intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư khoang miệng (UTKM)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Quy trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư khoang miệng (UTKM)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, đối tượng nguy cơ, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành khám sàng lọc, sơ đồ khám sàng lọc tại tuyến huyện và tuyến tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư khoang miệng (UTKM)

  1. QUY TRÌNH SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƢ KHOANG MIỆNG (UTKM) I. ĐẠI CƢƠNG Khoang miệng bao gồm môi trên, môi dưới, sàn miệng, phần lưỡi di động (2/3 trước lưỡi), niên mạc má, lợi hàm trên, lợi hàm dưới và vòm khẩu cái. Ung thư khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm miệng và sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy UTKM là một trong sáu loại ung thư thường gặp nhất. Trên thế giới t lệ mắc bệnh ung thư khoang miệng hàng năm khoảng 11/100.000 dân, tỉ lệ nam/nữ là 2/1. Tại Mỹ năm 2006 ước tính khoảng 30.990 TH mới mắc và 7.430 TH tử vong do ung thư khoang miệng . Tại Việt nam, tỉ lệ mắc là 2,7/100.000 dân. Theo thống kê của bệnh viên K, Hà nội trong năm 2000 số ca UTKM là 1740, nhưng đến năm 2010 số ca UTKM đã lên đến 2385 (tăng 43 ) Nên UTKM thường được phát hiện ở giai đoạn khá muộn, có biểu hiện xâm lấn hay di căn hạch, gây hạn chế nhiều đến các chức năng quan trọng của cơ thể như dinh dưỡng, phát âm, hô hấp, thẩm mỹ và quan trọng nhất là điều trị rất khó khăn, tốn kém, mà kết quả điều trị lại không cao, thời gian sống thêm ngắn, tăng tỉ lệ tái phát. Xây dựng qui trình khám sàng lọc UTKM tại tuyến tỉnh và tuyến huyện phù hợp điều kiện ở Việt nam là hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn lớn để đề phòng và tăng hiệu quả việc phát hiện và điều trị UTKM. II. Đ I TƢỢNG NGUY CƠ UTKM - Nam giới trên 45 tuổi - Người sử dụng thuốc lá - Người nghiện rượu - Người có thói quen nhai trầu - Người bị nhiễm một vài típ của virut HPV - Có tiền sử được chẩn đoán UTKM trước đó. III. CHUẨN BỊ 1. Đối tƣợng chuyển giao - Các bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt - Các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng 24
  2. - Các bác sỹ ung thư - Các bác sỹ TBH, GPB - Các bác sỹ phòng khám đa khoa - Nhân viên y tế của xã. - Nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu. 2. Đối tƣợng sàng lọc - Được chọn mẫu ngẫu nhiên - Nằm trong nhóm nguy cơ 3. Phƣơng tiện - Khám khoang miệng bằng đèn huỳnh quang, nhận định sơ bộ các dạng tổn thương. + Lấy bỏ răng giả nếu có. + Quan sát kỹ tất cả các vùng của miệng và thắm khám bằng ngón tay bề mắt các vùng niên mạc có nghi ngờ tổn thương. + Ngửa cổ và quan sát, thăm khám vùng sàn miệng. + Kéo má rộng ra hai bên quan sát vùng niêm mạc má và phần sau lợi + Dùng gương để quan sát các vùng chân răng và vùng ở sâu và ở trên. + Kéo lưỡi ra phái ngoài và quan sát kỹ hai mặt, các bờ của lưỡi. + Không quên quan sát và sờ nắn kỹ tìm khối bất thường vùng cổ hai bên và vùng dưới hàm. - Các tổn thương lành tính: + Các tổn thương viêm + U máu lành tính + U tuyến nước bọt phụ + U nhú niêm mạc miệng - Các tổn thương tiền ung thư : + Các mảng trắng trong khoang miệng (bạch sản): + Các mảng đỏ trong khoang miệng (hồng sản): + Các mảng trằng, đỏ trong khoang miệng (hồng- bạch sản) + Các tổn thương loét dễ chảy máu, khó liền. - Các tổn thương ung thư, nghi ngờ ung thư: 25
  3. + Các tổn thương loét sùi, sùi mủn nát, dễ chảy máu, hoại tử. + Các vùng dày cứng bất thường trong khoang miệng. + Có cục hoặc khối bất thường vùng cổ. IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Quy trình khám sàng lọc tại tuyến huyện - Giáo dục truyền thông về sức khỏe răng miệng, các UTKM bởi các nhân viên y tế, tờ rơi truyền thông, hệ thống loa truyền thông...trực tiếp tới đối tượng nguy cơ và đối tượng được sàng lọc. - Tổ chức các buổi khám khoang miệng tại cộng đồng. - Tư vấn về chuyên môn nếu phát hiện thấy các tổn thương. - Hẹn tái khám sàng lọc theo thời gian qui định - Chuyển tuyến tỉnh các tổn thương cần sinh thiết hoặc phẫu thuật. - Đào tạo các chuyên gia y tế xã và huyện cách thức nhận định và xử lý các tổn thương tiền ung thư hoặc nghi ngờ. - Triển khai hệ thống sổ sách ghi chép, thu thập và quản lý số liệu định kỳ báo cáo lên tuyến tỉnh vầ kết quả theo d i KSL 2. Quy trình khám sàng lọc tại tuyến tỉnh - Tiến hành khám lại toàn bộ khoang miệng. - Đánh giá tổn thương. - Làm xét nghiệm TBH hay sinh thiết, và các XN khác ( CT, MRI...) - Phẫu thuật các tổn thương lành tính hoặc các tổn thương nghi ngờ ung thư hay các tổn thương ung thư giai đoạn sớm. - Chuyển người bệnh lên tuyến trung ương. - Đào tạo, hỗ trợ và giám sát các hoạt động khám sàng lọc UTKM của tuyến huyện. - Triển khai hệ thống thu thập số liệu, quản lý thông tin. - Thông tin phản hồi với y tế tuyến dưới và tuyến trên về số lượng UTKM 26
  4. ă SƠ ĐỒ M HÌNH KHÁM SÀNG LỌC UTKM TẠI TUYẾN TỈNH Khám khoang miệng xác định tổn thương Xét nghiệm TBH, sinh thiết Tổn thương lành tính Tổn thương ác tính Điều trị và theo d i Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn Tái khám Điều trị Tái phát Chuyển tuyến Theo d i Trung ương 27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2