intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 21/2012/NQ-HĐND

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGHỊ QUYẾT THÔNG QUA ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 21/2012/NQ-HĐND

  1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐẮK NÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 21/2012/NQ-HĐND Đắk Nông, ngày 19 tháng 7 năm 2012 NGHỊ QUYẾT THÔNG QUA ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG KHÓA II, KỲ HỌP THỨ 4 Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi tr ường; Căn cứ Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BVHTTDL, ngày 08/3/2012, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn; Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể thao xã; Sau khi xem xét Tờ trình số 1754/TTr-UBND ngày 10/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa - nghệ thuật tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 34/BC-HĐND ngày 10/7/2012 của Ban Văn hóa – Xã hội của HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua Đề án tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2020 (có Đề án kèm theo). Điều 2. 1. Giao cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo với HĐND tỉnh về kết quả thực hiện. 2. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hi ện Nghị quyết này. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 4 thông qua./. CHỦ TỊCH Điểu K’ré ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 (Kèm theo theo Nghị quyết số 21/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông) Phần thứ nhất
  2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT 1. Quan điểm Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa vừa là những vấn đề cơ bản lâu dài, vừa cấp bách. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa l à mục tiêu, vừa l à động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII). Văn hoá là thước đo của sự phát triển con người. Các giá trị văn hoá là sản phẩm sáng tạo của con người, đồng thời cũng phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội của con người. Con người hoàn thiện bản thân và cải tạo môi trường sống thông qua các hoạt động sản xuất và sáng tạo văn hoá. Văn hoá và phát tri ển, hai bình diện gắn kết với nhau trong mối quan hệ biện chứng; mục ti êu phát tri ển văn hoá gắn kết chặt chẽ với môi trường văn hoá, kế thừa lịch sử văn hoá dân tộc và kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới. Xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng l ãnh đạo; phát triển văn hoá tạo nên ti ềm năng và sáng tạo về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng phát triển kinh tế cân đối, hài hoà, hi ệu quả và bền vững. 2. Mục tiêu Xây dựng Đề án Tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2020 thể hiện thống nhất nhận thức, quan điểm và nhiệm vụ công tác quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật gắn với xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác lập tổng thể hoạt động văn hoá nghệ thuật về các mặt số lượng, chất l ượng, tính đồng bộ của các giải pháp đảm bảo phát triển toàn di ện cùng với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa, nghệ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Đắk Nông. 3. Yêu cầu Đề án Tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2020 thể hiện tổng hợp, khái quát và hoạch định cụ thể, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên đến năm 2020. Xây dựng nội dung Đề án phải toàn di ện, bao quát về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật trong xu hướng phát triển văn hoá nghệ thuật của tỉnh Đắk Nông, cả nước và hội nhập khu vực Đông Nam Á. Đề án Tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2020 xác định mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá của tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2020, xây dựng kế hoạch cụ thể và phân kỳ cho từng giai đoạn thực hiện. Nội dung Đề án, giải pháp tổ chức thực hiện, thể hiện phương pháp khoa học, phù hợp với thực tiễn, dự báo phát triển, đảm bảo khả năng thực hiện đề án. Phần thứ hai KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Campuchia với 130 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh l à 6.515km2. Dân số tính đến năm 2011 là 521,677 nghìn người. Toàn tỉnh có 7 huyện là Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Đắk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa, trung tâm tỉnh lỵ l à thị xã Gia Nghĩa. Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, có quốc lộ 28 nối tỉnh với Lâm Đồng, Bình Thuận là điều kiện thuận lợi cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc đông bắc Vương quốc Campuchia về mở rộng thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và quốc tế. I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, Đảng và chính quyền tỉnh Đắk Nông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện có kết quả nhiều chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, nhất l à một số dự án về phát triển nông, công nghiệp. Nền kinh tế phát triển nhanh trên các l ĩnh vực theo hướng phát huy ti ềm năng, lợi thế của tỉnh; tốc độc tăng trưởng GDP cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,19%. So với năm 2005, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần (từ 6,8 triệu đồng lên 15 triệu đồng), đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh cơ bản được cải thiện.
  3. Hiện nay, toàn tỉnh có 100% thôn, buôn, bon có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%, tuy nhiên tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp ngày càng được nâng cao. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp luôn được tăng cường. Chính trị xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. (Nguồn: báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 10). 2. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông định hướng giai đoạn 2006 - 2010 là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. 3. Thu nhập và mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 15,19%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 16 triệu đồng (tương đương 778 USD). Kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội tăng bình quân 54%/năm; thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh bình quân tăng 31,8%/năm, đạt 973,927 tỷ đồng trong năm 2011 (năm 2004, khi thành lập tỉnh thu ngân sách trên địa bàn chỉ có 70 tỷ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2011). II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 1. Quy mô, cơ cấu dân số Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 29 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M’nông, Mạ, Êđê, Tày, Thái, Nùng..., trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 67,93%, M’nông chi ếm 8,17%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính đến hết năm 2011, dân số toàn tỉnh là 521.677 người, trong đó dân số đô thị chiếm 15%, dân số nông thôn chi ếm 85%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhi ên là 14,47‰. Mật độ dân số trung bình 80 người/km2. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk G’long, Tuy Đức (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2011). 2. Tập quán các thành phần dân tộc Đắk Nông là vùng đất có nền văn hoá cổ truyền đa dạng, nhiều dân tộc thể hiện đậm nét truyền thống và bản sắc ri êng. Nơi đây lưu giữ nhiều sử thi truyền miệng độc đáo, các luật tục, kiến trúc, nhạc cụ dân tộc từ lâu đời trở nên nổi tiếng, là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Vi ệt Nam: bộ chiêng đá được phát hiện tại huyện Đắk R’lấp có ni ên đại hàng nghìn năm về trước, đàn K’lông pút, kèn, sáo... Đến Đắk Nông đúng kỳ lễ kỷ niệm, những ngày lễ hội, sẽ được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo còn nguyên chất dân gian bản địa. Trong lễ hội, gái trai cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp múa và âm thanh của cồng chiêng. 3. Hi ện trạng phát triển nguồn nhân lực Số người trong độ tuổi lao động năm 2011 toàn tỉnh có 345.579 người; chiếm 66% dân số. Lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế có 311.329 người, trong đó chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 81,4% với ; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 3,2%; lao động khu vực dịch vụ chiếm 14,84%. Số l ượng lao động kỹ thuật qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ, phần lớn lực lượng lao động l à lao động chân tay trong các ngành nông, lâm nghiệp, chiếm 78,09% (Nguồn: Ni ên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2011). Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, người dân cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt l à vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn dân cư và lao động sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, l ao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nên ở một số địa bàn đời sống của dân cư còn gặp khó khăn. Phần thứ ba THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2011 I. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC B Ộ MÁY QUẢN LÝ VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 1. Mô hình tổ chức Ngành văn hóa cấp tỉnh Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật; chỉ đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo Sở có: Giám đốc, 04 Phó giám đốc và 177 cán bộ, công chức, vi ên chức; với các phòng nghiệp vụ chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ, phẩm chất tốt. Trung tâm Văn
  4. hóa, Trung tâm Phát hành phim và Chi ếu bóng, Thư viện, Bảo tàng, Đoàn ca múa nhạc dân tộc l à năm đơn vị sự nghiệp văn hóa trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du l ịch. 2. Mô hình tổ chức Ngành Văn hóa cấp huyện Cấp huyện có các Phòng Văn hóa-Thông tin, các Trung tâm Văn hóa; cấp phòng là cơ quan tổ chức và quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật, còn Trung tâm văn hóa là tổ chức sự nghiệp, đào tạo và thực hành văn hóa nghệ thuật. 3. Mô hình tổ chức Ngành Văn hóa cấp xã Cấp xã có 01 cán bộ l àm công tác văn hóa phụ trách các hoạt động văn hóa văn nghệ. 4. Những ưu điểm và tồn tại trong cấu trúc, vận hành mô hình tổ chức a) Ưu đi ểm Mặc dù đi ều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành hữu quan, tỉnh đã tập trung xây dựng và ổn định tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu về phát triển văn hóa, nghệ thuật của một tỉnh mi ền núi, biên giới. Đối với cấp tỉnh, cấu trúc và vận hành mô hình tổ chức được diễn ra theo trình tự hợp lý như sau: Ban Giám đốc chỉ đạo chung; các Phòng chức năng thể chế hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; các đơn vị sự nghiệp văn hóa tri ển khai thực hiện. Qua đó, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của ngành được thống nhất từ tỉnh đến cơ sở và được triển khai kịp thời, có hi ệu quả. Đối với cấp huyện, hiện đa số các huyện đều chưa có Trung tâm Văn hóa, nên hoạt động văn hóa, nghệ thuật do lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin trực tiếp điều hành và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có li ên quan. Ở cấp xã, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ do nhân dân tự tổ chức, tự điều hành, cán bộ văn hóa xã chỉ tham gia hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đã tạo điều kiện cho các câu lạc bộ ngày càng phát triển, đáp ứng được như cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng dân cư. Các mô hình tổ chức bộ máy quản lý và thực hành nghiệp vụ văn hóa, nghệ thuật từ tỉnh đến cơ sở được tổ chức một cách khoa học và hợp lý đã góp phần vào việc đẩy mạnh việc phát triển phong trào văn hóa văn nghệ trong cán bộ, công nhân vi ên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động, khơi dậy và phát huy các giá trị của văn hóa, nghệ thuật trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. b) Tồn tại Đối với cấp tỉnh, tuy các đơn vị sự nghiệp văn hóa đã được thành l ập, nhưng đến nay hầu hết vẫn còn phải thuê mướn nhà dân để l àm trụ sở làm việc, nên rất tạm bợ, chật hẹp, l àm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lao động. Cấp huyện: một số huyện chưa xây dựng và thành lập được Trung tâm Văn hóa, một số huyện có Trung tâm văn hóa với quy mô nhỏ không đảm bảo cho việc tác nghi ệp các hoạt động văn hóa nghệ thuật, nên chưa có sự chuyên sâu trong hoạt động chuyên môn. Cấp xã còn thi ếu các thiết chế văn hóa xã và chỉ có từ 01 đến 02 cán bộ làm công tác văn hóa trình độ chuyên môn và năng l ực thực tiễn còn yếu, thường hay luân chuyển, một số còn kiêm nhi ệm thêm công tác Lao động - Thương binh và xã hội, chữ thập đỏ... nên thời gian dành cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật không nhiều, dẫn đến hiệu quả thấp. II. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ LĨNH VỰC VĂN HÓA NGHỆ THU ẬT 1. Hoạt động văn hoá nghệ thuật và công tác tuyên truyền bằng phương tiện văn hóa nghệ thuật Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tỉnh Đắk Nông đã có những chuyển biến tích cực, văn hóa truyền thống được coi trọng và khơi dậy, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được chú trọng giữ gìn và phát huy, mức hưởng thụ văn hóa của người dân được nâng lên, đã tạo chuyển biến một bước nhận thức về tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong các cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phát huy vai trò của văn hóa, nghệ thuật vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân yên tâm l ao động sản xuất, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân cư, vươn lên làm giàu cho bản thân và làm giàu cho đất nước, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, những năm qua Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật của tỉnh. Được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, tập thể cán bộ, công chức, vi ên chức Ngành Văn
  5. hóa Thể thao và Du l ịch tỉnh Đắk Nông đã nâng cao vai trò trách nhi ệm trong công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hướng về phục vụ cơ sở. Triển khai các hoạt động sưu tầm, nghi ên cứu và giới thiệu văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian một cách thường xuyên và có hi ệu quả. Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ l àm văn hóa bước đầu được chú ý; cơ sở vật chất và trang thi ết bị phương tiện hoạt động văn hóa được tăng cường hơn. Nếp sống văn hóa được chú ý chỉ đạo xây dựng, nhiều mô hình mới, nhân tố mới có tác động tích cực trong đời sống văn hóa của người dân, vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp bước đầu được phát huy, làm phong phú và lành mạnh đời sống tinh thần; đội ngũ văn nghệ sỹ được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để sáng tác. Tuy nhiên, hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu gi ữ gìn và phát huy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian; nguồn kinh phí, ngân sách, phương tiện bố trí cho lĩnh vực này còn quá ít, chưa đáp ứng, đặc biệt l à sự thi ếu hụt cán bộ làm công tác văn hóa là người dân tộc thiểu số ở địa phương. Thi ếu những sáng tác, những tác phẩm, những công trình nghệ thuật, những tài năng, kế thừa và nâng cao được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để có thể tạo được sức lôi cuốn hấp dẫn công chúng vào các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. 2. Yêu cầu nhận thức mới về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và công tác tuyên truyền bằng phương tiện văn hóa trong bối cảnh giao l ưu, mở cửa, hội nhập và phát tri ển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trong những năm gần đây, khi thông tin và phương tiện chuyển tải văn hóa, nghệ thuật ngày càng phát triển và hiện đại, bên cạnh những ưu đi ểm dễ dàng tiếp cận những kiến thức phong phú, nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa nghệ thuật thì những mặt tiêu cực trong xã hội, tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế với tốc độ ngày càng nhanh và quy mô ngày càng lớn; các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta; đã ảnh hưởng đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Những tác động này mang tính thường trực, đan xen và bi ến đổi phức tạp, do đó bản sắc văn hóa và văn hoá truyền thống luôn đứng trước những nguy cơ bị xâm hại, thất truyền, lai căng; khả năng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gặp trở ngại, khó khăn; thế hệ trẻ nhạy cảm với cái mới nên dễ bị lôi kéo, hướng ngoại; một bộ phận công chúng phủ nhận các giá trị truyền thống đã được lưu giữ trong cộng đồng và gia đình hàng ngàn đời. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có những chủ trương l ớn và đề án về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, đẩy mạnh hoạt động và phát triển văn hóa, đề ra những yêu cầu về xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật tỉnh Đắk Nông. Toàn dân chăm lo đến công tác bảo tồn những sắc thái văn hóa, mang đậm dấu ấn truyền thống văn hóa lâu đời của riêng dân tộc mình, góp vào kho tàng di sản văn hóa của tỉnh. Các ngành chức năng cần định hướng, chỉ đạo; mỗi huyện, xã lựa chọn những l ễ hội tiêu biểu tạo đi ểm nhấn, cơ quan chức năng l à Phòng Văn hóa- Thông tin các huyện tư vấn, trợ giúp về mặt chuyên môn. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá, kêu gọi, thu hút đầu tư, phát huy ti ềm năng, quan tâm đầu tư, tu bổ, phục dựng nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lập quy hoạch để bảo vệ được tốt hơn. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 1. Công tác quản lý nhà nước trong những năm qua Tỉnh Đắk Nông sau khi được thành l ập đã tập trung hoàn thiện các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời cho phép các tổ chức, cá nhân được tiến hành cung cấp các dịch vụ văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân và theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý thông thoáng đối với các loại hình dịch vụ văn hóa nhằm đảm bảo việc cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đến mọi người dân. Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 03 Chỉ thị, 14 Quyết định và quy chế hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho tỉnh ủy ban hành 01 chương trình thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương mười (khóa IX) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam ti ên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành đề án “Phát triển xã hội hoá hoạt động văn hoá tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006-2010”; tri ển khai lập dự án bảo tồn, phát huy một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc Mạ tại tỉnh Đắk Nông, triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy lễ hội - hoa văn- cồng chiêng và nhạc cụ dân gian dân tộc M’nông tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005- 2010”; đồng thời tiến hành và xây dựng đề án phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch đến năm 2020 định hướng đến năm 2025. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức thanh tra quy trình xây dựng và trình tự, thủ tục công nhận các danh hiệu văn hoá tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Đánh giá đúng thực trạng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở. Tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời chấn chỉnh những sai phạm và làm trong sạch môi trường hoạt động văn hóa phục vụ nhân dân. Đã xử lý hành chính đối với những cơ sở vi
  6. phạm trong kinh doanh dịch vụ văn hóa karaoke, internet, trò chơi dân gian... góp phần giữ vững kỷ cương trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. 2. Các lĩnh vực hoạt động và quản lý văn hóa nghệ thuật a) Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã dàn dựng được nhiều tiết mục múa mới như “Đắk Nông mùa xuân về”, “Sắc quỳ cao nguyên”, “Dưới ánh bình minh” “Đắk Nông 5 năm một chặng đường”... qua đó đã thực hiện được nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị và bi ểu diễn phục vụ nhân dân tại các địa phương trong tỉnh, góp phần nâng mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật ở vùng nông thôn, biên gi ới. Thực hiện công tác sưu tầm chất liệu âm nhạc dân gian M’Nông nhằm sáng tác các tác phẩm ca và nhạc múa phục vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh; bi ên tập và dàn dựng hàng trăm chương trình nghệ thuật tham gia các hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh; đồng thời, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng chương trình văn nghệ quần chúng và tổ chức các hoạt động văn hoá - lễ hội cho các Nhà văn hoá huyện, Nhà Văn hoá cộng đồng và một số trường học trong tỉnh, nhằm đẩy mạnh hoạt động văn hoá - văn nghệ ở cơ sở. Tổ chức tiếp nhận các đoàn nghệ thuật và đoàn trò chơi dân gian có thưởng về phục vụ nhân dân địa phương trong tỉnh, đáp ứng được nhu cầu văn hoá, văn nghệ của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Việc cấp giấy phép tiếp nhận các đoàn nghệ thuật tại địa phương không thu phí nhằm tạo điều kiện và thu hút các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh về phục vụ nhu cầu văn hóa, nghệ thuật cho nhân dân. Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh đã tham gia Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 tại Khánh Hòa, với 09 tiết mục biểu diễn mang chủ đề “Đắk Nông và nhịp chiêng”, kết quả đạt được: 02 Huy chương vàng, 02 Huy chương bạc; tham gia Li ên hoan ca múa nhạc miền Trung - Tây Nguyên và ba nước Đông Dương tại Quảng Trị đạt 02 Huy chương vàng, 03 Huy chương bạc, đạt gi ải nhạc sỹ xuất sắc và giải bài hát xuất sắc nhất. b) Lĩnh vực bảo tồn văn hóa Công tác bảo tồn bảo tàng được ngành triển khai quản lý chặt chẽ nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, danh thắng; thực hiện dự án bảo tồn không gian văn hóa cồng chi êng Tây Nguyên... qua đó đã thực hi ện việc bảo quản tốt 14.863 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm có giá trị tinh thần và lịch sử; 03 di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh. Đối với di sản văn hóa phi vật thể, qua điều tra và thống kê bước đầu, toàn tỉnh hiện có 30 lễ hội dân gian với nhiều quy mô khác nhau gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc ở địa phương: Lễ hội N’găp Bon, Lễ Mừng nhà mới, Lễ cúng bến nước, Lễ cưới truyền thống, Lễ Tăm Plang...; đồng thời tập trung triển khai thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc M’Nông” và triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông”, đã hỗ trợ tích cực trong công tác quản l ý di sản của tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra còn tổ chức tập huấn cho những cán bộ làm công tác bảo tồn di sản và quản lý các câu lạc bộ cồng chiêng nhằm trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản lý và hướng dẫn các sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Việc quản lý, bảo tồn di sản văn hóa phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tỉnh Đắk Nông; có hệ thống quản lý nhà nước từ tỉnh đến ban tự quản thôn, bon, và đã triển khai có hiệu quả một số đề án, dự án về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, nơi trưng bày hiện vật bảo tàng hầu như chưa có gì, kho bảo quản tạm bợ không đảm bảo cho việc bảo quản các hiện vật lịch sử, văn hóa rất có giá trị; môi trường cảnh quan tại các di tích, danh thắng hiện đang bị xâm hại nghi êm trọng, như danh thắng thác Đray Sáp rừng bị phá; nền văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa đã bị mai một khá nặng nề, nhận thức của người dân địa phương về sự bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình còn nhiều hạn chế; kinh phí dành cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa còn hạn hẹp, khó khăn, một số chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn chưa được thiết lập hoặc đã có nhưng chưa rõ ràng, cụ thể (nhất l à chế độ, chính sách đối với nghệ nhân và những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống)... l àm cho công tác quản lý về di sản gặp không ít khó khăn cần sớm khắc phục. c) Lĩnh vực Thư vi ện Sau khi thành lập tỉnh Đắk Nông, Thư viện tỉnh Đắk Lắk đã bàn giao cho Thư vi ện tỉnh Đắk Nông 15.000 bản sách, báo, tài li ệu tham khảo các loại. Trong các năm qua, từ nhiều nguồn, Thư viện tỉnh Đắk Nông đã bổ sung được trên 44.144 bản sách, báo, tài liệu tham khảo, nâng tổng số sách của đơn vị l ên 71.848 bản, với 12.813 tên sách; Công tác phục vụ bạn đọc: mặc dù cơ sở vật chất còn nhi ều khó khăn, nhưng Thư vi ện tỉnh đã tổ chức phục vụ đạt kết quả tốt, cụ thể trong 5 năm đã đón gần 350.000 lượt bạn đọc đến thư viện tỉnh, luân chuyển được 974.000 l ượt sách, báo, tài liệu tham khảo, cấp mới và đổi 950 thẻ, nâng tổng số thẻ lên 1.610 thẻ; đồng thời luân chuyển được 12.208 lượt sách báo đến các đồn biên phòng trong tỉnh, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Công tác quản lý thư vi ện được quản lý tốt và chặt chẽ.
  7. Hàng năm, đều tổ chức Hội báo xuân với trên 192 loại báo, tạp chí xuân, trong đó có 20 loại báo, tạp chí xuất bản tại địa phương, phục vụ hơn 6.000 lượt bạn đọc; tổ chức tốt lớp tập huấn “Áp dụng phân loại DDC vào công tác xử lý nghiệp vụ” cho 50 cán bộ làm công tác thư viện trong tỉnh, nhằm nâng cao trình độ, kiến thức trong xử lý nghiệp vụ tại thư vi ện huyện và trường học. Ngoài ra, Thư vi ện còn phát động cuộc thi “Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua sách”, cuộc thi đã nhận được 1813 bài dự thi của 33 sở, ban, ngành và 8 huyện, thị trên địa bàn tỉnh tham gia. d) Lĩnh vực tuyên truyền văn hóa Hàng năm, tri ển khai thực hiện tốt và có hi ệu quả các nhiệm vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc tại các huyện, xã vùng sâu vùng xa, biểu diễn phục vụ các hoạt động chính trị... kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; từ đó nâng cao nhận thức cho nhân dân về công cuộc đổi mới và phát tri ển đất nước, nâng cao niềm tin vào sự l ãnh đạo của Đảng và phấn khởi ra sức thi đua lao động, sản xuất xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần tạo được chuyển biến về nhận thức t ư tưởng và hành động cách mạng trong cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ năm 2005- 2010, đã tri ển khai tuyên truyền phục vụ cơ sở, làm mới và thay đổi nội dung hơn 4.710m2 panô, 324 tiêu đề; thực hiện hơn 32.554 mét băng rôn tuyên truyền, 60 makét, tổ chức tuyên truyền xe loa cổ động 70 lượt, sáng tác 83 mẫu tranh cổ động, phát hành hơn 12.954 tờ rơi; phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, phòng chống ma tuý và phòng chống tội phạm, lồng ghép tuyên truyền về công tác phòng ngừa và ngăn chặn dịch cúm A-H1N1 tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn thực hiện 01 phòng tranh với 45 tác phẩm của các họa sỹ trong tỉnh, trưng bày 112 hình ảnh về thành tựu 5 năm của tỉnh, 195 hiện vật kinh tế, khảo cổ sưu tầm tại các địa phương và các ấn phẩm của các sở ban, ngành trong tỉnh với chủ đề “Đắk Nông - 5 năm một chặng đường”; sáng tác và đạt giải nhất cuộc thi sáng tác logo tỉnh Đắk Nông đ) Lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: trong những năm qua luôn được chú trọng phát triển. Tỉnh đã lập kế hoạch tổ chức Hội nghị tuyên dương các danh hiệu văn hoá và hướng dẫn các cấp bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá, phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai từ năm 2004 đến nay đã lan toả rộng khắp 8/8 huyện, thị xã. Cuộc vận động đã có tác động tích cực góp phần xoá đói, giảm nghèo, khơi dậy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nông thôn, đô thị, ổn định đời sống xã hội và phát triển sản xuất, giữ vững an ninh trật tự ở địa bàn dân cư được nhân dân đồng tình và hưởng ứng mạnh mẽ. e) Lĩnh vực phát hành phim và chiếu bóng Thực hiện được 1.457 buổi chiếu phim lưu động, kết hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ đồng bào các dân tộc trong tỉnh thu hút hơn 403.000 lượt người xem. Tổ chức in sang 1.390 băng - đĩa hình và phát hành 43 bộ phim truyện nhựa cấp cho các đội chiếu bóng lưu động trong tỉnh tổ chức chiếu phục vụ nhân dân. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá, Sở đã ti ến hành cấp 06 bộ máy chiếu nhựa 35mm và 04 bộ máy chi ếu phim nhựa cho các Phòng Văn hoá Thông tin các huyện, thị trong tỉnh từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia; f) Hoạt động in Ổn định về tổ chức biên chế, giữ vững kinh doanh hiệu quả, hoàn thành việc i n ấn các tờ báo, tạp chí, tập san phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước như: Báo Đắk Nông, Thông tin nội bộ, Bản tin Tư pháp... với hơn 418 triệu trang in; doanh thu ước thực hiện đạt 18,24 tỷ đồng. Hoàn thành nhà xưởng và làm việc lắp đặt hệ thống in mới offset 4 màu, chất lượng tốt, giá trị đầu tư 23 tỷ đồng. 3. Thực trạng thiết chế sự nghiệp, thực hành nghi ệp vụ văn hóa nghệ thuật a) Cấp tỉnh Hình thành các đơn vị gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh, Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm Phát hành Phim và chi ếu bóng tỉnh, Nhà i n. Ti ến hành xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật SỰ NGHIỆP VĂN HÓA THÔNG TIN TỈNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 Chỉ tiêu ĐVT TT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số gia đình đạt Gia đình 1 41.599 47.571 59.298 63.691 72.895 72.380 GĐVH Số thôn, bon, tổ dân Đơn vị 2 181 265 323 359 369 349 phố văn hóa
  8. Thông tin cổ động 3 - Kẻ vẽ panô m2 1.126 550 594 574 500 204 428 - Cắt dán băng rôn mét 3.936 2.305 2.262 7.312 1.984 10.544 654 - Thông tin cổ động, buổi 122 109 120 118 73 102 lưu động - Trang trí hội nghị đợt 68 30 58 30 50 50 28 - Phát băng tài li ệu bản 550 600 707 732 208 286 16 tuyên truyền Văn nghệ quần chúng 4 - Tổ chức liên hoan đợt 2 3 2 2 1 1 1 - Tổ chức biểu diễn buổi 71 35 53 52 30 115 80 VNQC - Phối hợp tổ chức đợt 2 3 5 4 2 40 1 liên hoan H.động CLB - Lớp 5 học - Số CLB CLB 01 - Số buổi sinh hoạt buổi 22 - Số người tham dự lượt 750 người Công tác thư viện 6 - Số sách hiện có bản 20.527 24.711 44.091 49.996 53.144 - Số bổ sung mới bản 4.194 2.988 7.131 6.827 6.918 1.315 6.020 - Số sách báo luân bản 173.000 180.000 140.000 128.000 64.100 67.500 10.200 chuyển - Số thẻ cấp thẻ 242 233 154 221 93 54 - Lượt người đến thư lượt 13.120 6.812 viện - Số tủ sách xã, tủ 16 30 40 51 67 phường Hoạt động bảo tồn - 7 bảo tàng - Số hiện vật hiện có hiện vật 2.708 3.597 12.647 13.497 14.096 14.626 - Số hiện vật bổ sung hiện vật 889 9.050 850 599 1.086 530 440 QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT Tên cơ quan, đơn vị Hi ện trạng Năng lực thiết kế STT Đang Đang Tổng Di ện tích Trong đó: Thuê trụ sở di ện tích xây dựng diện tích xây hoàn dựng thiện hoặc đất được làm việc (m2) chưa giao (m2) có (m2) Trụ sở làm việc Sở Văn hóa TT&DL 1 x 4.020 681 1.306 Trung tâm Văn hóa tỉnh 2 x 32.000 1.904 3.628 Nhà in Đắk Nông 3 x 4.400 1.096 1.373 Bảo tàng tỉnh 4 x Thư vi ện tỉnh 5 x Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu 6 x bóng tỉnh
  9. Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk 7 x Nông ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT Đơn vị tính:triệu đồng Các mục tiêu cụ thể Năm Năm Năm Năm Năm Năm Tổng TT cộng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đầu tư tôn tạo di tích lịch sử cách 1 4.500 7.200 1.000 3.200 7.000 7.000 29.900 mạng Sưu tầm các di sản văn hóa phi vật 2 150 150 150 100 200 250 1.000 th ể Trang bị máy chiếu phim 3 54 54 120 910 60 1.198 Trang bị xe ô tô chuyên dùng cho 4 400 400 400 750 750 400 3.100 các đội chiếu phim l ưu động của tỉnh, huyện Kinh phí đào tạo cán bộ chuyên 5 30 40 50 50 50 50 270 môn sử dụng các loại trang thiết bị Ghi chú: kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2011. b) Cấp huyện Toàn tỉnh hiện có 05 Nhà văn hóa cấp huyện, trong đó có 04 nhà đang hoạt động tốt (gồm các huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song), 01 nhà đã xuống cấp chờ sửa chữa (huyện Đắk R’lấp); có 02 thư viện (các huyện Cư Jút, thị xã Gia Nghĩa) và 04 phòng đọc (các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk R’lấp) với 13.296 đầu sách báo các loại, hầu hết đều hoạt động cầm chừng do trang thiếu bị chưa đồng bộ và ảnh hưởng của sự phát triển của các phương ti ện nghe nhìn nên ít có độc giả đến với thư viện. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CẤP HUYỆN, THỊ XÃ Nội dung Số l ượng TT Năm Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Công tác tuyên truyền bằng phương tiện văn 1 hóa văn nghệ - Tuyên truyền lưu động 127 400 297 325 - Kẻ vẽ khẩu hiệu (m2) 3.599 4.182 6.729 8.288 9.270 - Cụm cổ động ngoài trời (cụm) 28 37 26 31 42 - Đi ểm quảng cáo thương mại ngoài trời 74 94 137 145 145 Văn nghệ quần chúng 2 - Đội văn nghệ quần chúng 55 67 75 75 75 - Sáng tác múa (điệu múa) 5 7 14 - Sáng tác sân khấu (vở diễn 3 6 6 - Sưu tầm tác phẩm văn nghệ dân gian dân tộc 6 6 thiểu số - Biểu diễn văn nghệ quần chúng (buổi) 32 57 77 126 Nhóm sở thích - CLB 3 - Nhóm VHNT 1 2 2 2 - Nhóm VNDG dân tộc thiểu số 18 27 28 28 28
  10. - Nhóm KHKT - Nhóm TDTT 8 7 9 12 12 - Thể loại nhóm sở thích CLB khác... 6 Tổ chức lễ hội 4 - Lễ hội truyền thống 6 3 3 5 - Lễ hội hiện đại 1 Bảo tồn - bảo tàng 5 - Di tích l ịch sử văn hóa 3 3 3 3 5 - Bảo tồn văn hóa phi vật thể 5 4 3 3 - Bảo tồn văn hóa vật thể 3 3 3 3 Tủ sách 6 - Số tủ sách 167 178 196 196 196 - Số bản sách 4.453 7.615 8.138 8.138 8.138 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 7 - Gia đình đạt chuẩn văn hóa 50.610 56.436 72.895 72.380 74.294 - Làng bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa 244 264 369 349 422 - Thi ết chế tôn giáo, tín ngưỡng 21 25 33 33 33 Lớp năng khiếu 8 2 4 5 Lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ 9 2 4 4 Hội nghị chuyên đề nghiệp vụ 10 4 3 7 Làng nghề truyền thống 11 - Hỗ trợ phát triển l àng nghề 1 Điểm vui chơi của trẻ em 12 2 2 2 3 Công viên văn hóa 13 Điểm văn hóa du lịch 14 1 Một số nội dung nghiệp vụ khác: 15 - Tượng đài 1 2 2 2 - Nghệ thuật - Nhiếp ảnh c) Cấp xã Hầu hết đều chưa có Trung tâm văn hóa thể thao, mà chủ yếu các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đều di ễn ra ở các nhà văn hóa cộng đồng của bon, buôn hoặc các bãi đất trống trong xã, phường, thị trấn trong các khu dân cư. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ VĂN HÓA VĂN NGHỆ CẤP XÃ Nội dung nghiệp vụ Số lượng TT Năm Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Công tác tuyên truyền bằng phương tiện 1 văn hóa văn nghệ - Tuyên truyền lưu động (buổi) 120 134 145 140 138 - Kẻ vẽ khẩu hiệu (m2) 4.061 4.653 5.811 7.351 7.521
  11. - Cụm cổ động ngoài trời (cụm) 55 153 153 153 153 Văn nghệ quần chúng 2 - Đội văn nghệ quần chúng 136 152 216 216 216 - Sáng tác văn thơ (bài) 65 74 74 - Sáng tác âm nhạc (tiết mục) 156 56 49 - Sáng tác múa (điệu múa) 85 86 90 - Sáng tác sân khấu (vở diễn 27 27 32 - Sưu tầm tác phẩm văn nghệ dân gian dân 22 30 27 tộc thiểu số - Biểu diễn văn nghệ quần chúng (buổi) 109 145 142 Nhóm sở thích - câu lạc bộ 3 - Nhóm văn hóa nghệ thuật 101 131 150 150 150 - Nhóm VNDG dân tộc thiểu số 16 44 46 46 46 - Nhóm khoa học kỹ thuật 33 33 44 44 44 - Nhóm thể dục - thể thao 93 145 166 166 166 - Nhóm tâm lý xã hội 3 11 11 11 - Nhóm phát triển kinh tế 41 44 74 74 74 - Thể loại nhóm sở thích CLB khác... 5 8 8 8 8 Tổ chức lễ hội 4 - Lễ hội truyền thống dân tộc 14 24 27 29 - Lễ hội hiện đại 30 30 65 Bảo tồn - bảo tàng 5 - Di tích l ịch sử văn hóa 3 5 8 8 8 - Bảo tồn văn hóa phi vật thể - Bảo tồn văn hóa vật thể (cồng chiêng) 104 104 107 107 107 Tủ sách 6 - Số tủ sách 66 87 76 67 71 - Số bản sách 3.796 5.066 5.715 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 7 - Gia đình đạt chuẩn văn hóa 59.298 63.691 72.895 72.380 74.294 - Thôn, bon, tổ DP đạt chuẩn văn hóa 323 359 369 349 - Thi ết chế tôn giáo, tín ngưỡng 25 33 46 46 Làng nghề truyền thống 8 7 4 - Hỗ trợ phát triển l àng nghề Điểm vui chơi của trẻ em 9 32 32 Điểm văn hóa du lịch 10 7 Một số nội dung nghiệp vụ khác: 11 - Tượng đài 7 7 14 14 14 - Nghệ thuật 7 7 7 7 7 - Nhiếp ảnh 35 28 28 28
  12. IV. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TỈNH ĐẮK NÔNG 1. Thực trạng việc triển khai chủ trương, chính sách của Nhà nước về xã hội hoá hoạt động văn hóa nghệ thuật ở tỉnh Đắk Nông Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về triển khai thực hiện công tác xã hội hóa thuộc lĩnh vực văn hóa; tỉnh đã phê duyệt đề án xã hội hóa hoạt động văn hóa và tri ển khai tổ chức tuyên truyền thực hiện trong nhân dân. XÂY DỰNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA Tên thiết chế Năm 2007 Năm 2011 TT Nhà văn hóa cộng đồng 1 130 133 Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố 2 76 280 Cửa hàng in, photocopy 3 44 64 Đội thông tin lưu động 4 11 12 Trạm truyền thanh, truyền hình 5 55 63 Thư vi ện 6 4 7 Phòng đọc 7 17 22 Đội văn nghệ dân gian 8 33 79 Cửa hàng Karaoke 9 47 64 Trung tâm văn hóa huyện 10 5 5 Sân khấu ngoài trời 11 20 33 Bưu điện văn hóa xã 12 44 48 Cửa hàng bán băng đĩa hình 13 37 42 Hoạt động vũ trường 14 02 Điểm kinh doanh hoạt động trò chơi 15 03 6 Cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử 16 90 93 Cửa hàng vẽ quảng cáo 17 37 42 Cửa hàng nhi ếp ảnh, quay phim 18 61 65 Cửa hàng sách thiết bị văn hóa phẩm 20 50 55 - Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hóa, bước đầu ở đơn vị cơ sở đã hoàn chỉnh các thiết chế hoạt động văn hóa. Hiện nay toàn tỉnh có 133/154 bon, buôn có nhà văn hóa cộng động (chi ếm 86,3%); 280/616 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa (chiếm 19,4%); 63/71 xã, phường thị trấn có trạm truyền thanh (chiếm 88,7 %); 552/719 khu dân cư có cụm loa truyền thanh hoạt động thường xuyên (chiếm 76,8%); 48/71 xã, phường, thị trấn có Bưu đi ện văn hóa (chiếm 67,6%); 5/8 huyện, thị có nhà văn hóa (Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’lấp); 33 sân khấu ngoài trời (bằng nguồn vốn nhân dân đóng góp) và 48/71 xã, phường, thị trấn đã xây dựng cụm panô cố định. 2. Hiệu quả của xã hội hóa công tác văn hóa nghệ thuật và vấn đề cần quan tâm điều chỉnh - Công tác xã hội hóa văn hoá trong những năm qua đạt được nhiều kết quả đáng kể, l àm chuyển bi ến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ trong nhân dân trên địa bàn tỉnh, có nhiều hộ đã hiến đất xây dựng nhà văn hóa, đóng góp nhiều ngày công lao động... - Hệ thống phát thanh truyền hình, nhất l à hệ thống truyền hình DTH được nhân dân sử dụng khá phổ bi ến, nhiều kênh thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội phủ sóng đến hầu hết các địa bàn dân cư trong tỉnh, đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật cho nhân dân. V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 1. Những kết quả đạt được về hoạt động văn hóa, nghệ thuật Những năm qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực; các cấp các ngành đã chú trọng công tác tuyên truyền phát triển hoạt động văn hóa - văn nghệ bằng các
  13. phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động văn hóa văn nghệ gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, đã động vi ên mọi tầng lớp nhân dân tự giác tham gia vào các hoạt động văn hóa- văn nghệ, tạo ra nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; phong trào văn hóa -văn nghệ diễn ra sôi nổi trong các cơ quan, đơn vị và các địa bàn dân cư. Nhiều loại hình câu lạc bộ văn hóa – văn nghệ được nhân dân tự thành lập và tổ chức hoạt động như CLB hát then, đàn tính tại huyện Cư Jút; CLB hát dân ca tại huyện Krông Nô, Đắk Song; các CLB cồng chiêng, dân ca, dân vũ ở hầu hết các huyện trong tỉnh; hoạt động nghệ thuật cũng đã thành l ập được chi hội Văn nghệ dân gian, chi hội Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và chi hội Kiến trúc tại tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa được chú trọng đầu tư và từng bước xây dựng hoàn thi ện các thi ết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; hàng năm cơ bản đảm bảo nguồn ngân sách cho hoạt động văn hóa - văn nghệ, các chương trình văn hóa lớn, trong đó có nguồn tài chính đủ và ổn định cho hoạt động văn hóa cấp xã; đồng thời huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư các hoạt động dịch vụ văn hóa, góp phần phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. 2. Công tác đào tạo cán bộ và đội ngũ công chức của ngành văn hóa tỉnh Đắk Nông Nhìn chung, công tác đào tạo cán bộ và đội ngũ công chức ngành Văn hóa tỉnh Đắk Nông được thực hi ện thường xuyên và liên tục, đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của ngành. Trong đó đáng chú ý là việc tổ chức đào tạo 01 lớp Trung cấp quản lý văn hóa và 02 l ớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hầu hết cán bộ văn hóa thông tin cấp xã, cử nhiều cán bộ quản lý văn hóa nghệ thuật cấp tỉnh, huyện tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Phần thứ tư TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NGHỆ THU ẬT 1. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, nhiệm kỳ 2011 - 2015, đã xác định: Về kinh tế: Tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 1994) bình quân hàng năm đạt 15,5%; trong đó: công nghiệp tăng 25,8%, nông nghi ệp tăng 5,4%, dịch vụ tăng 18%. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh l à công nghiệp 39,57%, nông nghiệp 33,73%, dịch vụ tăng 26,7%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 27 triệu đồng, phấn đấu bằng 76% so với mức bình quân chung của cả nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 là 73.000 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 30%. Tăng thu ngân sách hàng năm trên 23%. Phát tri ển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến 2015: về thủy lợi đảm bảo nguồn nước cho 80% diện tích cây trồng; giao thông nhựa hóa 100% đường tỉnh, 80% đường huyện, 100% thôn, bon có 1 - 2 km đường nhựa. Về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,3% và dân số toàn tỉnh là 670.000 người vào năm 2015. Tỷ lệ tăng dân số chung hàng năm là 5,49%. Tỷ lệ hộ nghèo gi ảm bình quân hàng năm trên 3% so với tổng hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 20%; 90% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; có 6,2 bác sỹ/một vạn dân. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; mỗi năm có 7 trường ở các cấp học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Có 85% gia đình, 65% thôn, bon, buôn, tổ dân phố; 95% cơ quan, đơn vị và 22 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa. Thực hiện công bằng và bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. 2. Về phát triển văn hóa nghệ thuật Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bảo vệ an ninh quốc phòng, trong đó có việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động văn hóa, thể thao.
  14. Chăm lo phát triển văn hóa, bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội, tiếp tục phát huy và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để từng bước xây dựng một xã hội văn hóa có l ối sống văn minh, tôn trọng lợi ích cộng đồng. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc với việc đổi mới các hoạt động văn hóa để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; đầu tư cơ sở vật chất để bảo quản, giữ gìn tài liệu, hiện vật, di vật văn hóa vật thể và phi vật thể; thực hiện các hình thức tôn vinh nghệ sỹ, nghệ nhân tiêu bi ểu; xây dựng cụm tượng đài anh hùng N’Trang Lơng và các anh hùng dân tộc trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa; đồng thời đấu tranh với những xu hướng xa rời bản sắc văn hóa dân tộc. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ l à con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; trong đó chú trọng đào tạo và có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có tuổi đời trẻ và có học vấn trung học phổ thông trở l ên. 3. Các xu thế cơ bản tác động đến sự phát triển văn hóa trong thời gian tới - Xu hướng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng cao; - Xu hướng khu vực trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội; - Xu hướng tiến tới nền kinh tế trí thức và xã hội thông tin; - Xu hướng phát triển bền vững nền kinh tế. Các xu hướng phát triển trên sẽ tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc đến nước ta nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng trên mọi mặt hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong những năm tới. Trong lĩnh vực văn hóa nổi l ên các xu hướng sau: a) Xu thế phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa Kinh tế không thể phát triển bền vững nếu không đặt rõ vấn đề văn hóa trong mỗi hoạt động kinh tế. Bài học thực tiễn những thập kỷ trước đây, các nước tư bản phát triển chỉ chú ý đến tăng trưởng, không tính đến môi trường văn hóa, đã nhận những hậu quả phải trả giá. Đó là sự phát triển khập khi ễng, mất cân đối cả kinh tế lẫn văn hóa, dẫn tới đạo đức, lối sống bị suy thoái nghiêm trọng...Có thể nói coi trọng văn hóa và gắn văn hóa với phát triển là một xu thế tất yếu của sự phát triển. Vì vậy, đầu tư cho văn hóa được coi là đầu tư cho phát tri ển và khuyến khích các doanh nghi ệp, các nhà hảo tâm đóng góp cho văn hóa. b) Xu thế càng đề cao tính đặc thù, bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống khuynh hướng đồng nhất - đồng hóa về văn hóa Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc chính l à bảo vệ nội tại của từng nền văn hóa, bảo vệ quyền sống, quyền làm người. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa giao lưu, hội nhập với bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc sẽ mở đường cho văn hóa phát triển, hình thành sự phát tri ển kinh tế bền vững. c) Xu thế ngày càng coi trọng việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là tài sản quý báu của mỗi dân tộc. Cả quốc gia, các cộng đồng dân tộc, cho đến từng làng, từng xã, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp...đều coi trọng giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc mình. Có được bề dày lịch sử là niềm tự hào lớn của dân tộc, có tác dụng truyền thống sâu sắc. Số lượng các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, kháng chiến, các khu vực kiến trúc cảnh quan truyền thống, ngành nghề thủ công, các hoạt động nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống...được khôi phục. d) Xu thế phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Sản phẩm văn hóa được coi là hàng hóa đặc biệt, trong điều kiện thị trường và hội nhập, sản xuất các sản phẩm văn hóa đang trở thành một ngành kinh tế có doanh số lớn. Một thị trường văn hóa hình thành cạnh tranh gay gắt mà trách nhi ệm của chúng ta là phải quản lý thị trường đó, tạo hành lang pháp lý và cơ chế chính sách để thị trường văn hóa phát triển lành mạnh, đúng hướng. đ) Sự bùng nổ thông tin (cả thông tin đại chúng, viễn thông, máy tính) sẽ liên kết từng gia đình và cả xã hội vào một quá trình chung Thông tin bùng nổ sẽ tạo điều kiện cho mọi người thông qua máy tính gia đình có thể tổ chức sự liên lạc với xã hội như: học tập, theo dõi tin tức, mua sắm, hội thảo, xem phim, giao dịch cá nhân, thực hi ện các công việc bàn gi ấy..., Internet giúp mọi người tiếp cận thông tin đồ sộ của nhân loại và mỗi quốc gia. Sự hỗn độn về thông tin, có thông tin tác động xấu vào lớp trẻ, một khi chưa được chuẩn bị đầy đủ về hi ểu biết và quan niệm đời sống. Sự cào bằng về lối sống, xóa bỏ căn cước mỗi cá nhân, chủng tộc, con người xa l ạ với chính mình, làm cho con người trở nên yếu đuối, không phát huy được những năng lực nội tại của mình.
  15. e) Xu hướng tăng thì giờ nhàn rỗi và hướng sử dụng thì giờ nhàn rỗi Thời gian làm việc 40 giờ/tuần tạo cho người lao động, cán bộ công chức có nhi ều thời gian nhàn rỗi nên có thể tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch, công tác xã hội... Môi trường sinh hoạt văn hóa ngày càng mở rộng l àm cho các ngành kinh tế dịch vụ phát triển. Các điểm vui chơi gi ải trí, bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà hát... có điều kiện phát triển nhanh chóng. 4. Các yếu tố cơ bản trong nước tác động đối với văn hóa a) Quá trình công nghi ệp hóa, hiện đại hóa tác động tới văn hóa Quá trình đô thị hóa nhanh chóng làm cho nông thôn và thành thị xích lại gần nhau về địa lý cũng như sự giao thoa về lối sống, nếp sống mới. Hiện nay lễ hội chủ yếu diễn ra ở nông thôn là những vùng mà sinh hoạt văn hóa cộng đồng còn duy trì được. Quá trình đô thị hóa phân tán sẽ l àm cho l ễ hội gần thành phố hơn với sự tham gia của tầng lớp thị dân vốn xuất thân từ nông thôn. Quá trình công nghi ệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ đến nông thôn về mọi phương di ện. Tình làng, nghĩa xóm, nền sản xuất nông nghiệp tạo nên văn hóa làng xã đứng trước những thử thách mới. Vì vậy, duy trì được những nét đẹp của văn hóa làng xã, phát triển nó phù hợp với cuộc sống công nghiệp l à cần thiết nhưng cũng rất phức tạp. b) Nền kinh tế thị trường tác động đến văn hóa Cơ chế thị trường đòi hỏi cần xem xét, đánh giá từ khâu tổ chức, bộ máy nhân sự đến phương thức hoạt động văn hóa hướng tới các hoạt động có hiệu quả thiết thực. Cơ chế thị trường cũng l àm cho các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa năng động hơn do các cơ sở có quyền chủ động hơn, đồng thời về mặt lợi ích cũng hấp dẫn hơn. Chính vì những vấn đề trên đây, cần đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Phải dành một tỷ lệ thích đáng trên GDP để tập trung cho những công trình phúc lợi văn hóa cấp quốc gia, những chương trình nhằm giữ vững và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Như vậy, cần xây dựng những tiêu chí để phân bi ệt rõ ràng những hoạt động văn hóa Nhà nước cần bao cấp và những hoạt động có thể tự trang trải, thậm chí có thể tự đóng góp với ngân sách quốc gia để tái đầu tư cho văn hóa. c) Kinh tế tri thức và phát triển văn hóa Trong vi ệc sử dụng tri thức phát triển văn hóa, sự tham gia tích cực của mọi người dân, của cộng đồng, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, của các tổ chức nghiên cứu và các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật, của các đoàn nghệ thuật và các thi ết chế văn hóa nhằm tiếp thu, sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức một cách hiệu quả cho mục ti êu phát triển, giữ vai trò quyết định. Để thực hiện chiến lược sử dụng tri thức cho phát tri ển, cần ưu tiên các vấn đề sau: - Tuyên truyền rộng rãi cho mọi người nhận thức đầy đủ về vai trò cực kỳ quan trọng của tri thức phục vụ phát triển; - Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích sáng tạo, bảo hộ có hiệu quả trên thực tế quyền tác giả; - Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa; - Cải cách chương trình và phương pháp đào tạo văn hóa nghệ thuật; - Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa. II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 1. Quan điểm Xây dựng, phát triển văn hoá nghệ thuật l à yêu cầu tất yếu khách quan; phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết và đồng bộ với phát triển kinh tế l à trọng tâm, xây dựng Đảng l à then chốt. Xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng l ãnh đạo; phát triển văn hoá tạo nên ti ềm năng và sáng tạo về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng phát triển kinh tế cân đối, hài hoà, hi ệu quả và bền vững. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế hoạt động văn hoá nghệ thuật từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn, bon, buôn... theo hướng đa dạng hoá về loại hình, hoạt động tổng hợp, lồng ghép, cho phép mở rộng nhiều hình thức sở hữu. Toàn xã hội quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện chuyên dùng đảm bảo cho tổ chức hoạt động văn hoá nghệ thuật đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tuyên truyền nâng cao nhận thức, tiếp nhận tri thức mới, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá nghệ thuật, vui chơi gi ải trí. Xây dựng đề án phát tri ển đồng bộ, nâng cao chất l ượng những loại hình hoạt động văn học, nghệ thuật phục vụ nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá nghệ thuật của nhân dân, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tiếp tục tìm kiếm phát hiện văn hoá phi vật thể và vật thể của cư dân bản địa trong quá trình lịch sử, hình thành điểm nhấn nổi trội phục vụ du khách đến với văn hoá Đắk Nông.
  16. Xác lập các nội dung xã hội hoá hoạt động văn hoá nghệ thuật, nhằm phát huy nguồn trí tuệ và vật chất trong xã hội, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, tạo điều kiện cho mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa được hưởng thụ văn hóa nghệ thuật. Phát tri ển các hoạt động văn hóa nghệ thuật ngoài công lập theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch văn hoá trong quá trình mở cửa, hội nhập khu vực Đông Nam Á và Quốc tế. 2. Định hướng Phát tri ển văn hóa, nghệ thuật theo định hướng XHCN, xác định tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, đồng thời cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình văn hóa, nghệ thuật tiêu bi ểu. Xã hội hoá các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn. Phát tri ển nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam tiên ti ến, đậm đà bản sắc dân tộc, gi àu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hi ện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Thực hiện nghi êm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. 3. Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát Xây dựng Đề án Tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến năm 2020 nhằm xác định các điều kiện cơ sở vật chất, con người, phương ti ện hoạt động để đảm bảo các giá trị văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, mỗi cá nhân gia đình, tập thể và cộng đồng dân cư; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tăng cường đoàn kết lương, giáo, dân tộc trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển văn hoá đa dạng, đồng bộ, tạo nên chuyển bi ến trong lĩnh vực đời sống tinh thần, nâng cấp tính văn hoá trong hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt thường ngày của nhân dân. Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá nghệ thuật đã được xây dựng, xây dựng mới thiết chế văn hoá ở cấp tỉnh, cấp huyện và một số địa phương còn thiếu, theo hướng công trình văn hoá hi ện đại phục vụ nhu cầu của nhân dân thời kỳ phát triển. Đảm bảo sự phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật đồng bộ, liên tục, mang tính hiện đại và toàn di ện, đưa sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Đắk Nông ngày càng phát tri ển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng và sâu sắc. b) Mục tiêu cụ thể Xây dựng phát triển văn hoá, nghệ thuật nhằm tác động trực tiếp, hiệu quả đến đời sống văn hoá ở mỗi đơn vị cơ sở, mục ti êu hàng đầu giảm dần độ chênh l ệch về hưởng thụ sáng tạo văn hoá, thu nhận thông tin giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sản phẩm văn hoá nghệ thuật tạo ra trong quá tr ình phát tri ển, nội dung hình thức phản ánh thể hiện, bi ểu đạt giá trị của con người đất nước Việt Nam, còn ẩn chứa nét ri êng biệt của Đắk Nông với chất lượng cao và thi ết thực phục vụ những nhu cầu thụ cảm của nhân dân. Ti ếp tục tìm kiếm khảo cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân tộc trong tỉnh (đặc biệt quan tâm dân tộc thiểu số tại chỗ). Xây dựng mới nhiều công trình văn hoá quan trọng của tỉnh trên cơ sở dự án ưu tiên đầu tư. Phát huy hi ệu quả công trình, dự án đã thực hiện, tạo điểm nhấn trên bức tranh toàn cảnh về diện mạo văn hoá của Đắk Nông thời kỳ công nghiệp hoá và hi ện đại hoá đất nước. Hiện đại hoá trang thiết bị chuyên dùng của ngành văn hoá nghệ thuật phù hợp với yêu cầu để nâng cao hoạt động trong thời kỳ phát triển. Tiếp nhận phương pháp, kỹ năng, nghi ệp vụ nâng cao chất lượng nội dung, hình thức sản phẩm văn hóa nghệ thuật của những đơn vị sự nghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp văn hoá nghệ thuật trên địa bàn toàn tỉnh. Hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, xác lập từng nội dung cụ thể biểu đạt trên hệ thống văn bản quản lý, chế tài và hành động quản lý đạt hiệu quả. Đội ngũ cán bộ văn hoá nghệ thuật đào tạo bổ sung đạt yêu cầu, tiêu chuẩn, chất l ượng nghiệp vụ ở cấp tỉnh và cấp huyện, phổ cập ở đơn vị cơ sở, yếu tố quyết định thực hiện hiệu quả nội dung của quy hoạch.
  17. 4. Chỉ tiêu phấn đấu thực hiện một số nội dung cơ bản a) Chỉ tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân: Số người tham gia hoạt động văn hóa Thực hiện đến năm 2012 2015 2020 Lượt người đến tham quan bảo tàng (lượt người/năm) 0,1 0,2 0,3 Lượt người tham quan di tích, danh thắng 2 4 6 Lượt người xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 0,8 1,0 1,2 Lượt người xem biểu diễn nghệ thuật không chuyên 2 6 8 Lượt người xem phim tại rạp 0,01 0,05 0,1 Số băng, đĩa hình/người 5 7 8 Số người đến thư viện công cộng (lượt người/năm) 0,1 0,15 0,2 Tỷ lệ xã, phường thị trấn có tủ sách pháp luật trong bưu điện văn 70% 90% 100% hoá xã Tỷ lệ huyện, thị xã có Thư viện cấp huyện 60% 80% 100% b) Đời sống văn hoá ở cơ sở Nội dung Thực hiện đến năm 2012 2015 2020 Tỷ lệ Gia đình đạt chuẩn văn hoá hàng năm 80% 85% 90% Tỷ lệ thôn, bon, tổ dân phố đạt chuẩn văn hoá (3 năm trở lên) 60% 65% 70% Tỷ lệ hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận hưởng 10% 20% 30% thụ, trưng bày sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền Tỷ lệ hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số chi tiêu cho văn hoá, 2% 3% 4% thông tin bình quân thu nhập trong năm c) Hệ thống thiết chế sự nghiệp văn hoá nghệ thuật trực thuộc Ngành Văn hoá quản lý Nội dung Thực hiện đến năm TT 2012 2015 2020 Trung tâm Văn hoá tỉnh Đầu tư Đầu tư Xếp 1 mới mới hạng 1 Trung tâm Văn hoá- Thông tin cấp huyện 2 80% 100% 100% Trung tâm văn hoá - thể thao cấp xã (Nhà văn hoá) 3 80% 100% 100% Nhà văn hoá cộng đồng làng, buôn 4 30% 40% 60% Đội văn nghệ quần chúng (số xã, phường trong tỉnh) 5 60% 80% 100% Điểm vui chơi gi ải trí của trẻ em (số xã, phường trong tỉnh) 6 50% 70% Công viên văn hoá, du lịch (số công vi ên hiện có) Nâng cấp Nâng cấp Xếp 7 hạng 1 Di tích khảo cổ, lịch sử, danh thắng (Nâm Nung, ngục Đắk Tôn tạo, 8 Hoàn Mil, thác nước Trinh nữ, Đray Sáp, Liêng Nung) nâng cấp thi ện d) Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ văn hoá nghệ thuật Nội dung Thực hiện đến năm TT 2012 2015 2020
  18. Cán bộ cấp tỉnh có trình độ Đại học, trên đại học 1 60% 80% 100% Cán bộ cấp huyện có trình độ Đại học, trên đại học 2 50% 60% 70% Cán bộ cấp xã có trình độ Trung học, Cao đẳng 3 40% 50% 70% III. XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ 1. Quan điểm phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa Xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm vào mục tiêu phát huy nguồn trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc được hưởng thụ văn hóa. Phát tri ển các hoạt động văn hóa ngoài công l ập dưới các hình thức sở hữu theo quy định pháp luật. Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát tri ển theo cơ chế lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và phải chịu thuế. 2. Định hướng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa từ năm 2012 đến năm 2020 Duy trì, phát triển một hệ thống thiết chế văn hóa công lập đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp phát tri ển văn hóa, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân và định hướng cho các đơn vị văn hóa ngoài công lập phát triển; đồng thời vận động, khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, danh thắng, khu vui chơi giải trí, bon văn hóa du lịch, tu bổ các công trình văn hoá nhằm làm phong phú đời sống văn hóa - xã hội, cấp tỉnh chỉ đầu t ư quản lý hoạt động công có các thiết chế sau: Tên thiết chế TT CÁC THIẾT CHẾ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ, SỬ DỤNG A Các thiết chế văn hóa cấp tỉnh I Trung tâm Văn hóa 1 Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc 2 Bảo tàng 3 Thư vi ện 3 Trung tâm PHP & Chiếu bóng 4 Tượng đài N’trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên 5 Công viên văn hóa 6 Các thiết chế văn hóa cấp huyện II Trung tâm Văn hóa - thể thao 1 Thư vi ện, nhà truyền thống, công viên, hoa viên 2 Các thiết chế văn hóa cấp xã III Nhà Văn hóa, phòng đọc sách 1 Bưu điện văn hóa, phòng truyền thống 2 Các thiết chế văn hóa cấp thôn, bon IV Nhà văn hóa cộng đồng bon, buôn 1 Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố 2 CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA XÃ HỘI HÓA B Di sản văn hóa 1 Bảo tàng tư nhân 1.1
  19. Cơ sở bảo tồn và hành nghề truyền thống 1.2 Cơ sở trình diễn/ diễn xướng dân gian 1.3 Cơ sở tổ chức thi công bảo quản tu bổ và phục hồi di tích 1.4 Cơ sở nghiên cứu và đào tạo về bảo tồn di sản văn hóa 1.5 Điện ảnh 2 Cơ sở sản xuất phim 2.1 Cơ sở dịch vụ sản xuất phim 2.2 Cơ sở chiếu phim và video 2.3 Nghệ thuật biểu diễn 3 Các đơn vị nghệ thuật sân khấu (Tuồng, Chèo, Cải l ương, Múa rối, Xiếc, Kịch, Dân ca) và các 3.1 đơn vị nghệ thuật Ca - Múa - Nhạc dân tộc, Giao hưởng hợp xướng Opera, Bal ê. Văn hóa cơ sở 4 Khu văn hóa đa năng ngoài công l ập xã, phường 4.1 Nhà văn hóa ngoài công lập hoạt động ở thôn, bon 4.2 Nhà văn hóa ngoài công lập hoạt động ở khu vực huyện, thị 4.3 Câu l ạc bộ văn nghệ dân gian 4.4 Mỹ thuật nhiếp ảnh và Triển lãm 5 Bảo tàng mỹ thuật 5.1 Vườn tượng 5.2 Trung tâm bảo tồn, phát triển mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển l ãm văn hóa nghệ thuật. 5.3 Thư vi ện 6 Thư vi ện tư nhân có phục vụ cộng đồng 6.1 Dịch vụ văn hóa 7 Điểm kinh doanh hoạt động trò chơi 7.1 Cửa hàng vẽ quảng cáo 7.2 Cửa hàng nhiếp ảnh quay phim 7.3 Cửa hàng sách thiết bị văn phòng phẩm 7.4 Hệ thống các quán Bar ca nhạc, bar cà phê, bar karaoke 7.5 3. Về chính sách hỗ trợ xã hội hóa Thực hiện theo Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND, ngày 23/12/2010, của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định chính sách khuyến khích xã hội đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. IV. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020 1. Phát triển các loại hình nghiệp vụ và thiết chế văn hoá nghệ thuật. a) Công tác quản lý văn hoá nghệ thuật Cụ thể hóa các văn bản và tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bi ểu diễn, dịch vụ văn hóa, quảng cáo, lĩnh vực bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ, quản lý bảo hộ quyền tác giả, dịch vụ văn hóa...; sáng tạo sản phẩm văn hoá, nghệ thuật đạt số l ượng và chất l ượng; Triển khai bình di ện rộng xã hội hoá văn hoá, nâng cao chất lượng công tác quản lý văn hóa nghệ thuật đảm bảo phát triển đúng với quy định thể chế pháp luật của Nhà nước, phát triển phong phú, đa dạng, ổn định và bền vững.
  20. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ hoạt động văn hoá, nghệ thuật từ cấp tỉnh đến cơ sở, yếu tố tiền đề tạo nên giá trị văn hoá và nội dung quan trọng trong công tác tổ chức quản lý Ngành văn hoá nghệ thuật giai đoạn phát triển những năm đầu thế kỷ XXI. Nâng cao trình độ nghiệp vụ đội thông tin l ưu động, trang bị phương tiện chuyên dùng đảm bảo hoạt động của đội đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp đội chiếu bóng l ưu động thành một tổ chức tên gọi Đội tuyên truyền văn hoá. Thành viên chủ chốt của đội trong biên chế Nhà nước, phương tiện chuyên dùng Trung tâm Văn hoá quản lý, bảo quản. Hoạt động của đội theo phương thức xã hội hoá, yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngân sách Nhà nước cấp theo chế độ tài chính, thời gian đội hoạt động ở cơ sở. Bổ sung cộng tác viên cần thiết, hợp lý với chương trình nội dung công tác, hoạt động của đội đảm bảo chỉ tiêu giao hàng năm. Tuỳ theo điều kiện, đặc điểm của cấp huyện, từng bước xây dựng Phòng truyền thống, không nhất thiết huyện nào cũng xây dựng bảo tàng khi nội dung hiện vật lưu giữ và trưng bày còn hạn hẹp cần thời gian tiếp tục khảo cứu, bổ sung, đảm bảo nội dung trưng bày, phát huy hiệu quả của công tác bảo tàng truyền thống, khi đó xây dựng Nhà Bảo tàng truyền thống. Hoàn thiện mô hình tổ chức Trung tâm văn hoá - thông tin và thể thao cấp huyện, xây dựng tổ chức hoạt động một thiết chế sự nghiệp tổng hợp, đa năng với nhiều loại hình nghiệp vụ, tuyên truyền, văn hoá tinh thần và văn hoá thể chất phù hợp với hoàn cảnh ở cấp huyện hiện nay của Đắk Nông trong quá trình phát tri ển. b) Phát tri ển văn hoá nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Phát tri ển văn hoá nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một mục tiêu cấp thiết và lâu dài. Tỉnh Đắk Nông có nhiều thành phần dân tộc. Sự đan xen, ảnh hưởng giao thoa giữa văn hóa, nghệ thuật các dân tộc l à tất yếu, khách quan. Tuy vậy, đặc trưng mang tính truyền thống của mỗi dân tộc chính là sự thể hiện cội nguồn, cốt cách của dân tộc đó. Bảo tồn văn hóa dân tộc góp phần quan trọng định hướng nhận thức, quan điểm trong đồng bào về các giá trị văn hóa dân tộc trong nhân dân, đầy lùi ảnh hưởng của văn hóa lai căng, không phù hợp phong tục truyền thống dân tộc. Tổ chức thường xuyên liên hoan, hội diễn nghệ thuật, ngày hội văn hoá thể thao các dân tộc. Chú trọng tổ chức ngày hội văn hoá, hội thi văn nghệ quần chúng đặc biệt l à liên hoan nghệ thuật dân gian dân tộc bản địa, diễn tấu Cồng Chiêng trong lễ hội, trình diễn trang phục dân tộc, diễn xướng sử thi, khuyến khích các đội văn nghệ quần chúng tổ chức chương trình văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân tại địa phương, đồng thời tạo điều kiện thích hợp giúp đội phát huy thế mạnh, tự tổ chức thành các đội văn nghệ quần chúng, hoạt động theo phương thức tự thu, chi duy trì hoạt động. Sưu tầm, ghi chép, truyền dạy cồng chiêng thế hệ trẻ Bảo tồn cồng chi êng cùng với lễ hội của dân tộc bản địa, trường tồn trong đời sống hiện đại, công việc cấp thiết hiện nay của Trung tâm Văn hoá nghệ thuật cấp huyện. Phấn đấu đến năm 2020 tạo ra một bước cơ bản trong công việc sưu tầm, khai thác vốn văn nghệ dân gian dân tộc tiềm ẩn trong đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, in ấn, xuất bản, l ưu giữ trở thành tài sản văn hoá vật chất của tỉnh. Phát tri ển hài hoà nhiều loại hình nghệ thuật, quan tâm phát tri ển nghệ thuật sân khấu, thiết kế chương trình phát triển loại hình sân khấu kịch nói, loại hình nghệ thuật này truyền tải tri thức của đời sống, phù hợp với quá trình phát tri ển của thời kỳ công nghiệp và hi ện đại. Năm 2012- 2015, thực hiện phương châm xã hội hoá văn hoá nghệ thuật, xác lập chính sách động viên, khuyến khích, trợ cấp xuất bản... tạo mọi điều kiện giúp nghệ sĩ chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp sáng tạo tác phẩm các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, múa, hội hoạ, tạo hình, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... tạo nên dấu ấn của phát triển văn hoá - nghệ thuật phục vụ nhân dân, khách du lịch, giới thiệu Đắk Nông đến bạn bè trong nước và Quốc tế. Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh Đắk Nông nâng cao trình độ nghệ thuật và chất lượng hoạt động chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ diễn vi ên, tổ chức tuyển chọn, bổ sung diễn vi ên đã tốt nghiệp các trường nghệ thuật và tuyển diễn vi ên từ cơ sở, tạo điều kiện xây dựng chương trình, tiết mục, vở diễn hướng tới chất lượng nghệ thuật cao phục vụ trước mắt và đảm bảo kế thừa lâu dài; chương trình bi ểu diễn tiếp tục đổi mới nội dung, phong phú về hình thức, đa dạng thể loại, đặc sắc về nghệ thuật truyền thống dân tộc. Hiện đại hoá thiết bị âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật, phương tiện chuyên ngành... nâng cao chất lượng nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thụ cảm nghệ thuật của nhân dân địa phương và khách tham quan du lịch thời kỳ phát triển. Xây dựng đội văn nghệ mạnh ở cấp huyện, cơ quan, công nông trường xí nghiệp, hoạt động theo phương thức xã hội hoá, ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chi tiền thưởng những tiết mục, vở diễn, chương trình bi ểu diễn xuất sắc, đạt hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị. Đây là một biện pháp tổ chức biểu diễn nhằm mục đích nâng cao chỉ số hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân trong tỉnh. Văn hoá kiến trúc trường tồn với thời gian, biểu đạt cấp độ tư duy, trình độ lao động sản xuất, phong cách, thẩm mỹ, bản sắc dân tộc, lối sống, mức sống và thể hiện lịch sử văn hoá dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2