Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ vùng nước ngọt
lượt xem 13
download
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt by Viện NCNTTS | Quy trinh ky thuat nuoi tom the vung nuoc ngot 1. Cải tạo ao và diệt tạp - Đối với ao mới xây dựng đưa vào nuôi lần đầu, cần san bằng nền đáy, kiểm tra lại bờ và dùng vôi Ca(OH)2 để vệ sinh, khử chua nền đáy. - Đối với ao đã nuôi, sau mỗi vụ nuôi cần làm vệ sinh đáy ao. Tháo cannj nước vớt sạch lớp bùn đáy dơ lên mặt ao, phơi nắng đáy ao để diệt tạp và mầm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ vùng nước ngọt
- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ vùng nước ngọt
- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt by Viện NCNTTS | Quy trinh ky thuat nuoi tom the vung nuoc ngot 1. Cải tạo ao và diệt tạp - Đối với ao mới xây dựng đưa vào nuôi lần đầu, cần san bằng nền đáy, kiểm tra lại bờ và dùng vôi Ca(OH)2 để vệ sinh, khử chua nền đáy. - Đối với ao đã nuôi, sau mỗi vụ nuôi cần làm vệ sinh đáy ao. Tháo cannj nước vớt sạch lớp bùn đáy dơ lên mặt ao, phơi nắng đáy ao để diệt tạp và mầm bệnh và dùng vôi Ca(OH)2 để vệ sinh, khử chua nền đáy. - Có 2 phương pháp tẩy dọn ao tùy thuộc vào tình trạng ao có thể phơi khô được hay không. a) Phương pháp dọn khô: + Áp dụng cho những ao có thể tháo khô nước hoàn toàn. + Ao được tháo cạn, chất thải bùn đáy được đưa ra ngoài bằng nhân công hoặc bằng máy đến khu vực xử lý nước thải. + Đáy ao dọn sạch được rải vôi và tiếp tục phơi nắng. b) Phương pháp dọn ướt: + Áp dụng cho những nền đáy không thể làm khô được.
- + Dùng trâu bò bừa trục hoặc kết hợp bơm tháo để tẩy dọn. - Bón vôi: vôi bột được rải đều trên khắp mặt đáy ao và tả ly bờ, liều lượng vôi rải tùy thuộc vào độ pH của nền đáy, được qui định theo Bảng 1. - Nên rải vôi vào sáng sớm để tránh gió và tận dụng ánh sáng trong ngày cho khử trùng và diệt tạp. - Sau khi bón vôi, phơi ao từ 3 – 5 ngày và cho nước vào ao tới độ sâu 30 – 40 cm, giữ nước 1 – 2 ngày, sau đó tháo cạn nước trong ao. Tiếp tục lấy nước rửa ao 2 – 3 lần để loại các chất còn lắng đọng trong cát, diệt tác nhân gây bệnh, đồng thời giảm bớt lượng vôi trong ao, giúp cho pH môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định. 2. Gây màu nước cho ao nuôi - Nước sẽ được cấp cho các ao nuôi tôm qua túi lọc (lưới lọc có thể dùng bằng lưới nilon dạng hình ống mắt lưới 2a = 2 mm), đến độ sâu 0,8 – 1 m thì tiến hành gây màu nước. - Phương pháp gây màu nước: có 2 phương pháp sử dụng: phân vô cơ và phân hữu cơ, được qui định theo Bảng 2.
- - Sau 4 – 7 ngày, nước lên màu tảo (xanh hay vàng đọt chuối non), đạt độ trong 40 – 50 cm thì tiến hành thả giống. – Cần thiết bón thêm các chế phẩm sinh học xử lý đáy, nước ao. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 3. Thả tôm giống - Trước khi thả giống phải kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi đạt yêu cầu môi trường thả nuôi như Bảng 2. Trước khi thả tôm 1 – 2 giờ phải rải muối NaCl với liều lượng 200 kg/1.000 m2 ao.
- - Tôm giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng đạt qui định tạm thười về yêu cầu kỹ thuật tôm thẻ chân trắng giống của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Giống phải được thuần dưỡng về độ mặn 0 – 0,5 ‰. – Mật độ thả giống: > 30 con PL/ m2 – Phương pháp thả giống: thả túi tôm xuống ao, ngâm từ 5 – 10 phút, sau đó từ từ cho tôm ra ao. Thả tôm vào lúc trời mát, tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều tối để tiện theo dõi hoạt động của tôm sau khi thả ra ao. 4. Chăm sóc nuôi dưỡng - Thức ăn và cho tôm ăn: khối lượng thức ăn cho tôm ăn trong một ngày đêm tùy thuộc vào lượng tôm hiện có trong ao, tình trạng sinh lý tôm (chuẩn bị lột, mới lột) và các yếu tố khí hậu thời tiết. - Phương pháp tính lượng thức ăn cho tôm ăn: lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày (g) = số lượng tôm trong ao ( con) x trọng lượng thân tôm trung bình (g/con) x % thức ăn theo trọng lượng. - Dựa vào lượng thức ăn trong ngày mà phân bố lượng thức ăn vào các bữa ăn. - Cần theo dõi sát sao để điều chỉnh lượng thức ăn giữa các bữa ăn cho phù hợp. - Nhá kiểm tra thức ăn: số lượng nhá quy định trong ao 4.000 – 5.000 m2 thường là 4 nhá thay đổi tùy theo diện tích ao. Vị trí đặt nhá nên đảm bảo tính khách quan. Tránh đặt ở những nơi đáy bẩn hoặc lưu tốc dòng chảy lớn để đảm bảo việc kiểm tra chính xác. Quy cách nha thường có diện tích 0,8 x 0,8 m. Có gờ cao 15 – 20cm. - Phương pháp cho ăn : Cho tôm ăn 4 lần vào các thời điểm : 6h,11h,17h, và 22h. Trong giai đoạn đầu (tôm dưới 1 tháng tuổi), thức ăn có kích cỡ rất nhỏ
- nên rất dễ bị thổi bay nếu cho ăn khô, do đó trước khi cho ăn cần trộn với một phần nước và dùng ca tạt đều các cạnh ven bờ – cách bờ 1 – 2m. Từ tháng thứ 2 trở đi thức ăn có thể cho ăn khô hoặc trộn với các chất bổ sung để ráo, rồi rải cách xa bờ 2 – 3m, có thể rải thành 2 đương cho ăn để tôm ăn hết thức ăn trong thời gian ngắn nhất. Trong quá trình nuôi cần cho tôm ăn thêm các chất bổ sung như: vitamin, prexix-khoáng, chất bổ sung canxi…(liều lượng theo hướng dẫn cảu nhà sản xuất). Nếu có đập nước, trước khi cho tôm ăn phải ngừng đập nước trước 3 phút để tôm ăn và tránh thất thoát thức ăn do dòng chảy cuốn thức ăn vào chỗ dơ ở giữa ao. - Quản lý lượng thức ăn cho ăn: Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày ngoài quy định theo hướng dẫn chung còn phải căn cứ vào lượng thức ăn còn trên nhá cho ăn (sàn cho ăn) để điều chỉnh cho thích hợp. Nếu trong giờ kiểm tra nhá lượng thức ăn trên nhá hết thì tăng thêm 10%lượng thức ăn vào ngày hôm sau. Ngược lại, nếu còn 20% lượng thức ăn còn trên nhá thì giảm 10% lượng thức ăn vào ngày hôm sau. 5. Quản lý nước ao nuôi - Việc quản lý chất lượng nước ao nuôi thông qua theo dõi điều kiện thủy lý, thủy hóa của ao nuôi hàng ngày, hàng tuần.
- - Sự phát triển ổn định của tao trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng trong việc giữ vững môi trường nước ổn định. Việc duy trì và quản lý màu tảo ao nuôi được biểu thị qua bảng 4.
- - Nước được bổ sung cho ao khi cần thiết và việc thay nước cho ao nuôi được tiến hành khi: độ sâu trong ao nhỏ hơn 25cm; sau khi xử lý Formalin 6 – 8h; tôm bắt mồi yếu. - Trường hợp tảo phát triển quá mạnh và pH lớn hơn 8.5, cần thay 20 – 30% lượng nước trong ao nuôi hoặc có thể bón đường với liều lượng 3 – 5kg/1.000m2. 6. Quản lý đập nước, sục khí
- Bảo đảm thời gian quạt nước trong ngày, trong trường hợp khẩn cấp tôm thiếu oxy vào ban đêm, có thể bổ sung trực tiếp nước ngọt hoặc bổ sung nước giàu oxy theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất.Thời gian đập nước được quy định theo bảng 5. 7. Quản lý sức khỏe của tôm - Việc quản lý sức khỏe của tôm nuôi phải được chú ý trong tất cả các khâu của quy trình kỹ thuật nuôi, từ chất lượng tôm giống thả nuôi, mật độ thả nuôi phù hợp với phương thức nuôi, thức ăn cho tôm ăn phải đảm bảo đủ cả lượng và chất, và đặc biệt quan tâm theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường nước để có sự điều chỉnh kịp thời. Đó là các giải pháp tổng hợp để tăng cường sức đề kháng , giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh,ít phát sinh bệnh. - Hàng ngày, thường xuyên quan sát hành động của tôm vào sau giờ kiểm tra thức ăn trên nhá, cần quan sát màu sắc, phụ bộ, mang và sợi phân của tôm nhằm phát hiện sớm các sự cố bất thường về sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
- - Định kỳ 10 ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm một lần. Tôm nuôi dưới 2 tháng tuổi dùng nhá để thu mẫu tôm, tôm nuôi trên 2 tháng tuổi dùng chài để thu mẫu. Mỗi mẫu thu từ 30 – 50 con. 8. Các hoạt động quản lý khác Thường xuyên kiểm tra bờ ao, hệ thống cấp tiêu nước, hệ thống sục khí và quạt nước. Thường xuyên vệ sinh lưới lọc nước, sàng ăn của tôm, vớt váng tảo, rong rêu có trong ao. 9. Thu hoạch tôm - Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch: Dùng chài thu mẫu tôm để kiểm tra khối lượng và tình trạng sức khỏe của tôm để quyết định thời gian thu hoạch. Trọng lượng tôm có thể cho thu hoạch có thể là 10g/con. Không nên thu hoạch trong trường hợp tôm mềm vỏ với số lượng lớn, cần kéo dài thêm 4 – 6 ngày cho tôm cứng vỏ. - Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch: Trên cơ sở theo dõi kiểm tra hàng ngày, dự tính sản lượng có thể thu được để bố trí nhân lực, dụng cụ, biện pháp bảo quản và vận chuyển sản phẩm cho phù hợp. Thời gian thu hoạch tôm vào buổi sáng là tốt nhất.
- - Thu tôm bằng lưới điện nhằm đảm bảo tôm sạch, chất lượng tốt, thời gian nhanh và chủ động. Sau khi thu tôm bằng lưới điện với số lượng lớn, phần ít còn lại trong ao được thu bằng tay sau khi tháo cạn nước. Tôm sau khi thu hoạch được rửa sạch, phân cỡ sơ bộ, được ướp đá trong thùng cách nhiệt rồi vận chuyển đến cơ sở chế biến. Thu hoạch và vận chuyển tôm cần yêu cầu thao tác nhanh, dụng cụ vận chuyển phải sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tôm nguyên liệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tôm chân trắng và cẩm nang nuôi tôm
32 p | 342 | 127
-
Các biện pháp bổ sung ô-xy cho ao nuôi tôm
2 p | 348 | 113
-
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa
8 p | 521 | 113
-
Kỹ thuật nuôi tôm ứng dụng công nghệ Biofloc
5 p | 293 | 85
-
Mô hình nuôi tôm Thẻ thâm canh sử dụng Chế Phẩm Sinh Học
3 p | 271 | 68
-
Kỹ thuật nuôi tôm Thẻ Chân Trắng
14 p | 290 | 64
-
Quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm Thẻ chất lượng
2 p | 174 | 49
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TÔM BẰNG CHẾ PHẨM EM
3 p | 184 | 20
-
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú - lúa
36 p | 146 | 18
-
Hướng dẫn nuôi một số loài cá, tôm: Phần 1
34 p | 87 | 17
-
Kỹ thuật nuôi Tôm Sú công nghiệp
7 p | 87 | 17
-
Kỹ thuật nuôi Tôm Hùm lồng
10 p | 97 | 16
-
Đề xuất quy trình kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong thâm canh cá tra
3 p | 108 | 12
-
Kỹ thuật ương Tôm Càng Xanh
6 p | 86 | 10
-
Giáo trình mô đun Nuôi tôm cá nước lợ (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
36 p | 23 | 7
-
Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú
17 p | 106 | 6
-
Vụ tôm mới - “4 bước” để bắt đầu
5 p | 76 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn