Kiến thức, thái độ và thực hành xử trí mắc dị vật của bố mẹ có con ≤ 2 tuổi tại thành phố Huế
lượt xem 1
download
Bài viết đưa ra kết luận tỷ lệ bố mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về xử trí mắc dị vật ở trẻ còn thấp. Trẻ bị mắc dị vật, đặc biệt là dị vật đường thở cần được xử trí sơ cấp cứu đúng, kịp thời, tuy nhiên vẫn còn có tỷ lệ không nhỏ bố mẹ có quan điểm và cách xử lý chưa đúng. Việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về xử trí mắc dị vật của bố mẹ thông qua các chương trình giáo dục, từ đó tăng cường nhận thức trong cộng đồng là cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức, thái độ và thực hành xử trí mắc dị vật của bố mẹ có con ≤ 2 tuổi tại thành phố Huế
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH XỬ TRÍ MẮC DỊ VẬT CỦA BỐ MẸ CÓ CON ≤ 2 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Trần Bình Thắng1 , Võ Đoàn Minh Nhật1 , Hồ Uyên Phương1 , Trần Đặng Xuân Hà1 , Nguyễn Văn Chánh1 , Phan Minh Trí1 , Lê Đình Dương1 , Nguyễn Ngô Bảo Khuyên1 , Trần Thị Mỹ Huyền1 , Trần Quốc Nhật Trường1 , Bùi Lê Thảo Phương1 , Nguyễn Thanh Gia1 , Nguyễn Thị Thanh Nhàn1 , Trịnh Thanh Xuân3 , Nguyễn Văn Tiến2 , Nguyễn Minh Tú1 TÓM TẮT 25 chương trình giáo dục, từ đó tăng cường nhận Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, nhiều bậc bố mẹ thức trong cộng đồng là cần thiết. và người chăm sóc trẻ còn thiếu kiến thức sơ cấp Từ khóa: mắc dị vật, dị vật đường thở, dị vật cứu ban đầu khi trẻ nhỏ mắc dị vật, đặc biệt là dị đường tiêu hoá, trẻ nhỏ. vật đường thở nên số trường hợp tử vong còn cao và để lại những di chứng đáng tiếc ở trẻ nhỏ. Do SUMMARY vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả KNOWLEDGE, ATTITUDES, AND kiến thức, thái độ và thực hành xử trí mắc dị vật PRACTICES OF PARENTS REGARDING của bố mẹ có con ≤ 2 tuổi tại thành phố Huế. FIRST AID FOR FOREIGN BODY Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt CHOKING IN CHILDREN ≤ 2 YEARS OLD ngang trên 385 bố mẹ có con ≤ 2 tuổi tại thành IN HUE CITY phố Huế từ tháng 6/2022 đến tháng 07/2023. Kết Introduction: In Vietnam, many parents and quả: Tỷ lệ bố mẹ có kiến thức đạt, thái độ tích caregivers lack adequate first aid knowledge for cực về mắc dị vật và thực hành xử trí tốt mắc dị managing airway obstructions, leading to vật lần lượt là 70,1%; 66,4% và 57,4%. Kết luận: preventable deaths and complications. This study Tỷ lệ bố mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng aims to describe the knowledge, attitudes, and về xử trí mắc dị vật ở trẻ còn thấp. Trẻ bị mắc dị practices of parents regarding first aid for foreign vật, đặc biệt là dị vật đường thở cần được xử trí sơ body choking in children ≤ 2 years old in Hue cấp cứu đúng, kịp thời, tuy nhiên vẫn còn có tỷ lệ City. Methods: A cross-sectional descriptive không nhỏ bố mẹ có quan điểm và cách xử lý study was conducted with 385 parents of children chưa đúng. Việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực ≤ 2 years old in Hue City, from June 2022 to July hành về xử trí mắc dị vật của bố mẹ thông qua các 2023. Results: The proportions of parents with good knowledge, positive attitudes, and proper 1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế practices regarding first aid for foreign body choking were 70.1%, 66.4%, and 57.4%, 2 Trường Đại học Y - Dược Thái Bình respectively. Conclusion: The rate of parents 3 Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng with correct knowledge, attitude and practice in Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Minh Tú handling foreign bodies in children is still low. SĐT: 0369754313 Children with foreign bodies, especially foreign Email: nmtu@huemed-univ.edu.vn bodies in the airways, need to be treated properly Ngày nhận bài: 19/8/2024 and promptly with first aid, however, there is still Ngày phản biện khoa học: 20/9/2024 a large number of parents with incorrect views Ngày duyệt bài: 02/10/2024 153
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH and ways of handling them. It is necessary to được các triệu chứng của dị vật đường thở improve parents' knowledge, attitude and [6]. Một nghiên cứu khác tại Ả Rập Xê Út practice in handling foreign bodies through cũng ghi nhận hầu hết các bậc cha mẹ còn educational programs, thereby increasing thiếu kiến thức về dị vật đường tiêu hoá ở trẻ awareness in the community. nhỏ với khoảng 34,9% người được hỏi biết Keywords: foreign body choking, airway cách xử trí với trẻ dưới 1 tuổi, và chỉ 5,6% xử foreign body, gastrointestinal foreign body, trí đúng với trẻ dưới 5 tuổi [9]. children. Tại Việt Nam, nhiều bậc bố mẹ và người chăm sóc trẻ còn thiếu kiến thức sơ cấp cứu I. ĐẶT VẤN ĐỀ ban đầu khi trẻ mắc dị vật đường thở nên vẫn Mắc dị vật (MDV) là một vấn đề phổ biến có trường hợp tử vong và để lại những di ở trẻ em và có thể đe doạ đến tính mạng nếu chứng đáng tiếc do tình trạng thiếu oxy kéo không được xử trí đúng và kịp thời [1]. Dị vật dài [10, 11]. Phần lớn các nghiên cứu hiện có có thể mắc tại đường thở hoặc đường tiêu hoá ở Việt Nam chỉ tập trung vào mô tả đặc điểm với các triệu chứng rất nặng nề cần phải xử trí lâm sàng, cận lâm sàng đối với mắc dị vật ở cấp cứu ngay lập tức hoặc nếu xử trí không trẻ mà chưa quan tâm đến việc đánh giá về đặc hiệu, không rõ ràng có thể dẫn tới chẩn kiến thức, thái độ và thực hành của bố mẹ về đoán chậm trễ và gây nên biến chứng [2, 3]. vấn đề này. Từ những lí do trên, chúng tôi Mắc dị vật là một vấn đề có ý nghĩa sức tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, khỏe cộng đồng với tỷ lệ mắc cao ở hầu hết thái độ và thực hành xử trí mắc dị vật của bố các quốc gia trên thế giới. Từ năm 2001 đến mẹ có con ≤ 2 tuổi tại thành phố Huế. năm 2016, tại Hoa Kỳ đã ghi nhận tổng cộng 305.814 trường hợp mắc dị vật ở trẻ em từ 0 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU đến 19, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 2.1. Đối tượng nghiên cứu 75% các trường hợp tử vong do mắc dị vật - Tiêu chuẩn chọn mẫu: Đối tượng đường thở [4] [5] [6]. Tỷ lệ mắc dị vật đường nghiên cứu là bố hoặc mẹ có con ≤ 2 tuổi, tiêu hóa cũng có xu hướng tăng theo thời đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại gian, với 80% số bệnh nhân nuốt phải dị vật một số phường của thành phố Huế tại thời là trẻ em trong đó có 20% trẻ từ 1 đến 3 tuổi điểm nghiên cứu. [5]. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những người không Kiến thức đúng của bố mẹ về các dấu đồng ý tham gia nghiên cứu, người có rối loạn hiệu, triệu chứng và các phương pháp xử trí ý thức ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. khi trẻ bị mắc dị vật đóng vai trò quan trọng 2.2. Phương pháp nghiên cứu trong quá trình chẩn đoán và điều trị [6], giúp Thời gian và địa điểm nghiên cứu: làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2022 đến việc chẩn đoán muộn như viêm phổi và đến tháng 7/2023 tại thành phố Huế. giãn phế quản [7, 8]. Tuy nhiên, các nghiên Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế cứu về vấn đề này còn hạn chế. Al Qudehy và nghiên cứu mô tả cắt ngang. cộng sự khi thực hiện khảo sát trên các bậc bố Cỡ mẫu: tính theo công thức mẹ ở Ả Rập Xê Út để đánh giá về kiến thức phòng ngừa và quản lý dị vật đường thở cho thấy có 40% bố mẹ coi việc không có triệu Trong đó: Z(1-α/2) = 1,96 (α =0,05), d = chứng trong trường hợp dị vật đường thở là 0,05 sai số cho phép là 5%, p = 0,369 (tỉ lệ dấu hiệu yên tâm, 25% bố mẹ không xác định bố mẹ có kiến thức đạt về DVĐT) [6]. Như 154
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 vậy n = 358 người. Thực tế, số bố mẹ tham Phần 3: Thang điểm đánh giá thái độ về gia vào nghiên cứu là n = 385 người. mắc dị vật (assessing attitude about foreign Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu body scale – AFBS) được chúng tôi phát triển hiện tại sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều để đánh giá thái độ của bố mẹ có con ≤ 2 tuổi giai đoạn bao gồm: Giai đoạn 1: Chọn ngẫu bao gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm đánh giá các nhiên 4 phường trong tổng số 27 phường khía cạnh: xử trí (3 câu hỏi), học sơ cứu (1 thuộc thành phố Huế. Kết quả chọn được là câu hỏi), ngăn chặn trong cộng đồng (1 câu phường Phước Vĩnh, phường Vĩnh Ninh, hỏi), hậu quả (1 câu hỏi) với 5 mức độ: hoàn phường Kim Long, phường Tây Lộc; Giai toàn không đồng ý (1), không đồng ý (2), đoạn 2: Sau khi có danh sách các hộ gia đình không ý kiến (3), đồng ý (4) và hoàn toàn có con nhỏ ≤ 2 tuổi theo địa bàn phường. Tiến đồng ý (5). Những người tham gia trả lời hành lập khung mẫu bằng cách sắp xếp lại thứ đồng ý và hoàn toàn đồng ý được coi là tích tự tất cả hộ gia đình theo địa chỉ có được. Sau cực (1) và những người không đồng ý và đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để hoàn toàn không đồng ý là thái độ tiêu cực chọn ra đủ số mẫu cần thiết. (0). Điểm trung bình ≥ 4 đối với câu hỏi thái 2.3. Thu thập số liệu và biến số độ được coi là tích cực và điểm trung bình < 4 Điều tra viên được tập huấn kỹ và thông được coi là tiêu cực. Độ tin cậy sơ bộ cũng đã tin được thu thập bằng phương pháp phỏng được đo lường với cronbach's alpha là 0,77. vấn trực tiếp bố mẹ với bộ câu hỏi phát triển Phần 4: Bộ câu hỏi đánh giá thực hành sẵn. Bộ câu hỏi gồm 4 phần: về xử trí mắc dị vật bao gồm 1 câu hỏi về khả Phần 1: Thông tin về nhân khẩu – xã năng quan sát các triệu chứng và 5 câu hỏi tình hội: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công huống được cấu trúc để đánh giá khả năng việc hiện tại, số con, tiền sử MDV, đã từng thực hành của bố mẹ trong việc xử trí MDV. học/tìm hiểu về xử trí MDV. Điểm trung bình ≥ 11 đối với câu hỏi thực Phần 2: Thang điểm đánh giá kiến thức hành được coi là thực hành tốt và điểm trung về mắc dị vật (assessing knowledge about bình < 11 được coi là thực hành chưa tốt). foreign body scale – KFBS) được chúng tôi 2.4. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu phát triển để đánh giá kiến thức của bố mẹ có con ≤ 2 tuổi bao gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm thu thập được nhập bằng phần mềm Epidata với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 3.1, xử lý bằng phần mềm R. Các biến định tương ứng với Hoàn toàn không đồng ý (1), tính được mô tả bằng tần số và tỷ lệ, biến định không đồng ý (2), không ý kiến (3), đồng ý lượng được mô tả bằng trung bình và độ lệch (4) và hoàn toàn đồng ý (5). Những câu hỏi chuẩn. Sử dụng t-test và test ANOVA để tìm này kiểm tra kiến thức cơ bản về DVĐT của hiểu sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức, bố mẹ. KFBS bao gồm các câu hỏi liên quan thái độ, thực hành giữa các nhóm biến số. đến định nghĩa (2 câu hỏi), nhận thức (3 câu 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu hỏi), dấu hiệu và triệu chứng (2 câu hỏi), các được thông qua Hội đồng Đạo đức trong yếu tố nguy cơ (3 câu hỏi), biến chứng (2 câu nghiên cứu Y sinh học, trường đại học Y hỏi), dự phòng mắc dị vật (4 câu hỏi). Mỗi Dược, ĐHH (1986/QĐ-ĐHYD ngày câu trả lời đúng được 1 điểm và tổng điểm là 01/6/2022). Đối tượng nghiên cứu được giải 16. Điểm trung bình ≥ 13 đối với câu hỏi kiến thích về mục đích, nội dung của nghiên cứu thức được coi là đạt và điểm trung bình < 13 và tham gia hoàn toàn tự nguyện. Các thông được coi là chưa đạt. Độ tin cậy sơ bộ cũng đã tin thu thập được mã hóa và đảm bảo giữ bí được đo lường với cronbach's alpha là 0,832. mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 155
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2. Kiến thức về mắc dị vật của đối 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tượng nghiên cứu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu có kiến thức tương đối tốt về mắc dị vật (MDV), với điểm số trung Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ bình là 13,1 ± 2,48 và 70,1% bố mẹ có kiến yếu là nữ giới (67,3%), có tuổi ≤ 35 tuổi thức đạt chuẩn. Đa số bố mẹ nhận thức được trẻ (72,7%). Phần lớn các bậc bố mẹ có 1 con có thể mắc MDV khi đi lại hoặc cười trong lúc duy nhất (62,9%). Bố mẹ thuộc nhóm ngành ăn (89,6%) và rằng đây là tình huống nguy chuyên môn chiếm tỉ lệ nhiều nhất (33,2%) hiểm, có thể đe dọa tính mạng (89,1%). Tuy và ít nhất là nội trợ (5,7%). Bố mẹ có trình nhiên, có 57,1% bố mẹ vẫn tin rằng người lớn độ học vấn chủ yếu ở mức cao đẳng, đại học dễ bị MDV hơn trẻ em, và 41,3% nghĩ rằng và sau đại học (50,1%). Đa số đã từng nghe nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng và chế biến thức ăn không hợp lý. Ngoài ra, 44,2% bố mẹ qua MDV (85,5%), tuy nhiên tỉ lệ bố mẹ đã cho rằng bệnh lý đường tiêu hóa cũng có thể là từng tìm hiểu về MDV còn thấp (32,7%). một yếu tố góp phần gây ra tình trạng này. 3.3. Thái độ về mắc dị vật của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Thái độ về mắc dị vật của đối tượng nghiên cứu Hoàn toàn Không Không ý Đồng ý Hoàn toàn Nội dung không đồng đồng ý (%) kiến (%) (%) đồng ý (%) ý (%) Mắc dị vật cần được xử trí ngay lập tức 0 (0) 4 (1,0) 10 (2,6) 167 (43,4) 204 (53,0) Mọi người nên biết cách sơ cứu khi bị 0 (0) 2 (0,5) 14 (3,6) 172 (44,7) 197 (51,2) mắc dị vật Nên đưa người bị mắc dị vật đến cơ sở 12 (3,1) 24 (6,2) 72 (18,7) 156 (40,5) 121 (31,4) y tế càng nhanh càng tốt Có thể xử trí mắc dị vật tại nhà mà 26 (6,8) 117 (30,4) 108 (28,1) 94 (24,4) 40 (10,4) không cần đến các cơ sở y tế Có thể ngăn chặn mắc dị vật trong cộng 42 (10,9) 85 (22,1) 128 (33,2) 84 (21,8) 46 (11,9) đồng Mắc dị vật có thể gây tử vong hay đe 42 (10,9) 72 (18,7) 83 (21,6) 91 (23,6) 97 (25,2) doạ tính mạng nếu không được điều trị Thái độ X (SD) ̅ 3,82 (1,10) Trung vị [Min; Max] 4,00 [0; 6,00] Tích cực 254 (66,4%) Tiêu cực 131 (34,6%) Đa số bố mẹ có thái độ tích cực về MDV với điểm số trung bình là 3,82 ± 1,10. Bố mẹ có thái độ tích cực chiếm 66,4%. Đáng chú ý ở các câu hỏi có số 4,5 và 6, số lượng bố mẹ trả lời không ý kiến, phản đối và hoàn toàn phản đối lần lượt chiếm tỉ lệ là 65,3%; 66,2% và 51,2%. 156
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 3.4. Thực hành xử trí mắc dị vật của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Thực hành xử trí mắc dị vật của đối tượng nghiên cứu (n=385) A1 B2 C3 D4 E5 F6 G7 Nội dung (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) Bạn phải làm gì nếu gặp phải tình trạng trẻ (
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH 3.5. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành về xử trí mắc dị vật Bảng 3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành về xử trí mắc dị vật Kiến thức Thái độ Thực hành Biến số Trung Trung Trung SD p SD p SD p bình bình bình Nam 13,4 2,61 3,82 1,14 11,8 4,26 Giới tính 0,101 0,982 0,027 Nữ 13,0 2,41 3,81 1,08 10,7 4,30 ≤35 13,2 2,33 3,91 1,08 11,2 4,37 Tuổi 0,298 0,007 0,293 >35 12,9 2,85 3,56 1,13 10,7 4,14 1 13,6 1,87 4,03 1,06 12,6 3,50 Số con 0,001 0,003 1 12,8 2,74 3,69 1,11 10,2 4,49 Tuổi con ≤2 13,0 2,65 3,82 1,15 10,6 4,60 nhỏ nhất 0,465 0,996 0,129 >2 13,2 2,40 3,82 1,08 11,3 4,15 ≤ THCS 12,1 3,38 3,33 1,23 10,9 4,38 Trình độ THPT, Trung cấp 13,1 2,56
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 2,56) và ≤ THCS (12,1 ± 3,38), sự khác biệt 66,4%. Con số này thấp hơn so với nghiên này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điều cứu của Abera Dula là 89,2% và cao hơn so này cũng phù hợp với nghiên cứu của với nghiên cứu của tác giả Saadati và cộng sự Almutari, yếu tố trình độ học vấn đóng vai trò là 58% [14]. Điều này có thể giải thích do quan trọng trong việc có kiến thức tốt hơn không ít bố mẹ có thái độ sai lầm ở nghiên (Đại học hoặc cao hơn có điểm số trung bình cứu của chúng tôi. Cụ thể là có 96,4% bố mẹ đạt cao hơn so với trình độ học vấn thấp hơn) đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý đối với việc [6]. Khi so sánh các đặc điểm của bố mẹ đối mắc dị vật cần được xử trí ngay lập tức, trong với kiến thức, chúng tôi phát hiện ra bố mẹ có khi tại nghiên cứu trên có 100% bố mẹ đồng ý con đầu lòng có điểm số tốt hơn so với bố mẹ hoặc hoàn toàn đồng ý về vấn đề này. Tương có nhiều con (13,6 ± 1,87 so với 12,8 ± 2,74, tự, chỉ có 34,8% bố mẹ cho rằng có thể xử trí p = 0,001). Kết quả này phù hợp với nghiên MDV tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế cứu của Almutari [6] nhưng lại trái ngược với thấp hơn nhiều so với nghiên cứu trên là nghiên cứu của Higuchi và các cộng sự (phụ 85,6%. Rõ ràng, bố mẹ trong nghiên cứu của nữ có con đầu lòng là yếu tố nguy cơ độc lập chúng tôi không tự tin trong việc thực hành sơ đối với kiến thức thấp) [13]. Điều này có thể cấp cứu cho trẻ, trong khi đó, nếu dị vật tắc lý giải do trong vòng 30 năm qua, mức sinh nghẽn đường thở, vấn đề xử trí kịp thời phải của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Vì vậy tính đến từng giây từng phút. Tuy nhiên, có nên số lượng bố mẹ có nhiều con tập trung 95,9% bố mẹ cho rằng mọi người nên biết chủ yếu ở những người lớn tuổi hơn, trình độ cách sơ cứu khi bị MDV, con số này cũng khá học vấn thấp hơn và có nhiều quan niệm sai tương đồng với nghiên cứu của Abera Dula là lầm, mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở 97% [15]. Điều này gợi ý cần thiết có một độ tuổi ≤ 35 tuổi (72,7%) và có con đầu lòng chương trình phổ cập kiến thức và thực hành chiếm tỉ lệ 62,9%. Ở nhóm đối tượng này, bố xử trí cho bố mẹ về MDV. Đáng chú ý là chỉ mẹ cảm thấy như họ thiếu các kỹ năng, kiến có 33,7% bố mẹ cho rằng có thể ngăn chặn thức cần thiết để trở thành bố mẹ tốt và muốn mắc dị vật trong cộng đồng và 48,8% bố mẹ phát triển các kỹ năng mới, đồng thời tự tin nhận thức được hậu quả nghiêm trọng nếu vào khả năng chăm sóc trẻ của họ. Vì vậy, có như không được điều trị thấp hơn so với thể bố mẹ trẻ tuổi có con đầu lòng đã chuẩn bị nghiên cứu trên là 75,7% và 87,9%. Điều này tốt hơn các kiến thức chăm sóc trẻ và tiếp cận cho thấy bố mẹ vẫn chưa thực sự có thái độ các nguồn thông tin về MDV ở trẻ nhiều hơn. tích cực trong việc ngăn chặn MDV trong Nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện ra cộng đồng và chưa nhận thức được hậu quả rằng bố mẹ đã từng nghe về MDV hay đã nghiêm trọng mà nó mang lại. Khi so sánh từng tìm hiểu về MDV có điểm số kiến thức điểm số thái độ với đặc điểm của bố mẹ, cao hơn so với nhóm còn lại (p < 0,001). Tuy chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi ≤ 35 tuổi có nhiên, vẫn còn một số lượng không ít bố mẹ điểm số cao hơn so với nhóm còn lại (3,91 ± có những quan điểm sai lầm về mặt nhận 1,14 so với 3,56 ± 1,13, p = 0,007) và tương thức, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của tự với có con đầu lòng (4,03 ± 1,06 so với MDV. 3,69 ± 1,11, p = 0,003). Điều này cũng phù Thái độ về mắc dị vật hợp với lập luận của chúng tôi ở phần kiến Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng thức. Mặt khác nghiên cứu của Saadati cũng phần lớn bố mẹ có thái độ tích cực về MDV. cho thấy mối liên quan tương tự [14]. Chúng Điểm trung bình thái độ của bố mẹ là 3,82 ± tôi cũng phát hiện ra trình độ học vấn cũng là 1,10 và tỉ lệ bố mẹ có thái độ tích cực là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến thái độ 159
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH của bố mẹ, cụ thể cao nhất là bố mẹ với trình (22,3%). Việc thực hiện các phương pháp độ từ THPT trở lên so với THCS trở xuống trên, có thể không giúp ích gì đối với DVĐT. (3,95 ± 1,03 và 3,91 ± 1,05 so với 3,33 ± 1,23, Trong đó, đặc biệt quan trọng là có hơn một p < 0,001). Điều này cũng phù hợp với kết nửa bố mẹ cho rằng việc dốc ngược đầu trẻ, quả của các nghiên cứu [15, 14]. Ngoài ra, vỗ mạnh lên lưng liên tục có thể giúp tống dị từng tìm hiểu về MDV cũng là một yếu tố tích vật ra ngoài (50,9%). Phương pháp này có thể cực đối với thái độ của bố mẹ (4,32 ± 0,98 so gây ra tổn thương cột sống cổ ở trẻ do lực với 3,57 ± 1,08, p < 0,001). quán tính gây ra từ việc dốc ngược đầu trẻ và Thực hành xử trí mắc dị vật ở trẻ vỗ mạnh vào lưng. Phương pháp đúng là cho Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trẻ nằm úp trên cẳng tay đầu hướng xuống, có khoảng một nửa bố mẹ có thực hành tốt. dùng cườm tay vỗ mạnh lên lưng trẻ. Nếu Điểm trung bình thực hành của bố mẹ là 11,1 không hiệu quả, cho trẻ nằm ngửa trên cẳng ± 4,31 và tỉ lệ bố mẹ có thực hành tốt là tay đầu hướng xuống, lấy hai ngón tay ấn vào 57,4%. Nghiên cứu của Abu-Hasheesh và El vị trí ½ dưới xương ức. Luân phiên hai động Bahnasawy cho ra kết quả về thực hành thấp tác trên cho đến khi bật dị vật ra ngoài. Tuy hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, cụ thể nhiên, chỉ có 56,9% bố mẹ biết điều này. Khi có 65% bà mẹ cho biết thực hành quản lý được đặt ra tình huống bạn sẽ làm gì nếu gặp MDV kém, trong khi có 23% và 17% bà mẹ phải tình trạng trẻ (≥2 tuổi) đột ngột mắc dị có thực hành tốt và trung bình tương ứng [16]. vật trong khi ăn và trở nên khó thở, khó nói Sự khác biệt này có thể là do trong nghiên (không nhìn thấy dị vật) thì vẫn có rất nhiều cứu của chúng tôi, yếu tố giới tính đóng một bố mẹ có quan niệm sai lầm, chỉ với ít hơn vai trò quan trọng trong việc thực hành xử trí 48,1% và 51,9% bố mẹ biết cách xử trí phù MDV, cụ thể là nam giới có thực hành tốt hơn hợp (48,1% bố mẹ chọn phương pháp vỗ so với nữ giới (11,8 ± 4,26 so với 10,7 ± 4,3, mạnh vào lưng, giữa hai xương bả vai và p = 0,027). Nghiên cứu của Almutairi cho ra 51,9% bố mẹ chọn phương pháp Heimlich). kết quả về thực hành cao hơn so với chúng Đối với các câu hỏi như trên và tình huống là tôi, điểm thực hành trung bình là 12,4 (± 2,13) có thể tiếp cận được dị vật, thì có 34,8% bố với 44,7% và 55,3% bố mẹ lần lượt có thực mẹ ở tình huống trẻ < 2 tuổi và 38,2% bố mẹ hành tốt và kém tương ứng [6]. Sự khác biệt ở tình huống ≥ 2 tuổi chọn phương pháp lấy này có thể giải thích do bộ câu hỏi của chúng dị vật ra ngoài. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng: tôi đánh giá những tình huống cụ thể, nhiều việc đưa ngón tay vào móc dị vật khỏi miệng phương án lựa chọn và đòi hỏi phải có kiến chỉ nên thực hiện khi nhìn thấy dị vật, nếu thức về cách xử trí đúng đắn. Ngoài ra, bố mẹ không, chúng ta có thể đẩy sâu nó vào trong trong nghiên cứu của chúng tôi có những gây nguy hiểm cho trẻ [17]. Các phát hiện quan điểm hoàn toàn sai lầm về cách xử trí khác của chúng tôi đối với thực hành của bố MDV. Cụ thể, khi được hỏi rằng bạn phải làm mẹ là có con đầu lòng (12,6 ± 3,50 so với 10,2 gì nếu gặp phải tình trạng trẻ (
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 V. KẾT LUẬN tracheobronchial foreign body aspiration in Tỷ lệ bố mẹ có kiến thức, thái độ, thực children. Journal of tropical pediatrics. hành đúng về xử trí mắc dị vật ở trẻ còn thấp. 2005;51(3):145-8. Trẻ bị mắc dị vật, đặc biệt là dị vật đường thở 8. Xuechang L, Richard E, Swai H. Airway cần được xử trí sơ cấp cứu đúng, kịp thời, tuy Foreign Body Aspirations in Children at nhiên vẫn còn có tỷ lệ không nhỏ bố mẹ có Muhimbili National Hospital, Dar es Salaam - quan điểm và cách xử lý chưa đúng. Việc Tanzania. 2011;16. nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về xử 9. AlShakhs FA, AlYahya KA, AlSaeed AS, trí mắc dị vật của bố mẹ thông qua các AlSultan MSJTEJoHM. Parental awareness chương trình giáo dục, từ đó tăng cường nhận regarding aerodigestive pediatric foreign thức trong cộng đồng là cần thiết. bodies. Eastern province, Saudi Arabia. 2018;70(9):1511-7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Chuong LT. Clinical Features of Airway 1. Pugmire BS, Lim R, Avery LL. Review of Foreign Bodies in Children at the Vietnam National Children’s Hospital. Journal of Ingested and Aspirated Foreign Bodies in Pediatric Research and Practice. 2021;5:25-31. Children and Their Clinical Significance for 11. Thanh BT. Clinical and Subclinical Features Radiologists. Radiographics: a review publication of the Radiological Society of of Patients with Airway Foreign Body atthe Endoscopy Department, National North America, Inc. 2015;35(5):1528-38. Otorhinolaryngology Hospital of Vietnam 2. Habib M, Arif K, Chaudhary MJJAMCA. from 08/2018 to 02/2020. VNU Journal of Characteristics and outcomes of aerodigestive Science: Medical and Pharmaceutical Science. foreign bodies in children: A tertiary care 2020;36:76-81. experience. 2023;35(4 Suppl 1). 12. Alqudehy Z. Parental Knowledge of Foreign 3. Shirkosh S, Nakhjavani N, Esmaeilidooki M, Hadipour A, Osia S, Hajiahmadi M. Body Aspiration: A Comparative Study between Saudis and Other Nations. Journal of Foreign body ingestion and aspiration at a Otolaryngology-ENT Research. 2015;2. pediatric center in northern Iran %J Caspian 13. Higuchi O, Adachi Y, Adachi YS, Taneichi Journal of Pediatrics. 2020;6(1):399-406. 4. Chang DT, Abdo K, Bhatt JM, Huoh KC, H, Ichimaru T, Kawasaki K. Mothers’ knowledge about foreign body aspiration in Pham NS, Ahuja GS. Persistence of choking young children. International journal of injuries in children. International journal of pediatric otorhinolaryngology. 2013;77(1): pediatric otorhinolaryngology. 2021;144:110685. 41-4. 14. Saadati M, Tabrizi JS, Rezapour R, Alaei 5. Bekkerman M, Sachdev AH, Andrade J, Kalajahi R. Home injury prevention attitude Twersky Y, Iqbal SJGr, practice. and performance: a community-based study in Endoscopic management of foreign bodies in a designated safe community: J Inj Violence the gastrointestinal tract: a review of the Res. 2020 Jul;12(2):145-52. doi: literature. 2016;2016(1):8520767. 10.5249/jivr.vo112i2.1506. 6. Almutairi AT, Alharbi FS. Parental knowledge and practices toward foreign body 15. Dula A. Assessment of knowledge, attitude and practice towards the first aid management aspiration in children in the Al Qassim region of foreign body aspiration and obstruction of Saudi Arabia. Journal of family medicine among the community living in addis alem and primary care. 2021;10(1):199-204. 7. Saquib Mallick M, Rauf Khan A, Al- town of ejere wereda of west shewa zone 2014/2015. . 2015. Bassam A. Late presentation of 161
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu: Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV năm 2009
12 p | 927 | 76
-
Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường > 60 tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa năm 2012
6 p | 330 | 23
-
Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
8 p | 235 | 19
-
Kiến thức, thái độ và thực hành lựa chọn biện pháp tránh thai ở phụ nữ cho con bú
6 p | 140 | 12
-
Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 103 | 8
-
Đo lường kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc của người bệnh có hậu môn nhân tạo tại bệnh viện miền Nam Việt Nam
6 p | 84 | 8
-
Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á từ tháng 1/2017-7/2017
5 p | 116 | 7
-
Thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15- 49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
5 p | 123 | 7
-
Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
5 p | 52 | 6
-
Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ có con bị bệnh thiếu máu tán huyết di truyền thalassemia tại bệnh viện Nhi Đồng I Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010
6 p | 82 | 4
-
Kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp
6 p | 61 | 4
-
Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hóa gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013
12 p | 34 | 4
-
Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số biện pháp tránh thai của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, năm 2013
4 p | 89 | 4
-
Thực trạng kiến thức thái độ và thực hành tìm hiểu thông tin về Basedow của người dân Đồng Hỷ - Thái Nguyên
5 p | 95 | 3
-
Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng Oresol của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022
6 p | 18 | 3
-
Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về sử dụng kháng sinh và thức ăn trong chăn nuôi lợn và một số yếu tố liên quan tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam năm 2015
5 p | 34 | 2
-
Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm tại cộng đồng huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình 2014
9 p | 71 | 1
-
Kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn