intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên điều dưỡng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định mức độ kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên Điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 429 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên điều dưỡng

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):66-72 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.10 Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên điều dưỡng Cao Triệu Vy1, Nguyễn Thị Ngọc Phương1, Phạm Ngọc Hà1,* 1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của các mầm bệnh kháng thuốc là việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh. Sinh viên điều dưỡng sẽ trở thành những người chịu trách nhiệm quản lý thuốc và giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong tương lai. Việc đào tạo sinh viên điều dưỡng về sử dụng kháng sinh hợp lý là chìa khóa giúp giảm thiểu tình trạng kháng thuốc. Mục tiêu: Xác định mức độ kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên Điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 429 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức về thuốc kháng sinh đạt mức cao là 44,5%. Tỷ lệ sinh viên có thái độ tích cực với thuốc kháng sinh là 49,9%, và có đến 79,7% sinh viên thực hành tốt về việc sử dụng kháng sinh. Kết luận: Mặc dù sinh viên điều dưỡng có kỹ năng thực hành tốt trong việc sử dụng kháng sinh, nhưng họ vẫn còn thiếu hụt về kiến thức và thái độ đối với vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đào tạo có tác động tích cực đến kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên điều dưỡng trong việc sử dụng kháng sinh. Từ khóa: kháng sinh; sử dụng kháng sinh; đề kháng kháng sinh; sinh viên điều dưỡng Abstract KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ABOUT ANTIBIOTIC USE AMONG NURSING STUDENTS Cao Trieu Vy, Nguyen Thi Ngoc Phuong, Pham Ngoc Ha Background: The main cause leading to the outburst of resistant pathogens is the antibiotic misuse. Nursing students are aimed to be the imminent healthcare force for medication management and health education for patients. Education on appropriate antibiotic use for nursing students is the key to reducing antibiotic resistance. Ngày nhận bài: 08-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 23-09-2024 / Ngày đăng bài: 25-09-2024 *Tác giả liên hệ: Phạm Ngọc Hà. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: ngocha.pham@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 66 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Objective: To describe the level of knowledge, attitude and practice about antibiotic use among nursing students and related factors. Methods: A cross-sectional study was conducted on 429 full-time nursing undergraduates from the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh from February to July 2024. Results: The percentage of nursing students with appropriate knowledge about antibiotics took up 44.5% of the population. The percentage of students with a positive attitude towards antibiotics is 49.9%, and up to 79.7% of students practice good antibiotic use. Conclusion: Although nursing students showed good practical skills in appropriate use of antibiotics, they still lack knowledge and proper attitude towards this issue. Research results show that training has a positive impact on the knowledge, attitude and practice of nursing students in optimal antibiotic use. Keywords: antibiotics; antibiotic use; antibiotic resistance; nursing student 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thuốc kháng sinh là thuốc cứu mạng loài người, nhưng Sinh viên Cử nhân Điều dưỡng chính quy tại khoa Điều dưỡng việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh có thể góp phần – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. vào sự phát triển của các mầm bệnh kháng thuốc Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2023 đến tháng 07/2023 [1, 2]. Đề kháng kháng sinh (AR) được xem là mối đe dọa tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. sức khỏe toàn cầu khẩn cấp theo thống kê của Trung tâm 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ vào năm 2019, Sinh viên đang theo học hệ Cử nhân Điều dưỡng chính quy AR đã giết chết ít nhất 1,27 triệu người và có liên quan đến tại khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành gần năm triệu ca tử vong trên toàn thế giới [3]. Trong môi phố Hồ Chí Minh năm học 2022 - 2023. trường chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng là người có sự tương tác trực tiếp với người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc và Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thuốc 2.1.2. Tiêu chuẩn loại sử dụng [4]. Bên cạnh đó, điều dưỡng còn có vai trò trong Sinh viên không có mặt tại thời điểm nghiên cứu. quản lý thuốc kháng sinh và là trung tâm của quản lý nhiễm Sinh viên không hoàn thành bộ câu hỏi khảo sát. khuẩn bệnh viện [5]. Do đó, điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh và chống lại sự kháng thuốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sinh viên điều dưỡng là những điều dưỡng viên tương lai, nên việc đào tạo sinh viên điều dưỡng được xem là chìa khóa Nghiên cứu cắt ngang mô tả. để chống lại tình trạng AR [6]. Tình hình Việt Nam qua các 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia Sử dụng công thức cho ước lượng một tỷ lệ: có tỷ lệ các chủng kháng thuốc và sử dụng kháng sinh đều ở n = Z²(1-p)p/d² mức cao [7, 8]. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu. mục đích tìm hiểu “Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng α = 0,05: xác suất sai lầm loại 1. kháng sinh của sinh viên điều dưỡng” với các mục tiêu: Xác Z = 1,96: trị số tra từ bảng phân phối chuẩn. định mức độ kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng p = 0,501 (Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thảo Nguyên sinh của sinh viên điều dưỡng. (2017) tỷ lệ sinh viên thực hành sử dụng kháng sinh đúng là 50,1%) [9]. 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP d = 0,05: Sai số ước lượng. NGHIÊN CỨU https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 67
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Dự trù mất mẫu 10% [10]. Do đó số mẫu tối thiểu cần lấy không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. Điểm tối thiểu cho phần là n = 424. thái độ là 12 và tối đa là 60 điểm. Tổng số sinh viên điều dưỡng của 4 khối lớp đang theo học + Phần D: Thực hành sử dụng kháng sinh (13 câu). Các câu tại trường là 725. Chọn mẫu phân tầng và tỉ lệ sinh viên cần trả lời được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ (“Không bao thu thập ở mỗi lớp là 59%. Từng cá thể sinh viên được tiếp giờ”, “Hiếm khi”, “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên”, “Luôn cận theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. luôn”). Điểm từ 5 đến 1 tương ứng với câu trả lời từ “Không 2.2.3. Cấu trúc bộ câu hỏi và cách đánh giá bao giờ” đến “Luôn luôn”. Điểm số tối thiểu cho phần thực Bộ câu hỏi gồm bốn phần: hành là 13 và tối đa là 65 điểm. Phần A: Đặc điểm cá nhân (7 câu) bao gồm: giới tính; năm Tổng điểm số ở phần B, C, D sẽ được chuyển thành thang học; bảo hiểm y tế (BHYT); thường xuyên sử dụng bảo hiểm điểm từ 0 đến 100 điểm bằng công thức: y tế; từng nghe về thuốc kháng sinh; nguồn thông tin về thuốc Tổng điểm = (Điểm đạt được-Điểm tối thiểu)/(Điểm tối đa- kháng sinh; hoàn thành học phần dược lý - dược lâm sàng. Điểm tối thiểu)x 100. Phần B, C, D câu hỏi “Kiến thức, thái độ và thực hành về Tổng số điểm trên 70% được xếp vào mức cao, từ 50% đến 70% kháng sinh” (Knowledge, attitude, and practices towards mức trung bình và dưới 50% được xếp vào mức thấp. antibiotics questionnaire) được chuyển ngữ từ nghiên cứu trước của tác giả Karuniawati H (2021) [11]. Bộ câu hỏi sau khi được nghiên cứu viên dịch sang tiếng Việt, đã được gửi đến năm giảng viên của khoa Điều dưỡng- + Phần B: Kiến thức về thuốc kháng sinh (20 câu). Câu trả Kỹ thuật Y học (ĐD – KTYH), Đại học Y Dược Thành phố lời có 3 lựa chọn: “Đồng ý”; “Không đồng ý”; “Không biết”. Hồ Chí Minh (TPHCM) để nhận được sự xem xét và đánh Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc giá dựa trên ba tiêu chí: 1) Tính rõ ràng; 2) Tính dễ hiểu và 3) “Không biết” được 0 điểm. Điểm tối thiểu trong lĩnh vực kiến Phù hợp và có thể áp dụng. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo thức là 0 và tối đa là 20 điểm. thang đo Likert bốn mức độ từ 1 (Rất không đồng ý) đến 4 + Phần C: Thái độ đối với thuốc kháng sinh (12 câu). Các (Rất đồng ý). câu trả lời được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ (“Rất không Giá trị I-CVI và S-CVI/Ag của các phần trong bộ câu hỏi đồng ý”, “Không đồng ý”, “Không chắc chắn”, “Đồng ý”, “Rất xem ở Bảng 1. đồng ý”). Điểm từ 5 đến 1 tương ứng với câu trả lời từ “Rất Bảng 1. Giá trị CVI của bộ câu hỏi Rõ ràng Dễ hiểu Phù hợp và có thể áp dụng I-CVI S-CVI/Ag I-CVI S-CVI/Ag I-CVI S-CVI/Ag Phần A (8 câu) 0,8-1 0,975 0,8-1 0,975 1 1 Phần B (20 câu) 0,8-1 0,99 0,8-1 0,99 0,8-1 0,99 Phần C (12 câu) 1 1 1 1 1 1 Phần D (13 câu) 0,8-1 0,95 0,8-1 0,95 0,8-1 0,98 Độ tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá bằng Cronbach’s alpha có giá trị là 0,81 – 0,89 2.2.4. Thu thập số liệu nhân Điều dưỡng chính quy từ năm 1 đến năm 4 để thông tin Dữ liệu được thu thập trực tiếp thông qua bộ câu hỏi tự điền về nghiên cứu, sự chấp thuận của Hội đồng Y Đức. bản giấy, người tham gia nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi Bước 2: Nghiên cứu viên liên hệ ban cán sự lớp xin danh trong bộ câu hỏi một cách độc lập. Quy trình nghiên cứu được sách lớp, lịch học tập trung của lớp và địa chỉ email UMP tiến hành theo các bước sau: (@ump.edu.vn) của tất cả các sinh viên. Sau đó tính ra số Bước 1: Nghiên cứu viên liên lạc cố vấn học tập các lớp Cử lượng mẫu tối thiểu cần lấy ở mỗi lớp (59% sinh viên của lớp) 68 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.10
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 và chọn ra ngẫu nhiên từ danh sách lớp bằng hình thức qua nghiên cứu là 71,3% (Bảng 2). random qua phần mềm Microsoft Excel. Bảng 2. Đặc điểm của sinh viên điều dưỡng (n = 429) Bước 3: Nghiên cứu viên gửi thông tin nghiên cứu đến Đặc điểm Tần số Tỷ lệ email UMP của các sinh viên trong danh sách mẫu, với nội Nam 63 14,7 dung: giới thiệu về nghiên cứu; sự chấp thuận của Hội đồng Giới tính Nữ 366 85,3 Y đức; sự cho phép của cố vấn học tập và thông báo ngày, giờ Năm 1 122 28,4 lấy mẫu trực tiếp. Năm 2 110 25,6 Bước 4: Nghiên cứu viên gặp mặt trực tiếp các sinh viên để Năm học Năm 3 96 22,4 thông tin về nghiên cứu: mục đích; ý nghĩa; lợi ích, bất lợi và Năm 4 101 23,5 tính bảo mật của nghiên cứu. Sau khi nghe phổ biến và đọc thông tin trong phiếu đồng thuận, sinh viên tự nguyện tham Có 421 98,1 BHYT gia vào nghiên cứu bằng cách ký và ghi họ tên vào phiếu đồng Không 8 1,9 thuận. Nghiên cứu viên sẽ hướng dẫn các sinh viên đồng ý Thường xuyên sử Có 146 34,7 tham gia vào nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi tự điền gồm bốn dụng BHYT Không 275 65,3 phần, trong 25 phút. Từng nghe về Có 423 98,6 Bước 5: Gửi thư cảm ơn đến email UMP của các sinh viên thuốc kháng sinh Không 6 1,4 đã tham gia vào nghiên cứu. Nếu có bất kì câu hỏi hoặc thắc Phương tiện truyền 354 82,5 mắc gì liên quan đến nghiên cứu, các sinh viên có thể liên hệ thông với nghiên cứu viên qua số điện thoại hoặc email đã được cung Trường học 340 79,3 cấp qua thư cảm ơn để được giải đáp và làm rõ thông tin. Nguồn thông tin Hàng xóm/bạn 171 39,9 về thuốc kháng bè/người thân 2.2.5. Xử lý số liệu sinh Nhân viên bán thuốc ở 236 55 Dữ liệu thu thập được mã hóa, làm sạch bằng phần mềm nhà thuốc tư nhân Microsoft Excel 2013 và phân tích bằng phần mềm SPSS Bác sĩ 293 68,3 25.0. Chưa từng nghe 6 1,4 Tần số, tỷ lệ phần trăm được dùng để mô tả các biến. Học phần dược lý Đã hoàn thành 306 71,3 Phép kiểm Chi bình phương (Fisher’s exact test khi có trên – dược lâm sàng Chưa hoàn thành 123 28,7 20% số ô có vọng trị nhỏ hơn 5) được sử dụng để xác định mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. 3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 thái độ đối với “Thuốc kháng sinh còn sót lại” (68,6%) và thực hành cho thấy sinh viên có thực hành ở mức độ cao cao thấp nhất là nhóm thái độ “Hy vọng về thuốc kháng sinh” nhất là “Nguồn thuốc kháng sinh” (90,4%) và thấp nhất là “Sử (41%), “Sử dụng kháng sinh” (42,4%). Bên cạnh đó, nhóm dụng kháng sinh” (38,9%). Kiến thức Thái độ Thực hành 20,3 44,5 49,9 55,5 50,1 79,7 Trung bình, thấp Cao Trung bình, thấp Cao Trung bình, thấp Cao Hình 1. Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên điều dưỡng (n = 429) Nhóm kiến thức về thuốc kháng sinh Sử dụng kháng sinh 68,5 31,5 Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh 46,4 53,6 Hậu quả lạm dụng thuốc kháng sinh 18,6 81,4 Tiếp cận thuốc kháng sinh 52,9 47,1 Vai trò của thuốc kháng sinh 63,2 36,8 Xác định kháng sinh 40,4 59,7 Nhóm thái độ đối với thuốc kháng sinh 4. Hy vọng về thuốc kháng sinh 59 41 Sử dụng kháng sinh 57,6 42,4 Thuốc kháng sinh còn sót lại 31,4 68,6 Nguồn thuốc kháng sinh 48.9 51,1 Nhóm thực hành sử dụng kháng sinh 4. Ý định sử dụng kháng sinh 47,8 52,2 Sử dụng kháng sinh 61,1 38,9 Khuyến nghị sử dụng kháng sinh 21,9 78,1 Nguồn thuốc kháng sinh 9,6 90,4 Trung bình, thấp Cao Hình 2. Nhóm kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên điều dưỡng Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có thái độ và thực 4. BÀN LUẬN hành ở mức cao cũng cao hơn các nghiên cứu trên người dân của Karuniawati H (2021), Phạm Thị Mỹ Dung (2023) và Nguyễn Thị Hải Hà (2018) [12, 14, 15]. Sự khác biệt này có Nghiên cứu cho thấy có 44,5% sinh viên điều dưỡng có thể được giải thích do sinh viên y nói chung và sinh viên điều kiến thức về thuốc kháng sinh ở mức cao. Kết quả này tương dưỡng nói riêng là đối tượng có thể nhận được nhiều thông đối phù hợp với nghiên cứu của Hu Y (2018) trên đối tượng tin về thuốc kháng sinh hơn so với sinh viên các ngành khác là sinh viên y khoa Trung Quốc (40,4%) [13]. Mặt khác, kết và người dân, nên kiến thức cũng cao hơn [16, 17]. Điều này quả này lại cao hơn so với nghiên cứu trên đối tượng là người cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu, khi cho thấy sinh dân Indonesia của Karuniawati H (2021) và người dân Hà Nội viên có nguồn thông tin về thuốc kháng sinh từ trường học và của Phạm Thị Mỹ Dung (2023) [12, 14]. đã hoàn thành học phần dược lý- dược lâm sàng có kiến thức, 70 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.10
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 thái độ và thực hành cao hơn sinh viên không có nguồn thông Nguyễn Thị Ngọc Phương tin từ trường học và chưa hoàn thành học phần dược lý – dược https://orcid.org/0000-0003-0697-5979 lâm sàng. Có thể thấy sinh viên y nói chung và sinh viên điều Phạm Ngọc Hà dưỡng nói riêng đều có kiến thức chưa tốt về vai trò của thuốc kháng sinh, tỷ lệ sinh viên và người dân biết thuốc kháng sinh https://orcid.org/0009-0006-9821-4518 không có tác dụng trong điều trị nhiễm virus và các triệu chứng điển hình của cảm lạnh thông thường còn chưa cao Đóng góp của các tác giả [7, 16]. Ý tưởng nghiên cứu: Cao Triệu Vy, Nguyễn Thị Ngọc Phương, Phạm Ngọc Hà 5. KẾT LUẬN Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Cao Triệu Vy Thu thập dữ liệu: Cao Triệu Vy Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức, thái độ về thuốc kháng sinh ở mức cao còn chưa Giám sát nghiên cứu: Cao Triệu Vy, Nguyễn Thị Ngọc cao với tỷ lệ sinh viên có kiến thức về thuốc kháng sinh ở mức Phương, Phạm Ngọc Hà cao là 44,5%, tỷ lệ sinh viên có thái độ đối với thuốc kháng Nhập dữ liệu: Cao Triệu Vy sinh ở mức cao là 49,9%, tỷ lệ sinh viên có thực hành sử dụng kháng sinh ở mức cao là 79,7%. Do đó, việc đào tạo cho thấy Quản lý dữ liệu: Cao Triệu Vy có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng Phân tích dữ liệu: Cao Triệu Vy kháng sinh của sinh viên điều dưỡng. Nghiên cứu có hạn chế Viết bản thảo đầu tiên: Cao Triệu Vy, Nguyễn Thị Ngọc ở phương pháp nghiên cứu cắt ngang chỉ cung cấp thông tin Phương, Phạm Ngọc Hà tại một thời điểm mà không phản ánh được sự thay đổi theo thời gian, và sử dụng bộ câu hỏi tự điền chưa phản ánh toàn Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Cao Triệu Vy, Nguyễn diện thực hành của sinh viên. Thị Ngọc Phương, Phạm Ngọc Hà 6. KIẾN NGHỊ Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Các nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành rộng hơn trên đối tượng là sinh viên ngành y nói chung hoặc trên đối tượng là Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức nhân viên y tế. Bộ câu hỏi nghiên cứu cần có thêm phần đánh Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong giá nhận thức đối với tình trạng đề kháng kháng sinh hiện nay nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí và thực hành sử dụng kháng sinh trên lâm sàng ở nhóm đối Minh, số 325/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 14/03/2023. tượng này. Ngoài ra, bộ câu hỏi phần kiến thức cần được thiết kế chuyên sâu hơn để đánh giá đúng hơn về kiến thức của sinh viên/nhân viên y tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn tài trợ 1. CDC. Antimicrobial Resistance Questions and Answers. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 2022. URL: https://www.cdc.gov/antibiotic- use/antibiotic-resistance.html. Xung đột lợi ích 2. CDC. About Antimicrobial Resistance. 2022. URL: Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. https://www.cdc.gov/drugresistance/about.htm. 3. WHO. Antibiotic resistance. 2020. URL: ORCID https://www.who.int/news-room/fact- Cao Triệu Vy sheets/detail/antibiotic-resistance. https://orcid.org/0009-0000-7884-9192 4. Anwar M, Raziq A, Shoaib M, Baloch NS, Raza S, Sajjad B, et al. Exploring Nurses' Perception of https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 71
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Antibiotic Use and Resistance: A Qualitative Inquiry. J 11. Karuniawati H, Hassali MAA, Suryawati S, Ismail WI, Multidiscip Healthc. 2021;14(1):1600. Taufik T, Hossain MS. Assessment of Knowledge, Attitude, and Practice of Antibiotic Use among the 5. Jayaweerasingham M, Angulmaduwa S, Population of Boyolali, Indonesia: A Cross-Sectional Liyanapathirana V. Knowledge, beliefs and practices on Study. Int J Environ Res Public Health. antibiotic use and resistance among a group of trainee 2023;https://www.mdpi.com/1660-4601/18/16/8258. nurses in Sri Lanka. BMC Res Notes. 2019;12(1):2. 12. Hu Y, Wang X, Tucker JD, Little P, Moore M, Fukuda 6. Rabano-Blanco A, Dominguez-Martis EM, Mosteiro- K, et al. Knowledge, Attitude, and Practice with Respect Miguens DG, Freire-Garabal M, Novio S. Nursing to Antibiotic Use among Chinese Medical Students: A Students' Knowledge and Awareness of Antibiotic Use, Multicentre Cross-Sectional Study. Int J Environ Res Resistance and Stewardship: A Descriptive Cross- Public Health. 2023. URL: Sectional Study. Antibiotics (Basel). 2019;8(1):1. https://www.mdpi.com/1660-4601/15/6/1165. 7. Kang CI, Song JH. Antimicrobial resistance in Asia: 13. Phạm TMD, Phạm VT, Hà DL, Đỗ TTH. Kiến thức và current epidemiology and clinical implications. Infect thái độ sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Chemother. 2013;45(1):23. Thượng Thanh, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội và 8. Browne AJ, Chipeta MG, Haines-Woodhouse G, một số yếu tố liên quan. VMJ 2023;527(1):259. Kumaran EPA, Hamadani BHK, Zaraa S, et al. Global 14. Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Thị Thanh Huệ, Đinh Xuân antibiotic consumption and usage in humans, 2000-18: a Bách. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan spatial modelling study. Lancet Planet Health. về sử dụng thuốc kháng sinh của người dân phường Phú 2021;5:897. Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. TNU Journal of 9. Võ Thảo Nguyên. Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng Science and Technology. 2023;194(1):38. kháng sinh của sinh viên trường Đại học Tây ô. Khóa 15. Jairoun A, Hassan N, Ali A, Jairoun O, Shahwan M. luận tốt nghiệp chuyên ngành Dược học, Đại học Tây Knowledge, attitude and practice of antibiotic use among Đô. 2017. university students: a cross sectional study in UAE. 10. Higuita-Gutierrez LF, Roncancio Villamil GE, Jimenez BMC Public Health 2023;19(1):5. Quiceno J. Knowledge, attitude, and practice regarding 16. Huang Y, Gu J, Zhang M, et al. Knowledge, attitude and antibiotic use and resistance among medical students in practice of antibiotics: a questionnaire study among 2500 Colombia: a cross-sectional descriptive study. BMC Chinese students. BMC Med Educ. 2013; Public Health. 2020;20(1):1861. DOI:10.1186/s12889- https://bmcmededuc.biomedcentral.com/articles/10.1186/1 020-09971-0. 472-6920-13-163. 72 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2