intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUI LUẬT NHU CẦU

Chia sẻ: Nguyễn Thị T | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có các cảm xúc tốt, con người sẽ tự tạo ra cho mình những nhu cầu mới dựa trên nhận thức và kinh nghiệm sống, với tiêu chí có thêm các cảm xúc tốt và giảm bớt các cảm xúc xấu. Nhu cầu sẽ biến mất một khi cảm xúc cần thiết đã được đáp ứng. Do não bộ của con người đã phát triển ở mức rất cao nên các cảm xúc mà chúng ta có được vô cùng đa dạng. Sự tác động rất mạnh của cảm xúc tạo ra vô số các nhu cầu khác nhau cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUI LUẬT NHU CẦU

  1. Bản chất của những cảm xúc [P6] QUI LUẬT NHU CẦU Để có các cảm xúc tốt, con người sẽ tự tạo ra cho mình những nhu cầu mới dựa trên nhận thức và kinh nghiệm sống, với tiêu chí có thêm các cảm xúc tốt và giảm bớt các cảm xúc xấu. Nhu cầu sẽ biến mất một khi cảm xúc cần thiết đã được đáp ứng. Do não bộ của con người đã phát triển ở mức rất cao nên các cảm xúc mà chúng ta có được vô cùng đa dạng. Sự tác động rất mạnh của cảm xúc tạo ra vô số các nhu cầu khác nhau cho mỗi cá nhân. Đ iều kiện sống của con người ngày nay đã được xã hội bảo đảm ở mức cao nên bản năng số 1 «duy trì nòi giống», qua hàng chục ngàn năm tiến hóa, đã bị bản năng số 2 - là «duy trì sự tồn tại của bản thân» - che lấp phần lớn.
  2. N hững đặc thù của xã hội hiện đại, tính ích kỷ và phong cách sống thực dụng của cá nhân đã có đ iều kiện để bản năng số 2 phát triển tới mức tối đa, đặc biệt là trong các xã hội m à nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, khi mà các cá nhân thoả mãn được hầu hết các nhu cầu của mình. D ựa trên việc phân loại, các nhu cầu cơ bản của con người hiện đại sẽ được gom vào hai dạng sau: 1- N hu cầu căn bản để có được các cảm xúc trung tính : Đ ây là nhu cầu cần phải có các điều kiện vật chất tối thiểu để con người có thể duy trì sự tồn tại của nòi giống - tức con cái mình – ho ặc sự sống còn của bản thân. Đây chính các nhu cầu tương đương các nấc nhu cầu số 1 và số 2 của tháp nhu cầu Maslow. 2- N hu cầu có các cảm xúc tốt để thỏa mãn đời sống tinh thần : Là tất cả các loại nhu cầu khác mà cá nhân có thể nghĩ ra nhằm đáp ứng cho việc tạo ra các cảm xúc tốt - Bao gồm các nấc 3, 4, 5 của tháp Maslow và các loại nhu cầu khác. Tuy được phân thành nhóm như vậy, nhưng không có nghĩa là các cá nhân bắt buộc phải thoả mãn được các nhu cầu ở nấc cơ bản rồi thì m ới có các nhu cầu ở nấc cao hơn.
  3. Do cơ chế tập trung chú ý của não bộ con người chỉ có thể suy nghĩ về 1 vấn đề mỗi lần. Muốn tập trung sự chú ý vào vấn đề mới thì chúng ta phải gạt bỏ vấn đề ta đang quan tâm sang một bên. Tại một thời điểm cụ thể, tùy theo mức độ phức tạp của hoàn cảnh mà chúng ta sẽ quyết định tập trung sự chú ý vào vấn đề nào ta nghĩ là quan trọng nhất, cần ưu tiên giải quyct trước nhất. Do vậy, các nhu cầu sẽ xuất hiện trong tâm trí của chúng ta bị phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cảm xúc mà chúng ta đã có từ vấn đề đó. Ta có thể phân nhóm nhu cầu theo một cách khác dựa trên 2 yếu tố : mức độ quan trọng và thời gian có thểđáp ứng, các nhu cầu sẽ được phân thành 3 nhóm chính: nhóm 1 – Các nhu cầu lý tính - ngắn hạn, tướng ứng với các nhu cầu cơ
  4. bản gắn liền với sự sống còn của các cá nhân, ta có thể gọi là những nhu cầu ‘cơm no - áo ấm’ nhóm 2 – Các nhu cầu cảm tính - trung hạn, tương ứng với các nhu cầu về cảm xúc của cá nhân, tức các nhu cầu giúp cá nhân có cảm xúc tốt, tức những nhu cầu được ‘ăn ngon – mặc đẹp’. nhóm 3 – Các nhu cầu tinh thần - dài hạn, tương ứng với các nhu cầu về tinh thần của cá nhân, tức các nhu cầu giúp cá nhân thỏa mãn được mục đích sống, lý tưởng sống để cá nhân có thể được thỏa mãn ‘ăn đ ời - ở kiếp’. Trong cùng một thời điểm chúng ta sẽ có thể có nhiều loại nhu cầu khác nhau Chúng ta có thể có nhu cầu ngắn hạn như phải ăn hoặc uống, cùng lúc với các nhu cầu trung hạn như phải thực hiện các công việc được giao, bên cạnh đó chúng ta có nhu cầu d ài hạn như phải nỗ lực để được thăng tiến, để trở thành tỷ phú, để mọi người phải kính trọng, để người m ình yêu được hạnh phúc, ho ặc để kẻ khác phải kính nể và phục vụ mình, … V iệc lựa chọn hành động để thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào sẽ tùy thuộc vào quyết định của chúng ta dựa trên trình độ, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết và kiểm soát của lý trí đối với các ham muốn theo bản năng dưới những tác động của ngoại cảnh. Trong từng thời điểm nhất định, ta sẽ lựa chọn cách hành động giúp đáp ứng nhu cầu mà ta cho là quan trọng nhất theo 2 tiêu chí: hoặc giúp ta thỏa mãn ở mức độ cao nhất, ví dụ ta sẽ đi ăn trưa một mình ở một tiệm ăn ưa thích - ho ặc có thể sẽ là giải pháp tối ưu giúp ta đáp ứng được nhiều nhu cầu nhất. Ví
  5. dụ ta sẽ quyết định mời một quan chức cùng đi ăn trưa – ta sẽ mời đối tác làm ăn cùng đi để cho họ thấy đ ược uy tín của ta với chính quyền – ta sẽ chọn ăn trưa tại 1 nhà hàng mà ông chủ có một cô con gái rất xinh là ta thầm yêu trộm nhớ để cho họ thấy ta là người quan trọng. V iệc lựa chọn tiêu chí để thỏa m ãn các nhu cầu là một tiền đề quan trọng cho sự thành công của các cá nhân trong công việc cũng như trong cuộc sống. N gười thành công thường sẽ là người biết ý thức chọn những giải pháp kết hợp giải quyết nhiều nhu cầu nhất có thể trong một lần nỗ lực đáp ứng một nhu cầu ngắn hạn. Ngược lại, người lấy tiêu chí là sự thỏa mãn cao nhất thường sẽ chọn những giải pháp nhẹ nhàng, đơn giản và dễ dàng, ít nỗ lực nhất, mà hiệu quả thường là thấp nhất. N ên ý thức rằng các nhu cầu về vật chất là các nhu cầu ngắn hạn, do vậy mức độ thỏa mãn cũng rất hạn chế. N gười ít hiểu biết sẽ thường ham muốn thỏa mãn các nhu cầu về vật chất thường, sẽ phải luôn xoay sở để thoả mãn các nhu cầu ngắn hạn mới nôi tiếp nhau xuất hiện. Mức độ thoả mãn cao nhất chính là việc lựa chọn và đáp ứng được các nhu cầu về tinh thần – tức các nhu cầu dài hạn. Tuy nhiên, để đáp ứng đ ược các nhu cầu về tinh thần, các cá nhân sẽ phải nỗ lực nhiều thời gian và công sức, và đặc biệt là sẽ phải hy sinh các cảm xúc ngắn hạn. go to top N GUYÊN TẮC HY SINH CẢM XÚC
  6. Do cùng một lúc sẽ tồn tại 3 loại nhu cầu khác, mức độ thỏa mãn mà ta có được từ việc đáp ứng các loại nhu cầu cũng khác nhau. Việc đáp ứng các nhu cầu lý tính ngắn hạn sẽ cho ta các cảm xúc tốt ở mức độ thấp và nhất thời. N gược lại, sự đáp ứng các nhu cầu tinh thần dài hạn sẽ cho ta các cảm xúc tốt ở mức cao nhất và trong thời gian lâu dài (trong nhiều năm). Từ việc nhận biết về sự khác biệt này, các cá nhân sẽ ý thức sẵn sàng hy sinh những cảm xúc tốt hoặc chịu đựng các cảm xúc xấu trong ngắn hạn để tập trung và nỗ lực đạt được các giá trị giúp tạo ra các cảm xúc trung hạn hoặc dài hạn. N guyên tắc Hy Sinh Cảm Xúc được phát biểu như sau: Con người luôn chấp nhận chịu đựng cảm xúc xấu hoặc hy sinh những quyền lợi vật chất trước mắt để xây dựng và bảo vệ các nguồn tạo cảm xúc
  7. tốt dài hạn cho bản thân. Bạn có thể thấy điều này trong những trường hợp như: sẵn sàng nhịn đói để nhường cơm cho con cái, sẵn sàng hy sinh quyền lợi vì người mình yêu, sẵn sàng chịu cực khổ và tốn kém để có được một chút tình yêu từ người mình si mê, để có thêm tiền, thêm quyền, … Dựa trên nguyên tắc này, các tổ chức như gia đình, tôn giáo, tổ chức kinh tế, xã hội và các đảng phái đ ã đặt ra những tầm nhìn, sứ mệnh, những kinh kệ, những lý tưởng để đáp ứng và thỏa mãn cho nhu cầu tinh thần của các thành viên, b ởi vì trên thực tế, khó có thể thỏa mãn các nhu cầu vật chất ngày càng tăng của các cá nhân. Mức độ trung thành và cống hiến của một thành viên sẽ lệ thuộc rất nhiều vào niềm tin của thành viên đó đối với những mục đích và lý tưởng mà tổ chức đặt ra. Vì vậy, yêu cầu hàng đầu của các tổ chức là luôn đòi hỏi, bắt buộc các thành viên là phải có lòng tin tuyệt đối vào các niềm tin vào các tư tưởng nền tảng của tổ chức. Trong các tổ chức và trong gia đ ình, nếu có tồn tại các giá trị tinh thần mạnh mẽ thì các cá nhân sẽ dễ d àng có được sự thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần để có được cảm xúc tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0