intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Qui trình lấy mẫu

Chia sẻ: Le Chi Tien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn sản xuất, khu vực, vị trí sản xuất phải có mẫu phục vụ cho công tác phân tích công nghệ, phân tích thành phần để giúp cho công tác điều chỉnh sản xuất. Vậy làm cách nào để lấy mẫu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Qui trình lấy mẫu". Với các bạn đang học và nghiên cứu chuyên ngành Hóa học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Qui trình lấy mẫu

  1. QUY TRÌNH LẤY MẪU I/Mục đích:  Trong quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn sản xuất, khu vực, vị  trí sản xuất  phải có mẫu phục vụ  cho công tác phân tích công nghệ, phân tích thành phần để  giúp cho công tác điều chỉnh sản xuất.  1. Lấy mẫu quặng nguyên khai để  phân tích xác định các thông số  sau đây:  Hàm lượng chất có ích có trong mẫu, hàm  ẩm, các loại tạp chất, độ  cứng  của quặng từ đó có cơ  sở  đánh giá tính ổn định hàm lượng quặng, xác định  thuỷ  phần, tạp chất chung của quặng khai thác tại mỏ  và nhập về  kho nhà   máy. Trên cơ  sở  đó có biện pháp để  điều chỉnh phối trộn các loại quặng  nhằm nâng cao hiệu quả của các khâu khai thác, nghiền tuyển. 2. Lấy mẫu phân tích công nghệ  để  xác định các thông số  sau: Nồng độ  bùn,   kích thước hạt sau nghiền cấp cho tuyển từ, hàm lượng sắt cấp cho tuyển  từ, tuyển trọng lực, hàm lượng sắt trong đuôi thải và tinh quặng sản phẩm.   Từ  đó có phương án điều chỉnh sản xuất trong ngày và là cơ  sở  đánh giá  hiệu quả của công tác nghiền tuyển ( lập bảng cân bằng hàng hóa, cân bằng   kim loại). 3. Lấy mẫu quặng thành phẩm để  xác định các thông số  sau: Hàm lượng sắt,  hàm lượng Silic, độ   ẩm, hàm lượng một số  tạp chất   không mong muốn  khác( phốt pho, lưu huỳnh v.v.). Từ   đó có cơ  sở  cho bộ  phận bán hàng  (phòng kinh doanh), lãnh đạo đơn  vị và các bộ phận liên quan có biện pháp  điều chỉnh trong sản xuất, trong bảo quản tại kho, thương lượng v ới khách  hàng trong quá trình cung ứng sản phẩm  II/Yêu cầu chung:  Trong một ca sản xuất, tại các công đoạn sau đây phải có một mẫu phục vụ  cho   công tác phân tích công nghệ, điều chỉnh sản xuất:  1. Đầu ra của phân cấp xoắn, Sản phẩm của tuyển từ yếu, trước khi lên tuyển   từ  bậc cao, sản phẩm của tuyển từ  bậc cao, mẫu  đuôi thải và mẫu tinh   quặng sản phẩm.  2. Đối với quặng nguyên khai nhập kho thì ngày nào nhập phải có mẫu nhập  ngày đó cho từng khu vực cụ thể.
  2. 3. Đối với quặng nguyên khai tại mỏ thì từng giai đoạn của quá trình khai thác  (bóc đất mở vỉa, thay đổi hướng tuyến, độ sâu khai thác, chiều dài dọc thân  quặng v.v.) phải có mẫu phân tích thành phần hóa 4. Đối với quặng thành phẩm thì tùy theo yêu cầu của từng khách  hàng, từng   lô hàng xuất bán mà lấy mẫu nhưng ít nhất trong một ngày xuất hàng phải   có một mẫu đối với từng loại hàng, từng kho hàng khác nhau.  5. Đối với quặng nguyên khai do hạt vật liệu có kích thước không đồng đều  nên   khi   lấy   mẫu   đơn   yêu   cầu   số   lượng   phải   tương   đối   lớn   (khoảng  0,5÷1Kg).  6. Đối với tinh quặng, quặng bột có kích thước hạt nhỏ, mịn và đồng đều cao,   vật liệu tương đối sạch nên cho phép lấy mẫu đơn với khối lượng nhỏ  (≤  0,2Kg). Người được phân công lấy mẫu phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, có  hiểu biết về công việc được phân công, có kỹ năng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu   của công tác này.  III/ Quy trình lấy mẫu quặng nguyên khai: 1. Tại những thời điểm bất kỳ trong ngày khi nhập hàng về phải lấy ít nhất 06   mẫu đơn gộp lại làm một mẫu chung trong ngày.  2. Khi lấy mẫu đơn ta chọn bất kỳ một xe vừa đổ  hàng vào kho dùng dụng cụ  lấy mẫu (xẻng xúc, bay) xúc lấy mẫu tại các khoảng đầu, cuối , giữa đống  quặng tính dọc theo hướng đổ của xe.  3. Tại mỗi vị  trí trên xúc lấy mẫu tại các điểm trên ngọn, chân đống và giữa   đống. Số điểm lấy mẫu càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Đem các mẫu   này trộn đều theo phương pháp chia tư lấy 1/2 làm một mẫu đơn.  4. Hết ngày trộn đều 06 mẫu đơn lại rồi theo phương pháp chia tư lấy 1/2 mẫu  để làm làm mẫu cơ sở. Sau khi có mẫu cơ sở  ta chia mẫu làm 3 phần, một   phần lưu kho, một phần lưu bộ phận nhập hàng, một phần đưa đi phân tích  IV/ Qui trình lấy mẫu công nghệ 1. Tại các công đoạn cần lấy mẫu theo yêu cầu trên, khi máy chạy ổn định thì  cứ cách 02h ta lấy mẫu một lần. Hết ca sản xuất ta đem gộp tất cả các mẫu   đơn lấy được của từng công đoạn trộn đều lại làm một mẫu cơ sở. Sau khi  có mẫu cơ  sở    ta chia mẫu làm 2 phần, một phần lưu phân xưởng tuyển,  một phần đưa đi phân tích. 
  3. 2.  Phương pháp lấy:  Dùng ca hoặc xô nhựa hứng ngang dòng chảy trên đường  ra của từng công đoạn cho đến khi đầy dụng cụ lấy mẫu. Để  lắng khoảng   15 đến 30 phút gạn hết nước trong đi ta được một mẫu đơn.  3. Để đảm bảo tính chính xác thì khi trộn các mẫu đơn ta phải vét hết mẫu lấy  được trong dụng cụ lấy mẫu vào xô chứa chung. Sau khi trộn đều các mẫu  đơn ta dùng phương pháp chia tư  để  lấy 1/2 số  lượng mẫu làm mẫu phân  tích.  4. Trường hợp có điều chỉnh thay đổi về công nghệ thì sau mỗi lần có thay đổi  phải lấy mẫu ngay để xác định các thông số và biện pháp điều chỉnh có hiệu   quả nhất. V/ Qui trình lấy mẫu bán hàng 1. Đối với quặng sản phẩm khi lấy mẫu bán hàngi (mẫu phân tích khi xuất   kho) thì dùng xẻng xúc hoặc  ống xông lấy mẫu tại đống quặng hoặc trên   phương tiện vận chuyển.  2.  Phương pháp lấy mẫu tại đống :  Đi xung quanh đống quặng cứ mỗi khoảng   2m một ta lấy mẫu dọc theo sườn đống quặng tại các điểm đỉnh đống, chân   đống và giữa đống trộn đều ta được mẫu cơ sở. Khi lấy mẫu phải xúc hoặc   cắm ống vuông góc với bề mặt thoáng của đống sản phẩm. Đối với quặng  nghiền thô mẫu lấy tại các điểm này phải sâu ít nhất 20cm tính từ  bề  mặt   thoáng. Đối với quặng tinh mẫu lấy phải hết toàn bộ  chiều dài  ống lấy   mẫu. 3.  Phương pháp lấy mẫu trên phương tiện vận tải : Trên bề mặt thùng toa xe ta   kẻ hai đường chéo chia thùng làm 4 phần rồi tiến hành xúc lấy mẫu tại các  vị trí trung tâm của các phần đã chia và giao điểm của đường chéo. Khi lấy  mẫu phải xúc hoặc cắm  ống vuông góc với bề  mặt thoáng của thùng xe.   Nếu là quặng thô thì mẫu phải được lấy sâu 20 – 30 cm so với bề mặt. Nếu   quặng tinh thì phải lấy hết chiều dài ống lấy mẫu. 4. Ngày nào xuất lấy mẫu ngày đó và phải phân tích ngay, nếu chưa có điều   kiện phân tích ngay thì phải bảo quản cẩn thận đảm bảo kín không bị  bay  hơi nước. Đối với lấy mẫu trên toa xe thì có thể 2­3 xe ta lấy mẫu một lần   hoặc lấy tất cả các xe tùy theo yêu cầu cụ thể của lô hàng hoặc khách hàng  5. Khi lấy mẫu bán hàng phải có mặt các bên liên quan bao gồm thủ  kho, đại   diện phòng kỹ  thuật công ty, đại diện phân xưởng và khách hàng. Sau khi   lấy được mẫu cơ  sở  ta đem mẫu đó chia đều mỗi bên liên quan giữ  một  mẫu và cùng ký tên vào phiếu lấy mẫu, tem niêm phong mẫu. 
  4. Yêu cầu phân tích trong thời gian  từ tháng 03 năm 2014 Thực hiện hàng ngày theo bảng sau Tên  Chỉ tiêu phân tích STT mẫu_khu  % Fe % SiO2 % Ẩm (w) vực lấy mẫu I Mẫu xưởng tuyển:  01 Quặng nguyên khai x x 02 Sản phẩm của tuyển từ yếu 2 x x 03 Đuôi thải của tuyển từ yếu 1 x 04 Đuôi thải của tuyển từ yếu 2 x 05 Đầu vào máy tuyển từ cao x x 06 Sản phẩm máy tuyển từ cao 1 x 07 Sản phẩm máy tuyển từ cao 2 x 08 Đuôi thải máy tuyển từ cao 1 x 09 Đuôi thải máy tuyển từ cao 2 x 10 Đuôi thải chung x 11 Sản phẩm chung x x II Mẫu xưởng khai thác 12 Quặng A x 13 Quặng B x 14 Quặng thăm dò ­ khảo sát tuyến x x
  5. 15 Quặng khoan thăm dò x x III Mẫu bán hàng 16 Tinh quặng tuyển x x x 17 Quặng A 10mm ÷ 40mm x x 18 Quặng A ≤ 10mm x x x Lưu ý:  1. Đối với mẫu xưởng tuyển khi không có thay đổi điều chỉnh công nghệ thì  chỉ cần lấy mẫu 01; mẫu 06; mẫu 10; mẫu 11. Đối với mẫu 6 và 7 sau khi  làm thành phần Fe thì trộn chung để làm SiO2 2. Hàng ngày máy chạy ổn định đều phải lấy mẫu làm tỷ lệ R/L; độ hạt vào  các thời điểm 8h; 14h; 20h
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2