Quy trình: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện quốc gia
lượt xem 40
download
Quy trình "Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện quốc gia" có kết cấu nội dung gồm 7 chương, nội dung quy trình giới thiệu đến các bạn những nội dung biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp tổ chức an toàn, kỹ thuật an toàn trong quản lý vận hành, an toàn khi làm việc có điện cao áp,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện quốc gia
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 1/124 01/4/2012 NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI: STT Người được phân phối Số lượng 1 Các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Công Thương. 5 2 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). 1 3 Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (A0). 1 Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc, Trung, Nam (A1, A2, 3 4 A3). 5 Hội đồng thành viên Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia. 3 6 Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia. 4 7 Cơ quan Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia. 12 8 Các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4. 10 9 Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, 10 Nam. THÀNH PHẦN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Ban Kỹ thuật NPT NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA Tổ biên soạn: QĐ số 1158/QĐNPT Tổ thẩm tra: QĐ số 1157/QĐNPT ngày 14 tháng 9 năm 2009 của TGĐ NPT, ngày 14 tháng 9 năm 2009 của TGĐ NPT, V/v thành lập Tổ biên soạn bản dự thảo V/v thành lập Tổ thẩm tra bản dự thảo “Quy trình kỹ thuật an toàn điện”. “Quy trình kỹ thuật an toàn điện”. Chữ ký: Chữ ký: Họ và tên: Phan Lê Vinh Họ và tên: Nguyễn Đức Cường Chức vụ: Phụ trách Ban Kỹ thuật Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA XEM XÉT: STT Tên đơn vị 1 Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 2/124 01/4/2012 2 Các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4. 3 Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam. 4 Các Ban KT, ĐTXD, TCCB&LĐ, VT&CNTT. NGƯỜI DUYỆT: Chữ ký: Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng Chức vụ: Tổng Giám đốc TÓM TẮT SỬA ĐỔI: LẦN SỬA NGÀY SỬA TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI Ban hành mới.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 3/124 01/4/2012 Mục lục LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 8 CHƯƠNG I . QUY ĐỊNH CHUNG .................................................................................... 9 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh .................................................................................................. 9 Điều 2. Đối tượng áp dụng .................................................................................................. 9 Điều 3. Tài liệu liên quan .................................................................................................. 10 Điều 4. Các chữ viết tắt và giải thích từ ngữ ................................................................... 10 Điều 5. Điều kiện sức khoẻ đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia ...................... 13 Điều 6. Huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ ....................................................... 13 Điều 7. Lập biện pháp an toàn, từ chối nhiệm vụ, ngăn chặn thực hiện công việc ........ 15 Điều 8. Xử lý khi vi phạm QTKTATĐ ............................................................................... 15 CHƯƠNG II . BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ......................................................... 16 MỤC 1. LỆNH, PHIẾU THAO TÁC VÀ THỰC HIỆN ..................................................... 16 Điều 9. Lệnh thao tác và thực hiện ..................................................................................... 16 Điều 10. Phiếu thao tác ........................................................................................................ 17 Điều 11. Thực hiện Phiếu thao tác ..................................................................................... 18 MỤC 2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN DO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THỰC HIỆN ..................................................... 19 Điều 12. Các dụng cụ, phương tiện an toàn sử dụng khi thao tác .................................. 19 Điều 13. Cắt điện, treo biển báo an toàn ........................................................................... 20 Điều 14. Đặt tiếp đất di động ............................................................................................ 20 Điều 15. Giao khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn vị quản lý vận hành làm thủ tục cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc ........................... 23 Điều 16. Đơn vị công tác yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tải điện đã cô lập . 24 Điều 17. Những người có liên quan sau đây phải chịu trách nhiệm về an toàn điện cho nhân viên làm việc với lưới truyền tải điện ..................................................... 25 MỤC 3. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ TRÊN CAO DO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC THỰC HIỆN ............................................................. 25 Điều 18. Dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công dùng trong công tác và trách nhiệm của nhân viên công tác sử dụng ....................................................... 25 Điều 19. Kiểm tra không còn điện (tại từng vị trí đặt tiếp đất di động) ......................... 26 Điều 20. Phóng điện tích dư và đặt tiếp đất di động ....................................................... 26 Điều 21. Đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo .......................................................... 27 Điều 22. Biện pháp an toàn khi nhân viên làm việc trên cao từ 3 m trở lên ...................... 27 Điều 23. Thang trèo ............................................................................................................. 28 Điều 24. Dây đeo an toàn (ảnh minh họa 3) ...................................................................... 30
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 4/124 01/4/2012 Điều 25. Dây treo chống rơi (ảnh minh họa 4) .................................................................. 31 Điều 26. Kỹ năng khi sử dụng dây đeo an toàn và dây treo chống rơi .............................. 32 Điều 27. Thử nghiệm, kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn và dây treo chống rơi (dây an toàn) ....................................................................................................................... 33 CHƯƠNG III . BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN .......................................................... 33 MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................................. 33 Điều 28. Lập kế hoạch, đăng ký và tổ chức đơn vị công tác ............................................ 33 Điều 29. Hủy bỏ hoặc thay đổi thời gian công việc .......................................................... 34 Điều 30. “Phiếu công tác” quy định, thực hiện ................................................................ 35 Điều 31. Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác thuộc Công ty Truyền tải điện .......................................................................... 35 Điều 32. Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị công tác không thuộc Công ty Truyền tải điện ................................................................................................................. 35 MỤC 2. THÀNH PHẦN, BẬC AN TOÀN ĐIỆN, TRÁCH NHIỆM CÁC CHỨC DANH CỦA “PHIẾU CÔNG TÁC” .............................................. 36 Điều 33. Người cấp “Phiếu công tác” ............................................................................... 36 Điều 34. Người cho phép làm việc ..................................................................................... 37 Điều 35. Người lãnh đạo công việc ................................................................................... 38 Điều 36. Ngươi chi huy tr ̀ ̉ ực tiêp ́ ...................................................................................... 39 Điều 37. Người giám sát an toàn điện ............................................................................... 41 Điều 38. Nhân viên đơn vị công tác .................................................................................... 42 MỤC 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN “PHIẾU CÔNG TÁC” ................................................. 43 Điều 39. Tổ chức thực hiện “Phiếu công tác” ................................................................... 43 Điều 40. Viết, ký tên, bảo lưu, lưu trữ và hiệu lực “Phiếu công tác” .............................. 45 MỤC 4. “LỆNH CÔNG TÁC” VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ........................................... 46 Điều 41. “Lệnh công tác” và tổ chức thực hiện ................................................................. 46 CHƯƠNG IV. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH ....................... 48 MỤC 1. CÔNG TÁC KHÔNG CẮT ĐIỆN ......................................................................... 48 Điều 42. Kiểm tra đường dây ............................................................................................. 48 Điều 43. Chặt, tỉa cây .......................................................................................................... 48 Điều 44. An toàn khi đo lường ........................................................................................... 49 Điều 45. Ghi chỉ số công tơ và đồng hồ đo ........................................................................ 50 Các nhân viên ghi chỉ số công tơ và đồng hồ đo ở các tủ điều khiển tại các phòng đặt thiết bị với điện áp đến 500 kV được làm việc một mình và phải thực hiện
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 5/124 01/4/2012 theo “Lệnh công tác” do đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp theo quy định tại Điều 41. .......................................................................................... 50 MỤC 2. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI CÔNG TÁC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN ...................... 50 Điều 46. Làm việc tại trạm điện (biến áp, cắt, bù) không có người trực ........................ 50 Điều 47. Làm việc trong trạm điện có người trực ............................................................. 51 Điều 48. Làm việc với thiết bị điện cao áp không cắt điện ............................................. 52 Điều 49. Sử dụng kìm đo cường độ dòng điện ................................................................. 53 Điều 50. Biện pháp an toàn khi làm việc với máy cắt ....................................................... 53 Điều 51. Biện pháp an toàn khi làm việc với tụ điện ....................................................... 54 Điều 52. Biện pháp an toàn khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ ............... 54 Điều 53. Biện pháp an toàn khi làm việc ở động cơ điện cao áp ...................................... 55 MỤC 3. CÔNG TÁC VỚi ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN ..................................... 55 Điều 54. Các biện pháp an toàn cho nhân viên đơn vị công tác ......................................... 55 Điều 55. Công tác trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với các đường dây có điện ....................................................................................................................... 56 Điều 56. Công tác tại đường dây khi giao chéo với các đường dây khác đang có điện 57 ... Điều 57. Công tác ở đường dây khi phía trên có đường dây không cắt điện hoặc phía dưới có đường dây đã được cắt điện .................................................................. 58 Điều 58. Công tác tại đường dây song song hoặc giao chéo với đường dây có điện trong khoảng 100 m ở đầu ra, vào của nhà máy phát điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù .................................................................................................................. 58 Điều 59. Biện pháp an toàn khi tháo, dỡ, rải dây, nối dây, căng dây lấy độ võng, lắp phụ kiện ....................................................................................................................... 59 MỤC 4. CÔNG TÁC GẦN THIẾT BỊ, ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN HẠ ÁP .............................. 61 Điều 60. Biện pháp an toàn ................................................................................................. 61 MỤC 5. AN TOÀN ĐÀO HỐ, DỰNG, THÁO VÀ LÀM VIỆC TẠI CỘT ĐIỆN ............ 62 Điều 61. An toàn khi đào hố, dựng và tháo cột .................................................................. 62 Điều 62. An toàn khi làm việc tại cột ................................................................................. 63 MỤC 6. AN TOÀN LÀM VIỆC VỚI VẬT LIỆU DỄ CHÁY, NỔ VÀ HỆ THỐNG ẮC QUI ..................................................................................... 64 Điều 63. Làm việc với vật liệu dễ cháy, nổ ...................................................................... 64 Điều 64. Làm việc với hệ thống ắc quy ............................................................................ 65 CHƯƠNG V. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN CAO ÁP ...................................... 66 MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................................. 66 Điều 65. Điều kiện an toàn khi làm việc có điện .............................................................. 66 MỤC 2. LÀM VIỆC KHI ĐÃ ĐƯỢC CÂN BẰNG ĐIỆN THẾ ....................................... 68 Điều 66. Làm việc khi đã được cân bằng điện thế ........................................................... 68 MỤC 3. PHÒNG, CHỐNG CẢM ỨNG ĐIỆN ÁP ............................................................. 69
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 6/124 01/4/2012 Điều 67. Phòng, chống cảm ứng điện áp ........................................................................... 69 Điều 68. Bảo quản dụng cụ, phương tiện làm việc có điện ............................................ 69 CHƯƠNG VI . AN TOÀN KHI LÀM VIỆC ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM ..................... 70 Điều 69. Biện pháp an toàn khi làm việc đường cáp ngầm ............................................... 70 Điều 70. Đào, lấp dây cáp ................................................................................................... 71 Điều 71. Trước khi gắn nối dây cáp và xuống giếng đường cáp ...................................... 71 CHƯƠNG VII . AN TOÀN KHI THỬ NGHIỆM VÀ THÍ NGHIỆM ................................ 72 Điều 72. Rào chắn, khoảng cách, tiếp đất an toàn ............................................................. 72 Điều 73. Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ, phương tiện thí nghiệm ............................ 74 Điều 74. Khẳng định mạch kiểm tra .................................................................................. 74 Điều 75. Thí nghiệm phóng điện ........................................................................................ 75 Điều 76. Tụ đấu mạch ........................................................................................................ 75 Điều 77. Thí nghiệm độ bền cơ vật cách điện .................................................................. 75 Điều 78. Đề phòng điện áp thử nghiệm ............................................................................. 75 PHỤ LỤC 1. GIẤY ĐĂNG KÝ LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN .................................. 77 PHỤ LỤC 2. MẪU BIÊN BẢN KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG ........................................ 78 PHỤ LỤC 3. PHIẾU CÔNG TÁC ...................................................................................... 80 PHỤ LỤC 4. MẪU GIẤY PHỐI HỢP CHO PHÉP LÀM VIỆC ...................................... 83 PHỤ LỤC 5. LỆNH CÔNG TÁC ........................................................................................ 85 PHỤ LỤC 6. TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN ............................ 86 PHỤ LỤC 7. PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN TRONG KHI LÀM VIỆC VỀ ĐIỆN .......................................................... 90 PHỤ LỤC 8. THỜI HẠN THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ, DỤNG CỤ KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN .................................................................. 102 PHỤ LỤC 9. THỜI HẠN THỬ NGHIỆM CÁC MÁY MÓC, DỤNG CỤ CẨU KÉO ............................................... 103 PHỤ LỤC 10. BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐiỆN .............................................................. 104 PHỤ LỤC 11. THỜI GIAN CHO PHÉP LÀM VIỆC, ĐI LẠI, Ở GẦN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP ......................... 111 PHỤ LỤC 12. ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT ( Ω ) ......................................................................... 112 PHỤ LỤC 13. BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG (VIỆT NAM) .............................................. 114 PHỤ LỤC 14. DÂY NỐI ĐẤT DI ĐỘNG (IEC61230) ................................................... 116 PHỤ LỤC 15. PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA SƠ BỘ SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN (1) 117 ...................................................................................................................
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 7/124 01/4/2012 PHỤ LỤC 16. PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA SƠ BỘ SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN (2) 118 ................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 122 I. DANH SÁCH TỔ BIÊN SOẠN “QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA” .......................................................................... 123 II. DANH SÁCH TỔ THẨM TRA “QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA” .......................................................................... 123
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 8/124 01/4/2012 LỜI GIỚI THIỆU Với yêu cầu phát triển lưới truyền tải điện Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) được thành lập theo Quyết định số: 223/QĐ EVN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). NPT có chức năng, nhiệm vụ kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý của EVN đối với mọi hoạt động quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia và các lĩnh vực liên quan được giao. Nhằm đáp ứng những yêu cầu của công tác kỹ thuật an toàn và phù hợp quy mô phát triển của lưới truyền tải điện, NPT biên soạn và ban hành: “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia” bao gồm: 7 Chương, 78 Điều, 12 bảng, 16 Phụ lục và 4 ảnh minh họa (sau đây gọi là: Quy trình kỹ thuật an toàn điện, viết tắt: QTKTATĐ). QTKTATĐ đáp ứng các yêu cầu: 1. Nhận biết các vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật an toàn điện trong quá trình làm việc với lưới truyền tải điện tại từng khu vực và/hoặc vị trí công tác. 2. Cách thực hiện các quy định, các biện pháp kỹ thuật an toàn điện nhằm bảo đảm an toàn người và lưới truyền tải điện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc của quá trình thao tác và công tác với lưới truyền tải điện. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người có liên quan đến việc xuất bản quyển QTKTATĐ này cùng những đóng góp và ý kiến giá trị của họ. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Hà Nội, tháng 3 năm 2012
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 9/124 01/4/2012 CHƯƠNG I . QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nội dung QTKTATĐ, bao gồm: kỹ thuật an toàn điện, tổ chức an toàn, kỹ thuật an toàn trong quản lý vận hành, an toàn khi làm việc có điện, an toàn khi làm việc đường cáp điện ngầm, an toàn khi thử nghiệm và thí nghiệm, nhằm bảo đảm an toàn người và lưới truyền tải điện. 2. QTKTATĐ được áp dụng: 2.1 Xét duyệt biện pháp kỹ thuật, tổ chức an toàn điện. 2.2 Làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động. 2.3 Làm tài liệu huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ đối với cán bộ, công nhân viên NPT (sau đây gọi là nhân viên). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tất cả nhân viên theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đều phải có trách nhiệm thực hiện QTKTATĐ. 2. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện các công việc xây dựng, sửa chữa lưới truyền tải điện do NPT quản lý. 3. Trường hợp đấu nối lưới truyền tải điện với các nhà máy điện và lưới phân phối điện hoặc nối lưới qua biên giới, thì việc thao tác, công tác ở các thiết bị đấu nối được thực hiện theo thỏa thuận, ký kết giữa hai bên. 4. Khi tổ chức, cá nhân trên có yêu cầu người nước ngoài tham gia làm việc thì các tổ chức, cá nhân này phải cử người có đủ trình độ an toàn điện, ngoại ngữ cùng với người nước ngoài tổ chức thành một đơn vị công tác và thực hiện công việc theo quy định QTKTATĐ. 5. Tổ chức (cá nhân) thuê tổ chức (cá nhân) khác thực hiện các công việc có khả năng xảy ra tai nạn do điện, thì hai bên phải thoả thuận và quy định rõ ràng các biện pháp an toàn điện, trách nhiệm của mỗi bên trước khi thực hiện công việc theo quy định QTKTATĐ.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 10/124 01/4/2012 Điều 3. Tài liệu liên quan 1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN 012008/BCT), ban hành theo Quyết định số: 12/2008/QĐBCT ngày 17/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 2. Quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia, ban hành theo Quyết định số: 16/2007/QĐBCN ngày 28/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). 3. Quy trình An toàn điện (Mã số QT0301), ban hành theo Quyết định số 1186/QĐEVN ngày 07/12/2011 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều 4. Các chữ viết tắt và giải thích từ ngữ 1. “Giấy đăng ký làm việc với thiết bị điện” là giấy của đơn vị công tác đăng ký với đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện xin phép làm việc tại khu vực và/hoặc vị trí có yêu cầu an toàn điện, quy định tại Phụ lục 1. 2. “Phiếu công tác” là giấy của đơn vị quản lý vận hành cấp cho đơn vị công tác và cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc với lưới truyền tải điện khi cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bị khu vực và/hoặc vị trí công tác, quy định tại Phụ lục 3. 3. “Lệnh công tác” là giấy (hoặc lệnh miệng) của đơn vị quản lý vận hành cấp cho đơn vị công tác và cho phép đơn vị công tác làm việc với lưới truyền tải điện khi không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bị khu vực và/hoặc vị trí công tác, quy định tại Phụ lục 5. 4. Lưới truyền tải điện là hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. 5. Đơn vi công tac ̣ ́ là đơn vị, đội, tổ, nhóm công tác (ít nhất có hai người) thực hiện công việc bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp lưới truyền tải điện. 6. Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý vận hành lưới truyền tải điện. 7. Người phụ trách công tác là người lãnh đạo công việc và/hoặc người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 11/124 01/4/2012 8. Người lãnh đạo công việc là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện và trực tiếp tiếp nhận khu vực công tác. 9. Ngươi chi huy tr ̀ ̉ ực tiêp ́ là người trực tiếp tiếp nhận vị trí công tác tại hiện trường, kiểm tra lại và thực hiện thêm các biện pháp an toàn cần thiết, bố trí, phân công, cho phép bắt đầu làm việc và giám sát mọi nhân viên của đơn vị công tác trong suốt quá trình công tác. 10. Người cho phép làm việc là người chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị khu vực hoặc vị trí công tác đã an toàn điện cho đơn vị công tác. 11. Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức an toàn điện, do lãnh đạo Công ty Truyền tải điện hoặc đơn vị công tác quyết định hoặc thỏa thuận để thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác. 12. Người cảnh giới la ng̀ ươi đ ̀ ược chỉ định để thực hiện việc theo dõi, cảnh báo an toàn liên quan đến khu vực hoặc vị trí công tác đối với cộng đồng. 13. Nhân viên trực ban sản xuất là nhân viên thuộc bộ phận điều hành lưới truyền tải điện Công ty. 14. Khảo sát hiện trường là việc kiểm tra tại hiện trường công tác và ghi lại những điều thống nhất giữa các bên liên quan để làm cơ sở cho các cấp điều độ có liên quan lập phương thức về việc tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tổ chức an toàn cần thiết để đảm bảo tuyệt đối an toàn điện cho người, lưới truyền tải điện tại khu vực và/hoặc vị trí cho phép làm việc. 15. Làm việc có điện la công viêc làm ̀ ̣ ở lưới truyền tải điện có điện theo quy định của quy trình kỹ thuật an toàn riêng và sử dụng các trang bị, dụng cụ, phương tiện chuyên dùng. 16. Làm việc không có điện là công việc làm ở lưới truyền tải điện đã được cắt điện từ mọi phía hoặc xa nơi có điện (lớn hơn khoảng cách an toàn điện quy định tại Bảng 1). 17. Đưa lưới truyền tải điện ra công tác là khi lưới truyền tải điện đã được cô lập (đã cắt điện và đặt tiếp đất an toàn các phía của lưới truyền tải điện đó). ́ ện là cách ly khu vực hoặc vị trí của lưới truyền tải điện có 18. Căt đi điện ra khỏi nguôn đi ̀ ện.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 12/124 01/4/2012 19. Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn điện tại vị trí làm việc là thực hiện việc cắt điện, kiểm tra không còn điện, đặt biển báo, tiếp đất di động, rào chắn và/hoặc cảnh giới. 20. Điện hạ áp và cao áp được quy ước: 20.1 Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp. 20.2 Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện cao áp. 21. Trong điều kiện bình thường và theo yêu cầu an toàn, điện áp chạm phải nhỏ hơn 42 V, dòng điện an toàn nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 mA. 22. Trang bị bảo vệ cá nhân la trang b ̀ ị ma nhân viên công tác ph ̀ ải sử dụng đê phong ng ̉ ̀ ừa tai nan lao đ ̣ ộng cho chính mình và đồng nghiệp. 23. Dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn điện và dụng cụ, phương tiện làm việc có điện áp là những dụng cụ, phương tiện cách điện với các chức năng bổ trợ an toàn khi lưới truyền tải điện không có điện hoặc trực tiếp tiếp xúc lưới truyền tải điện có điện, được: sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thử nghiệm của nhà sản xuất và phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Các dụng cụ, phương tiện này phải có mã số ký hiệu, cấp điện áp sử dụng, thời hạn sử dụng theo quy định và được ghi ở tem (hoặc dấu) của cơ quan thí nghiệm có chức năng trên từng dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn, quy định tại Phụ lục 8. 24. Dây đeo (hoặc treo) an toàn là trang bị chuyên dùng để bảo vệ, tránh tai nạn cho người khỏi ngã cao, rơi khi làm việc ở độ cao từ 3,0 m trở lên, hoặc ở độ sâu từ 1,5 m trở xuống. 25. Rào chắn tạm thời là lưới cứng có dạng tấm, làm bằng vật liệu không dẫn điện, dùng để ngăn bộ phận có điện với khu vực hoặc vị trí công tác. 26. Tiếp đất an toàn là sau khi đã kiểm tra tại vị trí lưới truyền tải điện không còn điện phải sử dụng tiếp đất cố định, di động để tiếp đất, đảm bảo chặn được các nguồn điện do đóng nhầm, do sét, do cảm ứng dẫn đến khu vực và/hoặc vị trí công tác. 27. Xe chuyên dùng la lo ̀ ại xe được trang bị để sử dụng cho muc đich riêng ̣ ́ ̣ ủa lưới truyền tải điện. biêt c 28. GIS là trạm điện kín, cách điện bằng khí SF6. 29. SCADA là hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 13/124 01/4/2012 Điều 5. Điều kiện sức khoẻ đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 1. Được người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ: 1.1 6 tháng 1 lần đối với nhân viên trực vận hành trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù, đường dây và thí nghiệm. 1.2 12 tháng 1 lần đối với các nhân viên còn lại. 2. Nhân viên sau kiểm tra: 2.1 Được cơ quan y tế chứng nhận không mắc các chứng bệnh kinh niên, mãn tính, truyền nhiễm và đảm bảo sức khoẻ để công tác. 2.2 Khi phát hiện có bệnh thuộc loại thần kinh, tim, huyết áp, thấp khớp, lao phổi thì người sử dụng lao động bố trí làm công việc khác phù hợp với sức khoẻ. 3. Trước khi bắt đầu làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra sơ bộ sức khỏe các nhân viên đơn vị công tác. 3.1 Khi làm việc đến 50 m (so với mặt đất tự nhiên): có mặt tại hiện trường, hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, không đau, nhức mỏi mắt, sẵn sàng công tác, mẫu Phiếu ghi kết quả kiểm tra sơ bộ sức khoẻ nhân viên, quy định tại Phụ lục 15. 3.2 Khi làm việc từ 50 m trở lên (so với mặt đất tự nhiên): có mặt tại hiện trường công tác, hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, không đau nhức, mỏi mắt, nhịp tim, huyết áp, sẵn sàng công tác, mẫu Phiếu ghi kết quả kiểm tra sơ bộ sức khoẻ nhân viên, quy định tại Phụ lục 16. 4. Trong trường hợp không thuộc các quy định trên, người sử dụng lao động có quyết định cụ thể. Điều 6. Huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ 1. Đối với nhân viên mới tuyển hoặc chuyển đến nơi công tác mới, Giám đốc Công ty Truyền tải điện (hoặc tương đương) phải tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn điện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ, khi đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ. 2. Đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia, Giám đốc Công ty
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 14/124 01/4/2012 Truyền tải điện (hoặc tương đương) phải tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ ít nhất 1 lần trong 1 năm, khi đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ. 3. Nhân viên trực tiếp làm việc với lưới truyền tải điện phải hiểu biết QTKTATĐ đối với lưới truyền tải điện do mình làm việc, được Giám đốc Công ty Truyền tải điện công nhận đạt bậc an toàn điện từ 2/5 đến 5/5 quy định tại Phụ lục 6 và ghi trong thẻ an toàn lao động. 4. Nhân viên thực hiện chức năng phụ trách công tác, cho phép làm việc, giám sát an toàn điện, phải hiểu biết QTKTATĐ, sơ đồ lưới truyền tải điện do mình đảm nhiệm và được Giám đốc Công ty Truyền tải điện công nhận đạt bậc an toàn điện từ 4/5 đến 5/5 (trừ trường hợp làm việc với lưới truyền tải điện có điện). 5. Nếu nhân viên trong 3 tháng liền không tham gia công việc, khi trở lại làm tiếp tục công việc của mình, họ phải được thông qua kỳ thi để kiểm tra lại kiến thức QTKTATĐ của lưới truyền tải điện, khi đạt yêu cầu mới được phục hồi công việc trước đây của mình. 6. Giám đốc, các phó Giám đốc Công ty, Giám đốc, phó Giám đốc các Truyền tải điện và cấp tương đương phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ ít nhất 1 lần trong 3 năm và được cấp giấy chứng nhận. 7. Thực hiện thành thạo việc đưa người bị tai nạn từ trên cao xuống đất (áp dụng cho những nhân viên làm việc trên cao) và sơ cấp cứu người bị tai nạn khi điện giật, quy định tại Phụ lục 7. 8. Đối với những trường hợp khác: 8.1 Nhân viên tham gia vào công việc có những yêu cầu kỹ thuật an toàn điện mà QTKTATĐ này chưa đề cập, thì phải được cấp có thẩm quyền tổ chức huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu về kiến thức kỹ thuật an toàn điện trong phạm vi khu vực hoặc vị trí công tác trước khi thực hiện công việc. 8.2 Nhân viên do các đơn vị khác cử đến làm việc trên lưới truyền tải điện, nếu có yêu cầu thì đơn vị quản lý vận hành phối hợp và thoả thuận với đơn vị công tác này việc tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức kỹ thuật an toàn điện theo nội dung được Giám đốc Công ty Truyền tải điện (hoặc tương đương) phê duyệt.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 15/124 01/4/2012 Điều 7. Lập biện pháp an toàn, từ chối nhiệm vụ, ngăn chặn thực hiện công việc 1. Khi lập biện pháp an toàn, phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1.1 Nêu đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại khu vực và từng vị trí cho phép làm việc. 1.2 Phương tiện, trang bị kỹ thuật an toàn cho người và thiết bị phải đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 1.3 Quy định các yêu cầu cần thiết để đảm bảo sức khoẻ, như: thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nước uống, chống mưa, nắng, rét, v.v... . 1.4 Nhân viên làm việc trên biển, sông, hồ, kênh, rạch phải mặc áo phao và được trang bị đủ thuyền (ca nô, xuồng), phao và các dụng cụ, phương tiện cấp cứu cần thiết. Các phương tiện phải được kiểm tra đầy đủ, đảm bảo chất lượng, tính năng kỹ thuật trước lúc sử dụng. 1.5 Khi công tác qua các công trình: vượt đường bộ, đường sắt, đường sông, đường thông tin, đường điện và các công trình đặc biệt khác, người phụ trách công tác phải liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý các công trình đó để thống nhất các biện pháp tổ chức công tác đảm bảo an toàn. 1.6 Các biện pháp tổ chức công tác phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh lao động và các chế độ an toàn liên quan khác cho nhân viên. 2. Nhân viên chưa đủ kiến thức kỹ thuật an toàn điện, chưa hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện thì có quyền từ chối thực hiện công việc, nhưng phải đưa ra lý do với người chỉ huy trực tiếp, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận, thì họ có quyền báo cáo cấp trên. 3. Tất cả các nhân viên khi phát hiện nhân viên đang thực hiện công việc mà vi phạm QTKTATĐ có khả năng gây mất an toàn đối với người, sự cố lưới truyền tải điện phải lập tức ngăn chặn, sau đó báo cáo ngay cấp có thẩm quyền giải quyết. Điều 8. Xử lý khi vi phạm QTKTATĐ 1. Đối với những nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành đúng QTKTATĐ phải được tuyên dương và khen thưởng theo quy định hiện hành của NPT, những nhân viên vi phạm QTKTATĐ phải được giảng giải, phân tích rõ ràng, đồng thời tăng cường giáo dục và xử lý nghiêm khắc.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 16/124 01/4/2012 2. Những nhân viên vi phạm QTKTATĐ gây hậu quả, sẽ tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các mức, như sau: 2.1 Phê bình, khiển trách (bằng văn bản), đồng thời áp dụng quy định cắt, giảm thưởng an toàn điện theo quy chế của đơn vị và kiểm tra lại QTKTATĐ, nếu đạt yêu cầu mới được tiếp tục công việc. 2.2 Bố trí làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6 tháng. Sau 6 tháng, phải học tập và kiểm tra QTKTATĐ, nếu đạt yêu cầu, thì đơn vị quản lý trực tiếp đề nghị hội đồng xử lý kỷ luật đơn vị xem xét phục hồi lại vị trí công tác với mức lương như trước khi bị xử lý kỷ luật. 2.3 Sa thải và bồi hoàn thiệt hại do các sai phạm gây ra. 2.4 Đối với những người có liên quan gây tai nạn lao động, sự cố lưới truyền tải điện nghiêm trọng, khi đó căn cứ mức độ nặng, nhẹ (theo kết luận của cơ quan thẩm quyền) để xử lý theo pháp luật. CHƯƠNG II . BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN MỤC 1. LỆNH, PHIẾU THAO TÁC VÀ THỰC HIỆN Điều 9. Lệnh thao tác và thực hiện 1. Lệnh thao tác do nhân viên ra lệnh truyền trực tiếp cho nhân viên nhận lệnh bằng lời nói thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Trường hợp đặc biệt, khi mất liên lạc có thể truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành, trực ban sản xuất tại các đơn vị khác. Trong trường hợp này, nhân viên nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ, ghi âm và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng nhân viên nhận lệnh. 2. Khi truyền đạt lệnh, nhân viên ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và phải xác định rõ họ tên, chức danh nhân viên nhận lệnh. Lệnh thao tác phải ghi âm và ghi chép đầy đủ. 3. Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phải chỉ rõ mục đích thao tác và trình tự tiến hành thao tác. Nhân viên ra lệnh, nhân viên nhận lệnh phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 17/124 01/4/2012 cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành lưới truyền tải điện. 4. Nhân viên nhận lệnh thao tác phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác, tên nhân viên ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. Chỉ khi nhân viên ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì nhân viên nhận lệnh mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho nhân viên ra lệnh. 5. Khi nhân viên nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị nhân viên ra lệnh giải thích, chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác. 6. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáo cho nhân viên ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành. Điều 10. Phiếu thao tác 1. Mọi thao tác trên lưới truyền tải điện có điện áp từ 1.000 V trở lên đều phải được lập Phiếu thao tác trước khi tiến hành thao tác, trừ các trường hợp sau: 1.1 Xử lý sự cố, trong trường hợp này nhân viên vận hành phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác xử lý sự cố vào sổ nhật ký vận hành. 1.2 Tại các cấp điều độ, thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 3 bước. Trong trường hợp này, nhân viên nhận lệnh phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác. 2. Phiếu thao tác được lập theo biểu mẫu quy định thống nhất áp dụng và do điều độ hệ thống điện cấp. 3. Phiếu thao tác phải rõ ràng, không sửa chữa, tẩy xóa. Trong Phiếu thao tác cần làm rõ Phiếu được viết cho sơ đồ nối dây cụ thể. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong Phiếu, nếu sơ đồ trong Phiếu không đúng với sơ đồ thực tế thì phải viết lại Phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồ thực tế. Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong Phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ thực tế phải được sự đồng ý của nhân viên duyệt Phiếu và phải ghi vào mục "Các hiện tượng bất thường trong thao tác". 4. Bộ phận trực ban sản xuất Công ty Truyền tải điện thực hiện các thủ tục đăng ký công tác với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện có liên quan và
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 18/124 01/4/2012 nhận bàn giao lưới điện có liên quan này giữa bộ phận trực ban sản xuất Công ty với đơn vị quản lý vận hành. 5. Các Phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những Phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ 90 ngày. Phiếu thao tác phải lưu trong hồ sơ điều tra đối với trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động. Điều 11. Thực hiện Phiếu thao tác Các nhân viên nhận lệnh thao tác phải thực hiện các quy định sau: 1. Mọi thao tác đều phải có ít nhất hai nhân viên phối hợp thực hiện, một nhân viên giám sát và một nhân viên trực tiếp thao tác. Hai nhân viên này phải biết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, đã được đào tạo, kiểm tra đạt được chức danh vận hành, được bố trí làm công việc trực thao tác. 2. Nhân viên trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn điện từ bậc 3/5, nhân viên giám sát phải có trình độ an toàn điện bậc 4/5 hoặc 5/5. Trong mọi trường hợp, cả hai nhân viên này đều chịu trách nhiệm như nhau về chức năng thao tác của mình. Trưởng ca vận hành trạm điện tích hợp là người thao tác trên máy tính. 3. Đọc kỹ Phiếu thao tác và kiểm tra Phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thao tác. 4. Nhân viên nhận lệnh thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào Phiếu thao tác trước khi thao tác. 5. Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong Phiếu thao tác, cần đề nghị nhân viên ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác. 6. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế phù hợp với Phiếu thao tác. 7. Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong Phiếu thao tác. Không tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của nhân viên ra lệnh. Khi thực hiện xong một bước thao tác, phải đánh dấu “√” hoặc “x” từng thao tác vào Phiếu thao tác để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục khi thao tác tiếp theo. 8. Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc, hiện tượng bất thường phải kiểm tra tìm nguyên nhân, không tự ý chỉnh
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 19/124 01/4/2012 sửa Phiếu thao tác mà phải báo ngay bộ phận điều độ cấp Phiếu thao tác, sau đó đợi làm rõ, mới được làm tiếp công việc. 9. Mọi thao tác tiếp đất, thao tác dao cách ly tại trạm biến áp phải kiểm tra trạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác, riêng trạm GIS, máy cắt tủ hợp bộ phải kiểm tra tín hiệu cơ khí chỉ trạng thái của dao cách ly và tiếp đất liên động. 10. Nếu thao tác được thực hiện từ trước và kéo dài đến giờ giao nhận ca, thì nhân viên ca trước phải lựa chọn hạng mục thao tác để ngừng cho hợp lý. Trong trường hợp thao tác phức tạp, nhân viên ca trước phải ở lại để thực hiện hết các hạng mục thao tác, chỉ được phép giao ca nếu được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếp của đơn vị. Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị cho phép nhân viên vận hành giao nhận ca trong trường hợp này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. 11. Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên nhận lệnh thao tác phải báo cáo bộ phận điều độ cấp Phiếu thao tác và thực hiện các thủ tục giao nhận thiết bị theo quy định, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ giao nhận ca tên Phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ mạch điều khiển và bảo vệ, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp đất di động có chỉ rõ địa điểm, các thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đơn vị công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác. MỤC 2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN DO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THỰC HIỆN Điều 12. Các dụng cụ, phương tiện an toàn sử dụng khi thao tác 1. Nhân viên thao tác phải sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn bổ trợ (hoặc trực tiếp tiếp xúc), như: găng tay, ủng, thảm (hoặc ghế) cách điện, mũ an toàn điện, sào thao tác, dây đeo (hoặc treo) an toàn và các phương tiện kỹ thuật an toàn liên quan, như: bút thử điện, bộ dây tiếp đất di động. 2. Các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn phải được đánh số quản lý và để tại vị trí quy định. Tại từng vị trí treo hoặc đặt các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn cũng phải đánh số phù hợp với số của các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn này. 3. Khi làm việc trong điều kiện trời mưa nhẹ thì phải sử dụng những thiết bị cách điện chống nước mưa.
- TỔNG CÔNG TY Mã số: Ngày sửa đổi: TRUYỂN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA QT0412 QUY TRÌNH Mục ISO: Lần sửa đổi: Kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản Trang: Ngày hiệu lực: lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 20/124 01/4/2012 4. Khi thao tác đối với thiết bị điện có dầu, phải có biện pháp phòng cháy, chữa cháy. Điều 13. Cắt điện, treo biển báo an toàn 1. Thực hiện các thao tác của Phiếu thao tác theo lệnh của điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện, đảm bảo sau khi cắt điện phải nhìn thấy: 1.1 Các thiết bị tại khu vực hoặc vị trí công tác đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía (trừ trạm GIS). 1.2 Các thiết bị lân cận (có liên quan đến an toàn điện khu vực hoặc vị trí công tác) với khoảng cách lớn hơn khoảng cách an toàn của từng cấp điện áp quy định tại Bảng 1. Bảng 1. Khoảng cách an toàn từ khu vực hoặc vị trí công tác đến phần có điện Điện áp làm việc Khoảng cách Đến 15 kV 0,7 m Trên 15 kV đến 35 kV 1,0 m Trên 35 kV đến 110 1,5 m kV 2,5 m 220 kV 4,5 m 500 kV 2. Treo biển báo: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” ở bộ phận truyền động của dao cách ly, khoá điều khiển máy cắt. Điều 14. Đặt tiếp đất di động 1. Bộ tiếp đất di động phải có đủ các bộ phận: 1.1 Đầu nối làm bằng đồng hoặc hợp kim, có cơ cấu cơ khí (ren, lẫy, lò xo) bắt chặt thiết bị hoặc dây dẫn điện cần tiếp đất và hợp bộ với dây tiếp đất. 1.2 Dây tiếp đất: a) Là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học khi có dòng điện ngắn mạch, quy định tại Phụ lục 14. Nghiêm cấm sử dụng các dây dẫn khác để làm dây tiếp đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
An toàn kỹ thuật trong bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô
4 p | 524 | 213
-
Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô P7
19 p | 295 | 189
-
Quy trình vận hành máy cắt điện sử dụng khí SF6 kiểu GL314 - Areva
22 p | 456 | 98
-
Giáo trình AN TOÀN LAO ĐỘNG - Chương số 4
16 p | 268 | 76
-
Thiết kế kỹ thuật an toàn điện
28 p | 332 | 67
-
Giáo án an toàn điện-chương 8: Dụng cụ, phương tiện cần thiết cho an toàn điện, cứu người khi bị điện giật
7 p | 258 | 49
-
Kỹ thuất ô tô - Tháo và lắp , chạy rà , thử xe
19 p | 134 | 46
-
THANG MÁY - QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
8 p | 202 | 40
-
Sơ đồ phân tích nghề, phiếu phân tích công việc: Nghề Kỹ thuật gò, hàn nông thôn
99 p | 238 | 28
-
Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
6 p | 123 | 10
-
Bài giảng An toàn vệ sinh lao động: Chương 1 - Trần Thị Liễn
63 p | 30 | 9
-
Giáo án Công nghệ lớp lớp 9 : Tên bài dạy : Thực hành LÀM XIRÔ QUẢ
6 p | 152 | 8
-
Bài giảng Modul 1 Giới thiệu về An toàn lao động trong nghề Hàn - Bài 1
12 p | 48 | 7
-
Quản lý đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
7 p | 154 | 6
-
Giáo án Công nghệ lớp 9 - TH thay xích, líp
4 p | 114 | 5
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
7 p | 45 | 5
-
Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trường CĐN KTCN Dung Quất
7 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn