intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật thâm canh cây vừng (Phần 1)

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

256
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật: - Yêu cầu sinh thái của cây vừng - Nhiệt độ: Cây vừng là loại cây chịu hạn, chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho vừng sinh trưởng và phát triển tốt từ 25- 30 0C.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật thâm canh cây vừng (Phần 1)

  1. Quy trình kỹ thuật thâm canh cây vừng (Phần 1) Chương I: Quy định chung 1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1 2. Yêu cầu sinh thái của cây vừng
  2. 2.1. Nhiệt độ: Cây vừng là loại cây chịu hạn, chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho vừng sinh trưởng và phát triển tốt từ 25- 30 0C. 2.2. Lượng mưa: Nhu cầu nước của vừng phụ thuộc vào từng thời kỳ, tổng lượng mưa trong toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cây vừng từ 250- 300mm. Thời kỳ vừng cần nhiều nước là: từ khi gieo đến 6 lá và lúc ra hoa, hình thành quả. Nếu vừng bị ngập, đất thoát nước kém, thì trong một thời gian ngắn vừng sẽ chết hàng loạt. 2.3. ánh sáng: Vừng là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, nên rất cần ánh sáng cho quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ phục vụ cho sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu ánh sáng cây vừng vươn lóng dài, số mắt trên cây ít dẫn đến lượng quả ít và năng suất thấp. 2.4. Đất: Vừng là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi trên các loại đất sau khi thu hoạch lạc, đậu, ngô Xuân. Đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, có mạch nước ngầm sâu, thoát nước tốt thích hợp cho sản xuất vừng. Chương II: Giống vừng 1. Một số giống vừng 1.1 .Giống vừng đang trồng ở Nghệ An: Hiện tại ở Nghệ An trong sản xuất đại trà có các giống vừng địa phương (vừng đen, vừng vàng) và giống vừng mới là vừng V6. 1.2. Phương pháp chọn giống vừng:
  3. - Chọn những cây nhiều quả và cân đối, có độ dài lóng 2,5-4cm, được cắt bỏ hai đầu và lấy phần giữa cây. Cây phải sạch sâu bệnh. - Sau khi chọn xong được phơi riêng để tránh lẫn tạp, hạt khô đưa vào cất giữ làm giống vụ sau. Chương III: Kỹ thuật gieo trồng 1. Thời vụ gieo trồng 1.1. Vụ Xuân: Gieo từ 20/2-20/3, chọn những ngày trời không mưa rét, đất đủ ẩm để gieo vừng. 1.2. Vụ Hè Thu: Chủ yếu gieo trên đất sau khi đã thu hoạch xong lạc, đậu, ngô của vụ Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy vụ vừng Hè Thu gieo càng sớm càng tốt, tốt nhất gieo trước 10/6. 2. Đất trồng vừng và kỹ thuật làm đất 2.1. Đất trồng vừng: Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt. 2.2. Làm đất: + Đối với đất làm lạc vụ Xuân, đậu tương vụ Xuân sau khi thu hoạch thì phải cào dồn cỏ dại, bừa kỹ 2-3 lần. + Đối với đất thịt nhẹ, đất sau thu hoạch ngô và cây trồng khác: Cày bừa kỹ (cày 2 lần, sau mỗi lần cày bừa 2-3 lượt).
  4. + Lên luống: Luống có rãnh sâu 25-30 cm và luống rộng 1,5-2m, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo vừng xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m. 3. Lượng giống và phương pháp gieo 3.1. Lượng giống: - Vừng V6: gieo 4kg/ha. - Vừng địa phương: 5kg/ha. 3.2. Phương pháp gieo: - Gieo hàng: khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 10cm, rạch rãnh sâu 3cm, gieo xong khoả lớp đất mỏng. - Gieo vãi: sau khi lên luống xong, dùng vừng trộn với tro bếp hoặc đất bột rải đều trên mặt luống, sau đó dùng cành cây kéo qua hoặc bừa lướt nhẹ, để lấp hạt vừng 1-2cm. 4. Phân bón 4.1. Vôi bột: 400kg/ha (bón trước khi cày bừa). 4.2. Phân chuồng: 4-5 tấn/ha. 4.3. Phân NPK 500 kg/ha loại 3:9:6. Tất cả các loại phân này đều bón lót vào lần cày bừa cuối cùng (đối với đất không cày thì bón trước khi bừa). Riêng đất quá xấu bón thúc 2kg urê/sào khi vừng 2- 3 lá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2