Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp
lượt xem 22
download
Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp được ban hành theo Quyết định số 3092/QĐ-BNN-TL ngày 16/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kết cấu nội dung gồm 6 chương, mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI QUẢN LỘ-PHỤNG HIỆP (GIAI ĐOẠN CHƯA HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN RANH MẶN NGỌT VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP ) (Ban hành theo Quyết định số 3092/QĐ-BNN-TL ngày 16/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- MỤC LỤC Đề mục Trang Chương I: Những quy định chung 4 Chương II: Vận hành hệ thống trong mùa khô 8 Chương III: Vận hành hệ thống trong mùa mưa 10 Chương IV: Quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn. 11 Chương V: Trách nhiệm và quyền hạn 12 Chương VI: Tổ chức thực hiện 14 Các phụ lục kèm theo 15 2
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THUỶ LỢI QUẢN LỘ PHỤNG HIỆP (GIAI ĐOẠN CHƯA HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN RANH MẶN NGỌT VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP ) (Ban hành theo Quyết định số /QĐ-BNN-TL ngày / /2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ---------------------------------------------------------------------------------- Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Hệ thống công trình thuỷ lợi (HTCTTL) Quản Lộ - Phụng Hiệp có nhiệm vụ: 1. Trữ ngọt và ngăn mặn vùng sản xuất lúa ổn định thuộc tiểu vùng Ba Rinh - Tà Liêm (BR-TL), Tiếp Nhật (TN) và nửa phía Đông Quản Lộ - Phụng Hiệp (QL-PH) trên địa bàn các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu; 2. Kiểm soát mặn phục vụ vùng chuyển đổi sản xuất lúa - tôm và vùng chuyên tôm thuộc nửa phía Tây vùng QL-PH; 3. Tiêu úng, xổ phèn và thoát nước ô nhiễm trong hệ thống. Điều 2. Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý vận hành khai thác và bảo vệ HTCTTL Quản Lộ - Phụng Hiệp phải tuân thủ Luật Tài nguyên nước, Luật Đê điều, Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các tiêu chuẩn ngành và các quy định khác có liên quan. Điều 3. Việc vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi QL-PH phải đảm bảo: 1. Thống nhất trong toàn hệ thống, không chia cắt theo địa giới hành chính. 2. Hài hoà lợi ích giữa các vùng và trong toàn hệ thống. 3
- Điều 4: Ban điều hành, trung tâm điều khiển hệ thống Quản Lộ-Phụng Hiệp đặt tại Bạc Liêu, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) tỉnh Bạc Liêu được chủ động vận hành các công trình trong hệ thống theo đúng các chỉ tiêu thiết kế. Các đơn vị KTCTTL trong hệ thống được quyền vận hành các công trình theo quy định phân cấp quản lý công trình và các chỉ tiêu thiết kế. Trường hợp ngoài thiết kế, Công ty (KTCTTL) tỉnh Bạc Liêu chủ trì phối hợp các đơn vị KTCTTL trong hệ thống đề xuất phương án vận hành báo cáo cấp có thẩm quyền và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nông nghiệp và PTNT) quyết định. Khi xuất hiện các tình huống chưa được quy định trong Quy trình, việc vận hành HTCTTL phải theo sự chỉ đạo của các Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trong khu vực và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, điều chỉnh và bổ sung Quy trình. Điều 5. Các công trình trực tiếp tham gia vào vận hành của hệ thống thuỷ lợi QL-PH gồm các công trình sau: Tên Thuộc Nhiệm TT Cụm công trình tỉnh vụ I VÙNG TIẾP NHẬT 1 Cống Bao Biển Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 2 Cống Cái Xe Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, TN1 xổ phèn 3 Cống Cái Oanh Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 4 Cống Long Phú Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 5 Cống Ngàn Rô Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 6 Cống Bãi Giá Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 7 Cống Gòi Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn TN2 8 Cống Trà Đuốc Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 9 Cống Chín Sáu Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 10 Cống An Nô Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 11 Cống Tiếp Nhật Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 4
- 12 Hệ thống cống dưới Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn đê Phú Hữu-Mỹ Thanh II VÙNG BA RINH–TÀ LIÊM 13 Cống An Tập Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 14 Cống Bố Thảo Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 15 Cống Rạch Rê Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 16 Cống Tam Sóc Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn BT 17 Cống Xẻo Gừa Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 18 Cống Mỹ Tú Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 19 Cống Thị Trấn Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 20 Hệ thống cống qua Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn đê Trà Quít III VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP 21 Cống Thạnh Trị Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 22 Cống Mỹ Phước Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 23 Cống Cái Trầu Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn QP1 24 Cống Sa Keo Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 25 Cống Tuân Túc Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 26 Cống Trà Kha Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 27 Cống Cầu Sập Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 28 Cống Vĩnh Mỹ Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn QP2 29 Cống Xóm Lung Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 30 Cống Láng Tròn Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn 5
- 31 Cống Giá Rai Bạc Liêu Điều tiết mặn cho vùng chuyển (Phó Sinh) đổi của tỉnh Bạc Liêu. Kiểm soát mặn, tiêu úng, xổ 32 Cống Hộ Phòng Bạc Liêu QP3 phèn và nước ô nhiễm. (Chủ Chí) 33 Cống Láng Trâm Bạc Liêu 34 Cống Nọc Nạng Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn 35 Cống Sư Son Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn QP4 36 Cống Cây Gừa Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn Cống Khúc Tréo Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn 37 Hệ thống cống, đập Bạc Liêu Ngăn mặn cho 2 khu vực: (i) QP5 tạm phân ranh mặn- Đông kênh Ngàn Dừa-Bắc kênh ngọt QL-PH và (ii) Đông kênh Phó Sinh-Nam kênh QL-PH 38 Cống Tắc Vân Cà Mau Lấy mặn, tiêu úng, xổ phèn 39 Cống Đường Xuồng Cà Mau Lấy mặn, tiêu úng, xổ phèn QP6 40 Cống Bạch Ngưu Cà Mau Lấy mặn, tiêu úng, xổ phèn 41 Cống Cà Mau Cà Mau Tiêu úng, xổ phèn và ô nhiễm Điều 6. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thuỷ lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp đều phải thực hiện Quy trình này. 6
- Chương II VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRONG MÙA KHÔ Điều 7. Vào mùa khô (từ đầu tháng 12 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau) các cống cụm TN1 được vận hành một chiều để tiếp nước ngọt cho vùng Tiếp Nhật; các cống chỉ đóng khi độ mặn trên sông tại thượng lưu cống lên cao hơn mức cho phép là 4%o. Các cống cụm TN2 thường xuyên đóng để trữ ngọt và ngăn mặn cho vùng Tiếp Nhật; các cống chỉ mở để tiêu nước ô nhiễm và chua phèn đầu vụ khi có nhu cầu, phù hợp lịch vận hành cụ thể cho từng công trình nhằm đảm bảo kiểm soát mặn, đáp ứng chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và giảm khả năng bồi lắng ở thượng và hạ lưu cống. Điều 8. Các cống cụm BT được vận hành một chiều để tiếp nước ngọt cho vùng Ba Rinh - Tà Liêm; Các cống chỉ đóng khi độ mặn trên sông tại thượng lưu cống lên cao hơn mức cho phép là 4%o . Điều 9. Đối với tiểu vùng sản xuất lúa ổn định thuộc tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu (phía Đông kênh Phó Sinh và Tam giác Ninh Qưới): Các cống cụm QP1, QP2 và đập tạm trong vùng phải đóng lại để giữ nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cống cụm QP1 và QP2 được mở theo lịch vận hành cụ thể khi cần thiết để tiêu nước ô nhiễm và giảm khả năng bồi lắng ở thượng và hạ lưu cống. Điều 10. Vào đầu mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 1 hàng năm), các cống vùng mặn (vùng chuyển đổi của tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau) vận hành điều tiết nước mặn cho vùng tôm trên đất lúa và chuyên tôm theo chế độ sau: - Các cống cụm QP4 và QP6 được mở hai chiều để lấy mặn cho phía Tây vùng QL-PH. - Khống chế, kiểm soát độ mặn tại ngã tư Phó Sinh không vượt quá 4%o. - Nếu độ mặn tại ngã tư Phó Sinh lên đến 5%o, phải mở cống Láng Trâm một chiều xả mặn trong đồng. - Nếu độ mặn tại ngã tư Phó Sinh lên đến 6%o, phải mở cống Láng Trâm, Hộ Phòng một chiều xả mặn trong đồng. - Nếu độ mặn tại ngã tư Phó Sinh lên đến 9%o, phải mở cống Láng Trâm, Giá Rai một chiều xả mặn trong đồng. - Cống Cà Mau đóng làm chậm mặn trong đồng. Khi có yêu cầu vận hành sẽ vận hành theo chế độ của cống Láng Trâm. 7
- Điều 11. Trong các tháng còn lại của mùa khô, các cống vùng mặn (các cụm QP3, QP4 và QP6) vận hành tăng cường lấy nước mặn. Các cống cụm QP4 và QP6 được mở hai chiều. Các cống Láng Trâm, Hộ Phòng, Giá Rai mở một chiều từng đợt lấy nước mặn vào đồng. Khống chế độ mặn trên kênh QL-PH tại khu vực ranh giới hai tỉnh Bạc Liêu-Sóc Trăng không vượt 4%o; nếu độ mặn tại điểm khống chế này vượt 4%o thì các cống Láng Trâm, Hộ Phòng và Giá Rai phải đóng hoặc xả bớt mặn. Công ty KTCTTL tỉnh Sóc Trăng tổ chức theo dõi diễn biến mặn thường xuyên trên tuyến QL-PH và sẵn sàng triển khai đắp đập thời vụ dọc theo kênh QL-PH từ Ngã Năm đến ranh giới hai tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu khi độ mặn 4%o vượt quá ranh giới hai tỉnh. 8
- Chương III VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRONG MÙA MƯA Điều 12. Vào mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11) các cống cụm TN1 được vận hành một chiều để tiếp nước ngọt cho vùng Tiếp Nhật. Các cống cụm TN2 thường đóng để giữ nước ngọt, ngăn mặn cho vùng Tiếp Nhật; Các cống chỉ mở khi có yêu cầu thực tế để tiêu úng, thau chua, rửa mặn và chống bồi lắng. Điều 13. Các cống cụm BT được vận hành một chiều để tiếp nước ngọt cho vùng Ba Rinh - Tà Liêm. Các cống chỉ mở một chiều khi có yêu cầu thực tế để tiêu úng, thau chua, rửa mặn và chống bồi lắng. Điều 14. Các cống cụm QP4 và cụm QP6 được vận hành mở hai chiều để cấp nước mặn, tiêu úng, xổ phèn và nước ô nhiễm. Đối với những ngày triều cường, khi vùng Nam Quốc lộ 1A lấy nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thì đóng cống để tránh nước ô nhiễm. Trường hợp phải tiêu thoát nước úng ngập cho vùng phía Bắc Quốc lộ 1A, các đơn vị KTCTTL quyết định phương án cho phù hợp thực tế và không làm ảnh hưởng đến các tỉnh trong hệ thống. Điều 15. Các cống cụm QP2 và QP3 và cống Cà Mau mở một chiều để tiêu nước ra. Khi mức nước trong đồng thượng lưu cống nhỏ hơn 0,3m thì đóng cống giữ nước. Riêng các ngày triều cường trong chu kỳ triều (chu kỳ triều cường 14 ngày; việc xác định thời điểm triều cường theo mực nước triều dự báo) tất cả các cống thuộc hai cụm này đều đóng để vùng Nam Quốc lộ 1A lấy nước mặn nuôi trồng thuỷ sản. Điều 16. Việc đắp đập tạm làm nhiệm vụ phân ranh mặn - ngọt, các đơn vị KTCTTL từng tỉnh căn cứ vào diễn biến xâm nhập mặn, thời tiết, tình hình úng ngập để đề xuất vị trí, thời gian đắp và tháo dỡ công trình cho phù hợp thực tế và không làm ảnh hưởng đến các tỉnh khác trong hệ thống. 9
- Chương IV QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN Điều 17. Công ty KTCTTL tỉnh Bạc Liêu và các đơn vị thành viên trong hệ thống phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thuỷ văn khác theo Quy phạm và Tiêu chuẩn ngành đã ban hành. Điều 18. 1. Hàng năm, trên cơ sở hệ thống mạng quan trắc, đo đạc khí tượng thuỷ văn, chất lượng nước, độ mặn, độ chua Công ty KTCTTL Bạc Liêu và các đơn vị thành viên cập nhật số liệu quan trắc, kết hợp với mô hình thủy lực, mô hình quản lý kịp thời tính toán, đề xuất các phương án quản lý vận hành. 2. Theo dõi dự báo thủy văn, diễn biến xâm nhập mặn của hệ thống sông Cửu Long, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch vận hành công trình cho phù hợp. Điều 19: 1. Căn cứ dự báo về khả năng xâm nhập mặn, số liệu đo độ mặn thực tế để xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phù hợp với từng giai đoạn sản xuất trong mùa khô. 2. Theo dõi dự báo mưa đầu mùa, số liệu đo chua để có kế hoạch vận hành công trình tiêu thoát, tiêu chua, rửa phèn trong hệ thống cho phù hợp. 3. Theo dõi dự báo bão, mưa lũ, để xây dựng kế hoạch vận hành nhằm đảm bảo ngăn lũ, triều cường, chống úng ngập trong hệ thống. 4. Phối hợp với các đơn vị khí tượng thủy văn chuyên ngành để hoàn thiện tài liệu phục vụ việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. 10
- Chương V TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN Điều 20. Các đơn vị quản lý khai thác công trình các tỉnh. 1. Theo dõi tình hình thời tiết, thuỷ văn, bố trí sản xuất hàng năm để điều chỉnh lịch vận hành các cống và lập kế hoạch điều tiết nước cho từng thời đoạn trên cơ sở các điều khoản quy định trong Quy trình. 2. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hệ thống theo Quy trình vận hành. 3. Đảm bảo an toàn mạng giám sát dòng chảy, chất lượng nước (SCADA, bao gồm thiết bị cảm ứng, tủ điện, đường truyền tin và thiết bị tại trung tâm điều hành) và quản lý, khai thác thông tin từ hệ thống SCADA theo đúng quy trình kỹ thuật kèm theo Quy trình vận hành. 4. Là những cơ quan được quyền quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi trong hệ thống. 5. Được quyền lập biên bản và đình chỉ việc cấp nước hoặc tiêu nước đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm Quy trình vận hành. Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, được báo cáo đến cấp có thẩm quyền xử lý. 6. Sau mỗi năm phục vụ sản xuất, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi các cấp có thẩm quyền về kết quả phục vụ sản xuất; an toàn công trình; quản lý công trình; thực hiện Quy trình vận hành; duy tu, bảo dưỡng công trình và xây dựng các phương án kỹ thuật điều tiết nước phục vụ sản xuất và giảm nhẹ thiên tai. 7. Có phương án, vật tư thiết bị phòng chống úng, hạn và mặn theo nhiệm vụ được phân công. Điều 21. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. 1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khai thác CTTL, các địa phương trong hệ thống thực hiện Quy trình vận hành. 2. Phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Quy trình vận hành. 3. Kịp thời báo cáo UBND các tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT để xử lý các trường hợp đặc biệt. Điều 22. UBND các cấp trong hệ thống theo thẩm quyền. 1. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy trình vận hành trong địa phương mình. 2. Ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm hoặc cản trở việc điều hành hệ thống theo Quy trình. 11
- 3. Huy động nhân lực, vật tư để đảm bảo an toàn các công trình thuỷ lợi trong hệ thống theo Luật Đê điều và Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 23. Mọi quy định về vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi QL-PH trước đây trái với những quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện Quy trình, các đơn vị quản lý khai thác công trình phải thường xuyên theo dõi, nếu có nội dung cần sửa đổi bổ sung, kịp thời kiến nghị và trình cấp thẩm quyền quyết định. Điều 24. Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình này sẽ được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thuật 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn quản lý,vận hành,bảo dưỡng hệ thống cấp nước tự chảy
61 p | 404 | 125
-
Bài giảng về hệ thống bùn hoạt tính - Lê Hoàng Việt
35 p | 295 | 68
-
Xử lý nước thải thủy sản: Một số kinh nghiệm xây dựng và vận hành hệ thống trong thực tiễn
6 p | 158 | 30
-
Quy trình vận hành hệ thống cấp thóat nước trên đồng muối khi gặp mưa để nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất muối - PGS.TS. Phạm Việt Hòa
9 p | 62 | 7
-
Bài giảng Chương trình quản lý lưới điện trên bản đồ hành chính
17 p | 87 | 4
-
Nghiên cứu đề xuất phương án vận hành hệ thống bậc thang Hoà Bình và Sơn La chống lũ hạ du khi xảy ra lũ bất thường trong thời kỳ tích nước
3 p | 6 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất quy tắc vận hành xả lũ an toàn cho hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong mùa mưa lũ
9 p | 44 | 3
-
Giải pháp củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở đáp ứng quy định của luật thủy lợi - bài học kinh nghiệm từ hợp phần nghiên cứu, nâng cao năng lực vận hành hệ thống thủy lợi tỉnh Ninh Thuận
9 p | 38 | 3
-
Phân lũ, chậm lũ và cứu hộ đê hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình khi tình huống khẩn cấp lũ lụt xảy ra
3 p | 54 | 3
-
Nghiên cứu bổ sung quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, góp phần thực hiện tiêu chí thủy lợi xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh
8 p | 51 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng mô hình HEC-RESSIM vận hành hệ thống liên hồ chứa trong mùa lũ trên lưu vực sông Cả
11 p | 12 | 3
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của bơm gia nhiệt cho hệ thống cấp nước nóng tập trung bên trong công trình
7 p | 46 | 2
-
Nghiên cứu xác định yêu cầu mực nước, lưu lượng phục vụ công tác quản lý và khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Cả trong mùa cạn
7 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng phần mềm cảnh báo, dự báo lũ phục vụ quy trình vận hành liên hồ chứa cho lưu vực sông Sê San
9 p | 45 | 2
-
Đánh giá quy trình quản lý rủi ro thiên tai tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
17 p | 24 | 2
-
Đánh giá tác động phân bổ chi phí quản lý vận hành tối ưu đến hiệu quả quản lý tưới vùng đồng bằng sông Hồng
9 p | 23 | 2
-
Ứng dụng mô hình thống kê dự báo dòng chảy tháng phục vụ quy trình vận hành liên hồ chứa sông Sê San trong mùa cạn
13 p | 62 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn