intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng An toàn vệ sinh lao động: Chương 1 - Trần Thị Liễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng An toàn vệ sinh lao động: Chương 1 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; Trình bày được một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; Trình bày được một số quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng An toàn vệ sinh lao động: Chương 1 - Trần Thị Liễn

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Giảng viên: TRẦN THỊ LIỄN Email: lientt@pvmtc.edu.vn Mobile: 0933.68.29.88 TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  2. Chương 1: HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ 2 AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1: Sau khi học xong chương 1, người học có khả năng:  Trình bày được một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.  Trình bày được một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.  Trình bày được một số quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. TRẦN THỊ TRẦNLIỄN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 3 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp 1.1 luật về an toàn, vệ sinh lao động 1.2  Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an  toàn, vệ sinh lao động Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng 1.3 mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  4. 1.1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp 4 luật về an toàn, vệ sinh lao động 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 1.1.2. Văn bản luật 1.1.3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. TRẦN THỊ TRẦNLIỄN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  5. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 5  Mục đích của công tác bảo hộ lao động Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất  Đảm bảo toàn vẹn thân thể. Hạn chế thấp nhất tai nạn chấn thương  Đảm bảo sức khỏe, không mắc BNN  Duy trì, phục hồi sức khỏe và khả năng lao động TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  6. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 6  Ý nghĩa:  Ý nghĩa chính trị: Thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN  Ý nghĩa kinh tế: Đảm bảo an toàn, sức khỏe ngày công nhiều, thu nhập tăng. Cả NLĐ và doanh nghiệp, xã hội đều được hưởng lợi  Ý nghĩa nhân văn: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển xã hội. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  7. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 7  Tính chất bảo hộ lao động  Tính pháp lý  Tính khoa học, công nghệ  Tính quần chúng. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  8. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 8  Tính pháp luật: được thể hiện ở các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, nội quy, quy định về công tác BHLĐ thể hiện các giải pháp về khoa học, các biện pháp về tổ chức và xã hội có liên quan đến công tác BHLĐ. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  9. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 9  Tính KH-KT: mọi công việc để tiến hành tốt công việc có liên quan đến công tác BHLĐ đều phải sử dụng các kiến thức và phương pháp pháp khoa học để nghiên cứu đưa ra các biên pháp xử lý, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống TNLĐ và BNN. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  10. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 10  Nội dung về khoa học kĩ thuật  Khoa học tự nhiên,  Khoa học y học lao động,  Kỹ thuật vệ sinh,  Kỹ thuật an toàn,  Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân,  Khoa học về phòng cháy chữa cháy… TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  11. 1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung bảo hộ lao động 11  Nội dung về giáo dục, huấn luyện và vận động quần chúng làm tốt công tác bảo hộ lao động: Tính quần chúng:  Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất.  Mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  12. 1.1.2. Văn bản luật 12  HIẾN PHÁP Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013  BỘ LUẬT/LUẬT  Bộ Luật lao động 2012  Luật An toàn, Vệ sinh Lao động 2015  Luật Hóa chất 2007 (Số: 06/2007/QH12)  Luật Phòng cháy chữa cháy 2013 (Số: 40/2013/QH13) TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  13. 1.1.2. Văn bản luật 13  NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ  Nghị định số 45/2013/NĐ-CP  Nghị định số 95/2013/NĐ-CP  Nghị định số 88/2015/NĐ-CP  Nghị định số 59/2015/NĐ-CP  Nghị định số 37/2016/NĐ-CP  Nghị định số 39/2016/NĐ-CP  Nghị định số 44/2016/NĐ-CP TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  14. 1.1.2. Văn bản luật 14  THÔNG TƯ  Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH  Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH  Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH  Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH TT 04/2014/TT-BLĐTBXH  Thông tư 20/2013/TT-BCT TT 14/2013/TT-BYT  Thông tư 14/2013/TT-BYT  Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH  Thông tư 31/2014/TT-BCT  Thông tư 36/2014/TT-BCT  Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH  Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH  Thông tư 13/2016/TT-BLĐTXH  Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH... TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  15. 1.1.2. Văn bản luật 15 TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  16. 1.1.2. Văn bản luật 16  Hiến pháp Điều 35, Hiến pháp năm 2013: 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  17. 1.1.2. Văn bản luật 17  Bộ luật lao động 2012 (luật số 10/2012/QH13): Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc 1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường. 2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  18. 1.1.2. Văn bản luật 18  Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động 1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây: a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường; b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng; TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  19. 1.1.2. Văn bản luật 19 c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
  20. 1.1.2. Văn bản luật 20  Người lao động có nghĩa vụ sau đây: a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc; c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. TRẦN THỊ LIỄN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2