YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định 877/QĐ-UBND
63
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006-2020” CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định 877/QĐ-UBND
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Lai Châu, ngày 23 tháng 8 năm 2012 Số: 877/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006-2020” CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại; Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương: số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 423/TTr-SCT ngày 06 tháng 8 năm 2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn t ỉnh Lai Châu giai đoạn 2006-2020” với những nộ i dung chủ yếu sau:
- I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN - Phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đan xen, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là quy hoạch đô thị, khu dân cư, hệ thống giao thông. - Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa; đảm bảo không gian kiến trúc; giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường; đảm bảo an toàn giao thông; văn minh thương mại; thuận tiện cho hoạt động mua bán, đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của các loại hình thương mại khác. - Phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu chung - Phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên cơ sở thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước, phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn và khách vãng lai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đầu tư xây dựng theo hướng xã hội hóa. - Không gian kiến trúc của chợ, trung tâm thương mại, siêu thị vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông, vừa phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của các loại hình thương mại khác. Đặc biệt, không gian kiến t rúc của các chợ nông thôn phải thuận tiện, phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của người dân địa phương khi đến chợ. 2. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2020, toàn tỉnh có 46 chợ, 08 siêu thị hạng III, 03 trung tâm thương mại và 01 trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm. - Hình thành và phát triển một số phố chuyên doanh, cụm dịch vụ thương mại - du lịch, trung tâm giới thiệu sản phẩm tại các thị trấn, thị tứ. III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN 1. Đối với mạng lưới chợ 1.1. Quy hoạch mạng lưới chợ theo quy mô
- Đến năm 2020, trên toàn tỉnh có 46 chợ, gồm 01 chợ hạng I, 06 chợ hạng II và 39 chợ hạng III. 1.2. Quy hoạch mạng lưới chợ theo loại hình kinh doanh Quy hoạch đến năm 2020, trên toàn tỉnh có 46 chợ, trong đó: 01 chợ đầu mối nông sản tại thị xã Lai Châu; nâng cấp cải tạo 02 chợ, gồm chợ trung tâm xã Mường So (huyện Phong Thổ) và chợ San Thàng (thị xã Lai Châu) thành chợ có tính chất là chợ du lịch; 01 chợ tỉnh lỵ có vai trò bán buôn và bán lẻ; 42 chợ bán lẻ. 1.3. Quy hoạch mạng lưới chợ theo địa bàn hành chính 1.3.1. Thị xã Lai Châu Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 12 chợ, trong đó: Giữ nguyên 05 chợ (chợ Trung tâm thị xã, chợ Phường Tân Phong 1, chợ Phường Tân Phong 2, chợ Phường Quyết Thắng, chợ Phường Đoàn Kết); nâng cấp, mở rộng chợ San Thàng; xây mới 06 chợ gồm: 01 chợ hạng I với chức năng là chợ trung tâm tỉnh lỵ; 01 chợ hạng II với chức năng là chợ đầu mối; xây mới 04 chợ hạng III. - Giai đoạn 2012-2015: Xây mới một phần chợ hạng II với chức năng là chợ đầu mối và 01 chợ hạng III (chợ thực phẩm tươi sống). - Giai đoạn 2016-2020: Hoàn thiện chợ hạng II với chức năng là chợ đầu mối; Xây mới 01 chợ trung tâm tỉnh lỵ với quy mô hạng I và 03 chợ hạng III là chợ Nậm Loỏng, chợ dân sinh các phường mới chia tách, chợ khu dân cư khu phố 3 và 7 (phường Quyết Thắng); Nâng cấp cải tạo, mở rộng chợ San Thàng thành chợ có tính chất du lịch. 1.3.2. Huyện Tam Đường Quy hoạch đến năm 2020, huyện Tam Đường sẽ có 04 chợ, trong đó: Giữ nguyên chợ Thèn Sin; di dời, xây mới 01 chợ; xây mới 02 chợ hạng III. - Giai đoạn 2012-2015: Di dời, xây mới 01 chợ trung tâm thị trấn huyện với quy mô hạng II (di dời từ vị trí ven đường 4D cũ sang vị trí ven đường 4D mới) và xây mới 01 chợ hạng III tại trung tâm cụm xã Bản Hon-Bản Giang. - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 01 chợ với quy mô hạng III tại xã Bản Bo. 1.3.3. Huyện Phong Thổ Tổng số trong thời kỳ quy hoạch gồm 09 chợ, trong đó: Giữ nguyên 05 chợ (chợ thị trấn huyện, chợ xã Sì Lờ Lầu, chợ xã Nậm Xe, chợ trung tâm cụm xã Vàng Ma Chải và chợ trung tâm xã Dào San); nâng cấp cải tạo 01 chợ; xây mới 03 chợ hạng III.
- - Giai đoạn 2012-2015: Xây mới 01 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng; nâng cấp cải tạo 01 chợ hạng III (chợ xã Mường So). - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 02 chợ hạng III tại xã Huổi Luông và Sin Suối Hồ. 1.3.4. Huyện Mường Tè Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 06 chợ, trong đó: Giữ nguyên chợ trung tâm thị trấn Mường Tè; nâng cấp cải tạo 01 chợ và xây mới 04 chợ với quy mô hạng III. - Giai đoạn 2012-2015: Xây mới 02 chợ hạng III, gồm: chợ xã Thu Lũm, chợ thị trấn Nậm Nhùn; Nâng cấp cải tạo chợ Pắc Ma. - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 02 chợ hạng III gồm chợ Mường Mô và chợ xã Ka Lăng. 1.3.5. Huyện Sìn Hồ Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 06 chợ, trong đó: Giữ nguyên 02 chợ (chợ trung tâm thị trấn Sìn Hồ cũ và chợ trung tâm xã Pa Tần); xây mới 01 chợ hạng II và 03 chợ hạng III. - Giai đoạn 2012-2015: Xây mới 01 chợ trung tâm thị trấn Sìn Hồ mới với quy mô hạng II và xây mới 02 chợ hạng III, gồm: Chợ Nậm Tăm và chợ Nậm Cuổi. - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 01 chợ hạng III là chợ trung tâm xã Chăn Nưa. 1.3.6. Huyện Than Uyên Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 04 chợ, trong đó: Giữ nguyên 02 chợ (chợ trung tâm thị trấn Than Uyên và chợ trung tâm xã Mường Than); xây mới 02 chợ hạng III. Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 02 chợ hạng III gồm chợ trung tâm xã Mường Kim và chợ trung tâm xã Phúc Than. 1.3.7. Huyện Tân Uyên Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 05 chợ, trong đó: Giữ nguyên chợ Phúc Khoa; nâng cấp cải tạo 02 chợ và xây mới 02 chợ hạng III. - Giai đoạn 2012-2015: Nâng cấp cải tạo 02 chợ, gồm: 01 chợ hạng II (chợ trung tâm thị trấn Tân Uyên) và 01 chợ hạng III (chợ Pắc Ta). - Giai đoạn 2016-2020: Xây mới 02 chợ hạng III là chợ Nậm Cần và chợ Thân Thuộc (đối diện bến xe khách).
- 2. Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị - Thị xã Lai Châu: Quy hoạch đến 2015, hoàn thành xây dựng 02 Trung tâm thương mại với quy mô hạng III là: Trung tâm thương mại, nhà ở đô thị và Trung tâm thương mại Dịch vụ; xây mới 01 siêu thị với quy mô hạng III tại phường Tân Phong. - Huyện Tam Đường: Đến năm 2020, xây dựng 01 siêu thị hạng III tại thị trấn huyện. - Huyện Phong Thổ: Quy hoạch đến 2015, ho àn thiện trung tâm thương mại và cửa hàng miễn thuế trong khu kinh tế cửa khẩu; đến năm 2020, xây mới tại trung tâm thị trấn huyện 01 siêu thị hạng III. - Huyện Mường Tè: Đến năm 2020, xây dựng mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn huyện. - Huyện Sìn Hồ: Đến năm 2020, xây mới 01 Trung tâm mua bán và trưng bày sản phẩm tại trung tâm thị trấn huyện và 01 siêu thị hạng III tại xã Nậm Tăm (thị trấn huyện mới). - Huyện Than Uyên: Đến năm 2020, xây mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn huyện. - Huyện Tân Uyên: Đến năm 2020, xây mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn huyện. IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ 1. Tổng vốn đầu tư: Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Lai Châu là 349,55 tỷ đồng. Cụ thể các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 2012-2015: là 176,65 t ỷ đồng, trong đó: Vốn cho phát triển mạng lưới chợ là 67,75 tỷ đồng, vốn cho phát triển trung tâm thương mại và siêu thị là 108,9 tỷ đồng. Về cơ cấu vốn: Vốn ngân sách nhà nước là 54,2 tỷ đồng, vốn huy động là 122,45 tỷ đồng. - Giai đoạn 2016-2020: là 172,9 t ỷ đồng, trong đó: Vốn cho phát triển mạng lưới chợ là 86 tỷ đồng, vốn cho phát triển trung tâm thương mại và siêu thị là 86,9 tỷ đồng. Về cơ cấu vốn: Vốn ngân sách nhà nước là 68,8 tỷ đồng, vốn huy động là 104,1 tỷ đồng. 2. Về cơ cấu vốn - Vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị của tỉnh sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, vốn từ các thành phần kinh tế, vốn ngân sách nhà nước và vốn ưu đãi. Vốn ngân sách nhà nước dùng để hỗ trợ một phần nâng cấp, xây mới chợ tại thị xã, thị trấn các huyện; nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới chợ xã, hỗ trợ xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào; vốn vay và vốn huy động từ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và siêu thị.
- - Về thứ tự ưu tiên đầu tư: Ưu tiên đầu tư chợ, siêu thị tại các khu vực thị xã, thị trấn, nơi có đông dân cư, khu vực cửa khẩu đã đủ điều kiện để hình thành thị trường. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT Dự kiến tổng nhu cầu sử dụng đất phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn t ỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2020 khoảng 183.764 m2 đến 186.764 m2. Cụ thể: 1. Đất cho các loại hình chợ, tổng diện tích: 144.104 m2 - Xây mới 01 chợ hạng I, diện tích: 18.500 m2. - Xây mới 01 chợ hạng II, diện tích: 14.700 m2. - Xây mới 20 chợ hạng III, tổng diện tích: 83.907 m2. - Xây mới 01 chợ đầu mối, diện tích: 10.530 m2. - Mở rộng 05 chợ; di dời, xây mới 01 chợ, tổng diện tích: 16.467 m2. 2. Đất trung tâm thương mại và siêu thị, tổng diện tích: 39.660-42.660 m2 - Xây mới 03 trung tâm thương mại, tổng diện tích: 21.660-23.660 m2. - Xây mới 07 siêu thị hạng III, tổng diện tích: 15-000-16.000 m2. - Xây mới 01 trung tâm mua bán và trưng bày sản phẩm: 3.000 m2. (Chi tiết quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và dự kiến về vốn, nhu cầu sử dụng đất có phụ lục kèm theo) VI. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 1. Giải pháp về đầu tư và vốn đầu tư - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn. - Áp dụng các chính sách trong việc thu hút đầu tư vào các dự án xây dựng chợ, trung tâm thương mại và siêu thị, như: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đối với các dự án đầu t ư chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như đối với các ngành nghề sản xuất, dịch vụ thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị
- định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu t ư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu t ư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020”. 2. Về đất đai - Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu đô thị và khu dân cư mới, các địa phương phải dành quỹ đất để xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. - Bố trí vị trí, diện tích phù hợp với quy hoạch, đáp ứng cho việc xây dựng chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trong thời gian trước mắt và lâu dài. 3. Chính sách khuyến khích, thu hút thương nhân kinh doanh trong chợ - Hoàn thiện cơ sở vật chất và sắp xếp các khu vực kinh doanh trong chợ một cách hợp lý (khu kinh doanh thực phẩm tươi sống, khu kinh doanh thực phẩm chín, khu vực hàng tiêu dùng...) nhằm tạo thuận lợi, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các thương nhân. - Cương quyết xử lý dứt điểm vấn đề bán hàng rong phía bên ngoài chợ nhằm tạo sự công bằng cho thương nhân kinh doanh trong chợ, giải tỏa ách tắc giao thông bên ngoài chợ. 4. Chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý và phát triển thương nhân Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác quản lý chợ, nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý của cán bộ. Các xã, thị trấn cần phải bố trí cán bộ quản lý trực tiếp đối với ngành thương mại nói chung và chợ nói riêng. Xây dựng chính sách phát triển thương nhân như: giáo dục ý thức thực thi pháp luật, cung cấp thông tin giá cả thị trường, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa cho các hộ kinh doanh; hỗ chợ các hộ kinh doanh trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan, định kỳ tổ chức cho thương nhân tham gia các lớp tập huấn, nghiệp vụ chuyên môn... tạo điều kiện cho thương nhân tham gia thực hiện đúng các quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng kinh doanh và văn hóa - văn minh chợ. 5. Thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh doanh chợ
- - Triển khai cơ chế tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ đối với các chợ hạng I đang hoạt động do Nhà nước quản lý thông qua sự điều hành của Ban Quản lý chợ. - Thực hiện chuyển đổi mô hình Ban Quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh và quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. - Đối với các chợ có Tổ quản lý đang hoạt động, từng bước chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc tổ chức đấu thầu quyền quản lý kinh doanh chợ. Đối với các chợ chưa có Ban, Tổ quản lý thì vận dụng các hình thức đấu thầu, giao cho cá nhân (có đăng ký kinh doanh) tổ chức quản lý. Đồng thời, phải tiếp tục củng cố hoạt động của các Ban, Tổ quản lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn, đảm bảo văn minh thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán trong chợ theo quy định của pháp luật . 6. Khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất gắn với làm tốt công tác bảo vệ môi trường phòng chống cháy nổ, bảo dưỡng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại - Sắp xếp, bố trí các điểm kinh doanh trên chợ một cách khoa học, không chênh lệch nhiều về lợi thế thương mại, tạo sự hấp dẫn cao cho các đối tượng thuê mặt bằng, tạo cơ hội cho hộ kinh doanh bán được nhiều hàng hóa nhất. - Về công tác bảo vệ môi trường chợ, siêu thị, trung tâm thương mại: + Với các chợ: cần có giếng bơm hoặc hệ thống dẫn nước từ nhà máy nước (nếu có); xây dựng hệ thống rút nước ngầm đáp ứng khả năng thoát nước. Đối với rác thải, tập trung về một địa điểm, hợp đồng với Công ty vệ sinh môi trường để tiến hành thu gom; với những chợ nông thôn xa khu vực thành thị, thành lập đội thu gom rác thải hàng ngày để tiến hành xử lý theo đúng quy trình. + Với các loại hình thương mại hiện đại cần có hệ thống cấp thoát nước hợp lý, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống thu gom và xử lý rác thải. - Trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy ở các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị. Bố trí, sắp xếp kinh doanh khoa học, hợp lý, tạo sự thông thoáng khi có sự cố và phục vụ tốt cho công tác phòng cháy, chữa cháy. - Nguồn thu từ chợ trước hết ưu tiên phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật chợ. Ngoài ra, đặc biệt quan tâm an ninh trật tự chợ như công tác phòng cháy, chữa cháy, trông giữ xe, an toàn điện... 7. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Thường xuyên tiến hành rà soát, kiểm tra các quầy hàng đặc biệt là rau quả, thực phẩm tươi sống, các quầy hàng ăn uống tại các chợ, siêu thị để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Thực hiện chế độ xử phạt đối với các vi phạm về vệ sinh an to àn thực phẩm tùy
- theo từng mức độ vi phạm. Thường xuyên mở lớp tập huấn cho các thương nhân kinh doanh trong chợ, thương nhân kinh doanh siêu thị nhằm nâng cao nhận thức và tính tự giác đối với việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 8. Về triển khai dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại Tất cả các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn xây dựng và các văn bản pháp lý có liên quan và phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn theo phân cấp quản lý. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án, điều chỉnh dự án thực hiện theo quyết định của cấp thẩm quyền. Chủ đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại chợ hoặc sửa chữa lớn, cải tạo nâng cấp chợ phải theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý. Việc bố trí các công trình trong phạm vi của Dự án đầu tư xây dựng chợ thực hiện đúng các quy trình quy phạm về xây dựng chợ, tuân thủ các quy định tại Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 361:2006 "Chợ - tiêu chuẩn thiết kế”. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Công thương - Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình t ỉnh, Báo Lai Châu và các sở, ngành liên quan của tỉnh phổ biến, tuyên truyền và công bố công khai Quy hoạch để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết, thực hiện. - Phối hợp thẩm định các dự án đầu t ư kinh doanh chợ, siêu thị, trung tâm thương mại về quy mô, kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật, đối với các đề án thiết kế, xây dựng các chợ. - Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu t ư chợ, siêu thị tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh. - Xem xét các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có nhu cầu xây dựng trước thời gian phân kỳ quy hoạch, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư vào xây dựng chợ, trung tâm thương mại và siêu thị. Trên cơ sở các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư vào địa phương theo các quyết định của UBND tỉnh, hướng dẫn cụ thể và chi tiết đối với từng loại hình trên từng địa bàn cụ thể. 3. Sở Xây dựng: Khi tham gia vào thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại và siêu thị có trách nhiệm xem xét, kiểm tra việc thiết kế, thi công phải đầy đủ các hạng mục theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 361: 2006 "Chợ - tiêu chuẩn thiết kế".
- Khi xem xét thẩm định các Đồ án quy hoạch xây dựng cần quan tâm quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho việc phát triển Quy hoạch này. 4. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đơn giá bán và cho thuê đất, tài sản trên đất tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 5. Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn, kiểm tra các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh, thực hiện quy định hành lang an toàn giao thông, có kế hoạch triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông của tỉnh, đảm bảo sự lưu thông thuận tiện cho người và phương tiện vận chuyển hàng hóa. 6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, xác định vị trí, diện tích cho các loại hình thương mại đã được quy hoạch. Phối hợp với Sở Công thương và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách sử dụng đất cho phát triển thương mại của tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật. 7. Sở Khoa học - Công nghệ: Phối hợp với Sở Công thương và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện kiểm tra phép đo, hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng. Kiểm tra nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh và hàng hóa xuất khẩu. 8. Công an tỉnh: Phối hợp với các sở, ngành liên quan làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các trung tâm thương mại và siêu thị. Tham gia thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị phòng cháy chống cháy trong các dự án đầu t ư xây dựng chợ, trung tâm thương mại và siêu thị. 9. Các UBND huyện, thị xã: Công khai Quy hoạch này trên địa bàn để các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế biết, thực hiện. Bố trí quỹ đất để cho các thương nhân thuê, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1810/QĐ- UBND ngày 31/12/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn t ỉnh Lai Châu giai đoạn 2006-2020. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
- Vương Văn Thành PHỤ LỤC 1 - DANH MỤC ĐẦU TƯ MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 877 /QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu) Dự toán vốn Diện tích đầu tư Giai đoạn đầu tư kinh (triệu đồng) doanh Diện tích Thị xã, Huyện TT (sau khi hiện có NCCT, mở rộng) 2012- 2016 - 2012- 2016 - 2015 2020 2015 2020 (m2) I Thị xã Lai Châu Chợ San Thàng (*) 1 4.500 11.000 x 5.000 Chợ đầu mối thị xã Lai Châu 2 10.530 x 10.000 5.000 (gần bến xe mới) Chợ dân sinh phường mới (chia tách từ phường Tân 3 3.000 x 3.000 Phong, Quyết Thắng) Chợ thực phẩm tươi sống (Chợ thuộc DA TTTM và 4 10.407 x 15.500 nhà ở đô thị) Tổ 18 Phường Tân Phong Chợ xã Nậm Loỏng - cạnh đường 58m, gần Bản Sùng 5 6.000 x 4.500 Chô (*) Chợ khu dân cư số 3 và số 7- 6 5.500 x 4.500 P.Quyết Thắng Chợ Trung tâm tỉnh lỵ 7 18.500 x 30.000 Tổng 4.500 64.937 1 6 25.500 52.000 II Huyện Tam Đường
- Dự toán vốn Diện tích đầu tư Giai đoạn đầu tư kinh (triệu đồng) doanh Diện tích Thị xã, Huyện TT (sau khi hiện có NCCT, mở rộng) 2012- 2016 - 2012- 2016 - 2015 2020 2015 2020 (m2) Chợ thị trấn Tam Đường (cũ) 1 5.000 3.300 x 4.500 chuyển sang địa điểm mới Chợ trung tâm cụm xã Bản 2 1.000 x 3.000 Bo (*) Chợ trung tâm xã Bản Hon 3 500 x 1.000 ( *) Tổng 5.000 4.800 2 1 5.500 3.000 III Huyện Phong Thổ Chợ TT xã Mường So (*CT) 1 800 3.000 x 1.500 Chợ Pô Tô (xã Huổi Luông) 2 2.000 x 3.000 (**CT) Chợ trong Khu KTCK(**CT) 3 3.000 x 3.000 Chợ Sin Suối Hồ (**CT) 4 500 x 1.000 Tổng 800 8.500 2 2 4.500 4.000 IV Huyện Mường Tè Chợ trung tâm Pắc Ma (xã 1 200 1.000 x 500 Mường Tè) (**CT) Chợ biên giới (khu vực U Ma Tu Khoòng - xã Thu Lũm) 2 3.000 x 3.000 (**CT) Chợ đầu nguồn sông Đà, xã 3 2.000 x 3.000 Ka Lăng (**CT) Chợ trung tâm xã Mường Mô 4 2.000 x 3.000 (**CT) Chợ trung tâm thị trấn Nậm 5 2.000 x 3.000 Nhùn (*CT) Tổng 200 10.000 3 2 6.500 6.000 V Huyện Sìn Hồ
- Dự toán vốn Diện tích đầu tư Giai đoạn đầu tư kinh (triệu đồng) doanh Diện tích Thị xã, Huyện TT (sau khi hiện có NCCT, mở rộng) 2012- 2016 - 2012- 2016 - 2015 2020 2015 2020 (m2) Chợ Trung Tâm thị trấn Sìn 1 14.700 x 15.000 Hồ (mới) (*) Chợ Nậm Tăm (**CT) 2 6.000 x 4.500 Chợ TT xã Nậm Cuổi (**CT) 3 1.500 x 2.250 Chợ TT xã Chăn Nưa (**CT) 4 1.500 x 3.000 Tổng 0 23.700 3 1 21.750 3.000 VI Huyện Than Uyên Chợ Trung tâm xã Mường 1 7.000 x 5.000 Kim (**CT) Chợ Trung tâm xã Phúc Than (khu ngã 3, giao lưu 2 tỉnh 2 7.000 x 5.000 Lai Châu - Lào Cai) (**CT) Tổng 0 14.000 0 2 0 10.000 VII Huyện Tân Uyên Chợ trung tâm Thị trấn Tân 1 1.500 10.000 x 3.000 Uyên (*) Chợ Pắc Ta (**CT) 2 2.048 2.215 x 1.000 Chợ Nậm Cần - TTCX phía 3 2.000 x 3.000 Tây (**CT) Chợ Thân Thuộc (đối diện 4 18.000 x 5.000 bến xe khách) (**CT) Tổng 3.548 32.215 2 2 4.000 8.000 Tổng cộng toàn tỉnh 14.048 158.152 13 16 67.750 86.000 Ghi chú: *: Là các chợ nằm trong vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được hưởng hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho việc đầu tư xây mới. *CT: Là các chợ trung tâm xã được hưởng đầu tư theo Chương trình 30a.
- **CT: Là các chợ xã biên giới trong vùng đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn, được hưởng hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho đầu tư nâng cấp, xây mới và được hưởng đầu tư theo Chương trình 30a. PHỤ LỤC 2 - DANH MỤC ĐẦU TƯ TTTM, SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 877/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu) Dự toán vốn Giai đoạn đầu tư Quy mô diện đầu tư (triệu đồng) TT Thị xã, Huyện tích kinh doanh (m2) 2012- 2016- 2012- 2016- 2015 2020 2015 2020 A- SIÊU THỊ I- Thị xã Lai Châu Siêu thị tổng hợp 1 1.500-2.000 x 8.500 II- Huyện Tam Đường Siêu thị tại thị trấn huyện 2 1.500- 2.000 x 11.900 III- Huyện Phong Thổ Siêu thị tại Pa So (thị trấn huyện) 3 2.000 x 10.000 IV- Huyện Mường Tè Siêu thị tại thị trấn Mường Tè 4 1.500 x 7.500 V- Huyện Than Uyên Siêu thị (khu 2, thị trấn huyện) 5 2.500 x 12.500 VI- Huyện Sìn Hồ Siêu thị tại xã Nậm Tăm (trung tâm 6 3.000 x 15.000 huyện mới) VII- Huyện Tân Uyên Siêu thị tại thị trấn huyện (cạnh khu quy 7 3.000 x 15.000 hoạch sân bay Lai Châu)
- Dự toán vốn Giai đoạn đầu tư Quy mô diện đầu tư (triệu đồng) TT Thị xã, Huyện tích kinh doanh (m2) 2012- 2016- 2012- 2016- 2015 2020 2015 2020 15.000 Toàn tỉnh 1 6 8.500 71.900 -16.000 B- TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI (TTTM) I- Thị xã Lai Châu Trung tâm thương mại và nhà ở đô thị 1 15.160 x 65.300 Trung tâm thương mại Dịch vụ 2 3.000-5.000 x 21.600 II- Huyện Phong Thổ Trung tâm thương mại và cửa hàng miễn thuế trong khu kinh tế cửa khẩu 3 3.500 x 13.500 Ma Lù Thàng III- Huyện Sìn Hồ TT mua bán và trưng bày sản phẩm tại 4 3.000 x 15.000 thị trấn huyện Toàn tỉnh 3 1 100.400 15.000
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn