intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUI ĐỊNH CÁCH TRÌNH BÀY HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chia sẻ: Tran Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

219
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách xuống hàng: + Sau khi trình bày một vấn đề hay đọan văn (paraghaph): xuống hàng, thụt vào 1 tab (1cm) - Cách viết tên khoa học: Oryza sativa L. (in nghiêng). Tên khoa học trong phần TÓM LƯỢC và ABSTRACT viết in nghiêng gạch dưới, ví dụ: là vi khuẩn Pseudomonas stutzeri (gạch dưới không dính liền). - Cách dùng từ nước ngoài, theo các nguyên tắc sau : * Các từ tiếng hóa học viết theo tiếng Anh được giữ nguyên chữ glucose là glucose, acid là acid chớ không nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUI ĐỊNH CÁCH TRÌNH BÀY HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC QUI ĐỊNH CÁCH TRÌNH BÀY HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC Presentation format of M.Sc Thesis 1
  2. MÔ HÌNH TRÌNH BÀY 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Phần mềm soạn thảo: Microsoft word 2003 hoặc tương đương 2. Khổ giấy: trên giấy A4 (210 x 297 mm) với Page Setup Top: 2.0 cm Bottom: 2.0 cm Left: 3.0 cm Right: 2.0 cm Gutter: 0 cm Header: 1.0 cm Footer: 1.0 cm số trang đánh ngay giữa trang và cuối trang giấy Header: Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa x - 2009 (size 9) Trường ĐHCT Footer: Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Vi ện Nghiên cứu và Phát tri ển Công nghệ Sinh h ọc 3. Chọn Font và định dạng File Bảng mã tiếng Việt: Bộ mã TCVN 6909:2001 (Unicode dựng sẵn) Font sử dụng: Times New Roman Font size: thông thường 13 và size khác tương ứng ở các trang bìa, phụ chương v.v.. Line: 1,5 lines Dãn dòng (paragraph): - trên (before): 3 pt - dưới (after): 3 pt 4. Nội dung trình bày - Cách xuống hàng: + Sau khi trình bày một vấn đề hay đọan văn (paraghaph): xuống hàng, th ụt vào 1 tab (1cm) - Cách viết tên khoa học: Oryza sativa L. (in nghiêng). Tên khoa học trong phần TÓM LƯỢC và ABSTRACT viết in nghiêng gạch dưới, ví dụ: là vi khuẩn Pseudomonas stutzeri (gạch dưới không dính liền). - Cách dùng từ nước ngoài, theo các nguyên tắc sau : * Các từ tiếng hóa học viết theo tiếng Anh được giữ nguyên chữ glucose là glucose, acid là acid chớ không nên đổi thành glucoz hay acit. * Khi gặp các từ tiếng Anh không phổ biến có thể dịch ra ti ếng Vi ệt nh ưng nên viết nguyên từ tiếng Anh trong ngoặc đơn khi dùng lần đầu tiên. Sau đó ch ỉ dùng ch ữ Việt dịch * Khi phải viết tắt một cụm từ dài thì lần đầu vi ết trong d ấu ngo ặc, ví d ụ: Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) sau đó có thể viết ĐBSCL. - Khi cần viết những từ hay năm .. trong dấu ngoặc nên viết sát ngay sau d ấu ngo ặc và chữ cuối khi đóng ngoặc, ví dụ: Theo kết qủa của Singleton (1999) hay nấm (fungi). 2
  3. 5. Trình bày bảng và hình như sau: Bảng 1. Đặc tính lý hóa tính của đất thí nghiệm (size 13, in đậm, di chuyển vào phía phải của bảng 1 tab (1cm) (trên đầu của từng bảng) (đính kèm phần ví dụ ở trang 13) Hình 1. Hiệu qủa của 3 mức độ phân đạm trên chiều cao cây (ở ngay cuối của mỗi hình) (size 13, in đậm, di chuyển vào phía phải của hình 1 tab (1cm) (đính kèm phần ví vụ ở trang 13) 6. Trình bày cách viết trích dẫn và thư tịch: có 2 cách viết: Theo Weber (1999) hiện nay trên thế giới có 8 lòai tôm nước ngọt hay Tổng cộng có 200 loài lúa hoang được sưu tập và phân tích tại Mỹ (Singleton, 1998). Tác giả tên Việt Nam thì viết nguyên họ và tên: Phạm Hoàng Hộ (2000). Nếu có 2 tác giả nên viết: Theo Illmer và Schinner (1992) các vi sinh vật hòa tan lân tổng hợp acid hữu cơ làm tan những hợp chất lân khó tan một cách từ từ hay Tôm sú có thể sống ở nước ít mặn (lợ) trong một thời gian ngắn (Lâm Văn Phương và Nguyễn Thị Oanh, 1998). Nếu có từ 3 tác giả trở lên nên viết: Theo Scott et al. (2000) hiện nay có nhiều tảo có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm, cá hay có 18 loài đậu nành hoang được sưu tập tại Mỹ (Hylowitz et al., 1999). Đề nghị viết thống nhất et al. như trên, không in nghiêng et al. , tác giả Việt hoặc Anh hoặc Pháp hoặc Tây Ban Nha đều viết et al. (et al. l à từ viết tắt của “et alia” là từ latin nghĩa là “and others”) 3
  4. Trang bìa (với nền màu cam với chữ đen) có đóng khung cả trang, có logo Trường Đại học Cần Thơ trên tên tác giả BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (size 15) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (size 15) VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC (size 13) NGUYỄN VĂN Y (size 13) TỰA ĐỀ TÀI (size 16 hay 18 tùy theo số chữ trên đề tài) in hoa và đậm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC (size 13) Chuyên ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC (size 13) Mã số 60 - 42 - 80 Người hướng dẫn khoa học GS. TS. NGUYỄN VĂN X (in đậm, size 13) TS. LÊ THỊ Y (in đậm, size 13) NĂM (size 13) 4
  5. Ví dụ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRẦN NGỌC NGUYÊN ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG CỦA TÔM MACROBRACHIUM Ở TỈNH CẦN THƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mã số 60 - 42 - 80 Người hướng dẫn khoa học GS. TS. YUTAKA HIRATA ThS. VÕ CÔNG THÀNH ThS. NGUYỄN VĂN THƯỜNG NĂM 2001 5
  6. Trang phụ bìa (cách trình bày như trang bìa, giấy trắng) Trang 1 (đánh số trang theo i): -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- LỜI BẢN QUYỀN (size 15) Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa đ ược ai công b ố trong b ất kỳ luận văn nào trước đây. Người hướng dẫn Tác giả luận văn Ký tên ký tên PGS.TS. Cao Ngọc Điệp Huỳnh Thị Cẩm Tú Ghi trọn trong 1 trang ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trang 2 (đánh số trang theo ii): ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trang ký tên hội đồng (không ghi chữ Trang ký tên hội đồng) ví dụ: Luận văn đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Phân lập vi khuẩn khử đạm Pseudomonas stutzeri trong ao nuôi tôm sú tại Bạc Liêu” do Huỳnh Thị Cẩm Tú thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. Thư ký Ủy viên (ký tên) (ký tên) TS. Ngô Thị Phương Dung TS. Nguyễn Văn Thành Phản biện 1 Phản biện 2 (ký tên) (ký tên) TS. Lưu Hồng Mẫn TS. Trần Ngọc Nguyên Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2009. Chủ tịch hội đồng (ký tên) TS. Trần Nhân Dũng Ghi phân bố đều trọn trong 1 trang ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6
  7. Trang 3 (đánh số trang theo iii): LỜI CẢM TẠ (size 15, in hoa, đậm) Trang 4 (đánh số trang theo iv) TÓM LƯỢC (size 15, in hoa, đậm) Trang 5 (đánh số trang theo v) ABSTRACT (size 15, in hoa, đậm) Trang 6 (đánh số trang theo vi) MỤC LỤC (size 15, in hoa, đậm) Trang Lời bản quyền..............................................................................................................i DANH SÁCH BẢNG (size 13, in hoa, đậm) Trang Bảng 1. Đặc tính nông học của các cây họ Đậu..........................................................12 Bảng 2. Năng suất và các thành phần năng suất của 8 giống đậu xanh......................25 ... DANH SÁCH HÌNH (size 13, in hoa, đậm) Trang Hình 1. Ảnh hưởng của 3 mức độ phân trên chiều cao cây........................................22 Hình 2. Các dạng trái 1, 2, và 3 hạt ở đậu nành..........................................................32 .... TỪ VIẾT TẮT (size 13, in hoa, đậm) AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism ASINC Agricultural Science Institute of North-Central Vietnam IRRI International Rice Research Institute 7
  8. Ví dụ mục lục: MỤC LỤC Trang LỜI BẢN QUYỀN................................................................................................................. i CẢM TẠ................................................................................................................................. ii TÓM LƯỢC........................................................................................................................ iii ABSTRACT........................................................................................................................... iv MỤC LỤC.............................................................................................................................. v DANH SÁCH BẢNG......................................................................................................... viii DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................................. x TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................... ix CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU.................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................................... 2 CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................3 2.1. Chu trình nitrogen.......................................................................................................... 3 2.2. Độc tính của chất hữu cơ............................................................................................ 5 2.2.1. Độc tính của ammoniac....................................................................................... 5 ......... 2.3. Giới thiệu về vi khuẩn Pseudomonas stutzeri...........................................................6 CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................21 3.1. Phương tiện nghiên cứu............................................................................................ 21 3.1.1. Dụng cụ, thiết bị...............................................................................................21 3.1.2. Nguyên vật liệu.................................................................................................22 3.1.3. Hóa chất.............................................................................................................. 22 8
  9. 3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25 3.2.1. Thu mẩu.............................................................................................................. 25 ........... CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................42 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẩu nước và mẩu bùn ao nuôi tôm................42 4.1.1. Kết quả phân lập các dòng vi khuẩn .............................................................42 ............. CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................79 5.1. Kết luận........................................................................................................................ 79 5.2. Đề nghị.......................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 80 PHỤ CHƯƠNG LÝ LỊCH KHOA HỌC --------------------------------------------------------------------------------------------------- TÓM LƯỢC ABSTRACT Nội dung phần Tóm Lược và Abstract được trình bày: chữ thường không hoa, font size 13, nghiêng, định đều hai lề. Ví dụ: Tóm Lược Sáu thí nghiệm được thực hiện trong phòng và ngòai đồng để khảo sát.. Từ khóa: ít nhất 5 từ (size 12) theo thứ tự a, b, c. Abstract (Ghi tựa bằng tiếng Anh) Six experiments were conducted.. Key word: At least 5 words (size 12) alphabetise Từ đây, luận văn sẽ được đánh số trang theo số 1, 2.., 10, 20.. ở ngay phần gi ữa và cu ối trang: Bố cục của mỗi Luận văn được trình bày gồm có các phần sau: CHƯƠNG I GIỚI THIỆU (không ghi là đặt vấn đề hoặc dẫn nhập) CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG IV KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 9
  10. Cụ thể trình bày như sau: CHƯƠNG I (size 13) GIỚI THIỆU (size 15) (phần này bao hàm luôn mục tiêu nghiên cứu) CHƯƠNG II (size 13) LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (size 15) 2.1. Chu trình nitrogen ------- 2.2. Độc tính của chất hữu cơ 2.2.1. Độc tính của ammoniac CHƯƠNG III (size 13) PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (size 15) 3.1. Phương tiện nghiên cứu............................................................................................ 21 3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25 3.2.1. Thu mẩu.............................................................................................................. 25 CHƯƠNG IV (size 13) KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (size 15) CHƯƠNG V (size 13) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (size 15) Cách trình bày tài liệu tham khảo: TÀI LIỆU THAM KHẢO (size 14, in hoa, đậm) với cách trình bày sau: - Không đánh số thứ tự tài liệu tham khảo. - Xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt trước rồi sau đó đến tài liệu tham khảo tiếng Anh, tài liệu tham khảo tiếng Pháp v..v… - Tác giả tên Việt Nam: xếp thứ tự A, B, C theo họ, không được đảo ngược tên lên trước họ: Nguyễn Hữu Đống. Ví dụ: N rồi mới đến P đến T: Nguyễn Hữu Đống..... Phạm Hoàng Hộ Phạm Thành Hổ..... Trần Đình Toại...... - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự A, B, C theo họ. - Tài liệu tham khảo không có tên tác giả: xếp thứ tự A, B, C theo từ đầu của tên cơ quan phát hành: Ví dụ: Đại học Y Dược Huế xếp vào vần Đ. 10
  11. Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trong tạp chí, bài đăng trong một quyển sách: - Tên tác giả hoặc cơ quan phát hành. - Năm xuất bản đặt giữa 2 dấu chấm. - Tên bài báo, [Tên bài báo không in nghiêng] - Tên tạp chí hoặc tên sách, [in nghiêng] - Nhà xuất bản. - Số tái bản, – Nơi xuất bản. - Tập. - Số. - Các số trang. Ví dụ: Tiếng Việt Tạp chí: Bùi Chí Bửu. 2006. Giống lúa cao sản trong tình hình rầy nâu bộc phát ở ĐBSCL. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 16-17. Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Huỳnh Xuân Phong, Nguyễn Phương Linh và Ngô Thị Phương Dung. 2006. Tuyển chọn nấm mốc có hoạt tính đường hóa cao từ men rượu Xuân Thạnh. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 6: 162-171. Sách: Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2004. Di truyền phân tử. Nxb. Nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 157-185. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng. 1997. Giáo trình Cây lương thực. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, tr. 7-15. Tiếng Anh Tạp chí: Dung, N.T.P., F.M. Rombouts and M.J.R. Nout. 2007. Characteristics of some traditional starch - based rice wine fermentation starter (Men). LWT/Food Science and Technology 40: 130-135. Sách: 11
  12. Nout, M.J.R. and K.E. Aidoo. 2002. Asian fungal fermented food. In The Mycota, Vol.X “Industrial applications”, ed. H.D. Osiewacz, Berlin-Heidelberg-New York: Springer-Verlag, pp.23-47. -Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo: - Tên tác giả hoặc cơ quan phát hành. - Năm xuất bản. - Tên sách, luận án, báo cáo, [in nghiêng] - Nhà xuất bản. - Nơi xuất bản. - Trang (TLTK tiếng Việt viết tắt tr.20 – 30. Hoặc TLTK tiếng Anh viết tắt pp.20 – 30) Chú ý: Nếu tài liệu dài hơn 1 dòng thì trình bày dòng thứ hai lùi vào trong 1cm so với dòng thứ nhất (Hanging 1 cm). Ví dụ: Nguyễn Hữu Đống và Đào Thanh Bằng. 1997. Đột biến – cơ sở lý luận và ứng dụng , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.45 – 60. Nguyễn Thị Thanh Nguyệt. 2006. Nghiên cứu đa dạng sinh học các giống quýt (Citrus reticulata Blanco) ở Việt Nam dựa trên trình tự các đoạn mồi ITS (Internal transcribed spacer). Luận văn tốt nghiệp đại học Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, tr. 25-30. Institute of Economics. 1998. Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households in Vietnam, Department of Economics, Economic Research Report, Hanoi, pp.345 – 350. Trang web. Ghi ngày truy cập http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Pages1&go=page&pid=48 (ngày 02/4/2010) 12
  13. Ví dụ bảng, hình: Canh trái Bảng 2. Số trái và tỉ số của dạng trái một hạt/hai và ba hạt ở các nhóm giống đậu nành. Nhóm giống Tổng Số Trái 1 hạt + Số Trái 3 hạt Khoảng biến thiên trái 2 hạt tỉ số (A/B) (B) (A) Trung Quốc 25 ± 12.2 8± 33 2:1 ~ 11:1 8.7 Nhật Bản 22 ± 14.7 5± 27 3:1 ~ 20:1 6.9 Hàn Quốc 20 ± 10.4 4± 24 4:1 ~ 22:1 3.5 Việt Nam 32 ± 16.9 6± 38 2:1 ~ 13:1 7.9 Hàn Quốc Việt Nam Trung Quốc Nhật bản 13
  14. Hình 2. Phân tích dạng trái 1 hạt của 4 nhóm giống đậu nành dựa trên đường viền Fourier Ecliptic Canh giữa phần PHỤ CHƯƠNG (size 13, in đậm) Tất cả những số liệu thí nghiệm được phân tích PHƯƠNG SAI (ANOVA), đ ộ khác biệt ý nghĩa nhỏ nhất ( LSD hay DUNCAN )...... bằng các chương trình phần m ềm trên máy tính được in ra và đưa vào phần PHỤ CHƯƠNG để có thể cho độc giả tham khảo. (Trình bày theo từng phần riêng biệt và được phân ra từng phần I: S Ố LIỆU THÍ NGHIỆM, phần II: PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, phần III: HỆ SỐ TƯƠNG QUAN......) Phụ chương sau cùng là lý lịch khoa học: Lý lich trich ngang và đia chi ̉ liên hê ̣ cua tac ̣ ́ ̣ ̉́ gia. Ví dụ: ̉ LÝ LỊCH KHOA HỌC 14
  15. I. LÝ LỊCH TRÍCH NGANG Họ và tên: Huỳnh Thị Cẩm Tú Ngày, tháng, năm sinh: 09/10/1983 Nơi sinh: Thị xã Bạc Liêu, Bạc Liêu Chỗ ở hiện nay: 170A/5 - Hùng Vương - K5 - P1- Thị xã Bạc Liêu - Bạc Liêu. Điện thoại di động: 0975. 114148 Điện thoại nhà riêng: 0781. 3952480 II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Đại học Hệ đào tạo: Chính quy Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh Vật Nơi đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ 2. Trình độ ngoại ngữ Chứng chỉ C Anh văn ====================================================== CÁCH TRÌNH BÀY MỘT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ 15
  16. Bố cục của 1 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ gồm có các phần sau: CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG IV. KẾT QỦA DỰ KIẾN Không ghi phần dự trù kinh phí. Sau cùng có chữ ký của học viên, cán bộ hướng dẫn và chủ tịch hội đồng. Cách trình bày hình thức và nội dung tương tự như luận văn nhưng khác các phần sau: ghi là ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ thay vì LUẬN VĂN THẠC SĨ... - Không có “trang ký tên hội đồng“ ở phần đầu nhưng có phần ký tên của giáo viên hướng dẫn và chủ tịch hội đồng ở trang cuối (xem ví dụ). - Không có phần lời cảm tạ, bản quyền. - Không có phần “Tóm lược“ và “Abstract“, cũng như không có Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. - Có CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN thay vì KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. Ví dụ phần ký tên của đề cương: Cần Thơ, ngày 05 tháng 06 năm 2008 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN THỰC HIỆN (Ký tên) (Ký tên) TS. TRẦN NHÂN DŨNG LÝ THANH TÙNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT (Ký tên) PGS. TS. NGUYỄN VĂN BÁ ================================================================== 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản