intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 1257/QĐ-UBND

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

QUYẾT ĐỊNH DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 1257/QĐ-UBND

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Đồng Nai, ngày 8 tháng 5 năm 2012 Số: 1257/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng; Căn cứ Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020. Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng đến năm 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 110/TTr-SXD ngày 23/4/2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với các nộ i dung chủ yếu sau: 1. Quan điểm phát triển
  2. Phát triển vật liệu xây dựng phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008. Phát triển vật liệu xây dựng phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộ i tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008. Trước mắt tập trung đầu tư phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng mà tỉnh có nhu cầu lớn và triển vọng khoáng sản sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và một phần cho bên ngoài như vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng, vật liệu ốp lát, bê tông thương phẩm và các sản phẩm bê tông đúc sẵn…. Các chủng loại vật liệu xây dựng khác mà địa phương chưa có điều kiện đầu tư như kính xây dựng, các phụ kiện và đồ trang trí nộ i thất cao cấp… có thể nhập bên ngoài. Phát triển vật liệu xây dựng t ỉnh Đồng Nai đặt trong mố i quan hệ vùng, của các tỉnh lân cận và cả nước. Thường xuyên giao lưu sản phẩm, công nghệ với các địa phương; tăng cường giao lưu và hộ i nhập quốc tế để tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn t ỉnh Đồng Nai với quy mô hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, tận dụng các cơ sở sản xuất hiện có, hạn chế và xóa bỏ các cơ sở sản xuất thủ công với công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp gây ô nhiễm môi trường. 2. Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu tổng quát - Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, phương án phân bố phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng có khả năng phát triển trên địa bàn t ỉnh. Phát huy các cơ sở sản xuất hiện có, đầu tư xây dựng mới công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu tại chỗ như xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn... và có thể xuất một số vật liệu xây dựng có lợi thế cạnh tranh ra tỉnh bạn và xuất khẩu. - Có phương án cụ thể triển khai Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Xác định tiến trình cụ thể tăng tỷ trọng gạch không nung trên tổng sản phẩm vật liệu xây. Phát triển vật liệu xây dựng t ỉnh Đồng Nai phải đảm bảo môi trường bền vững. - Phát triển vật liệu xây dựng t ỉnh Đồng Nai để trở thành ngành công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, có tỷ trọng kinh tế cao và có trình độ công nghiệp, kỹ thuật tiên tiến; góp
  3. phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng, giải quyết việc làm thu nhập cho người lao động, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. b) Mục tiêu cụ thể Giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18-19% giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 và tăng từ 15-16% đến năm 2020. 3. Định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 a) Vật liệu xây Định hướng đối với các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công từng bước xóa bỏ hoặc chuyển đổ i sang công nghệ sản xuất mới tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường (lò Tuynen, lò Hoffman). Khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu không nung để hạn chế sử dụng đất sét, giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển vật liệu xây mới: Gạch bê tông nhẹ (nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống cháy...) phục vụ nhu cầu xây dựng theo hướng ngày càng hiện đại. Giai đoạn 2011 - 2015 - Gạch nung: + Đầu tư mới: 484 triệu viên/năm, chỉ đầu tư sản xuất gạch Tuynen. + Chuyển đổ i gạch thủ công: 250 triệu viên (lộ trình từ năm 2011 – 2013 yêu cầu phải chuyển đổ i hết), tương đương 30%/năm. Công suất thiết kế bình quân của lò Hoffman: 10 – 12 triệu viên/năm, lò Tuynen: 20 – 25 triệu viên/năm. + Tổng số lò: Quy hoạch đầu tư khoảng 15 lò Tuynen và 15 lò Hoffman. Trong đó quy hoạch ưu tiên đầu tư các lò Hoffman đốt bằng chất thải nông nghiệp như trấu, vỏ hạt điều, vỏ hạt đậu phộng... hoặc các chất rác thải công nghiệp. + Định hướng địa điểm đầu tư: Đầu tư các cơ sở gạch Tuynen, lò Hoffman mới tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom); Cụm công nghiệp An Phước (huyện Long Thành); Khu công nghiệp Tân An (huyện Vĩnh Cửu), Khu công nghiệp Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch), Khu công nghiệp Dốc 47 (huyện Long Thành) và một số nơi gần các mỏ đất sét có quy mô khai thác công nghiệp thuộc huyện huyện Tân Phú, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán. - Gạch không nung:
  4. + Gạch xi măng – cốt liệu: • Đầu tư mới: 244 triệu viên/năm. • Địa điểm: Các cơ sở sản xuất loại gạch này có quy mô nhỏ, ít ô nhiễm môi trường, có thể đầu tư tại chỗ trong các mỏ đá xây dựng, trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. + Gạch bê tông nhẹ: • Đầu tư mới: 80 triệu viên/năm. • Địa điểm: Quy hoạch đầu tư thêm 01 dây chuyền gạch bê tông nhẹ, tại khu công nghiệp Hố Nai 3 (01 dây chuyền), khu công nghiệp Nhơn Trạch (01 dây chuyền), khu công nghiệp Ông Kèo (01 dây chuyền). + Gạch khác: • Đầu tư mới: 8 triệu viên/năm. • Quy hoạch đầu tư: Tăng cường công suất các cơ sở sản xuất đá chẻ, gạch silicat, gạch đá ong... đang hoạt động từ 10 triệu viên/năm (năm 2010) lên 15 triệu viên/năm (2015). Giai đoạn 2016 - 2020 - Gạch nung: + Đầu tư mới: 59 triệu viên/năm, chỉ đầu tư sản xuất gạch Tuynen. + Số lò Tuynen đầu tư mới: Đầu tư mới từ 2 – 3 lò Tuynen mới. + Địa điểm: Đầu tư các cơ sở gạch tuy nen mới tập trung vào các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom); Cụm công nghiệp An Phước (huyện Long Thành); Khu công nghiệp Tân An (huyện Vĩnh Cửu), Khu công nghiệp Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch), Khu công nghiệp Dốc 47 (huyện Long Thành), và một số nơi gần các mỏ đất sét có quy mô khai thác công nghiệp thuộc huyện Tân Phú, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán. - Gạch không nung: + Gạch xi măng – cốt liệu (gạch block, gạch tự chèn, gạch terrazzo): • Đầu tư mới: 252 triệu viên/năm. • Phương án đầu tư: Đầu tư một số cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ trong các mỏ đá xây dựng, ngay tại các huyện, thị xã, các cụm công nghiệp để giải quyết nhu cầu tại chỗ.
  5. + Gạch bê tông nhẹ: • Đầu tư mới: 80 triệu viên/năm. • Phương án đầu tư thêm 01 dây chuyền gạch bê tông nhẹ, công suất tương đương 100.000 m3/năm tại Khu công nghiệp Hố Nai 3, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Khu công nghiệp Long Khánh, Khu công nghiệp Ông Kèo hoặc Khu công nghiệp Dầu Giây… + Gạch khác (đá chẻ, gạch silicat, đá ong): • Đầu tư mới: 22 triệu viên/năm. • Quy hoạch đầu tư: Tăng cường công suất các cơ sở sản xuất đá chẻ, gạch silicat đang hoạt động từ 10 triệu viên/năm (năm 2015) lên 15 triệu viên/năm (2020). b) Đá xây dựng Đóng cửa các mỏ đá khu vực thuộc thành phố Biên Hoà để thực hiện cải tạo và phục hồ i môi trường. Duy trì sản xuất và đầu tư chiều sâu đảm bảo công suất thiết kế khai thác chế biến đá quy mô công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất đã được cấp phép thăm dò – khai thác. Quy hoạch sản lượng đá xây dựng trên địa bàn t ỉnh Đồng Nai đến 2020: Từ 2010 – 2015 Từ 2015 – 2020 TT Địa bàn khai thác (1.000m3/năm) (1.000m3/năm) Thành phố Biên Hòa 1 10.000 15.000 Huyện Vĩnh Cửu 2 10.000 15.000 Huyện Thống Nhất 3 1.500 2.000 Huyện Trảng Bo m 4 1.000 1.000 Huyện Định Quán 5 1.000 1.000 Huyện Long Thành 6 1.000 2.000 Các nơi khác 7 1.000 2.000 Tổng cộng công suất hàng năm 25.500 38.000 Công suất dự phòng cho các dự án hạ tầng cấp 10.000 - 15.000 độ quốc gia được đầu tư trên địa bàn (Công suất dự phòng tại các mỏ đá cấp phép bổ sung tăng công suất sản lượng hoặc cấp phép mới phục vụ cho các dự án hạ tầng cấp độ quốc gia được đầu tư trên địa bàn chủ
  6. yếu tại các khu vực tài nguyên có nhiều triển vọng gồm: Cụm mỏ đá xã SokLu (huyện Thống Nhất), cụm mỏ đá xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), cụm mỏ đá xã Phước Tân). - Tiếp tục ưu tiên đầu tư thiết bị công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng gồ m: Đầu tư cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền khai thác chế biến đá xây dựng có công suất trung bình từ 250 – 500 tấn/giờ. Áp dụng triệt để phương pháp nổ mìn vi sai nhiều cấp số, phụ kiện nổ phi điện để đảm bảo an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cấp chứng chỉ hành nghề các chức danh quản lý kỹ thuật khai thác mỏ, bao gồm các chức danh Giám đốc điều hành mỏ, cán bộ chỉ huy nổ mìn, cán bộ nhân viên quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thợ nổ mìn… Đảm bảo hoạt động khai thác chế biến đá xây dựng trên địa bàn ngày càng giảm thiểu tác động môi trường. Xây dựng thí điểm và hướng tới áp dụng đại trà tiêu chuẩn môi trường xanh – sạch – đẹp tại phần lớn các mỏ đá quy mô khai thác công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. c) Đá ốp lát Giai đoạn 2010 - 2015 đầu tư mới 02 cơ sở sản xuất đá ốp lát công suất 45.000m2/năm. Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư mới 02 cơ sở sản xuất đá ốp lát công suất 45.000m2/năm. Các cơ sở mới đặt tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp mục tiêu đầu tư. d) Cát xây dựng Nhập thêm lượng cát từ ngoài t ỉnh (miền Tây Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận), từ 2011 - 2015 cần 15 triệu m3, 2016 - 2020 cần 25 triệu m3. Khảo sát thăm dò khai thác trên cơ sở nguồn cát đã được triển khai khảo sát điều tra cơ bản, tìm nguồn cát bổ sung: Cát ven sông, cát đồi… và đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo xay từ đá bằng máy nghiền. e) Sản xuất vật liệu ốp lát (gạch ốp lát) Bảng cân đố i năng lực sản xuất và nhu cầu gạch ốp lát đến năm 2020 Nhu cầu dự Nhu cầu dự Năm 2010 Loại VLXD ĐVT báo đến báo đến Năng lực Nhu cầu năm 2015 năm 2020 Gạch ceramic Triệu 20,30 7,80 20,00 25,00 m2/năm
  7. Gạch granite Triệu 9,03 0,60 0,15 0,30 m2/năm Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Sau năm 2015 sẽ đầu tư mở rộng khi thị trường phục hồi và có nhu cầu tăng. Đầu tư đổi mới hệ thống đốt lò bằng khí gas hóa lỏng để tiết kiệm nhiên liệu. Đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu. Xử lý tốt môi trường tại cơ sở sản xuất (khí thải, nước thải…). g) Sản xuất sứ vệ sinh Bảng cân đố i năng lực sản xuất và nhu cầu sứ vệ sinh đến 2020 Loại VLXD Nhu cầu dự Năm 2010 Nhu cầu dự báo đến ĐVT báo đến 2015 2020 Năng lực Nhu cầu Sứ vệ sinh 1.000 sản 1.000 334 1.300 1.600 phẩm Quy hoạch đến năm 2015 chưa đầu tư mới các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh; sau năm 2015 có thể phát triển đầu tư thêm cơ sở mới tại các KCN Nhơn Trạch, KCN Gò Dầu (gần nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên). Trong giai đoạn đến 2015 tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu. h) Sản xuất bê tông Duy trì các cơ sở bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn hiện có; tăng cường đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng bê tông li tâm, bê tông dự ứng lực; tăng cường đầu tư để cơ giới hoá tất cả các công đoạn sản xuất bê tông đúc sẵn. Đầu tư mới năng lực sản xuất bê tông thương phẩm: 120.000 m3/năm (đến năm 2015) và 240.000 m3/năm (đến năm 2020). Các trạm bê tông thương phẩm đầu tư mới có công suất trung bình 30.000 m3/năm. Đầu tư mới năng lực sản xuất bê tông đúc sẵn: 600.000 m3/năm (đến năm 2015); 1.000.000 m3/năm (đến năm 2020). Các cơ sở mới đặt tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư.
  8. i) Vật liệu lợp: Bảng cân đố i năng lực sản xuất và nhu cầu tấm lợp đến 2020 Dự báo nhu cầu Năm 2010 Loại VLXD ĐVT Năng lực Nhu cầu 2015 2020 2 Tấm lợp 1.000 m 7.000 5.237 7.530 10.095 Ngói lợp 1.000 viên 15.000 10.000 22.000 33.000 Tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất tấm lợp kim loại; Duy trì sản xuất ngói nung bằng lò Tuynen với công suất thích hợp (5-10%) để đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường. Đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm ngói trang trí, mẫu mã đa dạng (ngói tráng men màu, ngó i tàu, ngói âm dương, ngói trúc...). Đầu tư thêm các cơ sở cán tôn ở các cụm công nghiệp hoặc các huyện thị phục vụ nhu cầu tại chỗ. Đầu tư thêm một số cơ sở sản xuất ngói màu xi măng, công suất khoảng 10 triệu viên/năm để phục vụ nhu cầu thị trường. Phát triển đa dạng các tấm lợp kim lo ại (tôn kẽm, tấm nhôm) và khuyến khích đầu tư phát triển vật liệu lợp composit. Nghiêm cấm sản xuất tấm lợp Amiăng Amphobol (nâu và xanh), hạn chế dùng chế phẩm chrisotyl trong sản xuất tấm lợp và thay thế bằng các loại sợi tự nhiên khác phù hợp tiêu chuẩn an toàn sử dụng cho con người. k) Sản xuất xi măng: Bảng cân đố i năng lực sản xuất và nhu cầu xi măng đến 2020 Nhu cầu Năm 2010 Loại VLXD ĐVT Năng lực Nhu cầu 2015 2020 Xi măng đen 1.000 tấn > 1.000 2.016 3.129 4.195 Duy trì các cơ sở nghiền xi măng hiện có. Đầu tư mới trạm nghiền xi măng công suất 1.000.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch), giai đoạn 2015.
  9. Mở rộng trạm nghiền xi măng tại Khu công nghiệp Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch) từ 1.000.000 tấn/năm lên 2.000.000 t ấn/năm, giai đoạn 2020. l) Kính xây dựng: Kính xây dựng thông thường sẽ tiếp tục nhập từ bên ngoài (Bắc Ninh, Bình Dương v.v…) hoặc nhập khẩu. Đầu tư một số cơ sở gia công kính cường lực, kính trang trí nộ i thất (gương, chậu rửa mặt, bàn kính…) và đặt tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu của tỉnh và có thể xuất sang các địa phương khác. m) Vật liệu san lấp: Bảng cân đố i năng lực khai thác và nhu cầu vật liệ u san lấp đến 2020 Nhu cầu Năm 2010 Loại VLXD ĐVT Năng lực Nhu cầu 2015 2020 1.000 m3/năm Vật liệu san lấp 3.000 4.000 4.000 8.000 Đầu tư một số điểm mỏ có trữ lượng lớn, lựa chọn một số cơ sở khai thác có năng lực để tổ chức khai thác một cách bài bản, có quy mô vừa phải, đảm bảo tránh tác động xấu đến môi trường, nhất là trong trong công tác vận chuyển, đảm bảo cung cấp đủ vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng lớn trong tỉnh. Quy hoạch phát triển thêm các điểm khai thác mỏ nhỏ lẻ, cung cấp vật liệu san lấp cho các công trình nhỏ và phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương. Tận dung nguồn đất tầng phủ các mỏ đá, mỏ sét để làm vật liệu san lấp. Tất cả các mỏ khai thác vật liệu san lấp phải được thiết kế khai thác, quy hoạch tổng mặt bằng chi tiết đầy đủ; các mỏ phải có phương án ký quỹ phục hồ i môi trường; thời gian hoạt động của mỏ không được kéo dài. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Sở Xây dựng Công bố rộng rãi Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025. Trọng tâm là quy hoạch phát triển vật liệu xây không nung theo đúng chính sách phát triển vật liệu không nung tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
  10. Phố i hợp với các sở ban ngành liên quan để chủ động triển khai các chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện thành công Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đảm bảo tiến trình tăng tỷ trọng gạch không nung trong tổng số vật liệu xây trong các công trình nhà cao tầng và các công trình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Đồng Nai. Lập kế hoạch chi tiết và tiến độ thực hiện chương trình phát triển gạch không nung tỉnh Đồng Nai đến 2020; Tham gia ý kiến đố i với hồ sơ thiết kế cơ sở khai thác các mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường: đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói, vật liệu san lấp và nguyên liệu làm phụ gia để sản xuất xi măng. Thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh Đồng Nai quy định tại Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 về việc tham gia xây dựng kế hoạch thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản hàng năm theo quyền hạn trách nhiệm phân công. Đôn đốc việc triển khai hoàn thiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo đúng tiến độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vật liệu xây dựng. Chủ trì và phố i hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan quản lý chất lượng các nhóm vật liệu xây dựng (6 nhóm) bắt buộc phù hợp với các quy chuẩn Nhà nước đã ban hành (QCVN 16:2011/BXD) theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng; Tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong tỉnh hoặc nhập khẩu và lưu thông trên thị trường tỉnh Đồng Nai. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường Lập kế hoạch thăm dò khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức bổ sung cập nhật thường xuyên nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD đến năm 2020. Kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo thẩm quyền; thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh Đồng Nai giao tại Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 21/5/2010. 3. Sở Công Thương Phố i hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quy trình kỹ thuật khai thác mỏ làm VLXD nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trên địa bàn t ỉnh Đồng Nai. Thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh Đồng Nai giao tại Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 21/5/2010. Chủ trì thực hiện Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn t ỉnh.
  11. 4. Sở Khoa học và Công nghệ Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giới thiệu và phổ biến công nghệ mới, hiện đại của trong và ngoài nước. Phố i hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất các đề tài nghiên cứu về phát triển các loại vật liệu mới, các đề tài tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì và phố i hợp với các sở, ban, ngành và UBND địa phương nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng quy hoạch. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư của các dự án vật liệu xây dựng để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020. 6. Sở Tài chính Nghiên cứu triển khai áp dụng chính sách hợp lý về thuế tài nguyên, phí môi trường theo đúng quy định của Nhà nước. Cùng với Sở Công Thương thường xuyên kiểm tra kế hoạch sản xuất, quản lý sản lượng khai thác chặt chẽ tránh thất thoát thuế tài nguyên, phí môi trường và thuế; Nhất là đối với các mỏ vật liệu xây dựng của các tổ chức tư nhân đầu tư, góp phần đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật và tránh thất thu thuế. Nghiên cứu chính sách ưu đãi về thuế đối với việc đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, khuyến khích sản xuất sản phẩm mới và hàng xuất khẩu. 7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ hợp lý cho người lao động trong ngành vật liệu xây dựng. Hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức đào tạo và đào tạo lạ i nguồn nhân lực sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật. Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách ưu đãi thu hút nhân tài, nhất là đối với đội ngũ chuyên gia lành nghề về công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. 8. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
  12. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để tăng cường kiểm tra giám sát việc thăm dò khai thác khoáng sản, xử lý các sai phạm theo phạm vi phân cấp trách nhiệm và quyền hạn. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn của địa phương. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND t ỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Lao động Thương binh và Xã hộ i, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp t ỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có trách nhiệm thi hành quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH - N hư Điều 4; - Bộ Xây dự ng; - Bộ Tài nguyên và Môi trư ờng; - Thường trự c Tỉnh ủy (báo cáo); - Thường trự c HĐND tỉnh (báo cáo); - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh; - Chánh, Phó Văn phòng UBND Tỉnh; Phan Thị Mỹ Thanh - Trung tâm Công báo; - Lưu: VT, TH, CNN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2