QUY HOẠCH TỔNG THỂ THUỶ LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG<br />
<br />
Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam<br />
Chủ nhiệm: Nguyễn Ngọc Anh<br />
Thời gian thực hiện: 18 tháng (9/2009-3/2011)<br />
<br />
<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh thổ Việt Nam và nằm trong lưu vực<br />
sông Mekong. Sông Mekong dài 4.200 km, chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Myanmar,<br />
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có diện tích lưu vực 795.000 km2, trong đó<br />
vùng Châu thổ 49.367 km2. ĐBSCL là phần cuối cùng của Châu thổ sông Mekong, bao<br />
gồm 13 tỉnh/thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu<br />
Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và T.P Cần Thơ,<br />
với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích toàn Châu thổ và<br />
bằng 5% diện tích toàn lưu vực sông Mekong.<br />
ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Với tiềm<br />
năng nông nghiệp to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL luôn đóng góp trên 50% tổng<br />
sản lượng lương thực, quyết định thực hiện thành công chiến lược an ninh lương thực<br />
Quốc gia và chiếm chủ đạo trong xuất khẩu gạo (hơn 90%), từ 2005 đến nay mỗi năm<br />
trung bình 4,5-6,0 triệu tấn. Đồng thời, ĐBSCL cũng cung cấp khoảng 70% lượng trái<br />
cây, trên 40% sản lượng thuỷ sản đánh bắt và trên 74,6% sản lượng thuỷ sản nuôi<br />
trồng của cả nước.<br />
Nổi bật lên nhất trong kết quả tăng trưởng của vùng phải kể đến sản lượng lúa<br />
từ 2005 đến nay luôn đạt trên 18,0 triệu tấn. Trong 20 năm trở lại đây, cứ trung bình 5<br />
năm ĐBSCL lại tăng thêm khoảng 2,5 triệu tấn hay trung bình mỗi năm tăng thêm 500<br />
ngàn tấn. Năm 2010 ước đạt trên 21 triệu tấn. Tổng sản lượng hải sản năm 2008 đạt<br />
trên 2 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 1,42 triệu tấn, đặc biệt sản<br />
lượng cá da trơn tăng nhanh trong mấy năm vừa qua.<br />
Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng năm 2008 đạt 4,176 tỷ USD, trong đó thủy sản<br />
chiếm 65% sản lượng và 90% sản lượng xuất khẩu cả nước. Giá trị công nghiệp năm<br />
2007 trên địa bàn đạt trên 85.820 tỷ đồng.<br />
Công, nông nghiệp, xuất khẩu phát triển đã đưa cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo<br />
hướng tích cực, giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, với tỷ lệ năm 2008 với<br />
nông-lâm-ngư nghiệp là 45,9%; công nghiệp-xây dựng 21,3%; thương mại-dịch vụ<br />
32,8%. Đặc biệt khi nhìn lại kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm<br />
gần đây, vùng ĐBSCL được đánh giá khá lạc quan.<br />
Tầm quan trọng của ĐBSCL đối với cả nước được thể hiện ở ảnh hưởng to lớn của<br />
vùng trong cán cân phát triển chung, trong đó, sản lượng lương thực không chỉ luôn<br />
chiếm hơn 50% sản lượng toàn quốc, mà còn nhờ vào sự ổn định nên có tỷ trọng an<br />
ninh lương thực cao hơn hẳn so với 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền<br />
Trung.<br />
Tuy nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, thừa hưởng nhiều thuận lợi từ vị trí địa lý,<br />
nguồn nước phong phú và được điều tiết tự nhiên bởi Biển Hồ, bờ biển và vùng biển<br />
rộng lớn với nhiều tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được phù sa bồi đắp<br />
hàng năm, thủy sản dồi dào với nhiều giống loài..., song ĐBSCL cũng phải luôn đối<br />
1<br />
mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện tự nhiên, với những tác động<br />
không nhỏ và khôn lường từ các hoạt động ở thượng lưu, và hơn cả là với các mâu<br />
thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ngay chính đồng bằng này.<br />
Trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL, những hạn chế về điều kiện tự<br />
nhiên là rào cản không nhỏ, nếu không muốn nói là cực kỳ to lớn, đặc biệt đối với sản<br />
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Những hạn chế chính của điều kiện tự<br />
nhiên là (a) ảnh hưởng của lũ trên diện tích 1,9 triệu ha ở vùng đầu nguồn; (b) mặn<br />
xâm nhập trên diện tích khoảng 1,2-1,6 triệu ha ở vùng ven biển, ứng với độ mặn 4g/l;<br />
(c) đất phèn và sự lan truyền nước chua trên diện tích khoảng 1,2 triệu ha ở những<br />
vùng thấp trũng; (d) thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trên diện tích khoảng<br />
2,1 triệu ha ở những vùng xa sông, gần biển; và (e) xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra<br />
nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng, cộng với nạn cháy rừng thường xảy ra, ô nhiễm<br />
nguồn nước ngày càng nghiêm trọng…<br />
Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ĐBSCL, trong hơn 30 năm qua, nhiều công<br />
trình thủy lợi đã được đề xuất và xây dựng, đến nay diện tích ảnh hưởng mặn chỉ còn<br />
khoảng dưới 500.000 ha và diện tích ảnh hưởng chua phèn giảm đến mức tối thiểu chỉ<br />
còn dưới 100.000 ha. Đặc biệt, từ 1996, sau khi có Quyết định 99-TTg về phát triển<br />
thủy lợi kết hợp với giao thông và dân cư, phê duyệt quy hoạch kiểm soát và sử dụng<br />
nước lũ của Thủ tướng Chính phủ năm 1998, cộng với Quyết định 84/TTg về danh mục<br />
đầu tư thuỷ lợi trong giai đoạn 2005-2015, mở đầu cho hàng loạt công trình thuỷ lợi ra<br />
đời, là động lực và đòn bẩy quan trọng cho vùng ĐBSCL có cơ hội và điều kiện phát<br />
triển nhanh chóng hơn. Chính nhờ sự phát triển thủy lợi mang tính chiến lược ấy, cùng<br />
với ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và động lực phát triển khác, ĐBSCL đã đưa sản<br />
lượng lúa từ 4,5 triệu tấn năm 1976 lên 18,3 triệu tấn năm 2004, 19,2 triệu tấn năm<br />
2007 và 21,3 triệu tấn năm 2010, tạo những bước nhảy vọt mang tầm vóc lịch sử.<br />
Song, với những biến động thiên nhiên và thị trường trong những năm qua, cùng với<br />
việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất với quy mô lớn và rộng khắp từ năm 2001 đến nay, đã<br />
và đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác phát triển thủy lợi. Những vấn đề đó không<br />
chỉ là những bài toán đặt riêng ngành thủy lợi, như kiểm soát lũ, cấp nước, tiêu nước,<br />
kiểm soát mặn, phòng chống xói lở bờ... mà còn là sự phối hợp để giải bài toán đa mục<br />
tiêu với thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp, dân cư, giao thông, cấp nước sinh<br />
hoạt, công nghiệp... và đặc biệt là phục vụ phát triển thủy sản (mặn, lợ).<br />
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét<br />
và diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên 2 yếu tố dòng chảy từ thượng lưu và nước biển<br />
dâng. Nếu như tác động của BĐKH lên giá trị trung bình xảy ra từ từ, phải mất hàng<br />
chục năm, thì tác động lên các giá trị cực trị xảy ra nhanh và ngày càng khốc liệt hơn.<br />
Trong 10 năm qua, ĐBSCL đã xuất hiện 3 năm lũ lớn liên tiếp là 2000, 2001 và 2002<br />
(trong đó lũ năm 2000 được xem là lũ lịch sử); 8 năm liền có lũ dưới trung bình và nhỏ<br />
(trong đó có lũ năm 2008 và 2010 là 2 năm lũ nhỏ lịch sử); 8 năm liền dòng chảy kiệt<br />
dưới trung bình (trong đó năm 2004, 2008 và 2010 là những năm thấp hơn cả, gây hạn<br />
hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn sâu); bão lớn đổ bộ vào 2 năm 1997 (Linda) và<br />
2006 (Durian); xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi với số lần tăng hơn (trên sông<br />
Tiền các năm 2001, 2002, 2004, 2005, sông Hậu các năm 2009, 2010 và ven biển Cà<br />
Mau 2 năm gần đây); cháy rừng xảy ra vào năm 2002 ở Vườn Quốc gia U Minh<br />
Thượng; tố lốc xuất hiện ngày càng nhiều và nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.<br />
<br />
<br />
2<br />
Do vậy, để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2010-<br />
2020/2030 và tầm nhìn đến 2050, đặc biệt là ứng phó chủ động và hiệu quả với các tác<br />
động từ BĐKH, nước biển dâng và phát triển của các nước thượng lưu, trong đó có<br />
phát triển thuỷ điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Quy hoạch<br />
Thuỷ lợi miền Nam thực hiện Dự án “Quy hoạch thuỷ lợi tổng hợp Đồng bằng sông<br />
Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng”, được thực hiện trong 22<br />
tháng, từ tháng 9/2009 đến tháng 6/2011.<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong các Bộ đã sớm xây dựng<br />
chương trình thích ứng với BĐKH-nước biển dâng lên nguồn nước, ngập lụt, hạn hán,<br />
sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực và hiện đang tích cực thực hiện các quy<br />
hoạch thuỷ lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho 3 vùng ĐBSCL,<br />
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung.<br />
Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH, NBD là một dự án lớn<br />
và phức tạp, cả về quy mô phối hợp (đa ngành), trải rộng theo không gian (toàn<br />
ĐBSCL) và nhìn về tương lai (dự báo đến 2020/2030 và tầm nhìn đến 2050), trong khi<br />
các ngành khác hoặc chưa quy hoạch đến 2020, hoặc chưa quy hoạch ứng phó với<br />
BĐKH, NBD và lại phải thực hiện trong thời gian ngắn. Vì thế, trong quá trình thực<br />
hiện, Viện đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo với 13 tỉnh/thành ĐBSCL và tất cả các<br />
ngành liên quan, cũng như mời các chuyên gia trong và ngoài ngành tham dự để lấy ý<br />
kiến đóng góp cho quy hoạch này.<br />
<br />
I. PHẠM VI QUY HOẠCH<br />
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang,<br />
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên<br />
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ, với tổng diện tích tự nhiên khoảng<br />
3,96 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người.<br />
II. QUAN ĐIỂM<br />
- Xuất phát từ thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi ngày càng bất<br />
lợi của thời tiết, khí hậu, thuỷ văn; phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông<br />
nghiệp (cây trồng, vật nuôi) của nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp<br />
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá trên một<br />
đơn vị diện tích.<br />
- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thuỷ lợi trên cơ sở kế thừa, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh<br />
Quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt theo Quyết định số<br />
84/2006/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch phát<br />
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc Đồng bằng sông Cửu<br />
Long.<br />
- Điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi góp phần bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, tài<br />
nguyên đất vùng ĐBSCL; kết hợp hài hoà giải pháp công trình và phi công trình, nhất<br />
là các giải pháp về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; tận dụng hiệu quả các lợi ích<br />
do thiên nhiên mang lại (lũ mang phù sa, nguồn lợi thuỷ sản, vệ sinh đồng ruộng, sinh<br />
thái mặn và nuôi trồng thuỷ sản...); hạn chế tác hại do nước gây ra, nhất là hạn hán, lũ<br />
lụt, xâm nhập mặn, các tác hại do biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo vệ môi trường<br />
sinh thái và phát triển bền vững.<br />
<br />
3<br />
- Ưu tiên điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình nhằm khép kín, hoàn thiện các hệ<br />
thống thủy lợi lớn trong vùng đã được đề xuất trong Quyết định 84/2006/QĐ-TTg nhằm<br />
phát huy hiệu quả của các công trình; các công trình phát huy hiệu ích tổng hợp, phục vụ<br />
đa mục tiêu; các công trình, hệ thống có đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, nước<br />
biển dâng; đảm bảo các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường.<br />
- Các phương án quy hoạch phát triển thuỷ lợi tuy đã được lựa chọn nhưng vẫn là<br />
những phương án “mở” để có thể điều chỉnh, thay đổi khi cần thiết. Mỗi công trình, hệ<br />
thống công trình đề xuất cũng đều đáp ứng các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và<br />
môi trường.<br />
- Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác trong<br />
nước và ngoài nước, đóng góp của người dân vùng hưởng lợi để đầu tư xây dựng công<br />
trình theo Quy hoạch. <br />
<br />
<br />
III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH<br />
3.1 Mục tiêu chung<br />
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, phục vụ sản xuất<br />
nông nghiệp trong tình hình mới, chủ động thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu,<br />
nước biển dâng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và<br />
phát triển bền vững;<br />
- Căn cứ nội Quy hoạch này, các ngành, các cấp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy<br />
hoạch cho phù hợp với định hướng phát triển chung của ĐBSCL nói riêng và lưu vực<br />
sông Mê Công nói chung;<br />
- Điều chỉnh, bổ sung các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình<br />
thuỷ lợi và kế hoạch thực hiện hàng năm giai đoạn 2010-2020; sau năm 2020 và định<br />
hướng đến năm 2050;<br />
- Đề xuất, kiến nghị các vấn đề còn tồn tại, tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy hoạch nhất<br />
là trong điều kiện sử dụng nước thượng lưu sông Mê Công, tình hình biến đổi khí hậu<br />
và nước biển dâng trong tương lai. <br />
3.2 Mục tiêu cụ thể<br />
- Phát triển thuỷ lợi góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho<br />
khoảng 32 triệu dân ĐBSCL (ước tính đến năm 2050), trong đó khoảng 20 triệu dân<br />
vùng ngập lũ và 12 triệu dân vùng ven biển;<br />
- Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia; chủ<br />
động cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho 1,781 triệu ha<br />
đất lúa vùng ĐBSCL; chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển<br />
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (tập trung vào vụ 3 trong năm); đề xuất giải pháp cung<br />
cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho khoảng 0,7 triệu ha diện tích nuôi<br />
trông thuỷ sản nước lợ và nước ngọt;<br />
- Hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê bao ngăn mặn ven biển và dọc sông, cùng với hệ<br />
thống cống điều tiết nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp theo<br />
hướng gia tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, khai thác tốt nhất ba thế<br />
mạnh: Sản xuất lúa; Nuôi trồng thuỷ sản; Trồng và chế biến các loại rau, quả và thực<br />
phẩm đem lại hiệu quả cao;<br />
4<br />
- Góp phần phục vụ ổn định xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người dân<br />
nhằm ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh trong vùng;<br />
- Chủ động các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng,<br />
xâm nhập mặn, dòng chảy kiệt thượng lưu;<br />
- Đề xuất giải pháp phòng chống xói lở, bồi lắng và bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô<br />
nhiễm môi trường sinh thái;<br />
- Kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình, đồng thời với việc tăng<br />
cường và thực hiện tốt công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến<br />
đổi khí hậu-nước biển dâng.<br />
IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH<br />
- Phối hợp với các ngành, các địa phương cập nhật, bổ sung quy hoạch phát triển trên<br />
cơ sở tiếp tục triển khai các công trình theo Quyết định 84/2006/QĐ-TTg.<br />
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD phù hợp<br />
với Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.<br />
- Trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi, Chiến lược phòng tránh và giảm<br />
nhẹ thiên tai, triển khai hoàn thiện, khép kín hệ thống thuỷ lợi đã đề xuất trong Quy<br />
hoạch để phát huy nhiệm vụ thiết kế. Điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của các công trình<br />
đã đề xuất đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Xây dựng mới các công trình phục vụ<br />
đa mục tiêu ứng phó với BĐKH-NBD.<br />
V. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI Ở ĐBSCL<br />
5.1 Tình hình đầu tư thuỷ lợi ĐBSCL<br />
Ngày 09/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 99/QĐ-TTg về “Định<br />
hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao<br />
thông và xây dựng nông thôn vùng ĐBSCL”. Theo quyết định này, ngay từ 1996, nhiều<br />
công trình thủy lợi kết hợp với giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn và bố trí<br />
dân cư đã được triển khai, nâng cao hiệu quả của các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở<br />
cho vùng ĐBSCL.<br />
Ngày 21/6/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 144/QĐ-TTg về phê duyệt<br />
“Quy hoạch về kiểm soát và sử dụng nước lũ vùng ĐBSCL giai đoạn từ nay đến 2010”.<br />
Với Quyết định này, sự đầu tư cho vùng lũ được đẩy mạnh, mà tập trung trước hết là<br />
vùng Tứ giác Long Xuyên. Chỉ trong 4 năm, 1996-1999, nhiều công trình trong hệ<br />
thống kiểm soát lũ vùng TGLX ra đời và đến nay, hệ thống kiểm soát lũ này đã khá<br />
hoàn chỉnh, bao gồm các tuyến thoát lũ ra biển Tây, các đập tràn kiểm soát lũ đầu vụ<br />
tuyến Vĩnh Tế, các cửa thoát lũ qua QL80 và ra biển…<br />
Tiếp đến, ngày 19/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg<br />
về việc phê duyệt“Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng sông Cửu Long<br />
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020”, kèm theo Quyết định phê duyệt là danh<br />
mục đầu tư các công trình thủy lợi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các giai đoạn<br />
đến năm 2010 và 2020, trong đó giai đoạn 2006-2010 ưu tiên tập trung đầu tư cho 79<br />
công trình, chủ yếu giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về thủy lợi tại các địa<br />
phương ở ĐBSCL về các mặt như kiểm soát lũ, cấp nước tưới, tiêu, ngăn mặn, phòng<br />
chống sạt lở, nuôi trồng thuỷ sản…<br />
<br />
<br />
5<br />
Theo vùng thủy lợi, các công trình được phân ra ĐTM 27 công trình, TGLX 16 công<br />
trình, BĐCM 27 công trình và vùng giữa ST-SH 9 công trình. Theo cấp quản lý, có 14<br />
công trình/hệ thống công trình do Bộ NN&PTNT quản lý và 65 công trình/hệ thống<br />
công trình được giao cho địa phương quản lý. Theo đơn vị quản lý nguồn vốn, vốn do<br />
Trung ương quản lý chiếm khoảng 33% và vốn do các tỉnh quản lý 67%.<br />
Các công trình trong QĐ 84/TTg của Thủ tướng Chính phủ được chia theo cấp quản<br />
lý gồm hai nhóm: (i) Nhóm do Bộ NN&PTNT quản lý gồm các công trình liên vùng,<br />
liên tỉnh với 14/79 công trình; (ii) Nhóm phân cấp cho địa phương quản lý nằm trong<br />
phạm vi từng tỉnh gồm 55/79 công trình.<br />
5.2 Thành tựu phát triển thuỷ lợi ĐBSCL<br />
a. Những thành tựu đạt được:<br />
Cùng với các công trình thuỷ lợi được hình thành qua hàng trăm năm, trong hơn 30<br />
năm đầu tư, xây dựng gần đây, với số vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, huy<br />
động cả từ Trung ương, địa phương và người dân, ĐBSCL đã hình thành một hệ thống<br />
công trình thủy lợi khá hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội<br />
của toàn đồng bằng.<br />
- Về tưới, khoảng trên 1,4 triệu ha (trên 90% diện tích vụ Đông-Xuân và Hè-Thu) đã<br />
được chủ động tưới bằng hệ thống kênh, cống các cấp, kể cả những vùng có khó khăn<br />
về nguồn nước như Tứ giác Hà Tiên, Nam Măng Thít, Quản Lộ-Phụng Hiệp, ven biển<br />
Đông, biển Tây, vùng phèn nặng ở trung tâm ĐTM, TGLX… Một số nơi do chưa chủ<br />
động được nguồn cấp ngọt từ sông chính nhưng cũng đã hình thành hệ thống bờ bao,<br />
cống bọng, thậm chí cống có quy mô khá lớn để trữ, giữ nước mưa, tạo điều kiện kéo<br />
dài thời gian có ngọt từ 6-7 tháng trước đây lên 9-10 tháng, thậm chí hơn 11 tháng<br />
trong năm.<br />
- Về kiểm soát lũ, ngay từ những năm đầu Thập niên 90 của Thế kỷ 20, đứng trước<br />
yêu cầu tăng vụ, đảm bảo sản xuất vụ Hè-Thu, người dân vùng ngập lụt ĐBSCL đã<br />
triển khai dạng bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ (tháng Tám), mang lại hiệu quả thiết thực<br />
cho vùng ngập lũ. Đến nay, tuy việc phát triển hệ thống bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ, kể<br />
cả nhiều nơi chuyển sang hình thức kiểm soát lũ cả năm ngay trong vùng ngập trung<br />
bình (từ 1,5-2,5 m) là tự phát, không theo quy hoạch, song, cùng với hệ thống kiểm soát<br />
lũ do Nhà nước đầu tư, trong đó có đê bảo vệ các khu dân cư tập trung, thì phải thấy<br />
rằng, kiểm soát lũ ĐBSCL là hướng đi đúng đắn, đã đạt những thành quả đáng kể, giúp<br />
ổn định và phát triển kinh tế-xã hội nói chung và sản suất nông nghiệp nói riêng trong<br />
vùng ngập lụt. Cùng với hệ thống các cụm dân cư được xây dựng theo chương trình dân<br />
cư vùng ngập lũ, hệ thống giao thông kết hợp thủy lợi đã kết nối các khu dân cư với hệ<br />
thống giao thông liên huyện, liên tỉnh và quốc gia, tạo thành địa bàn sinh sống vững<br />
chắc, an toàn và chủ động trong vùng ngập lũ.<br />
- Về tiêu nước, do còn nhiều vùng trũng thấp, vùng ảnh hưởng lũ lớn, nên hiện hệ<br />
thống tiêu thoát nước chỉ có thể phục vụ tốt cho khoảng 80% diện tích sản xuất nông<br />
nghiệp với mục tiêu sản xuất ổn định 2 vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu. Những năm mưa<br />
lớn, lũ rút muộn thường gây khó khăn cho sản xuất ở ĐBSCL về thời vụ do chưa đáp<br />
ứng tốt khả năng tiêu thoát nước mưa, nước lũ.<br />
- Về hệ thống đê biển, đê cửa sông, vùng ven biển và cửa sông ĐBSCL đã từng bước<br />
hình thành hệ thống đê ngăn mặn, kiểm soát triều cường, sóng cao và đang nâng dần<br />
lên khả năng chống chọi với nước dâng do bão. Nhiều tuyến đê đã phát huy tốt hiệu quả<br />
<br />
6<br />
trong kiểm soát mặn và phòng tránh thiên tai, như các tuyến đê biển Tiền Giang, Trà<br />
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… Các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, tuy hệ thống đê<br />
biển chưa khép kín nhưng từng đoạn tuyến cũng đã phát huy tác dụng tích cực trong<br />
bảo vệ sản xuất nông nghiệp.<br />
- Về cải tạo và phát triển vùng đất phèn, nhờ hệ thống thủy lợi, mặc dù có lúc, có nơi,<br />
do phát triển kênh và cống vùng phèn gây nên những tác động tiêu cực lên chất lượng<br />
nước trong vùng và lân cận, song, sau nhiều năm phát triển, đến nay, cơ bản chung ta<br />
đã hiểu và làm chủ được vùng đất phèn, biến những vùng đất phèn rộng lớn ở ĐTM,<br />
TGLX và BĐCM thành những vùng sản xuất lúa ổn định 2-3 vụ. Hiện chỉ còn một ít<br />
đất phèn nặng ở vùng rốn phèn ĐTM (Bắc Đông-Bo Bo), BĐCM (Hồng Dân, Phước<br />
Long)… nhưng cũng được sử dụng trồng tràm và cây công nghiệp.<br />
- Về kết hợp giao thông-thủy lợi-dân cư, nhờ thực hiện Quyết định 99/QĐ-TTg, hầu<br />
hết công trình thủy lợi xây dựng trong thời gian sau này ở tất cả các vùng đều có sự kết<br />
hợp khá tốt giữa nạo vét, nâng cấp kênh, xây dựng bờ bao với giao thông nông thôn,<br />
giao thông liên huyện, bố trí địa bàn dân cư…, đặc biệt ở vùng ngập lụt.<br />
- Về chống xói lở bờ biển, xói lở, bồi lắng sông, kênh, trong những năm qua đã có<br />
nhiều công trình kè được xây dựng, việc nạo vét cửa sông, dọc kênh cũng được thực<br />
hiện, mang lại hiệu quả nhất định trong bảo vệ các khu dân cư, các công trình ven biển,<br />
ven sông, đảm bảo khả năng cấp nước, thoát lũ của toàn hệ thống…<br />
- Về phòng chống cháy rừng, nhờ hệ thống đê bao, cống điều tiết nước và hệ thống<br />
trạm bơm, các Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Tràm Chim, U Minh Hạ, các khu Bảo<br />
tồn thiên nhiên Xẻo Quýt, Lung Ngọc Hoàng, Trà Sư… đã được bảo vệ khá tốt qua<br />
những năm gần đây.<br />
b. Những tồn tại trong quản lý quy hoạch và phát triển thuỷ lợi ĐBSCL:<br />
- Trong vùng ngập lũ trung bình, theo quy hoạch lũ chỉ sản xuất 2 vụ lúa (Đông-<br />
Xuân, Hè-Thu), lên bờ bao bảo vệ vụ Hè-Thu khi gặp lũ sớm (lũ tháng 8). Song trong<br />
những năm qua, diện tích bao đê kiểm soát lũ cả năm để sản xuất 3 vụ phát triển nhanh<br />
(thêm vụ Thu-Đông), đặc biệt ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, tác động đến nhiều mặt<br />
về dòng chảy lũ, nước ngầm và môi trường.<br />
- Ở vùng ven biển, ở những nơi trước đây chỉ làm một vụ Mùa, nay nhờ có nước ngọt<br />
(trữ trong đồng hay chuyển từ sông vào) đã tăng lên 2 vụ khá ổn định (Đông-Xuân và<br />
Hè-Thu) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều chân ruộng được<br />
người dân sản xuất 3 vụ (thêm vụ Xuân-Hè), khiến việc cấp nước cho vùng ven biển<br />
gặp rất nhiều khó khăn, kém ổn định.<br />
- Nhiều hạng mục công trình được thay đổi quy mô, chức năng và nhiệm vụ trong quá<br />
trình chuẩn bị đầu tư.<br />
- Các hệ thống công trình và nhiều công trình chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.<br />
- Một số hệ thống công trình được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng việc quản lý vận<br />
hành hệ thống chưa được chú trọng.<br />
- Nhiều công trình, hệ thống công trình chưa thích ứng với điều kiện BĐKH, NBD<br />
trong 20-30 năm tới và xa hơn, đến năm 2050.<br />
<br />
VI. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG<br />
6.1 Diễn biến khí tượng-thuỷ văn ĐBSCL những năm gần đây<br />
7<br />
Trong các thập niên gần đây, ĐBSCL đã và đang gánh chịu những tác động khá<br />
mạnh mẽ do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây nên, trong đó lũ có những biến động<br />
ngày càng lớn giữa năm lũ lớn và lũ nhỏ, bão nhiều và mạnh hơn, hạn hán nghiêm<br />
trọng hơn, cháy rừng, sạt lở bờ sông, tố lốc, triều cường... xuất hiện ngày càng nguy<br />
hiểm hơn. Chỉ tính trong 10 năm qua, ĐBSCL đã có:<br />
- 3 năm liên tiếp từ 2000-2002 có lũ lớn, trong đó năm 2000 là lũ lớn lịch sử. Trong<br />
dãy tài liệu mực nước nhiều năm tại Tân Châu và Châu Đốc từ 1924 đến nay, 3 năm lũ<br />
lớn liên tiếp, trong đó có lũ năm 2000 là điều khá đặc biệt, do trước đó cũng có những<br />
nhóm năm lũ lớn như vậy nhưng không lớn bằng. Tại Tân Châu, đỉnh lũ năm 2000<br />
(5,06 m) chỉ đứng thứ 2 sau lũ 1961 (5,12 m), trong khi tổng lượng đạt đến 430 tỷ m3,<br />
lớn hơn lũ 1961 chừng 15 tỷ m3.<br />
- 7 năm liên tiếp, từ 2003 đến 2009, ĐBSCL có lũ dưới trung bình, trong đó tại Tân<br />
Châu năm 2006 có mực nước 4,00 m và năm 2008 chỉ đạt 3,65 m, thuộc năm cực nhỏ<br />
trong 70 gần đây. Lũ dòng chính nhỏ, tổng lượng nhìn chung chỉ đạt 80-90% tổng<br />
lượng trung bình, kéo theo mực nước lũ trong nội đồng cũng rất thấp, một vài năm hầu<br />
như nội đồng đói lũ (các năm 2003, 2008 và 2009, tổng lượng lũ chỉ đạt dưới 70% tổng<br />
lượng lũ trung bình).<br />
- 2 lần có bão lớn đổ bộ và ảnh hưởng đến ĐBSCL là bão Linda năm 1997 và bão<br />
Durian năm 2006. Theo thống kê, trong hơn 100 năm qua, ĐBSCL hứng chịu 3 trận<br />
bão đổ bộ trực tiếp, trong đó có trận bão năm 1904, cách bão Linda 93 năm, trong khi<br />
bão Durian chỉ cách bão Linda 9 năm.<br />
- 8 năm liền ĐBSCL gặp hạn, đặc biệt hạn kết hợp dòng chảy kiệt trên sông Mekong và<br />
xâm nhập mặn sâu vào năm 2004 và 2008. Diễn biến hạn-mặn đầu năm 2010 cũng cho<br />
thấy có xu thế gần với năm 2004.<br />
- Tố lốc xuất hiện nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng.<br />
- Cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt đợt cháy rừng Vườn Quốc gia U Minh Thượng<br />
vào năm 2002 mà ảnh hưởng của nó đến nay vẫn chưa được khắc phục.<br />
- Sạt lở bờ biển, bờ sông xảy ra với số lần, số vị trí và cường độ cao, như sạt lở ven biển<br />
Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và gần đây là biển phía Tây của tỉnh Cà Mau. Sạt lở<br />
bờ sông, kênh cũng xẩy ra với cường suất cao, ảnh hưởng nhất định đến ổn định kinh<br />
tế-xã hội của nhiều địa phương, như sạt lở bờ sông Tiền tại Tân Châu, Hồng Ngự, Sa<br />
Đéc, Vĩnh Long… sạt lở trên Hậu tại Châu Đốc và trên QL91 thời gian gần đây…<br />
- Nước biển có xu thế ngày càng dâng cao, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi<br />
trường, tại Vũng Tàu (biển Đông), mực nước biển trung bình 50 năm qua đã tăng<br />
khoảng 12 cm. Triều cường trên nền nước biển dâng ngày càng uy hiếp nghiêm trọng<br />
các vùng đất thấp, kể cả các thành phố ven biển ảnh hưởng triều như Cần Thơ, Cà Mau,<br />
Vĩnh Long…<br />
6.2 Kịch bản biến đổi dòng chảy thượng lưu<br />
Tổng hợp các nghiên cứu, đánh giá của các tổ chức quốc tế, cân nhắc các kết quả<br />
chính thức của Ban Thư ký MRC được công bố gần đây nhất (tháng 9/2009 và tháng<br />
4/2010), cân bằng các tác động do biến đổi khí hậu, phát triển hồ chứa và gia tăng cấp<br />
nước ở tất cả các nước thượng lưu, kịch bản chung cho dòng chảy đến Kratie cho các<br />
giai đoạn như Bảng 01.<br />
<br />
<br />
8<br />
Bảng 01: Kịch bản biến đổi dòng chảy đến Kratie theo các nguồn khác nhau (%)<br />
Giai đoạn 2020 2030 2050<br />
Dòng chảy mùa lũ (%) +5 +10 +15<br />
Dòng chảy mùa kiệt* (%) -5 -10 -15/-20<br />
(*) Để so sánh, tính toán thêm kịch bản kiệt năm 2050 giảm -30%.<br />
<br />
6.3 Kịch bản nước biển dâng<br />
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 6/2009, với kịch<br />
bản phát thải trung bình B2, mực nước biển vùng ĐBSCL sẽ có sự gia tăng theo từng<br />
giai đoạn trong Bảng 02.<br />
Bảng 02: Kịch bản mực nước biển dâng trung bình và mực nước đỉnh triều tương ứng <br />
Giai đoạn Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050<br />
Trung bình Đỉnh triều Trung bình Đỉnh triều Trung bình Đỉnh triều<br />
Mực nước đỉnh triều 12 14-18 17 22-25 30 38-42<br />
biển Đông (cm)<br />
Mực nước đỉnh triều 12 12-15 17 17-22 30 30-26<br />
biển Tây (cm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 01: Những vấn đề của ĐBSCL hiện nay<br />
6.4 Hình ảnh ĐBSCL đến năm 2050 dưới tác động của BĐKH-NBD<br />
6.4.1 Tác động đến xâm nhập mặn<br />
Kết quả tính toán xâm nhập mặn hiện trạng và năm 2050 cho thấy:<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Bảng 03: Tổng hợp diện tích xâm nhập mặn Max các tháng 2, 3, 4 theo độ mặn<br />
Hiện trạng (ha) Năm 2050 (ha)<br />
Smax (g/l) II III IV II III IV<br />
0–1 1.599.641 1.650.377 1.478.580 1.452.789 1.425.452 1.311.993<br />
1–4 575.280 576.725 527.594 553.611 509.859 489.184<br />
4–8 452.614 418.415 431.741 543.078 532.545 502.178<br />
8 – 12 230.722 219.322 227.672 305.688 256.475 341.097<br />
12 – 16 209.850 149.480 203.106 175.545 186.587 197.840<br />
16 – 20 199.253 153.172 187.692 160.931 198.951 153.369<br />
20 – 24 86.380 92.803 137.759 170.323 197.270 154.479<br />
24 – 28 334.924 96.014 97.138 371.134 178.815 238.200<br />
28 – 32 126.199 455.825 483.922 86.152 333.625 414.435<br />
> 32 5.138 7.867 44.796 750 420 17.224<br />
Tổng DT 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000<br />
<br />
<br />
o<br />
oT©n An o<br />
oT©n An<br />
oCao L·nh<br />
o oCao L·nh<br />
o<br />
o<br />
o o<br />
o<br />
ooMü Tho ooMü Tho<br />
oVÜnh Long o<br />
o oBÕn Tre oVÜnh Long o<br />
o oBÕn Tre<br />
<br />
<br />
oR¹ch GI¸<br />
o oCÇn Th¬<br />
o oR¹ch GI¸<br />
o oCÇn Th¬<br />
o<br />
o<br />
oTrμ Vinh o<br />
oTrμ Vinh<br />
<br />
o<br />
oVÞ Thanh o<br />
oVÞ Thanh<br />
BIEÅN TAÂY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BIEÅN TAÂY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
oSãc Tr¨ng<br />
o oSãc Tr¨ng<br />
o<br />
<br />
<br />
<br />
oB¹c Liªu<br />
o oB¹c Liªu<br />
o<br />
o<br />
oCμ Mau BIEÅN ÑOÂNG o<br />
oCμ Mau BIEÅN ÑOÂNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thang ñoä maën (g/l) Thang ñoä maën (g/l)<br />
0 1 2 4 8 12 20 24 > 24 0 1 2 4 8 12 20 24 > 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiện trạng xâm nhập mặn ĐBSCL Xâm nhập mặn ĐBSCL năm 2050<br />
<br />
Hình 01: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL<br />
<br />
Bảng 04: Tổng hợp diện tích xâm nhập mặn Max các tháng 2-4 với độ mặn 1 và 4 g/l<br />
Smax (g/l) Hiện trạng Năm 2050<br />
Tháng II Tháng III Tháng IV Tháng II Tháng III Tháng IV<br />
Tổng DT (ha) 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000 3.820.000<br />
DT >1g/l (ha) 2.220.360 2.169.623 2.341.420 2.367.212 2.394.547 2.508.006<br />
So với tổng DT (%) 58,12 56,80 61,29 61,97 62,68 65,65<br />
DT >4g/l (ha) 1.645.080 1.592.898 1.813.826 1.813.601 1.884.688 2.018.822<br />
So với tổng DT (%) 43,06 41,70 47,48 47,48 49,34 52,85<br />
<br />
10<br />
Bảng 05: Khoảng cách xâm nhập mặn (>4g/l) gia tăng giữa các kịch bản giảm dòng<br />
chảy kiệt so với hiện trạng khi nước biển dâng 30 cm (đơn vị: km)<br />
Giảm lưu lượng thượng lưu tại Kratie<br />
Sông -15% -20% -30%<br />
Tiền 19,9 25,7 29,9<br />
Hậu 14,4 16,8 21,6<br />
<br />
Bảng 06: Thay đổi diện tích xâm nhập mặn >4 g/l giữa các kịch bản giảm dỏng chảy<br />
kiệt so với Hiện trạng khi nước biển dâng 30 cm (đơn vị: 1.000 ha)<br />
Giảm lưu lượng thượng lưu tại Kratie<br />
Hiện -15% -20% -30%<br />
Diện tích trạng Tổng Tăng Tổng Tăng Tổng Tăng<br />
> 4g/l 1.691 1.987 +296 2.072 +381 2.146 +455<br />
Tổng DT 3.820 3.820 7,7% 3.820 10,0% 3.820 11,9%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 02: Ranh giới xâm nhập mặn đến 2050 với các kịch bản giảm dòng chảy kiệt<br />
thượng lưu khác nhau<br />
<br />
- Ứng với kịch bản dòng chảy kiệt thượng lưu giảm 15%:<br />
<br />
11<br />
- Đối với ranh mặn cao nhất:<br />
+ Độ mặn 1 g/l: Trên sông Tiền qua TP. Vĩnh Long 11 km (cao hơn hiện nay 27 km)<br />
và trên sông Hậu qua TP. Cần Thơ 5 km (cao hơn hiện nay 20 km).<br />
+ Độ mặn 4 g/l: Trên sông Tiền qua TP. Mỹ Tho 17 km (cao hơn hiện nay 20 km) và<br />
trên sông Hậu ngang TP. Cần Thơ (cao hơn hiện nay 15 km).<br />
- Đối với diện tích ảnh hưởng mặn lớn nhất:<br />
+ Độ mặn >1 g/l: Diện tích ảnh hưởng mặn chiếm 66,6% (tăng 386.600 ha so với hiện<br />
nay, tương ứng 10,1% diện tích).<br />
+ Độ mặn >4 g/l: Diện tích ảnh hưởng mặn chiếm 52,4% (tăng 311.652 ha so với hiện<br />
nay, tương ứng 8,2% diện tích).<br />
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Khoảng 4/5 diện tích vùng BĐCM (trừ Tây sông<br />
Hậu), toàn bộ các Dự án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, Mỏ Cày, Nam Măng Thít,<br />
Tiếp Nhật,... bị mặn trên 4 g/l bao bọc và xâm nhập.<br />
- Đối với cấp nước dân sinh: Ngoài các đô thị Bến Lức, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh,<br />
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần<br />
Thơ bị mặn.<br />
6.4.2 Tác động đến ngập lụt<br />
Ứng với lũ thượng lưu tăng 15% đến năm 2050, kết quả mô phỏng thuỷ lực cho<br />
thấy, do lũ tăng 15%, mực nước lũ tuỳ từng vùng có thể tăng 30-40 cm. Do mực nước<br />
biển dâng, mực nước trong đồng bằng có thể tăng 12-17 cm. Tổng hợp tác động bởi 2<br />
yếu tố trên, mực nước ngập lụt ở ĐBSCL đến năm 2050 có thể gia tăng từ 50-60 cm.<br />
Điều này dẫn đến:<br />
- Đối với diện tích ngập lụt:<br />
+ Độ ngập >0,5 m: Diện tích ngập lên đến 3.197.473 ha (chiếm 83,7% diện tích toàn<br />
đồng bằng), tăng 407.827 ha so với hiện trạng (tương ứng 10,6% diện tích).<br />
+ Độ ngập >1,0 m: Diện tích ngập lên đến 2.463.555 ha (chiếm 64,5% diện tích toàn<br />
đồng bằng), tăng 660.636 ha so với hiện trạng (tương ứng 17,3% diện tích).<br />
- Đối với mức độ ngập lụt:<br />
+ Sản xuất nông nghiệp: Các vùng ảnh hưởng lũ mạnh như ĐTM, TGLX và GSTSH<br />
mức độ ngập lũ sẽ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến SXNN sẽ lớn hơn.<br />
+ Đô thị: Ngoài các độ thị như Châu Đốc, Long Xuyên, Cao Lãnh thường xuyên ảnh<br />
hưởng bởi ngập lũ, sẽ có thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vị<br />
Thanh, Sóc Trăng, Rạh Giá và Hà Tiên bị ngập trên 1,0 m, trong đó nghiêm trọng nhất<br />
là 2 thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long.<br />
+ Thoát nước: Trong mùa lũ, việc thoát nước của các độ thi đã rất khó khăn, nay do<br />
BĐKH-NBD, việc thoát nước càng khó khăn hơn. Các đô thị gồm Mỹ Tho, Bến Tre,<br />
Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau việc tiêu thoát nước sẽ vô cùng khó khăn và chắc chắn<br />
phải nhờ đến sự hỗ trợ của tiêu động lực.<br />
- Đối với thời gian ngập (xét với mức ngập >0,5 m):<br />
+ Đầu lũ (tháng VIII): Diện tích ngập đã lên đến 2.861.633 ha (chiếm 74,9% diện tích<br />
toàn đồng bằng), tăng 863.148 ha so với hiện nay (tương ứng 22,6% diện tích).<br />
+ Cuối lũ (tháng XI): Diện tích ngập vẫn còn 2.711.685 ha (chiếm 71,0% diệ tích toàn<br />
đồng bằng), tăng 678.180 ha so với hiện nay (tương ứng 17,8% diện tích).<br />
- Đối với diễn biến lũ:<br />
+ Lũ xuất hiện sớm hơn từ 0,5-1,0 tháng.<br />
<br />
12<br />
+ Lũ rút sẽ chậm hơn hơn từ 0,7-1,2 tháng.<br />
+ Như vậy, thời gian ngập lũ hiện nay kéo dài từ 2-5 tháng sẽ tăng lên từ 5-7 tháng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiện trạng ngập lụt ĐBSCL (lũ 2000) Ngập lụt ĐBSCL năm 2050<br />
Hình 03: Ngập lụt ĐBSCL<br />
<br />
<br />
6.5 Những tác động khác từ BĐKH và phát triển thượng lưu đến 2050<br />
- Một khi hệ thống hồ chứa thượng lưu ĐBSCL được hoàn thành, tác động của chúng<br />
đến ĐBSCL là cực kỳ to lớn, cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Những<br />
tác động tích cực như điều hoà dòng chảy lũ-kiệt đối với năm trung bình làm giảm lũ và<br />
tăng kiệt xuống hạ lưu có thể được ghi nhận, song còn nhiều vấn đề cũng cần được<br />
đánh giá kỹ hơn. Song, những tác động tiêu cực thì hình như là khá rõ ràng và có thể<br />
nhận biết ngay, đó là:<br />
- Biến lũ vào ĐBSCL từ lũ trung bình thành lũ nhỏ, lũ nhỏ thành không lũ. ĐBSCL là<br />
đồng bằng tồn tại và phát triển nhờ lũ. Nếu không có lũ, nhịp sống của ĐBSCL này bị<br />
đảo lộn và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường và dòng chảy mùa kiệt. Trong khi<br />
đó, với những trận lũ lớn (như lũ 1961, 1978, 2000…) thì hầu như hệ thống hồ chứa<br />
không cắt được lũ mà còn làm cho lũ lớn hơn. Điều này dẫn đến lũ hàng năm ở ĐBSCL<br />
ngày càng có sự chênh lệch nhiều hơn, lũ lớn càng lớn hơn và lũ nhỏ càng nhỏ hơn.<br />
Hậu quả là ĐBSCL phải đối mặt với các mùa lũ rất khác xa nhau, chênh lệch mực nước<br />
hàng năm ngày càng lớn hơn, khiến gia tăng xói lở và mất ổn định lòng sông.<br />
- Giảm phù sa: Theo đánh giá của MRC, lượng phù sa, đặc biệt là phù sa đáy (chủ yếu<br />
là cát xây dựng) xuống ĐBSCL sẽ giảm dần và đạt mức giảm lớn nhất là khoảng 40%<br />
so với hiện nay do hệ thống hồ chứa thượng lưu, ít nhất là trong khoảng 50 năm đến,<br />
sau đó có thể ổn định và tăng trở lại. Giảm phù sa kéo theo giảm chất lượng bồi bổ<br />
đồng ruộng và gia tăng xói lở lòng sông, bờ biển, đặc biệt là làm giảm mức độ tiến ra<br />
biển của mũi Cà Mau như hiện nay.<br />
13<br />
- Giảm lũ đầu vụ (tháng VIII): Lũ đầu vụ (tháng VIII) nếu lớn sẽ ảnh hưởng đến thu<br />
hoạch vụ Hè-Thu, song nếu nhỏ hoặc biến mất thì vô cùng nguy hại, đặc biệt đến hàm<br />
lượng phù sa (vì 60-70% lượng phù sa trong năm tập trung vào 3 tháng đầu mùa lũ),<br />
chất hữu cơ cho đồng ruộng, thức ăn cho thuỷ sản, nguồn giống và sự trưởng thành<br />
thuỷ sản tự nhiên.Ngoài ra, nước lũ về sau tháng VIII sẽ là nước lũ trong hơn nên khả<br />
năng đào xói cũng mạnh hơn.<br />
- Suy giảm chất lượng nước: Theo đánh giá của MRC, chất lượng nước của hạ lưu<br />
Mekong, đặc biệt vùng châu thổ sẽ có xu thế giảm, rõ rệt nhất là từ sau năm 2030.<br />
- Suy giảm diện tích đất ngập nước: ĐBSCL tuy diện tích đất ngập nước tự nhiên hiện<br />
không còn nhiều, ngoài rừng ngập mặn ven biển còn một số Vườn Quốc gia như U<br />
Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim và Khu Bảo tồn tự nhiên như Lung Ngọc<br />
Hoàng, Láng Sen, Trà Sư…, song đều có ía trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học. Hệ<br />
thống hồ chứa thượng lưu sẽ tác động nhất định đến diện tích (làm giảm 640 ha) và chất<br />
lượng các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL.<br />
- Gia tăng những vấn đề nóng về môi trường: Do sự tác động đến dòng chảy và chất<br />
lượng nước theo xu thế gia tăng cực trị, sự vận hành của hệ thống hồ chứa thượng lưu<br />
cũng sẽ gây nên và làm tăng thêm những vấn đề nóng về môi trường, đặc biệt vấn đề<br />
xuyên biên giới.<br />
- Suy giảm những loài di cư: Các đập trên dòng chính, cho dù được xử lý có đường<br />
cho cá đi, cũng sẽ gây những tác động tiêu cực lên các loài di cư, đặc biệt các loài di cư<br />
từ thượng xuống hạ lưu và ngược lại trong năm, trong đó, những loài cá có kích thước<br />
lớn (như cá vược, cá hô...).<br />
- Giao thông thủy: Giao thông thuỷ có lẽ là ngành bị ảnh hưởng lớn nhất bởi sự xây<br />
dựng và vận hành của hệ thống hồ chứa thượng lưu. Mặc dù có thể bố trí âu thuyền,<br />
nhưng sự lưu thông của tàu thuyền có những ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, còn là tác<br />
động của vận hành hồ chứa, trong đó có sự đóng, mở đột ngột các turbine phát điện và<br />
tràn xả lũ.<br />
6.6 Các tác động tiêu cực lên vùng ĐBSCL do BĐKH-NBD đến 2050<br />
- Hàng nghìn năm qua, ĐBSCL có được nhờ dòng nước của sông Mekong và bồi đắp<br />
dần từ phù sa sông, bởi vậy mà hàng năm đều lấn ra biển ít nhiều. Đất liền ngày càng<br />
mở rộng (xu thế bồi nhiều hơn xu thế xói, diện tích bồi nhiều hơn diện tích xói), dòng<br />
sông ngày càng tiến ra biển. Tuy nhiên, do áp lực giảm dòng chảy lũ và dòng chảy<br />
trung bình hàng năm (là dòng chảy tạo lòng), lượng phù sa tự thượng lưu và nước biển<br />
dâng, khiến xu thế này bị chặn lại và có nguy cơ diễn biến theo chiều ngược lại. Những<br />
thay đổi về mực nước biển, về xói lở gia tăng, về mặn xâm nhập sâu hơn… trong thời<br />
gian gần đây cho thấy đất liền và biển ở ĐBSCL đang trong xu thế tranh chấp gay gắt,<br />
đang trong một cân bằng động mà có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào, nếu có sự thắng thế<br />
của bên kia.<br />
- Do NBD làm gia tăng biên độ triều (từ 3,5-4,0 m hiện nay lên 4,0-4,5 m trong tương<br />
lai), khiến tăng nguy cơ xói lở bờ sông, bờ biển.<br />
- Hệ thống đê biển hiện nay có cao trình còn thấp so với yêu cầu (3,5-3,8 m ven biển<br />
Đông và 2,2-2,4 m ven biển Tây) nên đều có thể bị ngập do NBD. Vì thế phải được<br />
xem xét nâng lên thêm từ 0,6-1,2 m ở biển Đông và 0,4-0,6 m ở biển Tây từ nay đến<br />
2050.<br />
- ĐBSCL hiện nay có khoảng 6,5 triệu người sống ở vùng ven biển. Đến năm 2050,<br />
<br />
14<br />
theo dự báo, con số này sẽ là khoảng 11,5 triệu người. Khi NBD cộng với BĐKH và<br />
phát triển thượng lưu sẽ dẫn đến nguy cơ người dân vùng ven biển không có nước sinh<br />
hoạt.<br />
- Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, vùng ven biển sẽ hình thành nhiều khu và<br />
cụm công nghiệp mà hầu hết là công nghiệp dùng nhiều nước. BĐKH và NBD sẽ làm<br />
cho vùng ven biển không đủ khả năng cấp nước từ nguồn nước mặt cho các khu công<br />
nghiệp này.<br />
- Hiện vùng ven biển có nhiều dự án kiểm soát mặn phục vụ sản xuất, như Gò Công,<br />
Bảo Định, Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít, Ba Rinh-Tàm Liêm, Tiếp Nhật, QLPH…. Các<br />
dự án ngăn mặn này sẽ không thể đủ nước để sản xuất 2 vụ nếu mặn xâm nhập sâu hơn<br />
do thiếu nước ngọt từ thượng lưu và NBD.<br />
- Một số đô thị gần biển hiện nay như Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc<br />
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên… sẽ bị ảnh hưởng mặn cần phải di<br />
chuyển vị trí nguồn cấp lên thượng lưu. Việc cấp nước cho các thị trấn, khu dân cư ven<br />
biển sẽ ngày càng khó khăn và tốn kém hơn.<br />
- Do BĐKH ở ĐBSCL, hạn trên 7 ngày, 10 ngày ngay trong mùa mưa, đặc biệt hạn Bà<br />
Chằng sẽ gia tăng khoảng 1,5 lần do mùa mưa đến muộn và tổng số ngày mưa trong<br />
năm giảm.<br />
- Do lũ những năm lũ lớn có xu thế lớn hơn và mùa lũ kéo dài hơn, dẫn đến các vùng<br />
ngập sâu hiện nay (khoảng 900.000 ha) có nguy cơ không đủ thời gian gieo trồng hai<br />
vụ.<br />
- Nhiều tuyến giao thông, đặc biệt các tuyến giao thông vùng ngập trung bình và sâu ở<br />
vùng ngập lũ sẽ có nguy cơ bị ngập từ 0,2-0,5 m (ngập ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng<br />
hơn là phải nâng mực nước thiết kế hiện nay lên).<br />
- Cũng do lũ lớn tăng, các nền và tuyến dân cư được xây dựng theo quyết định của<br />
Chính phủ trong Chương trình cụm tuyến dân cư vùng lũ cũng sẽ có nguy cơ bị ngập.<br />
- Thêm nhiều thị trấn, thị xã và thành phố 13 tỉnh ĐBSCL bị ngập nước.<br />
- Nền các khu công nghiệp vùng ngập lũ cũng có nguy cơ bị ngập từ 0,2-0,5 m.<br />
- Nước biển dâng sẽ khiến khả năng thoát lũ từ nội đồng ra sông chính, từ ĐTM sang<br />
Vàm Cỏ Tây và đặc biệt từ vùng TGLX ra biển Tây giảm do chân triều tăng cao hơn.<br />
6.7 Tác động tích cực có thể có lên vùng ĐBSCL do BĐKH-NBD đến 2050<br />
BĐKH, đặc biệt là NBD, ngoài những tác động tiêu cực như đã phân tích trên đây,<br />
còn có những tác động mang tính tích cực và trong quy hoạch này cần nhận biết để lợi<br />
dụng triệt để chúng. Những mặt tích cực được nhận biết gồm:<br />
- Nhờ NBD sẽ làm nâng cao đầu nước trên hệ thống sông kênh, tăng khả năng tưới tự<br />
chảy ở vùng ven sông và cửa sông (như ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long...).<br />
- Do tác động của NBD sẽ ảnh hưởng mạnh hơn trên dòng chính (rộng nên khả năng<br />
truyền triều mạnh hơn), vì thế, nguồn nước ngọt có xu thế chuyển nhiều hơn sang hai<br />
phía Bắc và Nam của ĐBSCL, bao gồm các hệ thống sông Cái Lớn-Cái Bé và sông<br />
Vàm Cỏ.<br />
- Cũng nhờ tăng đầu nước nên nếu có nguồn ngọt ổn định và dồi dào, khả năng chuyển<br />
nước vào nội đồng sẽ được gia tăng đáng kể.<br />
- Do mực nước biển trung bình gia tăng nên có thể kéo theo tác động làm gia tăng mực<br />
nước ngầm.<br />
<br />
15<br />
- Tăng khả năng tương tác sông-biển, tạo điều kiện tốt hơn cho đa dạng sinh học vùng<br />
cửa sông.<br />
- Thuận lợi hơn trong tiếp nhận nước mặn-lợ từ biển.<br />
- Giao thông thủy thuận tiện hơn..<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 04: Sơ đồ quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL trong điều kiện BĐKH-NBD<br />
VII. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỦY LỢI<br />
7.1 Những tiền đề chính cho quy hoạch thuỷ lợi<br />
7.1.1 Xu thế phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL<br />
- Nông nghiệp vẫn sẽ là ngành quan trọng đối với sự ổn định và phát triển ĐBSCL<br />
trong tương lai; lúa vẫn sẽ là cây trồng chính và chủ đạo trong nhiều năm đến.<br />
- Thủy sản là một trong hai ngành chính có lợi thế cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cao ở<br />
ĐBSCL.<br />
- Phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu… theo hướng đa dạng hóa nông<br />
nghiệp.<br />
- Ổn định diện tích lúa khoảng 1,781 triệu ha, sản lượng 21-22 triệu tấn, xuất khẩu đạt<br />
4,5-5,0 triệu tấn.<br />
- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất lúa chuyên canh, hướng đến xuất khẩu, phát<br />
huy lợi thế sản xuất lúa vụ 3, thủy sản nước ngọt, nước mặn theo hướng chuyên canh và<br />
sinh thái, chuyên cây ăn trái, cây công nghiệp và phát triển đa dạng.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
7.1.2 Xu thế phát triển kinh tế-xã hội<br />
- Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội ĐBSCL là đặt sự phát triển của vùng trong bối<br />
cảnh phát triển tương lai quốc tế, quốc gia; Phát triển bền vững và hài hòa về kinh tế, an<br />
sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường; Phát triển<br />
cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác tài nguyên đặc trưng cho phát triển từng tiểu vùng; Phát<br />
triển có trọng điểm, trọng tâm, xây dựng kết cấu hạ tầng khung đồng bộ, phát triển<br />
mạnh về kinh tế và ổn định chính trị; Động lực chính phát triển vùng là kinh tế nông-<br />
lâm-thủy sản và kinh tế cửa khẩu.<br />
- Về phát triển kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%/ năm giai đoạn<br />
2011-2015 và 8,2%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến 2020, tỷ trọng nông-lâm-ngư<br />
nghiệp trong GDP của vùng còn khoảng 30,9%, công nghiệp, xây dựng tăng lên 35,1%<br />
và khu vực dịch vụ là 34%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 55,6 triệu<br />
đồng tương đương với 2.700-2.800 USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người<br />
đến năm 2020 đạt khoảng 1.200 USD. Góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh quốc<br />
gia và giữ vững mức xuất khẩu vào khoảng 4-5 triệu tấn gạo/năm.<br />
- Về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2011-<br />
2015 tăng khoảng 0,8%/năm, thời kỳ 2016-2020 tăng khoảng 0,85%/năm. Đến năm<br />
2020, dân số của vùng đạt mức 18,8 triệu người (năm 2050 ước tính 31-32 triệu người).<br />
Tỷ lệ đô thị hóa của vùng tăng lên nhanh hơn, đạt khoảng 34,2% vào năm 2020. Phấn<br />
đấu đến năm 2020 đưa giáo dục, đào tạo và dạy nghề bằng và vượt các chỉ số phát triển<br />
của các ngành học, bậc học bình quân chung của cả nước. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ<br />
thất nghiệp lao động ở khu vực thành thị còn khoảng 3,5-4%, đồng thời tăng tỷ lệ sử<br />
dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 88-90% tổ ng lực lượng lao động trong các<br />
ngành kinh tế. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của đến năm 2020 khoảng 60%<br />
(trong đó đào tạo nghề là 55%). Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm. Nâng<br />
nhanh tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh; chú ý đến vùng khó khăn về nước. Đến năm<br />
2020 về cơ bản 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Thu gom và xử lý chất<br />
thải được chú trọng.<br />
- Về quốc phòng-an ninh, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông ra biên giới, hệ thống<br />
đồn trạm biên phòng và các khu vực phòng thủ, các khu dân cư và hạ tầng kinh tế-xã<br />
hội gắn với quốc phòng bảo vệ biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc Khơmer. Đẩy<br />
mạnh công tác giáo dục vận động quần chúng chấp hành luật pháp, hạn chế tai nạn giao<br />
thông, giáo dục nếp sống văn hoá mới, chống mê tín dị đoan.<br />
7.1.3 Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long<br />
- Phát triển nông nghiệp, thủy sản ở ĐBSCL trên cơ sở dòng chảy kiệt sông Mê Công<br />
và xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là hiện tượng phức tạp ở vùng sông ảnh hưởng triều.<br />
Bài toán xâm nhập mặn trước đây luôn gắn với khai thác và sử dụng dòng chảy kiệt cả<br />
ở thượng lưu Mekong và ĐBSCL, nay lại thêm tác động của nước biển dâng nên càng<br />
phức tạp. Quản lý dòng chảy kiệt được xem là chiến lược quan trọng nhất. “Đảm bảo an<br />
ninh dòng chảy kiệt” là yếu tố sống còn đối với sự phát triển ổn định và bền vững của<br />
ĐBSCL trong tương lai.<br />
- Để phát triển và phát triển bền vững, kiểm soát lũ được xem là hướng đi tất yếu ở<br />
vùng ngập lụt ĐBSCL. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề về chuyển đổi sản xuất linh<br />
hoạt ở vùng không kiểm soát lũ để lợi dụng tối đa nguồn lợi từ lũ; Tác động tương hỗ<br />
của kiểm soát lũ đến dòng chảy kiệt và