Quy trình giáo dục sức khỏe dành cho người bệnh – thân nhân người bệnh
lượt xem 17
download
Tài liệu giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát về những quy trình cần thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa/phòng/đơn vị đang phụ trách. Cung cấp các bước trong quy trình cần đạt được để đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Giúp NVYT phân biệt sự khác nhau giữa giáo dục nhóm và giáo dục cho cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình giáo dục sức khỏe dành cho người bệnh – thân nhân người bệnh
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM QUY TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE DÀNH CHO NGƢỜI BỆNH – THÂN NHÂN NGƢỜI BỆNH Số: …./QTr-BVĐHYD Trách nhiệm Soạn thảo Xem xét Phê duyệt CNĐD Ths ĐD Hoàng Thị Tuyết Lan Nguyễn Thị Hồng Minh Họ và tên Chữ ký Phụ trách chuyên môn Phòng Điều dưỡng Chức vụ Giám thị Điều dưỡng Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 1/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Số: …/QTr-BVĐHYD BỆNH VIỆN QUY TRÌNH ĐẠI HỌC Y DƢỢC GIÁO DỤC SỨC KHỎE DÀNH CHO Ngày ban hành: dd/mm/yyyy TPHCM NGƢỜI BỆNH - THÂN NHÂN NB Lần ban hành: 1. Người có liên quan phải nghiên cứu và thực hiện đúng các nội dung của quy trình này. 2. Nội dung trong quy trình này có hiệu lực thi hành như sự chỉ đạo của Giám đốc Bệnh viện. 3. Lưu bản có đóng dấu Bệnh viện tại phòng Hành chính và đơn vị soạn thảo. Quy định được đăng trên hệ thống mạng nội bộ của Bệnh viện. NƠI NHẬN (ghi rõ nơi nhận rồi đánh dấu X ô bên cạnh) □ Giám đốc □ □ □ Phó giám đốc □ □ □ Các cơ sở □ □ □ Các phòng chức năng □ □ □ Các đơn vị lâm sàng □ □ THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI (tình trạng sửa đổi so với bản trước đó) Trang Hạng mục sửa đổi Tóm tắt nội dung hạng mục sửa đổi Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 2/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 1. MỤC TIÊU - Để định hướng cho các khoa/phòng/đơn vị xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe phù hợp với tính chất chuyên khoa, đặc trưng của từng vị trí; - Giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát về những quy trình cần thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa/phòng/đơn vị đang phụ trách; - Cung cấp các bước trong quy trình cần đạt được để đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục; - Giúp NVYT phân biệt sự khác nhau giữa giáo dục nhóm và giáo dục cho cá nhân. 2. PHẠM VI ÁP DỤNG - Phạm vi: Áp dụng đối với tất cả các khoa/phòng/đơn vị có người bệnh điều trị nội trú. - Đối tượng: GDSK nhóm: Thành viên thuộc mạng lưới GDSK và nhân viên được phân công. GDSK cho cá nhân: Tất cả điều dưỡng/hộ sinh viên/kỹ thuật viên đang thực hiện công tác chăm sóc Người bệnh tại các khoa/phòng/đơn vị. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn Điều dưỡng về chăm sóc Người bệnh trong Bệnh viện. - Quy định số 13A/Qđ-BVĐHYD ngày 11/05/2011 về việc tổ chức tư vấn giáo dục sức khỏe cho Người bệnh và Thân nhân Người bệnh. - PGS.TS Đàm Khai Hoàn. Giáo dục và nâng cao sức khỏe. 2007. Nhà xuất bản y học. - How to Prevent Harmful Events and Promote Patient Safety. Communication for Nurses. 2010. F.A Davis Company. - Joint Commission International Accreditation Standards for Hospital. 2015. Patient Centered Standards. Patient and Family Education (PFE). - Amy M. Hall, & et al. Fundamentals of Nursing. 2013. Mosby. Patient Education. 328. 4. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 3/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 4.1. Giải thích thuật ngữ: - Truyền thông: là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức , thái độ và tình cảm giữa người với nhau, với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi của cá nhân, của nhóm người và của cộng đồng. - GDSK: là quá trình tác động có mục đích, có kế họach đến Người bệnh – Thân nhân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. - GDSK cho nhóm: là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến một tập hợp gồm 2 – 3 hay nhiều người có cùng mối quan tâm chung về một hay nhiều vấn đề sức khoẻ nào đó, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ , chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ. - Tƣ vấn GDSK: là một hình thức giáo dục, nhằm giúp cho Người bệnh – Thân nhân đi đến quyết định hành động để giải quyết vấn đề sức khoẻ của họ. - Đánh giá: là một phương pháp đo lường và xét đoán các kết quả GDSK đạt được, nhằm đưa ra các quyết định để cải tiến toàn bộ quá trình GDSK. 4.2. Từ viết tắt: - BYT : Bộ Y tế - BV : Bệnh viện - P.QLCL : Phòng Quản lý chất lượng - P.KHTH : Phòng kế hoạch Tổng hợp - BSTK : Bác sĩ Trưởng khoa - ĐDT : Điều dưỡng trưởng - BS : Bác sĩ - ĐD : Điều dưỡng - KTV : Kỹ thuật viên - HSV : Hộ sinh viên - NB : Người bệnh - NN : Người nhà - TT : Truyền thông - GDSK : Giáo dục sức khỏe Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 4/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 5. NỘI DUNG 5.1 Nguyên tắc chung a. Nguyên tắc cơ bản trong lập kế hoạch TT – GDSK hàng năm tại các Khoa/Đơn vị - Điều tra trước: nhằm có đựơc những số liệu chính xác, khoa học, làm cơ sở cho việc xác định đúng đắn các mục tiêu GDSK. Dựa vào những số liệu, thống kê, báo cáo số lượng bệnh nhập khoa trong năm trước, tần suất xuất hiện trong từng tháng và nhu cầu theo từng chuyên khoa. - Lồng ghép: kế hoạch GDSK được lồng ghép vào việc họp hội đồng người bệnh tại khoa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của Khoa/đơn vị. - Thống nhất trước với lãnh đạo của Khoa/đơn vị: giúp tạo điều kiện thực hiện, tranh thủ hướng ứng của mọi người. - Phối hợp với các khoa/phòng/đơn vị khác: Khoa/phòng/đơn vị: soạn thảo nội dung; Phòng ĐD: hỗ trợ công tác tổ chức, cung cấp các tài liệu liên quan đến GDSK, hiệu chỉnh nội dung; Phòng QTTN: hỗ trợ trong việc lựa chọn phòng ốc để TT – GDSK tại khoa; Phòng KHPT: hỗ trợ trong việc thiết kế và in ấn các brochure, backdrop... Phòng IT: hỗ trợ đưa các thông tin GDSK theo chuyên khoa lên trang web Bệnh viện. Phòng QLCL: tham gia tư vấn, tổ chức, đánh giá chương trình tổ chức, thực hiện, xây dựng kế hoạch hoạt động và đưa ra những cải tiến chất lượng phù hợp với từng khoa/phòng/đơn vị. b. Cơ sở xây dựng mục tiêu GDSK - Các vấn đề sức khoẻ tại khoa/phòng/đơn vị là chuyên môn đặc thù, cần Người bệnh – Thân nhân hiểu và tham gia phối hợp trong việc quản lý sức khỏe cho người bệnh; Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 5/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD - Các quy định hành chánh, mang tính chất đặc thù của môi trường bệnh viện/khoa/phòng/đơn vị mà người bệnh cần tuân thủ để được an toàn trong khi nằm viện; - Chuẩn bị nguồn lực như nhân lực, phương tiện, kinh phí, thời gian và địa điểm; - Nội dung giáo dục cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và được đo lường qua mức độ hiểu của Người bệnh – Thân nhân; - Tổng kết, báo cáo kết quả đạt được theo kế hoạch đề ra và xây dựng kế hoạch cải tiến hàng năm, quý. c. Lựa chọn chiến lược thích hợp: - Chương trình giáo dục phải phù hợp với đối tượng giáo dục là nhóm hay cá nhân; - Nội dung, công cụ, phương tiện phải sẵn sàng, phù hợp. d. Cơ sở lựa chọn nhóm đối tượng giáo dục - Tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo; - Những thói quen, tập quán, tín ngưỡng; - Đời sống kinh tế; - Hoạt động văn hoá xã hội và khả năng giao tiếp với người khác; - Loại phương tiện truyền thông ưa thích. e. Nguyên tắc soạn thảo nội dung GDSK - Đáp ứng đúng mục tiêu, lượng thông tin cần và đủ, dễ hiểu. - Phải nêu ra được những vấn đề cần phải giáo dục: vấn đề phải biết, cần biết và nên biết: Vấn đề GDSK phải biết: là những thông tin, cốt lõi trọng tâm có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tật của họ, và mỗi Người bệnh – Thân nhân cần phối hợp, thực hiện và tuân thủ. Vấn đề GDSK cần biết (thông tin hỗ trợ): giúp cho Người bệnh – Thân nhân hiểu biết nhiều hơn về vấn đề sức khỏe của họ để giúp họ phối hợp chăm sóc tốt hơn ngay cả ơ bệnh viện hoặc khi xuất viện; Vấn đề GDSK nên biết: giúp cho Người bệnh – Thân nhân nắm vững mấu chốt của vấn đề để họ có thể hiểu hơn về vấn đề sức khỏe của họ. - Phù hợp với nhóm đối tượng, nhằm gây sự hứng thú cho người nghe. Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 6/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD - Thông tin cần chắc chắn đã được khẳng định, không cung cấp những thông tin còn đang nghiên cứu. - Thông tin vấn đề phải đáng tin cậy, nguồn cung cấp thông tin phải rõ ràng. - Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ địa phương. - Đưa ra những lời khuyên thiết thực với nhu cầu của Người bệnh – Thân nhân để họ có thể làm được. - Thời lượng của một bài nói chuyện trực tiếp không quá 20 phút f. Nguyên tắc khi thực hiện GDSK cho nhóm - Trình bày những thông tin theo dàn bài đã chuẩn bị. - Sử dụng từ ngữ địa phương dễ hiểu, mạch lạc, tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành. - Sử dụng các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, máy chiếu, video, tờ rơi... - Tạo không khí tham gia, trao đổi hai chiều: sử dụng câu hỏi để Người bệnh – Thân nhân tham gia trả lời - Nhấn mạnh những vấn đề quan trọng. - Cần phân tích những nội dung đang giáo dục , những gì họ đã biết và đã làm từ trước đến nay. - Cần chuẩn bị một số câu hỏi trọng tâm liên quan đến chủ đề thảo luận. - Địa điểm tổ chức: chỗ ngồi thoải mái, tạo sự thân mật, tránh ồn ào. - Thời gian tổ chức: trong vòng 1 giờ - Thư ký của chương trình: ghi chép những thông tin thảo luận, ý kiến đóng góp của Người bệnh – Thân nhân, những thiếu xót trong quá trình tổ chức... g. Nguyên tắc khi thực hiện tư vấn GDSK cho cá nhân - Tạo mối quan hệ tốt: tạo không khí thân mật, tin cậy trong suốt quá trình tư vấn GDSK, thể hiện sự quan tâm giúp đỡ Người bệnh – Thân nhân; - Xác định rõ nhu cầu của NB,NN, tìm hiểu những hiểu biết của Người bệnh – Thân nhân về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan. - Tạo sự đồng cảm với Người bệnh – Thân nhân chứ không phải là sự thương cảm, buồn bã. - Để Người bệnh – Thân nhân trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi. Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 7/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD - Biết lắng nghe thể hiện qua thái độ, cử chỉ, ánh mắt… - Đưa ra các thong tin cần thiết chủ yếu nhất, giúp Người bệnh – Thân nhân tự hiểu rõ vấn đề của mình. - Thảo luận với Người bệnh – Thân nhân về các biện pháp giải quyết, trong đó có cac biện pháp hỗ trợ thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế, thói quen của NB. - Giữ bí mật: tôn trọng những điều riêng tư, lựa chọn địa điểm tư vấn phù hợp, âm lượng vừa nghe. - Cần liên hệ và nắm được các hoạt động của Người bệnh – Thân nhân sau khi tư vấn GDSK để đánh giá hiệu quả sau tư vấn và giúp đỡ đối tượng kịp thời. 5.2 Nội dung quy trình: 5.2.1 Chuẩn hóa quy trình về nội dung giáo dục sức khỏe cho Người bệnh – Thân nhân STT Trách nhiệm Các bƣớc thực hiện Nội dung công việc Biểu mẫu: phụ lục 2 - Xây dựng chương trình giáo dục hằng năm - Lựa chọn phương pháp hỗ trợ - ĐDT Lập kế hoạch giáo dục (quay video clip, - Thành viên GDSK brochure, ...) 1 - Lựa chọn đối tượng giáo dục mạng lưới - Nhân viên phụ trách về vị trí GDSK tại khoa thực hiện giáo dục - Xây dựng kế hoạch giáo dục sức khỏe hàng năm - Trình Ban giám đốc - Phòng ĐD - Phòng KHTH Kế hoạch được phê - Dựa vào nhu cầu, định hướng 2 phát triển của nơi thực hiện giáo - Phòng QLCL duyệt dục và Bệnh viện. - Ban Giám đốc GDSK cho nhóm - Lên kế hoạch hoạt động chi tiết - Thành viên (phụ lục 3) mạng lưới - Tần suất: 1 chủ đề/ 2tuần hoặc 3 GDSK tại khoa tháng (phụ thuộc vào điều hiện Thực hiện GDSK cho - ĐD chăm sóc của Khoa/Đơn vị) nhóm hoặc cá nhân - Thời lượng tổ chức: 30 - 45 phút Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 8/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Tƣ vấn GDSK cho cá nhân - Tần suất: hàng ngày hoặc khi trước khi thực hiện thủ thuật, quy trình và trước khi Người bệnh xuất viện - Người tư vấn: ĐD chăm sóc Lƣợng giá - Công tác tổ chức: biểu mẫu đánh giá (phụ lục 4) - Kiến thức, khả năng tiếp nhận thông tin và sẵn sàng học hỏi của NB và hoặc NN trước và sau khi tiến hành giáo dục (đánh giá trước và sau khi thực hiện giáo dục) (phụ lục 5) - Phòng ĐD Tổng kết - Nhân viên thực hiện giáo dục và - Thành viên đánh giá người bệnh hoặc người nhà 4 mạng lưới người bệnh được giáo dục phải GDSK thực hiện ký tên (phụ lục 5) Tổng kết - Báo cáo kết quả GDSK theo quý về Phòng ĐD dựa vào mục tiêu đã đặt ra. - Nêu những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện. - Đề nghị, kiến nghị (nếu có). - Lập kế hoạch GDSK năm tiếp theo. 5.2.2 Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 9/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 5.2.3 Quy trình thực hiện GDSK cho nhóm STT Các bƣớc thực hiện Nội dung công việc - Giới thiệu tên, vị trí tại đơn vị công tác, thành phần Chào hỏi tham dự; 1. Giới thiệu - Nêu rõ lý do mời NB - NN đến tham dự buổi GDSK; - Khoảng thời gian trình bày. Nêu nội dung của buổi - Buổi trình bày gồm bao nhiêu phần; 2. - Bài trình bày gồm bao nhiêu mục, nội dung các mục; và bài trình bày - Mục tiêu mà NB - NN cần đạt được sau buổi GDSK. - Đánh giá trước khi tiến hành TT GDSK Lượng giá ban đầu - Số lượng câu hỏi: 5 – 10 câu. 3. - Nội dung câu hỏi có liên quan đến các vấn đề sắp TT - GDSK. - Phương pháp: trực tiếp hoặc sử dụng bảng câu hỏi. - Tại sao phải giáo dục vấn đề này; 4. - Tầm quan trọng của vấn đề cần giáo dục; Thực hiện TT GDSK - Những kiến thức cơ bản về vấn đề cần giáo dục; theo từng nội dung - Những hiểu biết sai lệch của đối tượng giáo dục về vấn đề đó; - Khuyên họ nên làm gì và làm như thế nào. - Khuyến khích NB - NN nói những suy nghĩ, khó khăn, trở ngại của họ; - Khuyến khích khi NB - NN hiểu biết, thực hành đúng; 5. - Nêu những nguy hại khi NB - NN hiểu sai, thực Thảo luận hành sai; - Phân tích so sánh những nội dung đang tuyên truyền và những gì họ đã biết, đã làm từ trước; - Giải đáp thắc mắc (nếu có); - Câu hỏi thảo luận rõ ràng, mọi người có thể cùng tham gia và chia sẻ kinh nghiệm; - Nên nói rõ thời gian thảo luận. 6. Tóm tắt những nội - Vấn đề then chốt, cụ thể giúp NB - NN dễ nhớ; dung đã trình bày - Phù hợp với nhận thức, kỹ năng của NB - NN - Đánh giá ngay sau buổi GDSK, thông qua câu hỏi, 7. Lượng giá quan sát thao tác thực hành của NB - NN; - Công tác tổ chức, người trình bày; - Cảm ơn sự tham gia của NB - NN, chúc sức khỏe. 8. - Phân tích kết quả: so sánh, đánh giá kết quả thực tế Tổng kết đạt được so với mục tiêu đặt ra; - Những vấn đề cần cải tiến. Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 10/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 5.2.4 Quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân a. Nội dung - Nhận định ĐD trước khi tiến hành tư vấn GDSK cho Người bệnh – Thân nhân Độ tuổi, giới tính, công việc hiện tại của Người bệnh – Thân nhân. Trình độ văn hóa Ngôn ngữ và phương thức giao tiếp với Người bệnh – Thân nhân. Khả năng đọc, hiểu của Người bệnh – Thân nhân. Sự hiểu biết và/ hoặc kỹ năng của Người bệnh – Thân nhân về vấn đề sức khỏe hiện tại. Những thói quen hiện tại: có lợi và có hại. Những khó khăn của NB,NN: vấn đề về thể chất, nhận thức. Các yếu tố văn hóa, tâm linh hoặc tôn giáo của Người bệnh – Thân nhân. - Nội dung tư vấn GDSK bao gồm: Vấn đề sức khỏe hiện tại. Sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Sử dụng các thiết bị y tế an toàn và hiệu quả. Quản lý đau (nếu cần thiết) Chế độ dinh dưỡng, tương tác giữa thực phẩm và thuốc (nếu có). Biện pháp phục hồi chức năng để có thể thích ứng và/ hoặc hòa nhập vào cuộc sống (nếu cần thiết). Việc sử dụng các trang thiết bị trong phòng bệnh: giường, hệ thống gọi ĐD..... Các kỹ thuật chăm sóc ĐD (nếu cần thiết). Chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Các vấn đề an toàn: té ngã, loét tì đè, chống nhiễm khuẩn... Triệu chứng liên quan đến bệnh, theo dõi diễn tiến và các xử trí cơ bản. Các yếu tố nguy cơ và phòng tránh bệnh tái phát (nếu cần thiết). Kế hoạch xuất viện. Quy trình, quy định và các dịch vụ của BV; Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 11/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD b. Lƣu đồ STT Các bƣớc thực hiện Nội dung 1. - Chào hỏi lịch sử, dùng kính ngữ (đối với Chào hỏi NB-NN NB/NN lớn tuổi) Giới thiệu bản thân - Giới thiệu họ tên, vị trí công tác 2. - Nêu rõ lý do của buổi trò chuyện Trình bày mục đích, lý do - Tầm quan trọng của tư vấn GDSK của buổi trò chuyện 3. - Về kiến thức và kỹ năng liên quan đến vấn đề hiện tại - Những vấn đề NB-NN đã biết, chưa biết hoặc Nhận định ĐD biết nhưng chưa đúng và đủ. 4. - Chọn thởi điểm và địa điểm thích hợp. - Lựa chọn nội dung tư vấn mà NB-NN chưa biết. - Nêu những nguy hại đối với những vấn đề NB đã biết nhưng chưa đúng. Tiến hành tư vấn GDSK - Cung cấp thêm nếu NB-NN đã biết nhưng chưa đủ. - Khuyến khích, khen ngợi những hành vi liên quan đến vấn đề SK hiện tại. - Quan sát thái độ, cử chỉ của NB-NN trong suốt quá trình tư vấn. 5. - Hỏi lại NB-NN những gì đã tư vấn - Quan sát những thay đổi về ý thức và hành vi có lợi trong công tác chăm sóc hàng ngày. - NB-NN thực hiện kỹ thuật đã được hướng Lượng giá dẫn Giải đáp thắc mắc - Hướng dẫn lại nếu NB- NN thực hiện chưa đúng. - Nhận định và tư vấn lại vấn đề chưa hiểu - Giải đáp những thắc mắc của NB-NN(nếu có) 6. Tổng kết, nhấn mạnh - Nhắc lại những vấn đề sức khoẻ then chốt mà những điểm quan trọng NB, NN nên biết, phải biết và cần biết. cần thực hiện 7. Chào tạm biệt và chúc sức khoẻ NB Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 12/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 6. PHỤ LỤC: - Phụ lục 1: Quy định về việc tổ chức tư vấn giáo dục sức khỏe cho Người bệnh - Thân nhân Người bệnh. - Phụ lục 2: Lập kế hoạch giáo dục sức khoẻ tại khoa/phòng/đơn vị hàng năm - Phụ lục 3: Chương trình hoạt động chi tiết khi thực hiện GDSK cho nhóm - Phụ lục 4: Thư mời Người bệnh - Thân nhân tham gia buổi GDSK cho nhóm - Phụ lục 5: Phiếu tư vấn, GDSK cho Người bệnh - Thân nhân người bệnh (đính kèm) - Phụ lục 6: Bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình GDSK cho nhóm - Phụ lục 7: Bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình GDSK cho cá nhân Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 13/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Phụ lục 1: ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 13A /Qđ-BVĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2011 QUY ĐỊNH Về việc tổ chức tƣ vấn giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh và thân nhân ngƣời bệnh Căn cứ theo quy định của Thông tư 07/2011/TT-BYT trong công tác Điều dưỡng và chăm sóc người bệnh toàn diện với mục đích tăng thời gian cho điều dưỡng chăm sóc người bệnh; Nay Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Dược quy định: Nhiệm vụ của các Khoa Đưa nội dung giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân người bệnh trong cuộc họp Hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp Bệnh viện hàng tháng. Các khoa xây dựng bảng tin truyền thông cung cấp các kiến thức giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân người bệnh phù hợp với bệnh lý từng khoa. Xây dựng bảng kiểm khảo sát nhận xét của người bệnh và thân nhân người bệnh về công tác giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng. Hàng ngày Điều dưỡng chăm sóc trực tiếp phối hợp hướng dẫn giáo dục sức khỏe với công tác chăm sóc người bệnh. Nhiệm vụ của Phòng Điều dƣỡng Thống nhất các Điều dưỡng trưởng khoa về các nội dung giáo dục sức khỏe phù hợp với từng chuyên khoa. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân người bệnh trong buổi sinh hoạt Hội Đồng người bệnh cấp bệnh viện. Duy trì giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện bằng các hình thức: Sử dụng bộ câu hỏi và bảng kiểm thực hành TT- GDSK (đính kèm) Phỏng vấn người bệnh và gia đình người bệnh sau buổi GDSK. Tổ chức liên tục các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp của nhân viên Điều dưỡng các khoa trong Bệnh viện. Thống nhất nội dung và sắp xếp thời gian cho các Điều dưỡng trưởng khoa báo cáo GDSK cho người bệnh và thân nhân người bệnh tại buổi họp Hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện hàng tháng. Phối hợp cùng Phòng Kế hoạch phát triển, các khoa thực hiện các nội dung truyền thông - giáo dục sức khỏe cộng đồng thông qua: Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 14/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Tivi, bản tin bệnh viện, tờ bướm, tờ rơi phát tay. Câu lạc bộ: các chuyên đề sức khỏe Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Các khoa, phòng; - Lưu: VT, ĐD. (Đã ký) PGS. Võ Tấn Sơn Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 15/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD MS: 2015(1)/HC/KH/16.1 Phụ lục 2: BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM PHÒNG/ KHOA/TRUNG TÂM…… Ngày … tháng … năm 20… KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIÁO DỤC SỨC KHOẺ Hoạt động năm …... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 1. Mục tiêu GDSK - Đo lường được - Đạt được mục đích, chiến lược của BV - Thực tế để thực hiện và có ý nghĩa 2. Chiến lược thích hợp - Lựa chọn nhóm đối tượng giáo dục - Soạn thảo nội dung giáo dục - Lựa chọn phương pháp và phương tiện GDSK 3. Chương trình hoạt động chi tiết - Nhân lực tham gia GDSK - Kinh phí cho hoạt động GDSK - Thời gian thực hiện: chọn thời điểm thích hợp theo từng Khoa/ đơn vị đảm bảo tổ chức 1 – 2 lần/ tháng - Địa điểm tổ chức: tuỳ thuộc vào từng hình thức giáo dục và phương tiện giáo dục mà chọn địa điểm phù hợp - Tài liệu, phương tiện GDSK: được chấp thuận của Trưởng khoa/ đơn vị trước khi chính thức sử dụng 4. Triển khai thực hiện: ghi cụ thể thời gian, địa điểm, người trình bày theo từng nội dung giáo dục 5. Đánh giá kết quả 6. Tiến độ thực hiện ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ 1. Đề nghị về tổ chức, nhân sự, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất 2. Những nội dung khác TRƢỞNG PHÒNG/KHOA Nơi nhận: - Ban Giám đốc (để báo cáo); - Phòng Hành chính (để tổng hợp); - Lưu: (nơi phát hành văn bản). Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 16/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Phụ lục 3: BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM PHÒNG/ KHOA/TRUNG TÂM…… Ngày … tháng … năm 20… KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GDSK CHO NHÓM Tên buổi GDSK: Địa điểm: Thời gian: Đối tượng tham dự: ( thành phần, tổng số người) Trách nhiệm Thời hạn Stt Nội dung công việc Trách nhiệm chính hỗ trợ hoàn thành I. Chuẩn bị trƣớc buổi GDSK Danh sách khách mời Giấy mời Thiết bị, phương tiện GDSK Tổ chức Chương trình Tài liệu…. II. Trong quá trình thực hiện Chủ trì Trình bày Thư ký Chụp ảnh… III. Sau buổi GDSK Tổng kết đánh giá IV. Kinh phí In giáy mời…. Ngày tháng năm 20 Trưởng khoa/đơn vị Người lập Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 17/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Phụ lục 4: BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM PHÒNG/KHOA…………… Ngày … tháng … năm 20… THƢ MỜI Kính gửi: ……………………… ………………………. Trân trọng kính mời: ............................................................................................................................ Đến dự buổi họp: Nội dung:.............................................................................................................................................. Thời gian: ............................................................................................................................................. Địa điểm: .............................................................................................................................................. Chủ trì: ................................................................................................................................................. Trân trọng. TRƢỞNG PHÒNG/KHOA ………………………………… Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 18/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD Phụ lục 5: Phiếu tư vấn GDSK cho Người bệnh – Người nhà Người bệnh (đính kèm) Phụ lục 6: BẢNG KIỂM THỰC HIỆN QUY TRÌNH GDSK CHO NHÓM Đối tượng tham dự:........................................................................................................ Người trình bày: ............................................................................................................ Chủ đề: ........................................................................................................................... Thời gian thực hiện:....................................................................................................... Địa điểm: ....................................................................................................................... Chƣc Có thực hiện STT Nội dung thực Chƣa Ghi chú Đạt Tốt hiện đạt Chuẩn bị trƣớc khi thực hiện 1 Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý 2 Mời NB/NN tham dự đầy đủ Người thực hiện TT – GDSK chuẩn bị 3 nội dung, trang phục lịch sự Thực hiện TT – GDSK Bắt đầu hấp dẫn, không khí buổi nói 4 chuyện cởi mở, thân mật 5 Chào hỏi, làm quen với đối tượng Người trình bày nói chuyện giới thiệu 6 về mình Giới thiệu chủ đề nói chuyện, tạo sự 7 chú ý của người nghe 8 Nêu rõ mục tiêu của buổi TT – GDSK 9 Nói đủ to để mọi người nghe rõ Trình bày nội dung chính thích hợp 10 với chủ đề Quan sát bao quát được đối tượng 11 nghe Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 19/21
- Quy trình tổ chức giáo dục sức khỏe tại khoa/đơn vị Số:…/QTr-BVĐHYD 12 Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu Sử dụng các tài liệu, phương tiện 13 thích hợp Nêu ví dụ minh hoạ cho người nghe 14 dễ hiểu 15 Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời Tạo điều kiện để người nghe đặt câu 16 hỏi Giúp NB/NN liên hệ với hoàn cảnh 17 thực tế của bản thân Trả lời các câu hỏi của người nghe 18 ngắn gọn, đủ ý Tóm tắt nội dung mấu chốt từng phần 19 trình bày Tạo cơ hội cho người nghe thực hành 20 lại nếu có nội dung thực hành Kết thúc buổi nói chuyện 21 Tóm tắt toàn bộ chủ đề thảo luận Nhấn mạnh những điểm cần nhớ, cần 22 làm 23 Cảm ơn người nghe và người tổ chức Tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối 24 tượng TP. Hồ Chí Minh, Ngày….tháng….năm 20…. Giám sát viên Ngày ban hành: dd/mm/yyyy Page 20/21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐAU LƯNG
12 p | 202 | 104
-
Kích Thước Bình Thường Của Quai động Mạch Chủ, trên phim X quang ngực quy ước
8 p | 444 | 69
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM – PHẦN 1
13 p | 549 | 59
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cấp
19 p | 528 | 43
-
Sạn đường tiểu
8 p | 128 | 33
-
Thông tin cần biết về Phẫu thuật Thay khớp gối toàn phần
6 p | 149 | 18
-
Bài giảng Quy trình khám thai - Phạm Thị Thu Hương
25 p | 136 | 13
-
Nghiên cứu hiệu quả của chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe trên các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người trưởng thành
22 p | 99 | 11
-
Bài giảng Quy trình khám thai của hộ sinh
16 p | 123 | 7
-
Bài giảng Co giật ở trẻ em
4 p | 44 | 7
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh mồng gà sau đốt điện - ĐD. Trần Văn Hương
9 p | 83 | 6
-
Hài hước tốt cho sức khỏe của bé
4 p | 68 | 4
-
Dược vị Y Học: CAO QUY BẢN
6 p | 84 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn