YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND
44
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Khánh Hòa, ngày 12 tháng 12 năm 2011 Số: 41/2011/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND t ỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nơi nhận: - N hư điều 3; - Bộ TNMT; - Bộ Tài chính;
- - Cục kiểm tra văn bản - B ộ Tư pháp; - Đ oàn đại biểu QH tỉnh; Nguyễn Chiến Thắng - TTTU, HĐND và UBND tỉnh; - UBMTTQVN tỉnh; - TT công báo tỉnh; - Đài PTTH, Báo KH; - Website tỉnh; - Lưu: VT, HN. QUY ĐỊNH VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA (Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa) Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Việc xác định các nhiệm vụ, đề án, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách tỉnh (gọi tắt là các nhiệm vụ môi trường) sau đây thực hiện theo quy định này. Quy định này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn t ỉnh Khánh Hòa. Điều 2. Các nguồn hình thành các nhiệm vụ bảo vệ môi trường 1. Theo yêu cầu của T ỉnh ủy, Hộ i đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Đề xuất của các sở, ban, ngành và UBND các cấp. 3. Đề xuất của các tổ chức chính trị, chính tr ị - xã hộ i, xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân. 4. Các hoạt động thường xuyên phục vụ công tác quản lý môi trường (quan trắc môi trường; kiểm soát ô nhiễm; thanh tra, kiểm tra; truyền thông; đa dạng sinh học,…). Điều 3. Yêu cầu đối với các nhiệm vụ bảo vệ môi trường Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đề xuất phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- - Góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường của địa phương. Chương 2. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG Điều 4. Trình tự xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường 1. Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh thông báo nhu cầu lập kế hoạch nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm đến các đối tượng tại Điều 2 của Quy định này bằng công văn trực tiếp và trên các phương tiện thông tin khác. 2. Các đối tượng tại Điều 2 của Quy định này gửi đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường về Sở Tài nguyên và Môi trường (theo mẫu tại Phụ lục I). Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp và đề xuất danh mục sơ bộ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường (theo mẫu tại Phụ lục II). 3. Các nhiệm vụ phân chia thành 02 loại, như sau: a. Các nhiệm vụ thực hiện thường xuyên - Hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; thực hiện báo cáo quan trắc môi trường; báo cáo bản t in môi trường. - Hoạt động truyền thông, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; thực hiện bản tin tài nguyên môi trường; các hoạt động phục vụ công tác quản lý môi trường. - Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, cơ sở y tế, trường học của nhà nước do địa phương quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp. - Hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường và chất thải nguy hại quy mô cấp tỉnh, huyện và xã hoặc mô hình thí điểm của địa phương. - Quản lý các công trình vệ sinh công cộng, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường khu dân cư, nơi công cộng. - Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc danh mục theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. - Hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố.
- - Hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban điều hành, văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường. - Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nước; quản lý cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do địa phương quản lý. - Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định. - Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trường tại địa phương. - Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường. b. Các nhiệm vụ có tính chất phức tạp (điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, áp dụng công nghệ mới…), có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực… - Hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường tổng hợp, dự báo diễn biến môi trường. - Điều tra thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. - Điều tra nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường; mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; đề án quản lý tổng hợp đới bờ. - Xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường địa phương (bao gồm hỗ trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trường). - Xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng. - Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. - Đối với các nhiệm vụ được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, không thành lập Hộ i đồng tư vấn xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất danh mục các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong kế hoạch chung của tỉnh. 4. Đối với các nhiệm vụ được quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, được xác định theo hình thức thành lập Hội đồng tư vấn xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm theo các Điều 5, 6, 7 của Quy định này.
- Trước tháng 8 hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch môi trường của đơn vị mình và hướng dẫn việc xây dựng các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các đối tượng tại Điều 2 của Quy định này. Điều 5. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường 1. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường (gọi tắt là Hộ i đồng) được thành lập để tư vấn cho UBND tỉnh trong việc xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm. 2. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hộ i đồng. 3. Thành phần Hộ i đồng là các chuyên gia có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm thực tiễn. 4. Hội đồng có từ 7 đến 9 người, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Cơ cấu Hội đồng gồm: 1/2 là chuyên gia; 1/2 là các cán bộ quản lý Nhà nước (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh,…). Điều 6. Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường 1. Hội đồng làm việc trên cơ sở các tài liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp, được gửi đến các thành viên Hộ i đồng ít nhất 03 ngày trước phiên họp Hội đồng. Tài liệu gồm: a. Danh mục sơ bộ các nhiệm vụ (được tổng hợp theo mẫu Phụ lục II) quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Quy định này; b. Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có). 2. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo. 3. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp của Hội đồng, trường hợp Chủ t ịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch chủ trì phiên họp. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. 4. Các phiên họp của Hội đồng do Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị và tổ chức. Điều 7. Trình tự, nội dung và kết quả làm việc của Hội đồng:
- 1. Hội đồng xác định nhiệm vụ thông qua 02 bước a. Bước 01: Xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường. b. Bước 02: Hoàn thiện danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 2. Nội dung thực hiện bước 01 a. Hội đồng thảo luận, phân tích từng nhiệm vụ trong Danh mục sơ bộ theo các yêu cầu tại Điều 2, Điều 3. b. Thành viên Hộ i đồng đánh giá từng nhiệm vụ (theo mẫu tại Phụ lục III). Phiếu hợp lệ là phiếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã hướng dẫn trên phiếu. c. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cử cán bộ làm thư ký cho Hội đồng. Thư ký Hội đồng có nhiệm vụ tổng hợp kết quả bỏ phiếu (theo mẫu tại Phụ lục IV); ghi chép các ý kiến thảo luận và lập biên bản họp Hội đồng. d. Trên cơ sở kết quả kiểm phiếu, Hội đồng xác định danh mục các nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Hội đồng đề nghị đưa vào danh mục phải trên 50% số thành viên Hộ i đồng có mặt tại phiên họp Hội đồng bỏ phiếu “đề nghị thực hiện” (trong đó có phiếu “đề nghị thực hiện” của Sở Tài nguyên và Môi trường). 3. Nội dung thực hiện bước 02 a. Hội đồng có nhiệm vụ: xác định chính xác tên, định hướng mục tiêu, yêu cầu đối với sản phẩm, dự kiến kinh phí và thời gian thực hiện. b. Hội đồng thảo luận, góp ý và biểu quyết thông qua kết luận của Hộ i đồng cho từng nhiệm vụ theo nguyên tắc quá bán. c. Thư ký lập biên bản làm việc của Hộ i đồng (theo mẫu tại Phụ lục V) kèm theo danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được Hội đồng thông qua (theo mẫu tại Phụ lục VI). 4. Danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải được Hội đồng thông qua và hoàn thành trước ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch. Điều 8. Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng được dự toán hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và được UBND tỉnh phê duyệt. Mức chi cho Hội đồng vận dụng các mức chi cho Hội đồng xét duyệt đề cương các nhiệm vụ bảo vệ môi trường được phê duyệt (theo Quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Điều 9. Phê duyệt và công bố nhiệm vụ bảo vệ môi trường hàng năm của tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp Danh mục các nhiệm vụ thực hiện thường xuyên theo điểm a khoản 3 Điều 4 của Quy định này, các nhiệm vụ đã được thông qua tại Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lấy ý kiến bằng văn bản; hoàn thiện, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Điều 10. Tổ chức thực hiện Các sở, ban, ngành: UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị, chính trị - xã hộ i và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn