯỢC LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG 198 ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
  7. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐA VĂN HOÁ 209 TS. Nguyễn Quốc Tuấn PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN QUẢNG NGÃI 224 NCS. ThS. Trần Thị Trương THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG KHI THAM GIA AEC NCS. ThS. Nguyễn Văn Long 235 ĐỊNH HƯỚNG TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Ngô Xuân Thủy 244 MỞ RỘNG THƯƠNG HIỆU VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 254 GS.TS. Trương Bá Thanh, NCS. ThS. Nguyễn Hoàng Ngân TẦM QUAN TRỌNG CỦA WEBSITE KHÁCH SẠN TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CẠNH TRANH PGS.TS. Lê Văn Huy, NCS. ThS. Nguyễn Hữu Thái Thịnh 262 TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH SƠN LA NCS. ThS. Đỗ Quốc Đạt 273 HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HIỆU NĂNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: HÀM Ý CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 278 TS. Đoàn Thị Liên Hương ĐO LƯỜNG THỰC HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG -TÌNH HUỐNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐÀ NẴNG 296 TS. Lê Thị Minh Hằng ĐỔI MỚI THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM GS.TS. Lê Thế Giới 310 PHÂN TÍCH CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 324 TS. Chử Bá Quyết
  8. NGHIÊN CỨU HÀNH VI CHI TIÊU VÀ SỞ THÍCH MUA SẮM CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN ĐÀ NẴNG 336 ThS. Lưu Cẩm Trúc, PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG TRONG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 349 PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương, NCS. ThS. Trương Đình Quốc Bảo QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM ThS. Phan Đình Quyết, ThS. Nguyễn Phương Linh 360 GỢI Ý PHÁT TRIỂN M-COMMERCE (THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG) CHO CÁC DOANH NGHIỆP MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN THÔNG QUA MÔ HÌNH UTAUT 371 ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC XUẤT XỨ Ô TÔ ĐẾN THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM 384 PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương, NCS. ThS. Nguyễn Thị Như Mai TIẾP CẬN CÂN BẰNG GIÁ TRỊ CHO CÁC MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT 397 TS. Trương Hồng Trình KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - CÁC VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TẾ 407 ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM PGS.TS. Đào Hữu Hòa 416 XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ Y TẾ MEM-CO TS. Nguyễn Thị Bích Thu, Trương Thanh Hải 427 GIAO TIẾP VÀ SỰ BÌNH TÂM ThS. Nguyễn Thị Loan 437 MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN TÂM LÝ, SỰ LỚN MẠNH TRONG CÔNG VIỆC VÀ SỰ ĐỔI MỚI: VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC ĐỘT PHÁ CÁ NHÂN - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở MỘT SỐ KHÁCH SẠN TẠI NHA TRANG 444 NCS. ThS. Phạm Hồng Liêm
  9. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁCH SẠN, ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM 457 ThS. Trà Lục Diệp XÂY DỰNG VĂN HÓA LIÊN KẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HỘI NHẬP TOÀN CẦU 469 ThS. Lê Thị Nam Phương, TS. Nguyễn Thị Bích Thu
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LIÊN KẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP LINK - IMPROVE COMPETITIVE CAPABILITIES FOR ENTERPRISES IN THE CENTRAL AND HIGHLANDS IN THE CONTEXT OF INTEGRATION GS.TS. Nguyễn Trường Sơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng sonnt@due.edu.vn Kính thưa quý vị đại biểu tham dự hội thảo! Thay mặt cho Ban Tổ chức hội thảo, chúng tôi nhiệt liệt chào đón Quý vị đại biểu, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp tham dự Hội thảo Khoa học về Quản trị và Kinh doanh 2016 (COMB 2016). Kính thưa quý vị! Liên kết kinh tế là một hình thức hợp tác của hai hay nhiều doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các tổ chức khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình liên kết, mỗi một đối tác sẽ thực hiện những phần việc khác nhau trong các qui định ràng buộc về lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ thông qua các hợp đồng liên kết, các thỏa thuận kinh tế, các cam kết hợp tác… Trên thế giới, liên kết là một hình thức tổ chức sản xuất đã có một quá trình phát triển rất lâu đời, hình thức này theo thời gian ngày càng phát triển mạnh mẽ, bởi nó ngày càng chứng tỏ được ưu việt và tác động to lớn trong việc giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay. Tác dụng của liên kết trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế có thể thể hiện ở một số điểm quan trọng như sau: - Liên kết giúp các doanh nghiệp khắc phục bất lợi về qui mô: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thường có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Doanh nghiệp cũng đồng thời phải thực hiện nhiều hoạt động phụ để góp phần tạo ra sản phẩm chính ví dụ như sản xuất những chi tiết hay thực hiện những dịch vụ trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, doanh nghiệp không thể thực hiện được tất cả những hoạt động không thể không thực hiện này. Liên kết kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế này. Bên cạnh đó, trong quá trình họat động kinh doanh, có rất nhiều cơ hội vượt quá sức của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp từ bỏ cơ hội sẽ lãng phí, nhưng nếu như muốn tận dụng cơ hội thì năng lực lại không cho phép. Thông qua liên kết kinh tế, doanh nghiệp có thể cùng nhau tham gia dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, từ đó, hoàn thành tốt công việc với một tầm năng lực lớn hơn. Liên kết để khắc phục sự hạn chế về qui mô là hình thức liên kết phổ biến nhất hiện nay. - Liên kết giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường: Bên cạnh tác động khắc phục hạn chế về qui mô, liên kết còn có tác dụng rất lớn trong việc giúp các doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Do có liên kết kinh tế các doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với thông tin về nhu cầu của khách hàng đồng thời sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cũng tạo ra năng lực tốt hơn trong việc triển khai các phương án sản xuất mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 1
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Liên kết kinh tế cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự liên kết của các nhà sản xuất và các tổ chức thương mại thông qua hình thức đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các siêu thị…. Thông qua những tổ chức này, sản phẩm của doanh nghiệp được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn. - Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới. Một hình thức liên kết đang rất đang phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là liên kết giữa các doanh nghiệp với những truờng đại học và các viện nghiên cứu. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kinh phí nghiên cứu còn các trường đại học hay viện nghiên cứu chịu trách nhiệm tạo ra những sản phẩm hay đề xuất phương thức quản trị phù hợp. Thông qua liên kết này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận với công nghệ mới nhanh hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất. - Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: Liên kết kinh tế, về bản chất là việc kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp thực hiện một công việc nào đó. Quá trình tham gia liên kết kinh tế bên cạnh việc nâng cao được năng lực sản xuất còn có tác dụng lớn trong việc phân tán rủi ro cho các đối tác khác nhau… thông qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác động của liên kết còn thể hiện rất rõ nét trong việc kết nối các tác nhân khác nhau, hình thành chuỗi giá trị hàng hóa thông qua đó nâng cao giá trị gia tăng cho cả ngành hàng và chuỗi ngành hàng. Trong điều kiện của Việt Nam nói chung, của các tỉnh miền Trung nói riêng, phần đông các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ, năng lực quản trị và điều hành doanh nghiệp còn rất nhiều điểm hạn chế… để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và tận dụng được những cơ hội do việc hội nhập quốc tế mang lại, việc phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược, có tính cấp thiết rất cao. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng rất yếu, quy mô liên kết nhỏ, mức độ liên kết rất thấp. Các doanh nghiệp qui mô nhỏ, năng lực hạn chế, lại không kết nối được để trở thành một khối, hỗ trợ và cùng nhau phát triển là một đặc điểm lớn của tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp trong Vùng. Nhằm mục đích tăng cường trao đổi học thuật cũng như kinh nghiệm thực tiễn, tạo diễn đàn cho các học giả, các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam thảo luận về phát triển liên kết, tìm kiếm và đề xuất các mô hình, giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập của mình thông qua liên kết, tiếp nối sự thành công và kế thừa các hiệu ứng tích cực từ các hội thảo COMB 2012; COMB 2013; COMB 2014, COMB 2015 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, trực tiếp là khoa Quản trị kinh doanh và Hội doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Khoa học và Quản trị và Kinh doanh lần thứ 5 (COMB 2016) với chủ đề “Liên kết – Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp Miền Trung-Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập”. Hội thảo của chúng ta sẽ tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản sau: - Sự thay đổi của môi trường kinh doanh và tác động của liên kết kinh tế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Thực trạng tổ chức liên kết của các doanh nghiệp trong Vùng, những yếu tố tác động, những nguyên nhân từ phía doanh nghiệp và các cấp quản lý nhà nược trong việc tạo môi trường và thúc đẩy sự phát triển liên kết. - Tìm kiếm các mô hình liên kết, đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp, các bên hữu quan, các cấp quản lý trong việc phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp. 2
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Cho đến thời điểm nay, 44 bài viết tham gia đã được Ban Tổ chức đánh giá và lựa chọn đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học. Ban Tổ chức xin chân thành cám ơn sự tham gia nhiệt tình, đầy tinh thần trách nhiệm của các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp cho sự phát triển của cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Ban tổ chức xin gửi đến tất cả quý vị đại biểu tham dự, những người tham gia viết bài cho hội thảo lời cám ơn chân thành nhất. Ban tổ chức cũng xin trân trọng cám ơn các nhà tài trợ, các cơ quan thông tấn báo chí đã đến dự và đưa tin về Hội thảo. Kính chúc các đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Xin trân trọng cám ơn. 3
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHẰM THÚC ĐẨY LIÊN KẾT KINH DOANH BUILDING OF LEADERSHIP COMPETENCIES FOR THE MANAGERS OF ENTERPRISESTO PROMOTE BUSINESS LINKS GS.TS. Lê Thế Giới Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ltgioi@ac.udn.vn TÓM TẮT Năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bài viết này tích hợp những khái niệm, những cách tiếp cận, những quan điểm khác nhau về năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp. làm rõ nội hàm của năng lực lãnh đạo, thực trạng năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp và các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cho các nhà quản trị nhằm thúc đẩy liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp của Việt Nam. Từ khóa:Năng lực; lãnh đạo; năng lực lãnh đạo; nhà quản trị doanh nghiệp; liên kết kinh doanh. ABSTRACT Leadership competencies of the managers of enterprise is one of the most important factors determining the success of business. This article integrates the concepts, approaches, different views about the leadership competencies of the managers of enterprise. Posts clarify the content of leadership competencies, leadership competencies situation of the managers of enterprises and solutions to improve leadership competencies for managers of enterprises to promote business links. Key Words: Competencies; leadership; leadership competencies; manager of enterprises; business links. 1. Giới thiệu Năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trong lien kết kinh doanh.Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên, do trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), phần lớn các nhà quản trị doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách cơ bản và cập nhật kịp thời về kiến thức, bồi dưỡng về kỹ năng và nâng cao nhận thức về hành vi thái độ trong năng lực quản trị nói chung và năng lực lãnh đạo nói riêng. Mặt khác, do có sự khác biệt khá lớn về năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp (trình độ kiến thức, kỹ năng hành nghề và hành vi, thái độ) đã gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả trong liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các nhà quản trị doanh nghiệp của Việt Nam cần nâng cao năng lực lãnh đạo doanh nghiệp để chủ động vượt qua những thách thức do toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy liên kết kinh doanh nhằm thành đạt các mục tiêu của doanh nghiệp. Bài viết này tích hợp những khái niệm, những cách tiếp cận, những quan điểm khác nhau về năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp.làm rõ nội hàm của năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp, thực trạng năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp và các giải pháp 4
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nâng cao năng lực lãnh đạo cho các nhà quản trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả trong liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực quản trị và năng lực lãnh đạo 2.1.1. Năng lực quản trị Năng lực là sự tổng hòa của kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo nên tính hiệu quả trong công việc của mỗi người. Năng lực quản trị là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà một quản trị viên cần có để tạo ra hiệu quả trong các hoạt động quản trị khác nhau và ở các loại tổ chức khác nhau. Theo Susan E. Jackson, Don Hellriegel và John W. Slocum (2005, p. 5) [30], nhà quản trị cần tạo lập 6 năng lực quả trị căn bản: Truyền thông, Hoạch định và điều hành, Làm việc nhóm, Hành động chiến lược, Nhận thức toàn cầu, Tự quản trị. Do sự khác biệt về phạm vi trách nhiệm, mà trách nhiệm của các nhà quản trị chức năng là tương đối hẹp hơn so với các nhà quản trị tổng quát. Các nhà quản trị chức năng (Functional managers) phụ trách những nhân viên là các chuyên gia trong một lĩnh vực(kế toán, nguồn nhân lực, tài chính, marketing, sản xuất,…). Các nhà quản trị tổng quát(General managers)chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của công ty hay một chi nhánh công ty,thông qua việc giám sát công việc của các nhà quản trị chức năng. Các nhà quản trị tổng quát phát triển các năng lực quản trị bằng nhiều cách: tích lũy qua sự kết hợp giữa các chương trình đào tạo chính thức với những trãi nghiệm từ những công việc khác nhau, hoặc từ khác khóa huấn luyện để đảm bảo thích ứng và tồn tại trong một lĩnh vực được lựa chọn. 2.1.2. Năng lực lãnh đạo Khái niệm lãnh đạo có thể được diễn giải theo cách tiếp cận về đặc điểm, hành vi, cách thức tương tác, hay gây ảnh hưởng của nhà quản trị đối với các nhà quản trị cấp dưới và nhân viên. Lãnh đạo là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của cá nhân hay nhóm người trong tổ chứcnhằm làm cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức(Gary Yuki, 2002) [14]. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức (Warren Bernnis, 2002). Lãnh đạo là ảnh hưởng mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình truyền thông để đạt được những mục tiêu cụ thể (Tannenbaum, Weschler và Masarik, 1961). Lãnh đạo là quá trình làm cho mọi người trong tổ chức cảm nhận được những gì họ đang làm, từ đó mọi người sẽ thấu hiểu và cam kết thực hiện những gì họ sẽ làm (Drath và Palus, 1994). J.Kotter (1990, p.103-11)[20] cho rằng, lãnh đạo còn là tạo ra sự thay đổi. Lãnh đạo là khả năng bứt phá khỏi văn hoá nhằm thực hiện một quá trình thay đổi tiến hoá mang tính thích ứng cao. (Edgar H. Shein, 2004) [15]. Năng lực lãnh đạo là những khả năng mà nhà lãnh đạo có được để sử dụng các nguồn lực của tổ chức để động viên thúc đẩy các nhà quản trị cấp dưới và nhân viên nhằm thành đạt mục tiêu tổ chức. 5
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Có hai cách tiếp cận nghiên cứu nội hàm của năng lực lãnh đạo của nhà quản trị: (1) Tiếp cận năng lực lãnh đạo theo một tập hợp gồm ba khí cạnh: “kiến thức – kỹ năng – hành vi, thái độ”, (2) Tiếp cận năng lực lãnh đạo theo các bộ phận cấu thành năng lực lãnh đạo: “năng lực tổ chức, năng lực lãnh đạo đội ngũ, năng lực lãnh đạo bản thân”. Năng lực lãnh đạo theo cách tiếp cận “kiến thức – kỹ năng – hành vi, thái độ”: - Kiến thức:bao gồmmột tập hợp có tính hệ thống các kiến thức được tích luỹ thông qua học tập hoặc trãi nghiệm trong công việc cần thiết cho việc thực hành công việc của người lãnh đạo phù hợp với các cấp độ lãnh đạokhác nhau trong tổ chức. Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu của Peter G. Northouse (2004) [26], Mahoney.T.A., Jerdee T.H., và S.J. Carroll, (1965), [22], Mintzberg H. (1973) [23], Katz Kaah (1978), Zaccaro (2001). Vốn kiến thức lãnh đạo bao gồm: kiến thức kinh doanh (hiểu biết sâu về doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực kinh doanh), kiến thức về môi trường kinh doanh (chính trị, xã hội, luật pháp, nhân khẩu, kinh tế, công nghệ, tự nhiên,…), kiến thức về lãnh đạo (hoạch định và điều hành thực thi chiến lược công ty, chiến lược các SBU, các chiến lược chức năng: chiến lược nguồn nhân lực, tài chính, sản xuất, marketing,…), các kiến thức bổ trợ (đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội,…).. - Kỹ năng: gồm 3 loại kỹ năng: kỹ năng nhận thức (conceptual skills), kỹ năng nhân sự (human skills) và kỹ năng chuyên môn (technical skills). Việc vận dụng các kỹ năng này thay đổi theo từng cấp quản trị (Daft R. L., 2003, p.10) [13]. Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận, bao gồm khả năng tư duy của nhà quản trị, khả năng xử lý thông tin và khả năng hoạch định. Kỹ năng nhận thức là cần thiết cho tất cả nhà quản trị nhưng đặc biệt quan trọng cho nhà quản trị cấp cao. Kỹ năng nhân sự là khả năng của nhà quản trị làm việc với và thông qua người khác, bao gồm khả năng động viên, tạo thuận lợi, điều phối, lãnh đạo, truyền thông và giải quyết mâu thuẫn. Kỹ năng chuyên mônlà khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện các công việc cụ thể, bao gồm sự tinh thông về các phương pháp, kỹ thuật và thiết bịliên quan đến các chức năng cụ thể như marketing, sản xuất hoặc tài chính; kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và sử dụng các công cụ và kỹ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể. Nhiều nhà quản trị được thăng tiến từ công việc quản trị đầu tiên bằng cách có những kỹ năng chuyên môn xuất sắc. (2) Tiếp cận năng lực lãnh đạo theo các bộ phận cấu thành năng lực lãnh đạo: “năng lực tổ chức, năng lực lãnh đạo đội ngũ, năng lực lãnh đạo bản thân”. Có thể cụ thể hoá thành các năng lực: 1) Năng lực khích lệ: Đây là một năng lực quản lý có hiệu quả nhất. Khi làm một người lãnh đạo, trước tiên cần trở thành một người thầy về khích lệ, thúc đẩy ước mơ, khát vọng của nhân viên. 2) Năng lực phục vụ: “Làm lãnh đạo cũng chính là làm người phục vụ”. Muốn trở thành người lãnh đạo, trước hết phải học cách được người khác lãnh đạo”.Người lãnh đạo cần giúp đỡ cấp dưới và khuyến khích các nhóm làm việc, tạo môi trường hoạt động tốt để cấp dưới có không gian phát triển. 3) Năng lực hoạch định chiến lược: Có tầm nhìn xa với khả năng phân tích môi trường kinh doanh để xác định mục tiêu, lựa chọn chiến lược và các chính sách, chương trình hành động rõ ràng, khả thi và phân bổ các nguồn lực cần thiết cho thực thi chiến lược. 4) Năng lực giao tiếp: Một người lãnh đạo thành công bắt buộc phải là người có sở trường giao tiếp và hiểu người khác. 6
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 5) Năng lực hành động: Bất kể công việc gì, nhà lãnh đạocần làm tốt công việc lãnh đạo, chuyên tâm làm tốt trách nhiệm của mình, đây là tiền đề để động viên, thúc đẩy các nhóm làm việc. 6) Năng lực ảnh hưởng: Người lãnh đạo cần hiểu được mọi người đều có năng lực thành công tiềm ẩn. Người lãnh đạo sẽ không cho rằng bản thân là người đặc biệt, hay bản thân xuất sắc hơn người khác. Người lãnh đạo phải khiêm tốn, có tình có lý thảo luận cùng mọi người để dùng lý do của mình thuyết phục người khác vì lợi ích chung của tổ chức. 7) Năng lực học tập: Học tập là tấm vé thông hành cho xã hội thông tin hiện đại. Người lãnh đạo thành công phải thường xuyên duy trì học hỏi, tinh thần nghiên cứu để không ngừng trưởng thành. Không học tập tư tưởng sẽ trì trệ, không học tập quan niệm sẽ lạc hậu.Cho nên khi là một người lãnh đạo, phải học tập mọi lúc mọi nơi để làm phong phú bản thân. Theo một cách khác, McShane và Von Glinow (2014) [11], để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau: 1) Nhạy cảm: Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn của mọi người trong tổ chức. 2) Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Nó làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. 3) Nghị lực: Để vượt qua các thách thức bên trong và bên ngoài tổ chức. 4) Tự tin: Người lãnh đạo cần thể hiện sự tự tin để thuyết phục mọi người đi theo sự đúng đắn của mục tiêu và quyết định. 5) Ước muốn làm lãnh đạo: Người lãnh đạo có ước muỗn mãnh liệt ảnh hưởng đến người khác. Họ thể hiện sự sẵn sàng nhận trách nhiệm. 6) Sự thông minh: Người lãnh đạo phải đủ thông minh để thu thập, tổng hợp và phiên dịch lượng lớn thông tin và có khả năng tạo ra viễn cảnh, giải quyết vấn đề và ra các quyết định hiệu chỉnh. 7) Kiến thức chuyên môn: Người lãnh đạo hiệu quả phải am hiểu về công ty, ngành và các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Kiến thức chuyên sâu cho phép nhà lãnh đạo ra các quyết định sâu sắc và hiểu được những ảnh hưởng của các quyết định này. Jack Welch, CEO của Tập đoàn General Eletric đã đưa ra lý thuyết 4E: 1) Nhà lãnh đạo phải có Nghị lực (The Leader Energy) 2) Nhà lãnh đạo phải biết truyền Nghị lực (The Leader Energizes). 3) Nhà lãnh đạo phải Sắc bén (The Leader has Edge). 4) Nhà lãnh đạo phải Hành động (The Leader Executes). Jack Welch cho rằng, số đông các nhà lãnh đạo bị thúc đẩy bởi các động lực, thậm chí là các tham vọng.Các động lực này có thể là quyền lực, tiền bạc, tài sản, các quyền lợi... hay danh tiếng. Jack Welch cũng bác bỏ mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng và cho thấy theo tổng kết của ông, có đến khoảng 70% số lãnh đạo giỏi bị thúc đẩy và thành công bởi động lực hay tham vọng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu công bố của các tổ chức và cá nhân liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp có chọn lọc các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước theo nội dung cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở mục “2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực quản trị và năng lực lãnh đạo”. 7
  17. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Thực trạng năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê (2016) [31], năm 2015 có 39 056 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 2% so với năm 2014. 3.1.1. Năng lực lãnh đạo (leadership competencies) theo cách tiếp cận “phẩm chất, kiến thức, kỹ năng”của các nhà quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo và Nguyễn Khắc Hoàn (2016)[8] đã tổng hợp kết quả khảo sát 404 giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung, nhằm đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ này trong bối cảnh hội nhập quốc tế dựa trên mô hình ASK( Attitude – Skills – Knowledges) . Kết quả cho thấy nhìn chung đội ngũ giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung còn hạn chế về năng lực xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược, năng lực phát triển đội ngũ, năng lực huy động và phối hợp nguồn lực, và năng lực khởi xướng sự thay đổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã lượng hóa được sự tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung. Nghiên cứu của Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh (2012) ứng dụng mô hình ASK đã tổng hợp kết quả khảo sát 230 giám đốc doanh nghiệp nhỏ Việt Nam, chỉ ra sự yếu kém về kiến thức kinh doanh, quản trị nhân sự và quản trị tài chính, và hạn chế về về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng quản lý thời gian. Điểm nổi bật của các giám đốc doanh nghiệp nhỏ là phẩm chất thích nghi, kiên nhẫn, sáng tạo và quyết đoán. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2012) đã chỉ ra năng lực lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm những nền tảng: 1) Có tố chất lãnh đạo, 2) Có kiến thức về lãnh đạo, 3) Có kỹ năng lãnh đạo. Hiện nay, các các nhà lãnh đạo ở các cấp của doanh nghiệp Việt Nam còn có những hạn chế: thiếu tính đoàn kết và kỹ luật cao, kỹ năng lãnh đạo còn thiếu và yếu, trình độ lãnh đạo còn thấp. Nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân và Hồ Như Hải (2012) về trình độ, kiến thức và kỹ năng của các nhà lãnh đạo ở các cấp của doanh nghiệp đã cho thấy: trình độ học vấn của các lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, nhiều lãnh đạo có trình độ sau đại học, có khả năng nhận thức và đánh giá môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Nghiên cứu của Trần Thị Phương Hiền (2013) cho thấy năng lực lãnh đạo của các giám đốc là tổng hợp của tố chất lãnh đạo (BE), kiến thức lãnh đạo (KNOW) và hành động lãnh đạo (DO).Kết quả nghiên cứu chỉ rõ ảnh hưởng của năng lực lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, cả ba yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam đều ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó hành động lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đó là tố chất lãnh đạo và cuối cùng là kiến thức lãnh đạo. 3.1.2. Các nghiên cứu năng lực lãnh theo cách tiếp cận “các bộ phận cấu thànhcủa năng lực lãnh đạo” của các nhà quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu của Trần Văn Đẩu (2001) về vai trò của giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định theo bốn nhóm: (1)Phẩm chất chính trị, (2) Năng lực chuyên môn, (3) Năng lực tổ chức, và (4) Đạo đức và ý thức pháp luật trong kinh doanh. Những vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, và đặt ra những yêu cầu về năng lực thực thi sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0