intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV năm 2009

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

924
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) của sản phụ sau sanh tại Khoa Hậu sản A – B Bệnh viện Hùng Vương. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề tài nghiên cứu: Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV năm 2009" để nắm bắt nội dung của vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV năm 2009

  1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA  MẸ CỦA SẢN PHỤ SAU SANH TẠI BVHV NĂM 2009 Lê Thị Yến Phi  TÓM TẮT Mục tiêu:  Xác định tỷ  lệ  kiến thức, thái độ, thực hành đúng về  việc nuôi con bằng sữa mẹ   (NCBSM) của sản phụ sau sanh tại Khoa Hậu sản A – B Bệnh viện Hùng Vương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả  cắt ngang 384 sản phụ có bé nằm theo mẹ  nhập Khoa Hậu   sản A (khu dịch vụ) – 384 sản phụ có bé nằm theo mẹ  nhập Khoa Hậu sảnB (khu không dịch   vụ) từ 31/8/2009 đến 31/12/2009. Kết quả: Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng là 29%, thái độ đúng là 13%, thực hành đúng là   4%. Ở sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ. Ở sản phụ có trình độ   học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn.Ở Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ)   có đến 329 (96%) sản phụ thực hành cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh cao hơn Khoa   Hậu Sản A (khu dịch vụ) chỉ có 263 (68%) sản phụ  cho bé bú sớm trong 2 giờ  đầu sau san.   Chỉ có 06 sản phụ (0.78%) vừa có KT, TĐ và TH đúng về NCBSM.  Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các sản phụ có kiến thức, thái độ,   thực hành về NCBSM còn thấp. Các sản phụ chưa có đầy đủ kiến thức về NCBSM nên chưa tự   tin mình đủ sữa cho bé bú, vì thế các bà mẹ thường cho bé bú sữa công thức trước khi cho con   bú sữa của mình. Phần lớn các sản phụ  chưa thực hành đúng.  Điều này đòi hỏi cần phải đẩy   mạnh công tác truyền thông để các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có đầy đủ kiến thức về NCBSM.  Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bắng sữa mẹ. KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON BREASTFEEDING OF  POSTPARTUM WOMEN IN HUNG VUONG HOSPITAL   ABSTRACT Objectives:  To   determine   percentage   of   postpartum   women   having   appropriate   knowledge,   attitude and practice on breastfeeding at A & B Postpartum wards of Hung Vuong Hospital.  Method: Descriptive, cross – sectional study was carried out on 384 mothers of neonates staying   at A Postpartum ward (serviced area) and 384 mothers of neonates staying at B Postpartum ward   (non serviced area) from 31/8/2009 to 31/12/2009.   Result: 29% postpartum woman were appropriate knowledge, 71% inappropriate knowledge,  13% appropriate attitude, 87% inappropriate attitude, 4% appropriate practice, 96%  inappropriate practice. Null parity women have better practice than multiparity women. Women  graduated secondary school and upwards have better attitude and practice. 329 (96%) Women  staying at B Postpartum wards (non serviced area) carry out early breastfeeding within 2 first hours  after giving birth while only 263 (68%) women staying at A Postpartum ward (serviced area) do  so. There is only 6 (0.78%) women having appropriate knowledge, attitude and practice on  breastfeeding.      Conclusion:   Percentage   of   postpartum   woman   having   appropriate   knowledge,   attitude   and   practice of breastfeeding is low. They haven’t had enough knowledge on breastfeeding. They are   not   confident   of   having   suficient   milk   for   their   neonates,   therefore,   they   often   to   feed   their   neonates   formula   milk   before   breast­milk.   Most   of   them   practise   inappropriately.  A   strong   promotion of propaganda to give women in the age of reproduction sufficient knowledge on breastfeeding   should be carried out. 1
  2. Keyword: Knowledge, attitude and practice on Breastfeeding  *Phòng Điều Dưỡng Bệnh viện Hùng Vương,  Tác giả liên lạc: CN. Lê Thị Yến Phi ĐT: 0918115035 Email: phivygdhp@ymail.com 2
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ NCBSM là biện pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhiều hiệu quả bảo vệ sức   khỏe bà mẹ và bé. Sữa mẹ chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng và các yếu tố bảo vệ giúp  tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể của bé. Đặc biệt, sữa non là dòng sữa đầu tiên do   bầu vú tiết ra rất giàu năng lượng, vì vậy ngay trong giờ đầu sau sanh cần cho bé bú mẹ  [2].  Nhiều năm trước đây các nhà nghiên cứu đã biết sữa mẹ cung cấp nhiều ích lợi cho sức khỏe   của bé, hạ thấp tỷ lệ: tiêu chảy, phát ban, dị ứng thức ăn và nhiều vấn đề Y Khoa nữa, khi so  sánh với những bé được nuôi bằng sữa bò [10]. Bà mẹ  NCBSM giúp phát triển mối quan hệ  gần gủi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con [2]. Ngoài ra việc NCBSM rất kinh tế vì có thể  tiết kiệm cho nhà nước hàng triệu USD vào việc sản xuất, vận chuyển phân phối các sản  phẩm,  thực phẩm  đắt đỏ  dùng  để  chữa trị, phục hồi cho các trẻ  em bị  suy dinh dưỡng  [8].Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt cho bé bú đúng   phương pháp. Theo UNICEF  ước tính 1.3 triệu trẻ  chết hàng năm bởi không được NCBSM  hoàn toàn trong vòng sáu tháng đầu mà bị  nuôi bằng các thức ăn, đồ  uống khác [8]. Theo  Anthony   Bloomberg,   đại   diện   UNICEF   ở   Việt   Nam   thì   chỉ   có   chưa   đến   1/3   các   bà   mẹ  NCBSM trong 4 tháng đầu. Tỷ  lệ  trung bình Thế  Giới là khoảng 40%. Tỷ  lệ  nuôi con hoàn  toàn bằng sữa mẹ  ở Việt Nam giảm xuống còn 5% khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Đây là một   trong các vùng có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp nhất và có thể  ảnh hưởng xấu   đến sức khỏe của trẻ  nhỏ  [11]. Thêm vào đó là trong cuộc sống hiện đại, người phụ  nữ  không có nhiều thời gian dành cho con bú. Nguyên nhân chủ  yếu là thái độ  xã hội, trong đó  thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng, nhất là người chồng. Các bậc ông, bà, thiếu kiến thức và các   bà mẹ không ý thức được vai trò quan trọng của việc NCBSM. Tại Bệnh viện Hùng Vương –   Tp. Hồ  Chí Minh, là Bệnh Viện Bạn Hữu Trẻ  Em từ  năm 1995, trong khu vực của môi  trường sống công nghiệp hiện đại cũng cần được tìm hiểu, nghiên cứu về kiến thức, thái độ,   thực hành của sản phụ  sau sanh về  việc NCBSM ra sao, nhằm đề  ra những biện pháp can   thiệp thích hợp. Nghiên cứu được thực hiện với câu hỏi nghiên cứu và các mục tiêu sau: Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ kiến thức (KT), thái độ (TĐ), thực hành (TH) đúng trong việc   NCBSM của sản phụ sau sanh tại Khoa Hậu Sản A ­ B BVHV năm 2009 là bao nhiêu? II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ  sau sanh tại Khoa Hậu Sản A ­ B ­ Bệnh viện Hùng Vương vào  31 tháng 9 năm 2009 đến 31  tháng 12 năm 2009. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV. 2. Xác định tỷ lệ thái độ đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV. 3. Xác định tỷ lệ thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV. 4. Tìm mối tương quan giữa kiến thức, thái độ  và thực hành của sản phụ về việc nuôi con   bằng sữa mẹ tại BVHV. III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU III. 1 Loại nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thời gian nghiên cứu: Từ 31/8/2009 đến 31/12/2009. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Hậu Sản A – B. III. 2 Đối tương nghiên cứu: 3
  4. ­ Dân số  chọn mẫu: Sản phụ sau sanh không can thiệp có bé nằm theo mẹ  nhập Khoa   Hậu Sản A ­ B Bệnh viện Hùng Vương. ­ Dân số nghiên cứu: Sản phụ sau sanh ngày thứ nhất không có bệnh lý nội khoa, có bé nằm  theo mẹ nhập Khoa Hậu Sản A ­ B ­ BVHV từ 31/8/2009 đến 31/12/2009 đồng ý tham gia. III. 3 Định nghĩa các biến số thu thập: Kiến thức 01 Lợi ích của sữa  Gồm 2 giá trị có biết và không biết: non Có biết (1đ) khi trả lời được 1/3 ý: Nhiều chất dinh dưỡng,  nhiều kháng thể, dễ tiêu hóa. Không biết khi không trả lời được ý nào. 02 Lợi ích cho bé  Gồm 2 giá trị đúng và sai: khi được NBSM Đúng (1đ) khi trả lời được 2/3 ý: Nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu  hóa, bảo vệ cơ thể bé không nhiễm bệnh. Sai khi trả lời 1 ý hoặc không đúng ý trên. 03 Lợi ích cho mẹ  Gồm 2 giá trị đúng và sai: khi cho bé bú mẹ Đúng (1đ) khi trả lời được 3/5 ý: Không tốn tiền, tiện lợi, tăng  tình cảm mẹ con (gần gủi), giúp ngừa thai, chống ung thư vú. Sai khi trả lời 1,2 ý hoặc không đúng ý trên. 04 Nguyên tắc đề  Gồm 2 giá trị đúng và sai: NCBSM Đúng (1đ) khi trả lời được 3/5 ý: Cho bú mẹ ngay sau sinh càng  sớm càng tốt, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng,  không cho uống thêm bất kỳ gì ngoài sữa mẹ (kể cả nước chín),  cho bú kéo dài đến 24 tháng, cho bú theo nhu cầu của bé, đến 6  tháng tuổi mới cho bé ăn dặm. Sai khi trả lời 1,2 ý hoặc không đúng ý trên. 05 Cách duy trì  Gồm 2 giá trị đúng và sai: nguồn sữa Đúng (1đ) khi trả lời được 3/5 ý: Uống nhiều nước, ăn đầy đủ  chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi thoải mái, cho bé bú nhiều lần hơn,  vắt bỏ lượng sữa thừa sau mỗi lần cho bú. Sai khi trả lời 1,2 ý hoặc không đúng ý trên. 06 Những hạn chế  Gồm 2 giá trị đúng và sai: khi nuôi bé bằng  Đúng (1đ) khi trả lời được 2/3 ý: Dễ tiêu chảy, nhiễm bệnh, tốn  sữa nhân tạo tiền. Sai khi trả lời khác ý trên. Sản phụ có KT đúng về NCBSM khi trả lời đúng cả 6 phần trên (hay 6 điểm). Thái độ: Các biến trong phần TĐ có 2 giá trị: đồng ý và không đồng ý (1đ). 01 Sữa mẹ là tốt nhất vì có đầy đủ chất dinh dưỡng (1đ). 02 NCBSM là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé (1đ). 03 Lời khuyên về lợi ích của việc NCBSM là hoàn toàn đúng (1đ). 04 Chấp nhận cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sanh (1đ). 05 Chấp nhận cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn theo nhu cầu kể cả ban đêm (1đ). 06 Chấp nhận không cho bé uống thêm nước vì sữa mẹ đủ lượng nước (1đ). 07 Chấp nhận cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu (1đ). Sản phụ có TĐ đúng khi trả lời đồng ý cả 5/7 phần trên (hay ≥ 5 điểm) 4
  5. Thực hành: Các biến trong phần thực hành có 2 giá trị có và không. 01 Quan sát cách bà mẹ bế bé cho bú đúng (1đ). 02 Quan sát cách bà mẹ cho bé ngậm bắt vú đúng (1đ). 03 Cho bé sớm trong vòng 1 giờ sau sanh (1đ). 04 Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn theo nhu cầu kể cả ngày và đêm (1đ). 05 Không cho bé uống nước thêm sau mỗi lần bú (1đ). 06 Không cho ăn thức ăn, nước uống khác ngoài sữa mẹ (1đ). 07 Cần vắt bỏ sữa dư sau mỗi lần cho bú (1đ). Sản phụ có thực hành đúng khi trả lời 5/7 ý trên (hay ≥ 5 điểm). III. 4 Kỹ thuật chọn mẫu: ­ Chọn mẫu: Chọn sản phụ sau sanh thường ngày thứ nhất không có bệnh lý nội khoa có bé   nằm theo mẹ nhập Khoa Hậu Sản A  (khu dịch vụ) ­ Khoa Hậu Sản B ( khu không dịch vụ) ­  BVHV từ 31/8/2009 đến 31/12/2009. ­ Cỡ  mẫu: 384 sản phụ  nhập Khoa Hậu Sản A và 384 sản phụ  nhập Khoa Hậu Sản B sau   sanh không can thiệp. Theo công thức: n = Z2 ( 1 – α /2 ) x     pq  d                                                 2   n: cỡ mẫu. Z2 ( 1 – α /2 ): hệ số tin cậy = 1,96 d: sai số ước lượng = 5 % q = ( 1 – p ) p: tỷ lệ có kiến thức = 0,5  ­ Cách  ch   ọn mẫu : Chọn mẫu xác xuất dựa theo tuần tự. III. 5 Tiêu chí chọn mẫu: ­ Tiêu chí thu nhận: ­ Tất cả sản phụ sau sanh không can thiệp ­ Không có bệnh lý nội khoa ­ Có bé nằm theo mẹ nhập Khoa Hậu Sản Khu A và khu B – BVHV. ­ Sản phụ đồng ý cho con bú và tham gia nghiên cứu. ­ Tiêu chí loại trừ: ­ Những sản phụ  không có khả  năng trả  lời như: những người câm điếc hay những tâm  thần. ­ Những sản phụ sanh khó: sanh mổ, sanh kềm, sanh hút. ­ Những sản phụ có bệnh lý không cho phép NCBSM: suy tim, lao phổi, HIV, ung thư đang  điều trị hóa chất, đang dùng thuốc chống động kinh. III. 6 Phương pháp thu thập số liệu: ­ Phương pháp thu thập: Nhóm nghiên cứu sẽ phỏng vấn trực tiếp sản phụ qua bảng câu hỏi  đã soạn sẵn. Quan sát thái độ và thực hành của sản phụ theo bảng kiểm. ­ Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi. ­ Kiểm soát sai lệch thông tin: ­ Tiến hành soạn bộ  câu hỏi với những từ  ngữ  dễ  hiểu, rõ ràng phù hợp với người dân.  Bảng câu hỏi sau khi soạn xong sẽ  được thử  nghiệm trên một số  sản phụ  sau đó chỉnh   sửa lại cho hợp lý. Rồi mới bắt đầu tiến hành thu thập số liệu. ­ Nhóm nghiên cứu sẽ được tập huấn kỹ về phương pháp thu thập số liệu để sử dụng bảng   phỏng vấn được đồng bộ. IV. XỬ LÝ SỐ LIỆU Phân tích số liệu và xử lý số liệu: 5
  6. ­ Các bộ câu hỏi sau khi đã phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù hợp, sự hoàn tất của   bộ câu hỏi, những phiếu không đầy đủ những chi tiết hoặc không phù hợp sẽ được phỏng   vấn lại hoặc loại bỏ những câu hỏi không đúng đối tượng chọn mẫu ­ Dữ liệu được mã hóa và nhập vào máy tính sử dụng phần mềm Microsoft Excel. ­ Thống kê mô tả: Cho tất cả các biến số nghiên cứu được tính bằng tần số  và tỷ  lệ  phần   trăm gồm: các biến số là tuổi, dân tộc, trình độ  học vấn, nghề nghiệp, nơi cư ngụ và các  biến số kiến thức, thái độ, thực hành về NCBSM Lợi ích thu nhận từ nghiên cứu: ­ Biết được kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ  sau sanh về  việc NCBSM ra sao   nhằm đề  ra những biện pháp can thiệp Tìm ra hướng bổ  sung trong công tác tham vấn  NCBSM. Từ đó có hướng giáo dục cho những người trong độ  tuổi sinh đẻ  ở  cộng đồng,   để họ có định hướng đúng góp phần bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. ­ Những số  liệu trong nghiên cứu có thể  được cung cấp làm thông tin nền cho các nghiên   cứu về sau trong lĩnh vực tham vấn NCBSM. V. VẤN ĐỀ Y ĐỨC: ­ Đề tài này được thông qua Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học của BVHV. ­ BVHV được công nhận là Bệnh viện Bạn Hữu Trẻ Em và NCBSM nằm trong chiến lược   chăm sóc của Bệnh viện. ­ Nghiên cứu tuân thủ các yêu cầu về y đức. Không vi phạm đến vấn đề nhạy cảm, riêng tư  của sản phụ. ­ Sản phụ được nhận thông tin đầy đủ từ nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. VI. KẾT QUẢ  ­ BÀN LUẬN  Kết quả nghiên cứu được trình bày bao gồm: Mô tả đặc tính của mẫu nghiên cứu, tỷ lệ kiến   thức, thái độ, thực hành đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh. 1. Đặc tính của mẫu: Qua khảo sát 768 sản phụ tham gia nghiên cứu có các đặc tính chung  sau  Bảng 2.1 Đặc tính chung của sản phụ. Đặc tính Số lượng Tỷ lệ Nhóm tuổi  35 tuổi 52 6.77% Số lần sanh Con so 383 49.87% Con rạ (≥ 1 lần) 385 50.13% Dân tộc Kinh 724 94.27% Hoa 37 4.82% Dân tộc khác 7 0.91% Nghề nghiệp Nội trợ 305 40% Buôn bán – Dịch vụ 104 14% CNV – DNTN 241 31% Nghề khác 118 15% Trình độ học vấn Mù chữ 8 1.04% Cấp 1 111 14.45% 6
  7. Cấp 2 329 42.84% Cấp 3 213 27.73% Trên cấp 3 (trung cấp, cao đẳng, đại học) 107 13.93% Nghiên cứu được thực hiện trên 768 bà mẹ sau sanh trong đó  384 sản phụ nhập Khoa Hậu   Sản A và 384 sản phụ nhập Khoa Hậu Sản B sau sanh không can thiệp. Đa số (60.67%) thuộc  nhóm tuổi từ 25 ­ 35. Có 50.13% là sản phụ sanh con so và 49.87% là sản phụ sanh con rạ Những sản phụ tham gia nghiên cứu là nội trợ (40%) và kế đến là công nhân viên chức   (31%). Về  văn hóa thì chỉ  có 13.93% có trình độ  cao đẳng, đại học đa số   ở  trình độ  cấp 2  (42.84%). Điều này cho thấy trình độ  các bà mẹ tham gia nghiên cứu không cao nên có phần   hạn chế  về  tiếp nhận thông tin và đa số  là nội trợ  nên có điều kiện gần bé để  thực hiện   NCBSM.   2. Đặc điểm NCBSM: a. Kiến thức:  Bảng 2.2. Nguồn thông tin về NCBSM của sản phụ. Nguồn thông tin về NCBSM Số lượng Tỷ lệ Qua bạn bè người thân 453 59% Qua tạp chí, báo đài, tranh ảnh, tờ rơi 397 52% Qua lớp giáo dục tiền sản 120 16% Không biết 4 1% Trong 120 sản phụ nhận được nguồn thông tin qua lớp giáo dục tiền sản:   Sản phụ có kiến thức đúng là 35 (29,17%).   Thái độ đúng là 20 (16.67%). Thực hành đúng là 5 (4.17%).  Kết quả này cho thấy hiệu quả từ lớp giáo dục tiền sản không cao. Nên cần kết hợp học   lý thuyết với thực hành và cụ thể là ngay sau sanh để giúp sản phụ thực hiện tốt Bảng 2.3. Tỷ lệ KT về NCBSM (384 sản phụ Khoa Hậu SảnA và 384 sản phụ Khoa Hậu  Sản B). Kiến thức về NCBSM Số đạt % 1 Biết được sữa đầu tiên là sữa non nên cho bé bú (1đ) 726 94.5% 2 Biết được lợi ích của sữa non (1đ) 733 95% 3 Biết được lợi ích cho bé khi NCBSM (1đ) 637 83% 4 Biết được lợi ích cho mẹ khi NCBSM (1đ) 620 81% 5  Biết được những hạn chế khi nuôi bé bằng sữa nhân tạo (1đ) 593 77% 6 Biết được cần làm gì để giúp mình duy trì nguồn sữa (1đ) 575 75% 7 Biết được thời gian từ 4 ­ 6 tháng trở lên mới cho bé ăn dặm (1đ) 668 87% 8 Biết được nên cho bé bú mẹ đến khi nào thì cai sữa (1đ) 364 47% KTchung đúng về NCBSM (8đ) 223 29% 7
  8. 29% Kiến thức đúng 29% 71% Kiến thức sai 71% Biểu đồ 1. 1. Kiến thức chung đúng về NCBSM 65% 70% 60% 50% 40% 30% 21% 20% 13% 10% 2.87% 0% Tốt (đạt ≥ 7đ) Khá (đạt 5 - 6đ) TB (đạt 3 - 4đ) Kém (đạt < 3đ) Biểu đồ 1. 2. Kiến thức về NCBSM theo điểm đạt. Kiến thức về NCBSM: KT từng vấn đề khá cao nhưng KT chung đúng về NCBSM chỉ có  223 sản phụ (29%) trả lời đúng 100% các câu hỏi về phần KT (hay đạt 8đ). Số  còn lại là   545 sản phụ (71%) có KT không đúng hoặc có một ít KT nhưng không đủ trong đó có 259   sản phụ (34%) trả lời gần đúng tất cả các câu hỏi về phần KT (hay đạt 7đ). Ở đây các sản   phụ  có KT không đúng bao gồm: chưa có kiến thức đủ  về  lợi ích cho bé khi NBSM cũng   như  những hạn chế  khi nuôi bé bằng sữa nhân tạo nên cho bé ăn dặm sớm và cho bé cai  sữa sớm. Nguyên nhân dẫn đến các sản phụ  này có kiến thức không đúng có thể  do tiếp  nhận thông tin về NCBSM không đầy đủ (Qua bạn bè người thân 59%). Tuy nhiên kết quả  nghiên cứu trên cao hơn kết quả  nghiên cứu năm 2008 ( Khoa Sơ sinh BV Nhi Đồng 2 là   17.91%) [4] . Sự  khác biệt này là do sự  tiến bộ  của các phương tiện truyền thông tuyên   truyền về NCBSM: báo, đài, internet, lớp giáo dục tiền sản.   b. Thái độ:Thái độ về NCBSM được đo lường bằng 9 câu hỏi về NCBSM. Bảng 2.4. Tỷ lệ thái độ đúng về NCBSM (384 sản phụ Khoa Hậu Sản A và 384 sản phụ  Khoa Hậu Sản B ). TĐ về NCBSM Số đạt % 1 Đồng ý sữa mẹ là tốt nhất phù hợp với nhu cầu phát  764 99% triển của trẻ (1đ) 2 Đồng ý lời khuyên về lợi ích của việc NCBSM là  764 99% hoàn toàn đúng (1đ) 3 Đồng ý NCBSM là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho  768 100% mẹ và bé (1đ) 4 Đồng ý cho bé bú mẹ ngay sau sanh càng sớm càng  755 98% tốt để trẻ bú được sữa non (1đ) 5 Đồng ý cho bé bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của bé  702 91% 8
  9. khi bé đòi bú. (1đ) 6 Đồng ý nên cho bé bú mẹ ban đêm (1đ) 629 82% 7 Không đồng ý cho bé uống nước sau mỗi lần bú mẹ  380 49% vì sữa mẹ đã đủ nước (1đ) 8 Đồng ý cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu  721 94% (1đ) 9 Không đồng ý cho bú thêm sữa công thức vài ngày  247 32% trong khi chờ đợi mẹ lên sữa (1đ) TĐ chung phù hợp về NCBSM (9đ) 100 13% 13% Thái độ đúng 13% Thái độ chưa đúng 87% 87% Biểu đồ 1. 3. Thái độ đúng về NCBSM 60% 51% 50% 47% 40% 30% 20% 10% 2% 0.00% 0% Tốt (đạt ≥ 8đ) Khá (đạt 6 - 7đ) TB (đạt 4 - 5đ) Kém (đạt < 4đ) Biểu đồ 1. 4 Thái độ về NCBSM theo điểm đạt. Thái độ  NCBSM:  Từng vấn đề  về  thái độ  rất cao nhưng thái độ  chung phù  hợp về NCBSM chỉ có 100 sản phụ (13%) trả lời đúng 100% các câu hỏi về phần thái độ  (hay đạt 9đ), có 290 sản phụ (38%) trả lời gần đúng về  phần thái độ  (hay được 8đ). Các  sản phụ có thái độ  không đúng do thiếu kiến thức về NCBSM nên dẫn đến thái độ  không   đúng bao gồm: không đủ tự tin vào bản thân đã đủ sữa cho con bú nên cho con bú sữa công   thức trước vài ngày trong khi chờ đợi mẹ lên sữa và đã cho bé uống thêm nước sau mỗi cử  bú. Trong quá trình mang thai sản phụ đã uống loại sữa dành cho bà mẹ mang thai nên trang   bị sẵn cho mình khi sinh loại sữa nhân tạo dành cho trẻ sơ sinh cùng loại.  c. Thực hành:  Bảng 2.5. Tỷ lệ TH đúng về NCBSM (384 sản phụ Khoa Hậu Sản A và 384 sản phụ  Khoa Hậu Sản B ). TH về NCBSM Số đạt % 1 Cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh (1đ) 592 77% 2 Không cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú (1đ) 364 47% 3 Cách đặt bé vào vú đúng (1đ) 637 83% 4 Có vắt bỏ sữa thừa sau mỗi cử bú (1đ) 317 41% 9
  10. 5  Cho bé bú theo nhu cầu cả ngày và đêm (1đ) 618 80% 6 Tư thế cho bé bú đúng (1đ) 245 32% 7 Cách cho bé ngậm bắt vú đúng (1đ) 348 45.3% TH đúng về NCBSM(7đ) 33 4% 4% TH đúng 4% TH sai 96% 96% Biểu đồ 1. 5. Thực hành đúng về NCBSM 48% 50% 40% 32% 30% 17% 20% 10% 3.39% 0% Tốt (đạt ≥ 6đ) Khá (đạt 4 - 5đ) TB (đạt 2 - 3đ) Kém (đạt < 2đ) Biểu đồ 1. 6 Thực hành về NCBSM theo điểm đạt. Thực hành về  NCBSM: Thực hành đúng về  nuôi con bằng sữa mẹ  chỉ  có 33 sản phụ  (4%)   thực hành đúng 100% (hay đạt 7 điểm). Có sự khác biệt trong thực hành NCBSM của 2 nhóm   sản phụ   ở  Khoa Hậu Sản A (khu Dịch vụ) (0.5%) và Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ)   (8.1%), ở khu không dịch vụ do điều kiện kinh tế nên bà mẹ cho bé bú sữa mẹ sớm trong 2 giờ  đầu sau sanh  nên kết quả thực hành cao hơn khu dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến kết quả thực   hành thấp do thiếu kiến thức và thái độ không phù hợp về NCBSM nên các sản phụ đã không   cho bé bú sữa mẹ  sớm ngay sau sanh và khi cho con bú thì phần lớn  ở  ngày đầu sau sanh do  mệt mỏi và do đau vết may nên về tư thế các sản phụ chưa bế bé cho bú đúng cách, từ  đó bé   ngậm bắt vú không tốt (có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lần sanh). Mặt khác, do hoàn   cảnh xã hội bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản nên đã không cho bé bú hoàn toàn   bằng SM (có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhóm nghề nghiệp về NCBSM).Vì vậy cần có   giải pháp thiết thực, hỗ trợ và nâng cao thực hành NCBSM cho những bà mẹ ngay sau sanh.Tuy  nhiên kết quả  nghiên cứu trên thấp hơn so với nghiên cứu năm 2008 (Khoa Sơ  sinh BV Nhi  Đồng 2 là 26.43%) [4] . Sự  khác biệt này có thể  giải thích: Các bà mẹ  hạn chế  vận động  ở  ngày đầu sau sanh (tại thời điểm nghiên cứu). 3. Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM: 3.1 Số lần sanh So sánh Con so (383) Con rạ (385) P KT 91 (23.76%) 132 (34.29%) 0.0056 TĐ 47 (12.27%) 53 (13.77%) 0.00009 TH 24 (6.27%) 9 (2.34%) 0.00042 10
  11. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P≤ 0.05  về số lần sanh (TĐ, TH về NCBSM). Ở  sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ, có thể giải thích ở sản phụ  con rạ có thái độ chưa đúng và đã thành thói quen nên dẫn đến thực hành không đúng 3.2 Trình độ học vấn So sánh Học vấn ≤ cấp2 (449) Học vấn > cấp2 (319) P KT 109 (24.27%) 114 (35.74%) 0.053 TĐ 52 (11.58%) 48 (15.05% 0.036 TH 16 (3.56%) 17 (5.32%) 0.03 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P≤ 0.05  về trình độ học vấn (TĐ, TH về  NCBSM). Ở sản phụ có trình độ học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn, điều  này hợp lý với thực tế vì nhóm học vấn cao có điều kiện tiếp nhận thông tin về NCBSM  nên có thái độ tích cực và thực hành tốt 3.3 Sản phụ nhập viện ở khoa hậu sản A (khu dịch vụ) và khoa Hậu Sản B (khu  không dịch vụ) Bảng 2.6. So sánh KT, TĐ, TH về NCBSM của sản phụ ở Khoa Hậu Sản A (khu dịch vụ) và   Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) So sánh Khoa Hậu Sản A Khoa Hậu Sản B N = 384 N = 384 KT 106 (28%)  117 (30%) TĐ 47 (12%) 53 (14%)  TH 2 (0.5%)  31 (8.1%) Có sự khác biệt trong thực hành NCBSM của 2 nhóm sản phụ ở Khoa Hậu Sản A (khu Dịch  vụ) và Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ): ở Khoa Hậu Sản A chỉ có 263 (68%) sản phụ  cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh nhưng ở Khoa Hậu Sản B có đến 329 (96%) sản phụ  cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh. Khi quan sát bà mẹ cho con bú: ở Khoa Hậu Sản A chỉ có 53 (14%) sản phụ đúng về tư thế  bế bé cho bú nhưng ở Khoa Hậu Sản B có đến 192 (50%) sản phụ đúng về tư thế bế bé cho  bú. Ở Khoa Hậu Sản A chỉ có 77 (20%) sản phụ cho bé ngậm bắt vú đúng nhưng ở Khoa  Hậu Sản B có đến 271 (71%) sản phụ cho bé ngậm bắt vú đúng. Điều này có thể giải thích  do đối tượng ở Khoa Hậu sản B (không phải khu dịch vụ) do điều kiện kinh tế nên bắt buộc  họ phải cho bé bú mẹ nên có cố gắng trong việc thực hành cho con bú mẹ. 3.4 Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM: Chỉ có 06 sản phụ (0.78%) vừa có KT, TĐ và TH đúng về NCBSM.  Có 51 sản phụ (6.64%) có cả 2 KT và TĐ đúng.  Có 15 sản phụ (2%) có cả 2 KT và TH đúng.  Có 10 sản phụ (1.3%) có cả 2 TĐ và TH đúng.  Trong 223 sản phụ có KT đúng về NCBSM chỉ có 99 sản phụ (44%) có TĐ đúng và chỉ có   33 sản phụ  (14.8%) TH đúng. Trong 100 sản phụ  có TĐ đúng về  NCBSM chỉ  có 51 sản   phụ (51%) có KT đúng và chỉ có 10 sản phụ (10%) TH đúng. Hạn chế của nghiên cứu:  Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện (sau 16giờ) tại một Bệnh viện (768 sản phụ trong 8023 ca   sanh không can thiệp tại thời điểm nghiên cứu) là ít có khả  năng đại diện cho cộng đồng   bà mẹ tại Thành Phố Hồ Chí Minh. VII. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT VII. 1 Kết luận: 11
  12. 1. Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng  về NCBSM là 29%. 2. Tỷ lệ sản phụ có thái độ đúng  về NCBSM là Thái độ đúng là 13%. 3. Tỷ lệ sản phụ có thực hành đúng về NCBSM là là 4%,  4. Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM: Ở sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ. Ở sản phụ có trình độ học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn. Ở  nhưng ở Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) có đến 329 (96%) sản phụ cho bé  bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh cao hơn Khoa Hậu Sản A (khu dịch vụ) chỉ có 263  (68%) sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh Chỉ có 06 sản phụ (0.78%) vừa có KT, TĐ và TH đúng về NCBSM.  VII. 2 Đề xuất: 1. Tỉ lệ  sản phụ có KT sai, TĐ không phù hợp và TH NCBSM chưa đúng khá cao. Cần  đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược can thiệp để khắc phục bao gồm: 2. Cần được phổ  biến cho các sản phụ  đi  Khám thai, đặc biệt các lớp “Chuẩn bị  làm  mẹ trước sanh”.  3. Đưa nguồn thông tin về NCBSM rộng rãi cho tất cả nhân viên trong Bệnh viện.  4. Tăng cường hướng dẫn về thực hành ngay những giờ đầu sau sinh. 5. Tăng cường giáo dục về  NCBSM đặc biệt là nhóm sản phụ  sanh con lần đầu và  nhóm sản phụ có trình độ học vấn ≤ cấp 2. Hướng dẫn mỗi ngày sau sanh về thực hành   cách vắt sữa và cách duy trì nguồn sữa đối với nhóm sản phụ  phải đi làm lại sau thời  gian nghỉ hậu sản. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước: [1] Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh,Tập II, Bộ Y Tế,2004: 246­247. [2] Khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, UNICEF, 1993. [3] Tham vấn NCBSM, Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, Bộ Y Tế, 1996: 7­9. [4] Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe, Ủy Ban Quốc gia dân số  và kế  hoạch hóa gia đình,   1997: Chương 9. [5] Tài liệu nghiên cứu: Đánh giá chương trình BFHI của BVHV, ThS. BS Phạm Gia đức,   ThS. BS Nguyễn Trọng Hiếu, 1995. [6] Tài liệu nghiên cứu: KT, TĐ, TH của bà mẹ về lợi ích NCBSM tại Khoa Sơ sinh BVNĐ 2   năm 2008, ĐD. Dương Thị Hồng Cương, Y Học TP. Hồ Chí Minh  Tập 12  Phụ bản của Số  4  2008, tr 24 ­ 28. Tài liệu nước ngoài: [7] Joan Younger Meek, Md, MS, RD, FAAP, IBCLC, Editor in Chief with Sherill Tippins, New  Mother’s Guide to Breastfeeding, 2002: 51­69. Women’s Health Profile: Viet Nam, WHO, 1995.  Infant feeding the physiological basis, James Akre, 1989. Trang Web: [8]http://www.nld.com.vn/tintuc/suc­khoe/205727.asp 09/9/2008. [9]http://www.suckhoe360.com/Me­va­be­yeu/Tu­0­6­thang/nuoi­con­bang­sua­me­thoi­hien­ dai 09/92008. [10]www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Bang­chung­moi­cua­loi­ich­nuoi­con­bang­sua­me ­ 30k  09/9/2008. [11]www.unicef.org/Vietnam/vi/media­1057.htmc 09/9/2008. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1