YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định 2708/QĐ-UBND năm 2013
58
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định 2708/QĐ-UBND năm 2013 về phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định 2708/QĐ-UBND năm 2013
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH VĨNH PHÚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 2708/QĐ-UBND Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ SỐ 4 VỀ ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH VĨNH PHÚC. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn; Căn cứ Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kỹ thuật điện nông thôn; Căn cứ Văn bản số 5301/BCT-CNĐP ngày 09/6/2009 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn cơ bản về tiêu chí điện đối với xã thí điểm xây dựng nông thôn mới và các quy định hiện hành khác; Căn cứ Công văn số 11059/BCT-TCNL ngày 29/11/2011 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí 4 về điện trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Căn cứ các Quyết định số 851, 852, 853, 854, 855, 856, 857, 858, 859/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực của các huyện, thị, thành phố, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2012-2015 có xét đến năm 2020; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 311/TTr-SCT ngày 27/8/2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới”.
- Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công thương; Văn phòng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Công ty Điện lực Vĩnh Phúc; Các đơn vị kinh doanh điện nông thôn; Các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hà Hòa Bình QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ SỐ 4 VỀ ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Ban hành kèm theo Quyết định số 2708/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng: 1.1. Phạm vi áp dụng: Được áp dụng trong việc đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2. Đối tượng áp dụng: Được áp dụng đối với các công trình điện có điện áp danh định đến 35kV nằm trong phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Điều 2. Trách nhiệm của UBND các xã: 2.1. Tự thành lập tổ đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí số 4 về điện của địa phương, thành phần của tổ đánh giá gồm: Ban quản lý HTXDV điện; tổ trưởng kỹ thuật và ban chỉ đạo nông thôn mới của xã.
- 2.2. UBND các xã chỉ đạo tổ đánh giá tổ chức tiến hành đánh giá tiêu chí số 4 về điện vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Khi thực hiện đánh giá có biên bản chi tiết về việc đánh giá của tổ, có biên bản kết luận báo cáo UBND xã. 2.3. UBND xã căn cứ vào biên bản chấm điểm chi tiết và kiến nghị của tổ đánh giá để xem xét kết luận mức độ hoàn thành tiêu chí số 4 về điện (đạt hay không đạt, Số điểm có được) báo cáo UBND huyện, thị, thành phố công nhận. Điều 3. Tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới: 3.1. Là tiêu chí động, thay đổi theo thời gian (như phụ tải tăng, giảm qua từng năm; cây cối vi phạm hành lang an toàn…v) do vậy ở những đơn vị đã đạt chuẩn theo tiêu chí số 4 vẫn phải thường xuyên có kế hoạch, đầu tư vốn bổ sung để nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, phát quang hành lang an toàn lưới điện. 3.2. Những đơn vị chưa đạt tiêu chí số 4 về điện cần có kế hoạch bố trí vốn, lập dự toán sửa chữa, bổ sung hoàn thiện lưới điện để đạt chuẩn. Đơn vị nào không có khả năng vốn để khắc phục tồn tại hoàn thiện lưới điện, báo cáo UBND huyện làm thủ tục bàn giao cho đơn vị đủ đều kiện tiếp nhận để hoàn thành tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới. 3.3. Đối với đơn vị bán lẻ điện nông thôn có trách nhiệm bố trí nguồn vốn hoàn thiện lưới điện hạ áp để đạt tiêu chí số 4 về điện. 3.4. Đối với Công ty Điện Lực Vĩnh Phúc là đơn vị bán buôn điện nông thôn có trách nhiệm bố trí nguồn vốn hoàn thiện lưới điện trung thế và trạm biến áp để đạt tiêu chí số 4 về điện theo quy định. Chương II THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ Điều 4. Phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành Tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới (Thang điểm 100). TT Nội dung Điểm Ghi chú I Chỉ tiêu về số hộ sử dụng điện 40 - Các xã vùng trung du, miền núi có tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% và các xã vùng đồng bằng có tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99% được xác định là xã đạt chuẩn nông thôn mới. - Nếu không đạt đủ 98% đối với xã vùng trung du, miền núi và 99% xã đồng bằng cứ giảm 1% trừ 1 điểm. II Chỉ tiêu về hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của 60
- ngành điện. 1 Đường dây trung thế: ( 10 điểm ) trong đó 10 Dây dẫn điện trên không: - Loại dây dẫn điện, yêu cầu về độ bền cơ học, an toàn trong các trường hợp giao chéo; Không sử dụng loại dây nhôm 1.1 không có lõi thép. Tiết dây đường trục không nhỏ hơn 2 95mm2, đường nhánh có tiết diện tối thiểu 35mm2. - Tiết diện dây dẫn, đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải khu vực theo quy hoạch dài hạn tới 10 năm Đánh giá việc lưới điện hạ áp có đáp ứng nhu cầu truyền tải 1.2 điện năng cho sinh hoạt và sản xuất của khách hàng dùng điên 2 không. Hành lang an toàn lưới điện cao áp phải được đảm bảo theo 1.3 đúng Nghị định 106/2005/NĐ-CP, Nghị định 81/2009/NĐ- 2 CP. Kết cấu cơ khí đường dây: 1.4 - Cột điện (sử dụng cột bê tông, thép là đạt) 2 - Xà - giá đỡ (mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ là đạt) Chống sét và nối đất - Thiết bị bảo vệ và phân đoạn đường 1.5 dây; Hệ thống nối đất phải được thí nghiệm ít nhất 3 năm một 2 lần và chỉ số đo đạt tiêu chuẩn ( Rtđ ≤30Ω). 2 Trạm biến áp 10 Điện áp đầu trạm: - Điện áp của lưới điện tại thiết bị đo đếm điện năng của 2.1 ngành điện đảm bảo được dao động từ -5% đến +5%. Trong 2 chế độ vận hành bình thường và từ -10% đến + 5% trong trường hợp chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ hoạc trong quá trình khôi phục ổn định sau sự cố. Lựa chọn máy biến áp khi đưa vào vận hành mới theo các chương trình đầu tư, cải tạo phải phù hợp với phụ tải: Tại 2.2 các khu vực hiện đang tồn tại các cấp điện áp 6KV, 10kV, 2 35kV lắp máy biến áp phải có 2 đầu vào là cấp điện áp đang tồn tại và cấp điện áp 22kV (Cấp điện áp chuẩn quốc gia). Trạm biến áp có đầy đủ thiết bị chống sét, hệ thống nối đất 2.3 đầy đủ và được thí nghiệm kiểm tra định kỳ ít nhất 3 năm một 2 lần và có chỉ số điện trở tiếp địa đạt ≤ 4Ω ; Xà - giá đỡ trạm
- (mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ là đạt). Tình trạng mang tải trạm biến áp - Trạm biến áp đảm bảo cấp điện cho phụ tải khu vực và 2.4 2 đảm bảo chất lượng điện áp theo quy định. Công suất sử dụng không dưới 30% vào năm thứ nhất và không dưới 60% vào năm thứ ba để tránh non tải lâu dài cho MBA. Hành lang an toàn trạm biến áp: Đảm bảo khoảng cách an 2.5 2 toàn và hành lang bảo vệ theo quy định. 3 Đường dây hạ thế: 40 Đánh giá việc đáp ứng nhu cầu truyền tải điện năng của lưới 3.1 10 điện có đảm bảo theo quy định. Chất lượng điện áp: Điện áp định mức: 380V/220V (tại điểm trước công tơ vào hộ sử dụng điện). 3.2 5 - Chế độ vận hành bình thường độ lệch cho phép ± 5%. - Lưới điện chưa ổn định độ lệch cho phép: -10% ÷ +5%. Khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ (giữa dây dẫn với dây dẫn và giữa đường dây tới các công trình xung quanh, cây 3.3 5 cối theo Khoản 4 Mục III tại Công văn số 5301/BCT-CNĐP của Bộ Công thương ngày 09/6/2009. Dây dẫn điện đảm bảo an toàn trong vận hành đạt được cơ bản các nội dung sau: (nếu không đạt 100% thì đánh giá theo tỷ lệ % đạt được thực tế của lưới điện) - Đối với đường dây đi qua các khu vực thưa dân cư, xa nhà cửa, công trình công cộng sử dụng dây nhôm trần không có lõi thép, hoặc dây nhôm lõi thép trong các trường hợp cần thiết. - Đối với đường dây đi qua các khu vực đông dân cư, gần 3.4 nhiều nhà cửa, công trình công cộng hoặc khu vực nhiều cây 5 cối sử dụng loại cáp vặn xoắn hoặc dây nhôm bọc cách điện. - Dây dẫn từ máy biến áp vào tủ hạ áp và từ tủ đến đường dây hạ áp sử dụng loại cáp đồng 1 pha hoặc 3 pha nhiều sợi bọc cách điện PVC hoặc XLPE -1Kv. - Dây dẫn vào hộp công tơ treo trên cột dùng loại cáp đồng, cáp nhôm bọc cách điện PVC hoặc XLPE - 1KV. - Dây dẫn sau công tơ phải dùng dây dẫn nhiều sợi bọc cách
- điện hoặc cáp điện. Tiết diện dây bọc cách điện hoặc cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5mm2. - Tiết diện dây dẫn điện: + Đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải khu vực dự tính cho giai đoạn 10 năm sau; Đảm bảo chất lượng điện áp cuối đường dây theo qui định. + Đảm bảo bán kính cấp điện không vượt quá khoảng cách theo quy hoạch phát triển điện lực + Đối với các đường trục 3 pha 4 dây: Tiết diện dây trung tính không nhỏ hơn 50% tiết diện dây pha. Đối với các đường trục 2 pha và một pha thì tiết diện dây trung không nhỏ hơn 70% tiết diện dây pha. Đối với các nhánh rẽ và dây dẫn cấp điện cho các phụ tải 1 pha tiết diện dây trung tính chọn bằng dây pha. Kết cấu cơ khí đường dây: - Các loại cột của đường dây hạ áp có thể là cột kim loại, cột bê tông vuông, bê tông li tâm, bê tông ly tâm ứng lực trước, cột gỗ, tre đó được xử lý chống mối mục theo các yêu cầu phụ thuộc vào tính chất của đường dây. Hệ số an toàn của cột thép, bê tông cốt thép không nhỏ hơn 1,5; cột gỗ, tre không 3.5 5 nhỏ hơn 3. - Xà - giá đỡ (mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ theo quy định là đạt). - Các bu lông, đai ốc đều phải được mạ kẽm và chế tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam là đạt Chống sét và nối đất phải đảm bảo cơ bản các nội dung sau: (nếu không đạt 100% thì đánh giá theo tỷ lệ % đạt được thực tế của lưới điện. Đồng thời yêu cầu đơn vị quản lý lưới điện triển khai ngay việc khắc phục những điểm không đạt) 3.6 - Đối với đường dây hạ áp đi độc lập, nối đất chống sét và nối 5 đất lặp lại trung tính được kết hợp làm một và bố trí theo từng khoảng trung bình 200-250m tại khu vực đông dân cư và 400- 500m tại khu vực thưa dân cư. - Các vị trí cột rẽ nhánh, néo cuối, vượt đường giao thông
- hoặc tại đó tiết diện dây dẫn thay đổi đều phải được nối đất. - Điện trở nối đất được kiểm tra đo ít nhất 3 năm một lần và đạt tiêu chuẩn vận hành: Rtđ ≤ 50 Ω cho các khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối che chắn khó có thể bị sét đánh; Rtđ ≤ 30Ω đối với các đường dây hạ áp đi qua khu vực trống trải không nhà cửa, nhà cao tầng, cây cối che chắn, Nối đất hộp công tơ bằng kim loại cách điện đơn phải nối đất vỏ hộp với điện trở nối đất Rtđ ≤ 50Ω. Hệ thống công tơ, hộp công tơ: - Công tơ điện phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định và được các cơ quan thẩm quyền kiểm định, kẹp chì niêm phong. Cụ thể: * Công tơ điện xoay chiều – Quy trình kiểm định: + Công tơ 1 pha: 5 năm 1 lần + Công tơ 3 pha: 2 năm 1 lần * Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử - Quy trình kiểm định: 3.7 5 + Công tơ 1 pha: 5 năm 1 lần + Công tơ 3 pha: 2 năm 1 lần * Biến dòng đo lường (TU) – Quy trình kiểm định: 5 năm 1 lần - Vị trí lắp đặt công tơ phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho việc kiểm tra và ghi chỉ số công tơ. - Công tơ phải được lắp đặt trong hộp bảo vệ công tơ. Lắp đặt hộp công tơ và công tơ thực hiện theo quy định, quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước. Điều 5. Phân loại: Tổng số điểm tối đa cho đánh giá mức độ hoàn thành Tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới là 100 điểm. 1. Đạt tiêu chí 4 về điện: Đạt từ 80/100 điểm trở lên, trong đó tiểu mục tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn phải đạt đủ 40 điểm.
- 2. Không đạt tiêu chí 4 về điện: Khi đạt ít hơn 80 điểm hoặc tỷ lệ hộ sử dụng thường xuyên và an toàn không đạt đủ 40 điểm. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Tổ chức thực hiện: 1. Giao Sở Công Thương phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc đề nghị các đơn vị có ý kiến kịp thời về Sở Công Thương để phối hợp giải quyết. 2. Hàng năm vào tháng 4 và tháng 10 các xã tự thực hiện việc đánh giá, chấm điểm và báo cáo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, UBND các huyện, thị, thành phố. 3. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện và công nhận mức độ hoàn thành tiêu chí 4 về điện. Bên cạnh đó Ban chỉ đạo xây dựng nông mới của tỉnh chủ trì phối hợp Sở Công Thương sẽ thẩm định điểm đột xuất một số xã, trong việc chấm điểm tiêu chí 4 về điện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc đề nghị các đơn vị có ý kiến kịp thời về Sở Công Thương để phối hợp giải quyết./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn