intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 1277/QĐ-UBND 2013

Chia sẻ: Fsgsbv Svsbvsbv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 1277/QĐ-UBND phê duyệt đề án đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh sơn la đến năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 1277/QĐ-UBND 2013

  1. Quyết định số 1277/QĐ-UBND 2013
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT TỈNH SƠN LA NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1277/QĐ-UBND Sơn La, ngày 26 tháng 6 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
  3. Căn cứ Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hoá (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”; Căn cứ Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2003 của HĐND tỉnh Sơn La phê chuẩn quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020; Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 11 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 782/TTr-VHTTDL ngày 10 tháng 6 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015.
  4. Điều 2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt tại Điều 1. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH - Thường trực Tỉnh uỷ (b/c); - TT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - PCVP UBND tỉnh PTVHXH; - Phòng KTTH VP UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Toa - Lưu: VT.VX.HA.30b. ĐỀ ÁN
  5. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1277/QĐ-UBND Ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh Sơn La) Phần I SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”. Cho nên, việc xây dựng một “Nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, các thiết chế văn hoá đóng một vai trò quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng bộ và Chính quyền các cấp với quần chúng nhân dân, là nơi truyền tải những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước đến với người dân. 2. Xây dựng Đề án Đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và
  6. nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015, là bước cụ thể hoá thực hiện một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hoá xã hội, coi trọng giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng. 3. Bên cạnh đó, Sơn La còn là một địa phương mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng để tuyên truyền những âm mưu phản động gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, chống phá chế độ, gây hoang mang trong dư luận, mất ổn định về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, công tác đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015, được đặt ra một cách cấp thiết và cấp bách đòi hỏi những sự đầu tư lớn và đồng bộ. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998 về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"
  7. và Kết luận hội nghị BCH TW lần thứ 10 (Khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII). 2. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. 3. Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020. 4. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2008 về việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020. 5. Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hoá (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”. 6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII.
  8. 7. Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2003 của HĐND tỉnh Sơn La phê chuẩn quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020. 8. Nghị quyết số 131/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2006 của HĐND tỉnh Sơn La về phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục - thể thao tỉnh Sơn La đến năm 2020. 9. Quyết định số 2363/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt "Đề án phát triển văn hoá nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2015, định hướng đến năm 2020". 10. Nghị quyết số 368/NQ-HĐND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của HĐND tỉnh phê duyệt quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La. 11. Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La.
  9. 12. Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch tuyên truyền quảng cáo ngoài trời tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015. III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG 1. Phạm vi: Toàn địa bàn tỉnh Sơn La. 2. Đối tượng Toàn bộ hệ thống thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015. Phần II THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới với dân số 1.080.641 người, trong đó có trên 80,55% dân số sống ở các vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
  10. nghiệp với 10 huyện, 1 thành phố, 204 xã, phường, thị trấn; 3289 tổ, bản. Sơn La có 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm 55%; dân tộc Kinh chiếm 18%; dân tộc Mông chiếm 12%; dân tộc Mường 8,4% còn lại là các dân tộc khác. 2. Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, phát triển văn hoá, thể thao và du lịch đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhất là đối với việc xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng các thiết chế văn hoá và đặc biệt là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đội ngũ cán bộ văn hoá cấp xã ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. 3. Về văn hoá, Sơn La là một tỉnh có nền văn hoá phong phú, đa dạng, trong đó văn hoá dân gian chiếm vị trí chủ đạo. Hoạt động văn hoá của đồng bào thường theo mùa vụ, vào các thời điểm nông nhàn. 4. Về du lịch, những năm qua hạ tầng kỹ thuật về du lịch đã bước đầu được đầu tư, xây dựng; lượng khách du lịch đến với Sơn La tăng dần theo hàng năm. Tuy nhiên, việc hình thành các khu du lịch chưa được rõ nét, chủ yếu tập trung vào khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  11. Tất cả các đặc điểm về địa hình, kinh tế - xã hội và văn hoá nêu trên làm cho việc đưa văn hoá thông tin tới các địa bàn cơ sở gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy tính hiệu quả của các thiết chế văn hoá, khu vui chơi giải trí, quảng trường, công viên..., cũng như hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân sống ở các vùng còn chưa đồng đều, chưa theo kịp cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của đất nước và quốc tế. II. THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY 1. Thực trạng về các thiết chế 1.1. Với phương châm xã hội hoá các hoạt động văn hoá, đặc biệt là với sự chuyển biến về mặt nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, vấn đề xây dựng các thiết chế văn hoá đã có những bước khởi đầu rõ nét. a) Cấp tỉnh đã thành lập được bộ máy cán bộ, công chức thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đó là: Trung tâm Văn hoá tỉnh, Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Phát hành sách và Vật tư văn hoá, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm
  12. Hoạt động thể thao, Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch, trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật và Du lịch. b) Cấp huyện, thành phố, mỗi huyện, thành phố đều có Phòng Văn hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao trực thuộc UBND các huyện, thành phố. 1.2. Công tác đầu tư cơ sở vật chất: Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ VHTTDL và UBND tỉnh, cơ sở vật chất của toàn ngành đang từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có: 174/204 nhà văn hoá xã; nhà văn hoá tổ, bản là 1.722/3.289; tổng diện tích dành cho các thiết chế văn hoá, thể thao và du lịch trong toàn tỉnh là: 2.956.355 m2; quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá cấp xã là: 55.500 m2; cấp tổ, bản là: 175.400 m2 và có 745.345 m2 đất của 33 di tích, danh thắng đã được công nhận trong toàn tỉnh (Một số di tích mới được công nhận chưa quy hoạch đất); 203 thư viện, tủ sách các cấp; 11 đội thông tin lưu động; 10 hiệu sách; 10 liên đội điện ảnh với 26 đội chiếu bóng cơ sở; 2 bãi, nhà chiếu bóng. Bên cạnh đó, còn có một số thiết chế văn hoá của các ngành như: Trung tâm văn hoá Thanh - Thiếu niên tỉnh; nhà Thiếu Nhi tỉnh; nhà Văn hoá tỉnh đội; Câu lạc bộ công nhân lao động của LĐLĐ tỉnh; nhà văn hoá Thiếu Nhi của huyện Mai Sơn, Thuận Châu được duy trì và thường xuyên hoạt động. Hầu hết quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá được bố trí ở những
  13. vị trí thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ đất dành cho các thiết chế Văn hoá từ tỉnh đến cơ sở vẫn chưa đảm bảo so với tiêu chuẩn nên việc tổ chức khai thác và sử dụng để phục vụ nhiệm vụ chính trị còn có phần hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và hưởng thụ văn hoá của nhân dân. a) Về lĩnh vực Thư viện Hệ thống thư viện trong toàn tỉnh đang từng bước được thay đổi. Những năm gần đây, Thư viện tỉnh bắt đầu tiếp cận, ứng dụng công nghệ thư viện điện tử, kỹ thuật số, xây dựng và tạo lập trên 48.000 cơ sở dữ liệu và triển khai trên 11.000 trang tài liệu địa chí, kết nối mạng với hệ thống thư viện toàn quốc, thư viện quốc gia. Nguồn sách báo, tạp chí ngày càng đa dạng cả về số lượng và chủng loại. Trung bình hàng năm hệ thống thư viện toàn tỉnh phục vụ trên 200.000 lượt bạn đọc; luân chuyển gần 400.000 lượt sách báo; Năm 2012, toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh; 11 thư viện huyện, thành phố; 60 thư viện - tủ sách xã, 203 tủ sách pháp luật; 11 tủ sách đồn biên phòng và 20 chi nhánh, trạm sách của thư viện tỉnh ở cơ sở, 153 điểm Bưu điện văn hoá xã. Thư viện tỉnh thường xuyên biên soạn, in và phát hành các sản phẩm thông tin với 3 loại hình: Điểm báo, thông tin khoa học chuyên đề, tài liệu truyền thông với các chuyên đề đa dạng.
  14. Hiện nay, Thư viện tỉnh, hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Quỹ đất xây dựng thư viện hạn hẹp, nguồn kinh phí đầu tư thấp, Thư viện tỉnh chưa có trụ sở làm việc và phục vụ bạn đọc đạt đúng tiêu chuẩn quy định (Đang dùng chung trụ sở của Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La). Một số thư viện tuyến huyện, thành phố hoạt động chưa đều, thậm chí phải dừng hoạt động như Thư viện thành phố Sơn La, Thư viện huyện Sông Mã. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực bổ sung chưa tăng kịp với nhu cầu phát triển, thiếu cán bộ có trình độ đào tạo chuyên sâu. b) Về lĩnh vực Bảo tàng Sơn La có kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và độc đáo. Tỉnh lưu giữ nhiều lễ hội cổ xưa; nhiều di chỉ khảo cổ (thời tiền sử, sơ sử) được tìm thấy tại nhiều địa phương như Mường Chanh (Mai Sơn), Thôm Mòn (Thuận Châu) và một số xã thuộc các huyện ven Sông Đà như Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai..., minh chứng cho sự có mặt và quá trình phát triển của con người ở vùng đất này từ cách đây hàng nghìn năm. Đến nay toàn tỉnh có 47 di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 12 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ngành có nhiều cố gắng trong sưu tầm, bảo quản, trưng bày hiện vật về các giai đoạn lịch sử dựng nước, đấu tranh cách mạng của địa phương, về bề dầy truyền
  15. thống của văn hoá nghệ thuật các dân tộc. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, điều kiện vật chất, nên nhiều hiện vật chưa được đưa ra giới thiệu cho đông đảo công chúng. Trong những năm qua, 10/47 di tích được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và đưa vào khai thác phục vụ nhân dân, trong đó 3 di tích bước đầu hàng năm thu hút trên 200 nghìn lượt du khách. Tỉnh đã quy hoạch đất sử dụng cho 8/12 di tích cấp quốc gia và 11/35 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, để bảo vệ di sản văn hoá vùng lòng hồ Thuỷ điện Sơn La, đã tiến hành khảo sát, khai quật khảo cổ 14 di chỉ; triển khai thực hiện 6 dự án thành phần về bảo vệ cấp thiết di sản văn hoá vùng lòng hồ thuỷ điện. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Sơn La đã chủ động thực hiện nhiều dự án sưu tầm, nghiên cứu chữ Thái cổ thuộc nhiều thể loại như Sử thi, Trường ca, Truyện thơ dân gian (hơn 2.000 bản sách), nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, lễ hội…, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc Sơn La có nguy cơ thất truyền đã và đang được sưu tầm, phục dựng và phát huy giá trị trong đời sống đương đại, ví dụ: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Cầu mưa, Lễ hội Xên Lẩu Nó, Lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái; Lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; Lễ hội Mương A Ma, Lễ hội Ksai Si Típ của dân tộc Xinh Mun; Lễ hội Xen Pang Ả của dân tộc Kháng; Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú; Lễ Lập Tịnh của dân tộc Dao; Lễ hội Nào Sồng của dân tộc Mông… Một số nghề thủ công truyền thống
  16. cũng được phục hồi và phát triển. Ngày càng nhiều các đội văn nghệ quần chúng quan tâm khai thác các điệu múa dân gian. Vì chưa xây dựng được Bảo tàng tỉnh theo đúng tiêu chuẩn cho nên việc phát huy di sản văn hoá Sơn La còn hạn chế (Trụ sở làm việc của cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh hiện nay chưa có, đang làm việc trong di tích Nhà ngục Sơn La); thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao; thiếu kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hoá cộng đồng; công tác quảng bá hình ảnh còn mang tính “Thương hiệu” của địa phương và gắn kết các di sản văn hoá trong nước và quốc tế còn hạn chế; thiếu kinh nghiệm quản lý và khai thác quỹ bảo tồn từ nguồn vốn huy động xã hội hoá; hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá còn yếu; một số nét văn hoá cổ truyền của đồng bào dân tộc chưa được bảo tồn tốt đang bị mai một, thất truyền... Hiện nay Sơn La chưa có Quảng trường, Công viên (Chỉ có 04 khu vườn hoa, cây xanh nhỏ), khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí của nhân dân. c) Một số cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp đang bị xuống cấp; các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, cấp tỉnh chưa được quan tâm đúng mức để đầu tư cải tạo, nâng cấp và trùng tu tôn tạo; trang thiết bị, phương tiện hoạt động của các đơn vị sự nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ; đặc biệt là phương tiện và trang thiết bị phục vụ biểu diễn của Đoàn ca múa Sơn La chưa được đầu tư.
  17. d) Tính đến tháng 12 năm 2012, toàn tỉnh có 138.374/241.286 gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, đạt 57,5%; tổng số tổ, bản văn hoá là 940/3289 đạt 28,58%; số đơn vị văn hoá 1.776/2.060 đạt 86,21%. đ) Cho đến nay đã có 8/11 huyện/thành phố có Nhà văn hoá huyện kiêm hội trường; 11/11 huyện, thành phố có Thư viện nhưng chưa có khuôn viên riêng mà nằm chung trong khuôn viên làm việc chung của Trung tâm Văn hoá - Thể thao; 11/11 huyện, thành phố có đội thông tin lưu động chuyên nghiệp. Tuy số lượng các thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, công viên, quảng trường, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn nhưng thông qua các hoạt động thiết thực và thường xuyên, các thiết chế trên đã thực sự trở thành cầu nối giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền với nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần vào công cuộc thực hiện “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tham gia đẩy mạnh và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá ở vùng cao biên giới, vùng sâu vùng xa, xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ Đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã đạt được những thành quả quan trọng.
  18. 2. Những hạn chế a) Về hệ thống thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, công viên, quảng trường, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh ở các cấp (tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn, tổ, bản, khu phố) hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt thiếu tính đồng bộ ở tất cả các cấp. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện vẫn chưa được đầu tư kinh phí tương xứng để xây dựng các thiết chế văn hoá (bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, cụm cổ động…). Nhiều công trình được xây dựng và hoạt động đã lâu, nay đã xuống cấp và lạc hậu. Một số công trình hiện mới chỉ được đầu tư cơ sở vật chất, chưa chú trọng xây dựng các mặt hoạt động nên hiệu quả còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. b) Về bộ máy cán bộ làm công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trình độ của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ trong ngành nói riêng còn yếu kém và không đồng đều, hoạt động kém hiệu quả đặc biệt là ở cấp xã, phường, tổ, bản. 3. Nguyên nhân các mặt hạn chế a) Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về vai trò của văn hoá còn chưa đúng với thực tế. Thậm chí ở một số nơi còn coi nhẹ nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động văn hoá ở cơ sở. Một số nơi coi cuộc vận động “Toàn dân đoàn
  19. kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” là việc riêng của ngành Văn hoá hay của Mặt trận Tổ quốc, ít có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát. b) Từ việc nhận thức chưa đúng về vai trò của văn hoá trong đời sống cho nên việc đầu tư cho các hoạt động văn hoá còn hạn chế. Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII đề ra mức chi cho hoạt động văn hoá là 2% tổng chi ngân sách nhưng thực tế mức chi cho hoạt động này ở tỉnh Sơn La hiện nay rất thấp, dẫn đến tình trạng đời sống văn hoá, đặc biệt là đời sống văn hoá ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, lạc hậu. c) Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ quản lý ở các cấp còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều cán bộ văn hoá ở cấp huyện, xã chưa qua đại học, hoặc công tác trái ngành nên đã bộc lộ những hạn chế trong việc xử lý công tác chuyên môn dẫn đến hiệu quả chất lượng công việc chưa cao. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo phong trào ở các phòng, Trung tâm văn hoá - thể thao trình độ còn bất cập, hoạt động văn nghệ quần chúng rất quan trọng nhưng hầu hết các huyện không có cán bộ chuyên ngành âm nhạc và múa. Vì vậy, vấn đề xây dựng và chỉ đạo hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hoá gặp nhiều khó khăn. Phần III
  20. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN ĐẾN NĂM 2015 I. MỤC TIÊU Xây dựng thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay đang là một nhiệm vụ cấp bách và khó khăn. Vì vậy, phải xây dựng được những mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể. Đồng thời phải tìm ra những giải pháp hiệu quả. 1. Mục tiêu tổng quát a) Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, trước mắt là nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phấn đấu đến năm 2015 có 70% số công trình thiết chế văn hoá cấp tỉnh được đầu tư xây dựng, 80% thiết chế văn hoá cấp huyện, 30% thiết chế văn hoá cấp xã, 50% thiết chế văn hoá cấp tổ, bản đi vào hoạt động. b) Coi trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, các công trình phục vụ hoạt động văn hoá: Nhà văn hoá, sân chơi, bãi tập, thư viện, bảo tàng, công viên. 2. Mục tiêu cụ thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2