intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 18/2020/QĐ-UBND tp Hà Nội

Chia sẻ: Trần Văn Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 18/2020/QĐ-UBND ban hành về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2025. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 18/2020/QĐ-UBND tp Hà Nội

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 18/QĐ­UBND Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2020   QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HÀ NỘI  ĐẾN NĂM 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Quyết định số 362/QĐ­TTg ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê  duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Căn cứ Kế hoạch số 1738/KH­BTTTT ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền  thông triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn  quốc đến năm 2025; Căn cứ Thông báo số 2118­TB/TU ngày 01 tháng 8 năm 2019 của Thành ủy Hà Nội kết luận của   Ban Thường vụ Thành ủy về Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội  đến năm 2025 theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 3377/TTr­STTTT ngày  26 tháng 12 năm 2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí thành phố Hà Nội đến năm  2025, cụ thể như sau: 1. Quan điểm. Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và  Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản  lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất  lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng,  chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, cơ chế, chính sách, chỉ đạo, điều hành của  Thành phố để đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng 
  2. và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam nói chung và  Hà Nội nói riêng. Nhà nước và Thành phố có cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo, tạo điều kiện cần thiết cho báo  chí phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng  cường huy động nguồn lực xã hội phát triển đồng thời phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích,  không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích  chi phối báo chí. Phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông  thế giới. Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện,  dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, tăng  diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh  thông tin mạng. Triển khai thực hiện sắp xếp, phát triển và quản lý hệ thống báo chí thành phố Hà Nội theo  đúng Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Thủ tướng  Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 362/QĐ­TTg ngày 03/4/2019, đảm bảo chặt chẽ, thận  trọng, tạo đồng thuận xã hội. 2. Mục tiêu ­ Sắp xếp hệ thống báo chí thành phố Hà Nội gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu  quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử; khắc  phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục  đích. ­ Xây dựng cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận  xã hội, thông tin đối ngoại. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ  phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới. ­ Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người  đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí thành phố Hà Nội. 3. Phương án sắp xếp các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội và lộ trình thực hiện Hà Nội hiện có 20 cơ quan báo chí, gồm: 01 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, 12 báo in, 07  tạp chí. Hai (02) cơ quan báo chí là Báo Quốc phòng Thủ đô (thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô) và Báo An ninh  Thủ đô (thuộc Công an thành phố Hà Nội) thực hiện sắp xếp theo Đề án của Bộ Quốc phòng và  Bộ Công an. Số lượng cơ quan báo chí sắp xếp: 18/20 cơ quan. 3.1. Giai đoạn I: Từ khi Đề án được phê duyệt đến hết năm 2020 (thực hiện sắp xếp còn 05   cơ quan báo) a) Các cơ quan báo chí không phải sắp xếp: 03 cơ quan
  3. ­ Báo Hà Nội mới thuộc Thành ủy. ­ Đài Phát thanh ­ Truyền hình Hà Nội thuộc UBND Thành phố. ­ Tạp chí Khoa học thuộc Trường Đại học Thủ đô. b) Các cơ quan báo chí phải sắp xếp: 15 cơ quan ­ Dừng hoạt động sáu (06) tạp chí: + Tạp chí Giáo dục Thủ đô thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. + Tạp chí Thương gia thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội. + Tạp chí Hàng hóa và Thương hiệu thuộc Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu thành  phố Hà Nội. + Tạp chí Tinh hoa Đất Việt thuộc Hội Thủ công Mỹ nghệ Làng nghề thành phố Hà Nội. + Tạp chí Phái đẹp (Elle) thuộc Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội. + Tạp chí Golf Việt Nam thuộc Câu lạc bộ Golf Hà Nội. ­ Dừng hoạt động ba (03) cơ quan báo: + Báo Màn ảnh Sân khấu thuộc Sở Văn hóa và Thể thao. + Báo Thời báo Doanh nhân thuộc Hiệp hội Công thương Thành phố. + Báo Cựu chiến binh Thủ đô thuộc Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội. ­ Giữ ổn định bốn (04) cơ quan báo: + Báo Kinh tế và Đô thị thuộc UBND Thành phố. + Báo Phụ nữ Thủ đô thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố. + Báo Lao động Thủ đô thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố. + Báo Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố. ­ Sáp nhập một (01) cơ quan báo: Báo Pháp luật và Xã hội thuộc Sở Tư pháp ­ cơ quan Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục  pháp luật Thành phố ­ sáp nhập vào Báo Kinh tế và Đô thị thuộc UBND Thành phố. ­ Chuyển đổi mô hình hoạt động một (01) cơ quan báo: Chuyển Báo Người Hà Nội thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội thành Tạp chí  chuyên ngành Văn học Nghệ thuật của Thành phố.
  4. c) Kết quả sau sắp xếp: còn 08 cơ quan báo chí, gồm: 05 báo, 02 tạp chí, 01 đài phát thanh ­  truyền hình. Giảm 10 cơ quan báo chí. LOẠI  CƠ QUAN CHỦ  STT CƠ QUAN BÁO CHÍ GHI CHÚ HÌNH QUẢN I BÁO IN: 05 1   Hà Nội mới Thành ủy Không phải sắp xếp   Sáp nhập Báo Pháp  2 Kinh tế và Đô thị UBND Thành phố luật và Xã hội vào  Báo Kinh tế và Đô thị   Hội Liên hiệp Phụ nữ  3 Phụ nữ Thủ đô Thành phố Giữ ổn định   Liên đoàn Lao động  4 Lao động Thủ đô Giữ ổn định Thành phố   Đoàn TNCS Hồ Chí  5 Tuổi trẻ Thủ đô Giữ ổn định Minh Thành phố II TẠP CHÍ: 02   Trường Đại học Thủ  6 Khoa học Không phải sắp xếp đô   Hội Liên hiệp Văn  7 Văn học và Nghệ  học và Nghệ thuật Hà Chuyển báo Người  thuật Hà Nội Nội Hà Nội thành tạp chí III PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH: 01 8   Đài PT­TH Hà Nội UBND Thành phố Không phải sắp xếp Các cơ quan báo chí (báo, tạp chí) vừa có báo in và báo điện tử, tạp chí in và tạp chí điện tử thì  sắp xếp theo lộ trình của báo in, tạp chí in. 3.2. Giai đoạn II: Từ 01/01/2021 đến hết năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp Thực hiện việc sắp xếp các cơ quan báo chí Thành phố theo đúng chỉ đạo của Trung ương. Ổn  định hoạt động và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cơ quan  báo chí Thành phố sau sắp xếp. ­ Xác định cơ quan báo chí chủ lực, làm nòng cốt, đảm bảo yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ  tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, có vai trò định hướng thông tin tạo đồng thuận trong xã hội,  đồng thời định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần phát triển văn hóa và con người Hà Nội,  được tập trung đầu tư ngân sách. ­ Đối với báo in và tạp chí in: Hoạt động theo mô hình một cơ quan báo in có nhiều ấn phẩm.  Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên  biệt của từng nhóm độc giả.
  5. ­ Đối với báo điện tử và tạp chí điện tử: Tập trung phát triển báo điện tử có kỹ thuật, công nghệ  hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng  dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ  nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài),  sắp xếp hệ thống các báo điện tử gắn với đổi mới công nghệ, nhằm phát huy tối đa lợi thế về  bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu  hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin  mạng. ­ Đối với phát thanh, truyền hình: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội hoàn thiện tổ chức nhân  sự theo mô hình tinh gọn, hiệu quả. Tổ chức hoạt động theo các loại hình báo chí: truyền hình,  phát thanh, ấn phẩm điện tử... Đẩy mạnh đổi mới chất lượng nội dung chương trình để cung  cấp trên mạng Internet. Đầu tư thiết bị chuyên ngành và hệ thống an ninh, an toàn trong phát  sóng; sản xuất chương trình truyền hình theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, đón đầu những thay  đổi về công nghệ truyền thông trên thế giới. 4. Giải pháp thực hiện Triển khai các giải pháp nhằm sắp xếp, phát triển và quản lý hệ thống báo chí thành phố Hà  Nội, như sau: 4.1. Thông tin, tuyên truyền Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung Đề án, các yêu cầu trong thực tiễn cần phải thực  hiện Quy hoạch báo chí toàn quốc nói chung và của Hà Nội nói riêng; thông tin các bước triển  khai Đề án để mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của Đề án  hiểu, đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện; nâng cao nhận thức và bản lĩnh trước  các thông tin tiêu cực, độc hại. 4.2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về báo chí ­ Đẩy mạnh tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp  luật trong hoạt động báo chí đảm bảo yêu cầu phát triển báo chí Thành phố đi đôi với quản lý. ­ Tăng cường các hoạt động giám sát, quản lý nhà nước, hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành  phố thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và các nhiệm vụ tuyên truyền; phát hiện xử lý nghiêm đối  với các hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí. ­ Đẩy mạnh công tác quản lý các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nhằm phát huy  tác dụng của loại hình thông tin này trong công tác tuyên truyền, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. ­ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin trong các cơ quan nhà nước Thành  phố; tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, nhất là kiến thức, kỹ năng trong xử lý thông tin;  nâng cao vai trò người phát ngôn trong các cơ quan, tổ chức. ­ Chú trọng công tác phối hợp, phát huy vai trò của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội trong giám sát  việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan báo chí, chấp hành quy định đạo đức nghề nghiệp của  người làm báo. 4.3. Tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  6. ­ Các cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản cơ quan báo chí chủ động rà soát, xây dựng mô hình  tổ chức bộ máy, nhân sự tại các cơ quan báo chí trực thuộc theo Đề án được phê duyệt, đảm  bảo phù hợp với tình hình thực tế. ­ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng  viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí Thành phố sau sắp xếp có đủ phẩm chất, năng lực đáp  ứng yêu cầu phát triển báo chí Thủ đô trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo chuyên môn, ngoại  ngữ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm  báo, và chất lượng nội dung thông tin báo chí. 4.4. Tài chính ­ Rà soát, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong quá trình thực hiện sắp xếp lại các cơ quan  báo chí Thành phố theo Đề án được phê duyệt và các quy định pháp luật liên quan. ­ Các cơ quan báo chí Thành phố sau sắp xếp thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. ­ Nghiên cứu các giải pháp về tài chính tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí Thành phố phát  triển theo quy định pháp luật, thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị. Đầu tư cơ sở vật chất,  trang thiết bị để phát triển báo điện tử; xây dựng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thành tổ  hợp truyền thông hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống báo chí Thành phố sau sắp xếp;  hỗ trợ ngân sách đối với những ấn phẩm, chuyên mục, chương trình phù hợp với yêu cầu nhiệm  vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn. 4.5. Khoa học, công nghệ ­ Khuyến khích các cơ quan báo chí Thành phố đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên  tiến đáp ứng yêu cầu thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng,  an ninh và nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân trong bối cảnh cuộc Cách mạng công  nghiệp lần thứ tư. ­ Đầu tư các công cụ, giải pháp kỹ thuật để tăng cường công tác giám sát, nâng cao hiệu quả  công tác quản lý nhà nước về báo chí, thông tin mạng; phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động tấn  công làm thay đổi nội dung thông tin trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử nhà nước Thành  phố; kịp thời phát hiện những thông tin xấu độc để có biện pháp xử lý. 4.6. Hợp tác quốc tế ­ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, tiếp thu tiến bộ trong công nghệ làm báo, truyền  thông hiện đại cũng như kinh nghiệm trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ báo chí quốc tế. ­ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực báo chí, thông tin và  truyền thông. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Sở Thông tin và Truyền thông Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Đề án:
  7. ­ Tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án. ­ Hướng dẫn, theo dõi đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình triển khai Đề án và Kế hoạch thực  hiện. ­ Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tuyên truyền, quán triệt  quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Thành phố, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực  hiện Đề án. ­ Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí hoàn thiện các thủ tục hành chính  về giấy phép hoạt động báo chí sau sắp xếp. ­ Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành  hệ thống định mức kinh tế ­ kỹ thuật và đơn giá trong lĩnh vực báo chí của thành phố Hà Nội. ­ Tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí sau  sắp xếp. ­ Tham mưu UBND Thành phố phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Thành  ủy trong quá trình triển khai thực hiện Đề án đảm bảo theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo  chí toàn quốc đến năm 2025. 2. Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp các cơ quan chủ quản cơ quan báo chí và cơ quan liên quan tham mưu xây  dựng mô hình tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và  số lượng người làm việc tại các cơ quan báo chí trực thuộc UBND Thành phố và các cơ quan  báo chí trực thuộc Sở, ban, ngành thuộc UBND Thành phố theo Đề án được phê duyệt, đảm bảo  chặt chẽ, đúng quy định: ­ Thẩm định các đề án tổ chức lại, giải thể các cơ quan báo chí theo Đề án được phê duyệt, báo  cáo UBND Thành phố. ­ Thẩm định đề án vị trí việc làm, cơ cấu chức danh viên chức thuộc các cơ quan báo chí sau sắp  xếp trình UBND Thành phố phê duyệt. ­ Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế, số lượng người làm việc tại các cơ quan báo chí theo  quy định. ­ Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền trong việc thực hiện  chính sách, chế độ đối với viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan báo chí trong quá  trình thực hiện sắp xếp lại theo Đề án được phê duyệt. ­ Tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan  báo chí Thành phố. 3. Sở Tài chính ­ Tham mưu bảo đảm nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.
  8. ­ Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, hướng dẫn quản lý, sử dụng tài sản nhà nước  trong quá trình thực hiện sắp xếp lại các cơ quan báo chí theo Đề án được phê duyệt và các quy  định pháp luật liên quan. ­ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các cơ quan báo chí Thành  phố. ­ Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố  bố trí kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển báo chí Thành phố thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ  chính trị theo quy định của pháp luật; tham mưu UBND Thành phố ban hành hệ thống định mức  kinh tế ­ kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí của thành phố Hà Nội. ­ Thẩm định đơn giá trong hoạt động báo chí của thành phố Hà Nội. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tổng hợp nhu cầu, hướng dẫn các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí đầu tư cơ sở vật chất đáp  ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau sắp xếp. 5. Cơ quan chủ quản cơ quan báo chí Chủ trì phối hợp các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan liên quan triển khai tổ chức  thực hiện sắp xếp cơ quan báo chí trực thuộc theo đúng phương án và lộ trình của Đề án đảm  bảo chặt chẽ, thận trọng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sau sắp xếp; tăng cường  giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của  cán bộ, phóng viên, biên tập viên. 5.1. Các cơ quan chủ quản cơ quan báo chí không phải sắp xếp và giữ ổn định (các cơ quan báo  chí thuộc Thành ủy, UBND Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ  Thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh Thành phố, Trường Đại học Thủ đô): Xây  dựng đề án phát triển cơ quan báo chí trực thuộc (kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, các  giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động) bảo đảm phù hợp, đúng quy định. 5.2. Các cơ quan chủ quản cơ quan báo chí phải dừng hoạt động, sáp nhập, chuyển đổi mô hình  hoạt động (các cơ quan báo chí thuộc Hội Cựu chiến binh Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao,  Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội, Hội chống hàng giả và  bảo vệ thương hiệu thành phố Hà Nội, Hội Thủ công Mỹ nghệ Làng nghề thành phố Hà Nội,  Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội, Hiệp hội Công thương Thành phố, Câu lạc bộ Golf Hà Nội): ­ Hội Cựu chiến binh Thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo  xây dựng đề án sắp xếp cơ quan báo chí trực thuộc và kế hoạch thực hiện. ­ Thực hiện rà soát, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép, sửa đổi, bổ sung  giấy phép đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch báo chí toàn quốc, Đề án của Thành phố  và các quy định pháp luật. ­ Làm tốt công tác tư tưởng, định hướng thông tin công tác cán bộ, tăng cường công tác quản lý,  có giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho đội ngũ những người làm công tác báo chí cống hiến và  phát triển.
  9. ­ Báo cáo và đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực  hiện Đề án. 6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy Phối hợp chặt chẽ UBND Thành phố trong quá trình triển khai Đề án theo đúng chỉ đạo của  Đảng và Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Chỉ đạo, định hướng công tác tư tưởng, tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chỉ đạo của Đảng  đối với công tác báo chí và quy hoạch báo chí, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện  Đề án, đảm bảo ổn định và hiệu quả hoạt động báo chí Thành phố sau sắp xếp. 7. Đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy Phối hợp UBND Thành phố trong toàn bộ quá trình triển khai Đề án. Chủ trì, phối hợp các cơ quan chủ quản cơ quan báo chí, các cơ quan chức năng của Thành phố  làm tốt công tác tư tưởng, định hướng, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng  nhân sự trong quá trình thực hiện sắp xếp các cơ quan báo chí thuộc Thành ủy, các tổ chức chính  chị ­ xã hội Thành phố. 8. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác chỉ đạo, quản  lý hoạt động báo chí; làm tốt công tác tuyên truyền đối với hội viên trong việc triển khai thực  hiện Đề án; phát huy vai trò giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan báo chí, chấp hành  quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Tài  chính; Thủ trưởng các cơ quan chủ quản cơ quan báo chí, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà  Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND Thành  phố (qua Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp) để kịp thời giải quyết./.   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: CHỦ TỊCH ­ Như Điều 3; ­ Đ/c Bí thư Thành ủy; ­ Văn phòng Chính phủ; ­ Bộ Thông tin và Truyền thông; ­ T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố; ­ Chủ tịch UBND Thành phố; ­ Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; ­ Ban Tuyên giáo Thành ủy; Nguyễn Đức Chung ­ Ban Tổ chức Thành ủy; ­ Các Sở: TTTT, Nội vụ, Tài chính; ­ Hội Nhà báo Thành phố; ­ Các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí Thành phố; ­ VPUB: Các PCVP, các phòng CV; ­ Lưu: VT, KGVX Hg.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2